Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.032
123.137.674
 
Điều gì bạn (thật sự) cần biết
Hiếu Tân
LAWRENCE H. SUMMERS, 20/1/ 2012 , Hiếu Tân dịch

 

http://www.nytimes.com/2012/01/22/education/edlife/the-21st-century-education.html?_r=1&src=me&ref=general

 

Lawrence H. Summers là cựu chủ tịch Đại học Harvard và cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ. Tiểu luận này dựa trên bài diễn văn của ông cho hội nghị Trường học cho Ngày mai của The New York Times.

 

Một NGHỊCH LÝ của giáo dục đại học Hoa Kỳ là như thế này: các trường đại học chủ đạo chỉ mong xác định rõ các trường trung học dạy cái gì, và chủ yếu xác định một mẫu mực về một người đàn ông hay đàn bà có giáo dục là như thế nào. Các trường đại học được coi như nguồn sản ra tư duy tân tiến nhất và với nguồn ý tưởng mới, như cạnh sắc của xã hội.

 

Mà thế giới thì thay đổi nhanh chóng. Hãy nghĩ về mạng xã hội, về hôn nhân đồng tính, tế bào gốc hoặc sự trỗi dậy của Trung Hoa. Hầu hết các công ty ngày nay trông không còn giống gì với bản thân chúng cách đây 50 năm. Hãy nghĩ về các tập đoàn như General Motors, AT&T hoặc Goldman Sachs.

 

Nhưng giáo dục đại học theo thời gian thay đổi ít một cách lạ lùng. Vị chủ tịch Harvard tiền nhiệm của tôi, Derek Bok, đã nói một câu nổi tiếng so sánh khó khăn trong cải cách chương trình giảng dạy với khó khăn trong việc di dời một nghĩa địa. Chỉ trừ một vài ngoại lệ, đúng như hồi giữa thế kỷ 20, sinh viên học mỗi học kỳ bốn giáo trình, ba hay bốn tuần một cuộc họp, thường với một giáo viên đứng trước lớp. Việc đánh giá sinh viên dựa trên các bài thi khóa luận viết tay trong các cuốn vở màu xanh và một luận văn nghiên cứu tương đối ngắn. Các giảng viên được bố trí vào các khoa, phần lớn các khoa ấy giữ nguyên tên gọi từ khi thế hệ ông bà của các sinh viên hiện nay đang còn là sinh viên. Phần lớn sinh viên theo học một hoặc hai môn chuyên môn tập trung trong một khoa nhất định.

  

Có thể tính ì ấy là thích đáng. Một phần chức năng của các trường đại học là giữ cho sống động những khả năng sáng tạo lớn nhất của con người, chuyển chúng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chắc chắn bất kỳ người nào chủ trương cải cách đều nhớ rằng trong giáo dục đại học Hoa Kỳ vẫn là một tấm gương cho thế giới, và rằng các trường đại học Hoa Kỳ cạnh tranh để thu hút sinh viên nước ngoài thành công hơn hơn hết mọi ngành công nghiệp khác cạnh tranh giành khách hàng nước ngoài của họ.

  

Tuy nhiên, suy luận thế này cũng là thú vị: Giả sử hệ thống giáo dục được biến đổi mạnh mẽ để phản ánh cấu trúc của xã hội và việc chúng ta hiểu cách học của mọi người hiện nay. Những điều mà các trường đại học giảng dạy sẽ khác như thế nào? Sau đây là một số dự đoán và hy vọng.

 

1. Giáo dục sẽ nặng về xử lý và sử dụng thông tin và nhẹ về truyền đạt nó. Đây là một kết quả của cả sự gia tăng mạnh mẽ lượng kiến thức - và việc một sinh viên bất kỳ có thể thật sự hấp thụ nó được bao nhiêu - và thay đổi trong công nghệ. Trước khi có báo chí in, các học giả có thể đã phải học thuộc lòng "Những câu chuyện Canterbury" để tiếp tục đi sâu vào phân tích nó. Điều ấy với chúng ta hôm nay nghe hơi có vẻ vớ vẩn. Nhưng trong một thế giới mà toàn bộ Thư viện Quốc hội có thể được truy cập trên điện thoại di động với những qui trình tìm kiếm tốt hơn nhiều so với bất kỳ một danh mục liệt kê của thư viện nào (card catalog) nào thì việc tinh thông những sự kiện sẽ trở nên ngày càng ít quan trọng hơn.

