1. Xin đừng bỏ tôi
Lev Grossman 29/12/2009, Hiếu Tân dịch
http://entertainment.time.com/2009/12/29/the-10-best-books-of-the-decade/#never-let-me-go-2005-by-kazuo-ishiguro-2
Tác giả: Kazuo Ishiguro
Năm phát hành: 2005
Đối với nột đứa trẻ, việc cảm thấy tuổi thơ của nó tầm thường, không có gì đặc biệt, là chuyện tự nhiên. Đó là lý do khiến Kathy, người kể chuyện trong Xin đừng bỏ tôi (Never Let Me Go) phải lâu đến thế mới nhận ra rằng ngôi trường nội trú đặc quyền Anh mà cô cùng học với Ruth và Tommy không hoàn toàn bình thường. Không một nhà phê bình có trách nhiệm nào phát hiện ra bản chất thật sự của nỗi kinh hoàng ẩn núp ở đó, nhưng chỉ cần nói nó vô cùng khủng khiếp là đủ. Bạn đọc của Ishinguro sẽ thấy những cái bóng mờ trước khi Kathy thấy, nhưng khi đó thì muộn quá mất rồi. Với Kathy luôn luôn là quá muộn. Cô kể câu chuyện của mình với đôi mắt ráo hoảnh, hầu như cách kể chuyện thật thà trần trụi ấy chỉ làm cho cô hứa hẹn rằng câu chuyện nghe sẽ hợp lý hơn nhiều - cô càng vụng về bao nhiêu thì càng làm nổi bật tài nghệ khéo léo của Ishinguro bấy nhiêu. Khi họ lớn lên, họ ước ao thậm chí cả những mắc míu bình thường nhất của một cuộc sống bình thường - Ruth tưởng tượng về một ngày làm việc trong một công sở - nhưng những tưởng tượng là tất cả những gì họ sẽ có. Đặt trong một tấm gương tối mờ - nước Anh, Never Let Me Go là một tác phẩm khoa học viễn tưởng kinh dị, với sự đền bù bi thảm có tính tàn phá như bất cứ cái gì trong văn học hiện đại. Nó có thể dễ bị nhầm là một tác phẩm luân lý sinh học (bioethics) hay thể loại truyện giật gân ly kỳ, nhưng nó còn hơn cả hai loại ấy: Never Let Me Go là một điệu van xơ hiện sinh, được soạn ra cho âm nhạc của vô vọng về những con người bình thường cố gắng moi ra một vài niềm vui của cuộc sống trước khi nó kết thúc, và cố để không nao núng trước khi lưỡi rìu bổ xuống.
2. Jonathan kỳ cục và ngài Norrell
( Jonathan Strange and Mr. Norrell)
Lev Grossman | 29/12/ 2009
Tác giả: Susanna Clarke
Năm phát hành: 2004
Kiệt tác này của Clarke bắt đầu bằng một giấc mơ trong lúc thức của một ông người Anh - một loại phù thủy gì đó - đang phiếm đàm với các du khách ở Venice, vào hồi chuyển giao thế kỷ (19). Giấc mơ ấy mở đầu một tiểu thuyết lạ thường: một câu chuyện vô cùng thú vị và cảm động về sự đối đầu giữa chỉ hai phù thủy hành nghề ở Anh, được viết bằng một giọng văn tráng lệ, trang trọng và hóm hỉnh, mà giá có đặt trên bàn viết của Jane Austen chắc nó cũng không đến nỗi lạc lõng. Clarke viết về thế giới siêu nhiên, nhưng với sự nồng ấm, thấu cảm và nỗi buồn rất thật của thế giới này.
3. Những sự trừng phạt
(The Corrections)
Lev Grossman | 29/12/ 2009
data/images/201201/hinhanh/18055534_03_bestbooksofthedecade.jpg
Tác giả: Jonathan Franzen
Năm phát hành: 2001
Cuốn sách được người ta chú ý quá nhiều vì nó có quá nhiều cái để chú ý. Bằng lối văn đặt ra tiêu chuẩn của tu từ học thế kỷ 21, Franzen tạo ra một gia đình hư cấu miền trung tây, nhà Lambert, ở thành phố hư cấu St. Jude, rồi mở toang nó ra để chúng ta có thể len vào đến tận những chi tiết nhỏ nhất của cuộc sống và tâm hồn họ. Chip, kẻ quậy phá thông minh và dễ thương; Denise, người đầu bếp đồng dục nữ làm việc cật lực; Gary, người anh ruột "qui ước", một chủ nhà băng làm mọi việc mà đối tác của ông muốn ông làm, và không hiểu tại sao họ không thích ông. Họ siêng năng cần cù như thế chỉ để làm đảo lộn tùng phèo cuộc sống của họ, nhưng họ luôn hy vọng, ngay cả khi đế quốc Mỹ vĩ đại trong thế kỷ 20 từ từ sụp đổ tan tành xung quanh họ.
