Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.098
123.163.527
 
Phong tục ba ngày Tết của dân tộc ta
Phạm Thủy

Việt Nam là một dân tộc rất hiếu nghĩa, luôn gắn bó với cội nguồn, luôn xem việc tưởng nhớ, thờ phụng tổ tiên là cái gốc của đạo làm người. Những câu cao dao, ngạn ngữ từ ngàn xưa lưu lại đã nói lên điều đó. Hiếm có một dân tộc nào trên thế giới, dù theo đạo giáo nào đi nữa, vẫn dành một chỗ trang trọng trong nhà để làm bàn thờ gia tiên như ở Việt Nam. Cũng hiếm có một dân tộc nào trên thế giới gắn chặt ngày vui nhất của mình với lòng tưởng nhớ tổ tiên, tưởng nhớ ông bà cha mẹ đã qua đời như dân tộc ta. Với người Việt Nam Tết Nguyên Đán là Tết lớn nhất trong năm. Những ngày này gia đình sum họp, con cháu làm ăn xa về nhà trưởng tộc để cúng giỗ và nhớ tổ tiên.

 

Ngày trừ tịch: (ngày 30 Tết hoặc 29 Tết nếu tháng thiếu) gia đình nào cũng làm bữa cơm cúng, rước ông bà về nhà chung vui với con cháu. Cũng ngày đó, theo phong tục trước đây, mọi nhà đều dựng nêu (một cây tre dài trên buộc chùm lá xanh, cành thiên tuế, khong có thì để nguyên ngọn tre, buộc trên đó một giỏ tre đựng trầu cau. Bên cạnh đó, treo mấy xếp giấy vàng bạc hay mấy đồng tiền). Đến mùng bảy là hạ nêu. Đêm giao thừa mọi người thức để chờ đón giờ đầu, ngày đầu, tháng đầu năm mới, thắp nhang ở bàn thờ tổ tiên.

 

Ngày mùng Một Tết đầu giờ Dần (từ 3 - 5 giờ sáng), mọi người thức dậy, thắp đèn nhang, dâng nước cúng tổ tiên rồi mừng tuổi bậc tôn trưởng, chúc sống lâu, mạnh khỏe, giàu có. Ông bà cha mẹ nhận lời chúc, chúc lại con cháu rồi "lì xì" (mừng tuổi tiền) cho con cháu lúc này. Ngày mùng Một Tết có tục đi xông đất, xông nhà, giao hẹn trước với một người có đức độ, có tên tốt (như Giàu, Sang, Phước, Lộc, Khá, Hên, Vui, Khỏe...) không tang chế đến thăm nhà mình trước. Người đi xông đất xông nhà, mang theo hũ nước (tượng trưng cho giàu có may mắn).

 

Cũng trong buổi sáng mùng Một, có người khai bút, khởi hành du xuân.

 

Ngày mùng Hai Tết là ngày đi lễ bên ngoại (họ mẹ) đi chúc Tết nhà vợ.

 

Ngày mùng Ba Tết, các học trò dù lớn tuổi chức trọng quyền cao đều đến chào thầy học cũ, làm lễ gia tiên nhà thầy. "Mùng Một Tết cha, mùng Hai Tết mẹ, mùng Ba Tết thầy. Mùng Một thì ở nhà cha, mùng Hai nhà mẹ, mùng Ba nhà thầy. Điều đó nói lên tinh thần hiếu nghĩa của con người Việt Nam, không lúc nào quên công cha nghĩa mẹ, ơn thầy. Ngày Tết mọi người trong nhà vui vẻ vì hờn giận, cáu ghét nhau sẽ làm hồn thiêng tổ tiên ông bà về nhà vui Tết buồn phiền. Trong ba ngày Tết, ngày nào cũng làm cỗ bàn cúng tổ tiên ông bà hai lần (trưa và chiều) như lúc ông bà, cha mẹ ngày con sống.

 

Đến chiều mùng Ba và sáng mùng Bốn làm lễ đưa ông bà và chấm dứt ba ngày Tết đúng nghĩa của nó. Đây là một tập quán rất hay, một dịp tốt để những người thân xa nhau vì làm ăn sinh sống, công tác hay học hành trở về báo cáo việc làm của mình trong năm những niềm vui và nỗi buồn, đồng thời nhắc lại những kỷ niệm thân thương thời sống chung, nhắc nhau giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình gắn bó các cháu nhỏ với nhau trong tình ruột thịt của dòng họ, cùng nhau giữ đúng nếp nhà không thẹn với ông bà tổ tiên.

 

PHẠM THỦY (sưu tầm)

Phạm Thủy
Số lần đọc: 2712
Ngày đăng: 26.01.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tát đìa – Niềm vui thôn dã - Nguyễn Kim
Thi ca và sự tầm thường hóa - Võ Tấn Cường
Đôi điều cảm nhận về thơ văn và cuộc đời cụ Nguyễn Đình Chiểu nhân kỷ niệm lần thứ 182 ngày sinh của nhà thơ - Lữ Bảo Minh Châu
Hiền tài là nguyên khí của đất nước - Nguyễn Kim Bảng
Món ngon Ba Tri - Lâm Triều An
Cử nhân Phan Văn Trị Nhà văn hóa, nhà thơ bút chiến - Đặng Trần Tụy
Số báo bằng tiếng Việt đầu tiên trên nước ta - Nguyễn Kim Bảng
Nhà thơ Sương Nguyệt Anh - nữ chủ bút báo đầu tiên của Việt Nam - Xuân Hồng
Thử tìm cách giảng bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Lê Xuân Lít
Ook – Om –Bok Hay Sampeah Preah Khe của đồng bào Khmer ở Trà Vinh - Hồng Băng
Cùng một tác giả