Sau khi Liên xô tan rã, nước Nga vẫn là một khối băng khổng lồ. Một khối băng toàn trị do Stalin tạo dựng bằng thói sùng bái lãnh tụ và mật vụ KGB.
Chút hơi nóng mong manh gọi là đổi mới, dân chủ của Gorbachev và Yeltsin không đủ sức gây nên một nứt gãy nào báo hiệu băng tan.
Cái cách Boris Yeltsin đội mũ cao bồi Mỹ, nốc rượu tì tì chỉ làm cho nước Nga hậu cọng sản cảm thấy niềm tin của mình bị đánh cắp, nếu không muốn nói là bị làm nhục.
Cũng như Gorbachev, Yeltsin đành rời khỏi vũ đài chính trị trong im lặng, nhường lại sân khấu cho một cặp đôi mới trẻ trung hon.
Đó là Putin và Medvedev.
Từ trong bóng tối, Putin bước ra với câu nói (đại khái), trẻ không theo cọng sản là không có trái tim, lớn lên không từ bỏ CS là không có đầu óc đã gây được ít nhiều chú ý. Người ta tin rằng đó là một người thâm trầm sâu sắc có thể vực dậy một nước Nga cạn kiệt rệu rã.
Và, bước đầu ông đã ngăn chặn được tài sản của nhà nước đang ồ ạt chảy vào túi của những kẻ ăn cắp, đưa đời sống nhân dân từ nghèo đói lạc hậu nâng lên một bậc. Mỹ và Âu châu đã không còn chực chờ cơ hội để banh da xẻ thịt con gấu Nga nữa mà dè chừng e sợ. Niềm kiêu hãnh của một dân tộc vĩ đại đã trở lại.
Nhưng càng lúc với cái ảo tưởng nước Nga không thể không có Ta, Putin cảm thấy cái hào quang hết sức quyến rủ của quyền lực đã bắt đầu biến ông thành một Stalin kiểu mới. Ông thay đổi hiến pháp, đưa thủ tướng thuộc hạ của mình lên ngồi ghế tổng thống con rối, còn mình đứng sau giựt dây để chuẩn bị cho một kỳ tái đắc cử hoành tráng đến những 12 năm.
Chính trường Nga bỗng trở nên hài hước như một game show với cặp đôi độc diễn là Putin-Medvedev. Hết Pu làm tổng thống, lại đến Med. Cứ lên rồi lại xuống hay cứ hết thò ra lại thụt vào. Cả hai trao đổi ngôi vị cho nhau cứ như con gấu Nga đã được thuần dưỡng để rồi thay nhau cưỡi.
Một thời Putin tin như thế.
Một thời dân Nga tin như thế.
Một thời cả thế giới cũng tin như thế.
Chưa bầu bán mà ai cũng biết trước là Putin sẽ thắng. Và một mùa đông lạnh lẽo như khuôn mặt lạnh lùng của Putin cứ kéo dài mãi ra. Cái khối băng toàn trị vĩ đại không biết đến bao giờ mới chịu tan.
Nhưng, một chữ nhưng thật ấm áp bất ngờ, giữa băng giá tưởng chừng vĩnh cửu, con gấu Nga ngủ đông đã nghe ra mùi vị của mùa xuân và đang cựa mình thức dậy.
Nó thức dậy với các cuộc biểu tình khổng lồ đang diễn ra trên khắp nước Nga mênh mông. Hàng chục vạn người, đủ mọi thành phần, mọi lứa tuổi, mọi đảng phái, tay trong tay, vai sát vai, vui vẻ bước đi giữa tuyết trắng như đi lễ nhà thờ. Không đập phá, không hò hét, không lật ngửa xe cộ ra mà đốt. Những đoàn người thể hiện quyết tâm yêu tự do của mình chỉ bằng cách đính nơ trắng trên ngực, đòi hỏi một cuộc bầu cử trong sạch. Chỉ có vậy thôi.