4. Cuộc đời kỳ lạ ngắn ngủi của Oscar Wao
(The Brief Wondrous Life of Oscar Wao)
Lev Grossman | December 29/12/ 2009
Tác giả: Junot Diaz
Năm phát hành: 2007
Đây được coi như danh sách hay nhất của thập niên qua: cuốn tiểu thuyết của Diaz, tiếp theo sau tập truyện Chết đuối được giải thưởng của ông, là công trình của 11 năm sáng tác. Nó đáng để chờ đợi. Oscar Wao, chuyển từ chữ Oscar Wilde - là biệt danh tiếng Dominic của một anh chàng người Dominic to béo, lẩm cẩm, sống ở New Jersey, viết tiểu thuyết khoa học giả tưởng, chơi game D&D (Tháp canh và Rồng). Diaz dõi theo câu chuyện của gia đình Oscar, quay ngược trở lại nước cũ và ách thống trị của tên bạo chúa Rafael Trujillo, kẻ méo mó què quặt không còn thuốc chữa, và đi tiếp đến bi kịch của Oscar, và thật kỳ lạ, một kết thúc đầy phấn hứng.
5. Thế giới quen biết
(The Known World)
Lev Grossman | 29/12/ 2009
Tác giả: Edward P. Jones
Năm phát hành: 2003
Có thể nào một người da đen đã từng là nô lệ rồi bản thân lại trở thành chủ nô được hay không? Thiên tiểu thuyết sử thi của Jone mở đầu bằng câu trả lời cho câu hỏi đó, và nó nói rằng được. Nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết, Henry Townsend, là một chủ nô người da đen ở Virginia năm 1855. Jones khảo sát cuộc sống của Henry từ mọi góc độ có thể, theo dõi không ngơi nghỉ những nhân vật phụ qua những câu chuyện tình, những hài kịch và những truy tầm sử thi, nhảy cóc qua nhiều thập kỷ về thời gian và nhiều lục địa về không gian. (Thế giới quen biết là một búi rễ rối rắm một cách vẻ vang của một quyển sách) nhưng luôn luôn quay trở lại với cái cốt lõi ác mộng của câu chuyện. Chậm rãi, kinh hoàng, nó hé ra cho chúng ta thấy rằng mặc dầu Henry có những tờ báo tự do của ông ta, ông ta vẫn là sản phẩm của một thế giới độc ác và linh hồn ông ta không bao giờ được tự do.
6. Cứu rỗi
(Atonement)
Lev Grossman | December 29/12/ 2009
Tác giả: Ian McEwan
Năm phát hành: 2002
Một cuốn tiểu thuyết bốn phần, mỗi phần có thể là một tiểu thuyết riêng biệt. McEwan viết với sự tinh tế và mẫn cảm phi thường nhưng cốt truyện của ông thì lại mãnh liệt và tàn nhẫn như một trận pháo kích, và nó làm cho bạn mệt nhoài với cái cốt truyện , cùng với bí mật trong Xin đừng bỏ tôi của Ishiguro, là một trong những khám phá cốt truyện hay nhất của thập kỷ. Cứu rỗi là câu chuyện về một tội ác kinh tởm tạo thành bởi một sai lầm khủng khiếp. Điều mà McEwan không bao giờ tiết lộ là liệu sự cứu rỗi trong cái tên truyện có thể nào là thật được không.
7. Harry Porter và Mệnh Lệnh của Phượng Hoàng.
(Harry Potter and the Order of the Phoenix)
Lev Grossman | 29/12/ 2009
Tác giả: J.K. Rowling
Năm phát hành: 2003
Một câu chuyện mê hoặc về tuổi mới lớn đặt trong một thế giới của tính quyến rũ ở mức độ Nania[1]. Mệnh Lệnh của Phượng Hoàng là tập hay nhất (sau tập đầu) trong loạt truyện xác định phẩm chất tiểu thuyết cho tuổi mới lớn trong thập kỷ này và vượt ra cả ngoài thập kỷ. Nó được mở rộng ra bao la trong thế giới phù thủy, và cả thế giới tình cảm của Harry - nó là tập trong đó chúng ta thấy Harry khám phá ra nỗi tức giận và thế giới phi thường đi đến một quan hệ chiến tranh. Nó là tập mà Sirius Black chết. Harry không bao giờ còn như trước nữa. Tất cả chúng ta cũng không bao giờ còn như trước nữa.
8. Cuộc sống phồn hoa
(Lush Life)
Lev Grossman | 29/12/ 2009
Tác giả: Richard Price
Năm phát hành: 2008
Các nhà phê bình sách nói nhiều về loại "tiểu thuyết tội phạm" "vượt qua thể loại" của chúng. Cuộc sống phồn hoa không vượt qua cái gì cả, nó chỉ đơn giản là một cuốn tiểu thuyết rất hay về quan sát xã hội. Đó là việc mà Dickens chắc vẫn đang làm nếu đến nay ông vẫn còn làm việc. Và đây là nơi mà ông có lẽ đang làm việc ấy: Khu Phía Đông Hạ Manhattan, một khu vực nhỏ bé mà sự phát triển quá quắt đã tạo nên một sự phồn thịnh quá mức, đầy ắp chất sống, đông đúc chật chội với những quán bar nhạc jazz của người giàu da trắng, những chung cư đầy các nghệ sĩ khao khát, những dự án đen tầm thường và những doanh nghiệp nhập cư đủ mọi loại, tất cả kết chặt với nhau thành một khu vực vô cùng chật chội. Một đêm có một gã diễn viên da trắng say rượu (tức là, một bồi rượu) bị hai thằng nhỏ da đen bắn chết. Những người làm chứng, cứ cho là tử tế nhất, là không đáng tin cậy. Bọn cớm - những tên cớm đối với Price giống như các vị thánh đối với Michelangelo - làm vụ này một cách thật nhẫn tâm, khinh thị, chua chát và với sự dai dẳng cuồng tín, trong toàn bộ thời gian ấy chúng chỉ thốt ra những lời đối thoại hay nhất được viết ra ở bất cứ đâu bởi bất cứ người nào.
9. Rồi cũng đi đến kết thúc cả thôi
(Then We Came to the End)
Lev Grossman | 29/12/ 2009
Tác giả: Joshua Ferris
Năm phát hành: 2007
Trong cuốn tiểu thuyết của mình, đặt trong bối cảnh các văn phòng của một hãng quảng cáo ở Chicago, Ferris tổng hợp một văn hóa công ty từ không khí loãng, được hoàn thiện với những câu đùa giỡn trơn tuột và những chiếc ghế văn phòng ăn trộm được và những vụ làm ăn gian lận, và nỗi lo âu thầm kín, rồi xé chúng ra trước mắt chúng ta khi hãng này dần dần tan tác. Bằng thứ văn phong quảng cáo gây choáng váng, ông kể lại sự tàn tạ và suy sụp của nó bằng ngôi thứ nhất số nhiều - chúng tôi kể chuyện - sao cho toàn bộ nhân viên công ty làm thành một dàn hợp xướng Hy Lạp của nó. Vui nhộn như Văn phòng, buồn bã như một chiếc dập ghim bị bỏ rơi, Rồi chúng ta cũng đến kết thúc cả thôi là cuốn tiểu thuyết hiếm hoi có cảm giác hoàn toàn hiện đại, và vở hài kịch hiếm hoi có cảm giác cực kỳ khẩn cấp.
10. Các vị thần Mỹ
(American Gods)
Lev Grossman | 29/12/2009
Tác giả: Neil Gaiman
Năm phát hành: 2001
Mỹ không phải là nơi của thánh thần. Mảnh đất của chúng ta không màu mỡ những chuyện này - những huyền thoại không sinh sôi trù phú như chúng ở cựu thế giới. Đọc Các vị thần Mỹ, bạn có thể thấy tại sao nó lấy một người nước ngoài - Gaiman là một người Anh - để thấy điều gì là vô hình đối với người bản địa: những vị thần cũ đang xóa đi một đời sống xác xơ vây bọc quanh chúng ta - Người Na Uy, người Slave, người Ai Len, người Ai Cập, những kẻ tà thuật, những người Ai Cập đã được đưa đến đây bởi các thế hệ người di cư và bị để lại đó cho đến chết. Họ cùng nhau làm sống lại những huyền thoại cũ ở đây trên mảnh đất khô cằn của chúng ta, và Gaiman cho chúng ta thấy rằng, ngay cả ở đây, họ vẫn còn quyền năng cũ của họ./.
[1] Biên niên sử của Naina: Tiểu thuyết của C.S. Lewis, được coi là kinh điển của văn học thiếu nhi