Có lẽ vì thấy con gấu Nga nhũn nhặn quá, hiền lành quá, cặp đôi tự tin hoàn hảo Pu-Med, kẻ thì khuyên không nên dùng những tên gọi quá đáng, kẻ thì diễu cợt mỉa mai.
Cứ tưởng thế là đã dẹp yên những cuộc xuống đường mà không cần phải dùng đến đạn cao su và vòi rồng. Dân Nga sẽ co rúm đóng cửa trong nhà ngồi nhìn truyết rơi.
Không ngờ, trước lễ Giáng Sinh, cả Moscou và nhiều thành phố khác, dân chúng lại ùn ùn xuống đường. Lần này đi mà không cần xin phép, khai báo ngày giờ và địa điểm. Đi giữa tuyết rơi trắng xóa với những chiếc bong bóng` màu trắng. Đi với hình Putin được choàng bao caosu đã dùng rồi!
Những người biểu tình ở Nga lồng ảnh ông Putin với một "bao cao su" nhằm đáp lại chỉ trích của ông này với họ.
Thực không ngờ đây là bài học sâu sắc của dân Nga dạy cho một tổng thống tương lai. Khi Pu bảo những cái nơ trắng giống như những bao cao su, thì cả triệu dân Nga đã choàng nó lên chân dung Pu mang đi cho cả thế giới cùng thấy thay vì mang hình nộm.
Từ mùa xuân bắc Phi đẫm máu đến mùa đông phố Wall ồn ào, chưa có cuộc biểu tình nào ôn hòa mà đáng sợ như cuộc biểu tình vừa qua. Nó chẳng những cho thế giới thấy nét đẹp lãng mạn của rừng bạch dương, còn chứng tỏ sức mạnh vô song của con gấu Nga.
Với những bức ảnh choàng bao cao su, ta tưởng chừng dân Nga đang cười khúc khích. Cười cho sự lố bịch, cười cho sự nhi nhô, cười cho sự ngạo mạn. Cười thẳng vào mặt.
Tiếng thét của hàng chục vạn người thật đáng sợ, nhưng tiếng cười xem ra còn đáng sợ hơn. Một khi sự căm giân biến thành tiếng cười, có nghĩa mọi sức mạnh của dân tôc, trong đó sức mạnh văn hóa là hùng vĩ nhất đã được huy động để chống lại, chống đến cùng sự gian trá, sự ngu dốt, sự điêu ngoa. Qua cuộc biểu tình vừa rồi, qua cách hành xử rất văn hóa của dân tộc Nga, một dân tộc có Tolstoi, Tchaikovsky, Chagall…ta có thể nhận ra cuộc trình diễn của cặp đôi tự cho mình là hoàn hảo Pu-Mev, không thể nào đạt được một số lượng tin nhắn như ý muốn. Trước sau gì cũng phải cúi mặt bước khỏi sân khấu chính trị.
Nhưng với bản chất của một trùm KGB, một kẻ bênh vực Gadaphi đến tận phút chót nên không thể nào Putin chịu rút lui theo lời khuyên của Gorbachev. Ngay từ lúc công bố kết quả bầu cử quốc hội vừa rồi, thấy tỉ lệ ủng hộ đảng mình sụt giảm, Putin đã lu loa lên rằng Mỹ đã chi tiền cho phe đối lập chống phá. Rồi đây, những cuộc xuống đường với hàng triệu người, có nghĩa rằng con gấu Nga đã không còn ngái ngủ, liệu Putin có dám bắn thẳng vào đầu nhân dân? Liệu ông có còn đủ tỉnh táo và khôn ngoan để biết rằng, chính phát súng đó sẽ kết liễu cuộc đời chính trị của ông?
Bỡi vì con gấu Nga không phải là con lạc đà Sirya. Và rằng, một khi người dân Nga đã biết ném trả cái bao su bẩn thỉu lên mặt ông, thì không một Stalin kiểu mới nào có thể đứng vững được.
28/12/2011