 

2. Hậu quả không tránh khỏi của sự bùng nổ kiến thức là những nhiệm vụ như thế sẽ được thực hiện với sự hợp tác lớn hơn nhiều. Đây là một ví dụ: phần luận văn kinh tế có đồng tác giả đã tăng hơn hai lần trong ba mươi năm tôi là một nhà kinh tế. Điều có ý nghĩa hơn nữa là, trong số những công việc mà người lao động, các doanh nghiệp và các chính phủ làm, phần có sự cộng tác chiếm một tỉ trọng lớn. Thế nhưng, ở mọi trình độ trong hệ thống giáo dục, phần lớn nhất và quan trọng nhất của công việc mà người sinh viên làm là làm-một-mình. Thật ra, cộng tác với người khác một cách quá mức thì cũng gần như là lừa đảo.

 

Đối với phần lớn người ta, trường học là thời gian cuối cùng họ được đánh giá về mặt cố gắng cá nhân. Một ngân hàng đầu tư lớn có một qui trình thuê người trong đó ứng viên phải qua phỏng vấn với 60 thành viên kỳ cựu của hãng trước khi được nhận việc. Họ cần tìm phẩm tính nào là quan trọng nhất? Không phải là số điểm GMAT hay bản thành tích học tập, mà là khả năng làm việc với người khác. Vì hợp tác được đặt ở một giá trị cao hơn, chắc chắn nó nên được thực hành nhiều hơn trong các trường học của nước ta.

 

3. Các công nghệ  mới sẽ thay đổi sâu sắc cách truyền đạt kiến thức. Các phương tiện đọc bằng điện tử cho phép thường xuyên tra cứu các giáo trình, và phối hợp với các tác dụng nghe nhìn. Hãy nghĩ về một bài giảng âm nhạc trong đó bạn có thể nghe các bản nhạc trong khi bạn đọc, hay một bài giảng lịch sử trong đó bạn có thể xem những đoạn phim về những nội dung bạn đang đọc. Nhưng có những thay đổi sâu sắc hơn đang được chuẩn bị. Có một thời các giáo sư phải chuẩn bị tài liệu cho các sinh viên của mình. Như vậy rõ ràng sẽ là một hệ thống tốt hơn nếu các giáo trình được viết bởi một số ít những người giỏi nhất: các thành viên trong khoa sẽ được rảnh rang hơn và các tài liệu sẽ tốt hơn, khi cuộc cạnh tranh đẩy mạnh chất lượng của giáo trình.

Tương tự, việc các sinh viên xem video của thày giáo toán thông minh nhất hoặc nhà phân tích rõ ràng nhất về Chiến tranh Cách mạng quan trọng  hơn là có hàng ngàn cố gắng riêng lẻ. Các giáo sư sẽ có nhiều thời gian hơn để thảo luận trực tiếp với sinh viên - chưa kể đến việc tiết kiệm chi phí -  và tài liệu sẽ được trình bày tốt hơn. Trong cuộc điều tra năm 2008 các sinh viện năm thứ nhất và thứ hai Y khoa đại học Harvard, những ai sử dụng video tăng tốc bài giảng cho biết họ tập trung hơn và học các tài liệu nhanh hơn khi tập trung nghe giảng.

 

4.  Như nhà khoa học được giải Nobel Daniel Kahneman đã diễn đạt một cách trong sáng trong "Tư duy, Nhanh và Chậm", ngày nay chúng ta hiểu quá trình tư duy của con người tốt hơn trước đây nhiều. Chúng ta không phải là những máy tính có lý trí, mà là tập hợp những mô đun, mỗi cái được chương trình hóa để giải quyết thành thục một loạt nhiệm vụ nhất định. Không phải ai cũng học một cách hiệu quả nhất theo cùng một cách. Thế nhưng mọi chứng cớ đều cho thấy, chúng ta hầu như đã dựa hoàn toàn vào cách học thụ động. Sinh viên nghe giảng, rồi đọc và sau đó được đánh giá trên cơ sở chứng minh khả năng nắm vững nội dung của mình. Họ không được yêu cầu sử dụng một cách tích cực kiến thức mà họ đang lĩnh hội được.

 

"Các lớp học tích cực" - trong đó sinh viên tụ tập quanh những cái bàn, đồ đạc có thể được bố trí lại và phối hợp với công nghệ - giúp các giáo sư tương tác với sinh viên thông qua sử dụng các phương tiện truyền thông và các kinh nghiệm hợp tác. Hơn nữa, với khả năng của công nghệ thông tin hiện đại, còn có thể làm nhiều thứ nữa để khích lệ cách học năng động.

 

5. Thế giới ngày nay đang mở hơn, những sự kiện bên ngoài tác động đến đời sống của người Mỹ nhiều hơn bao giờ hết. Điều này khiến cho kinh nghiệm giáo dục nuôi dưỡng chủ nghĩa thế giới, tức là sinh viên có kinh nghiệm quốc tế và các lớp khoa học xã hội nhờ vào những thí dụ lấy từ khắp nơi trên thế giới, trở nên hết sức quan trọng. Việc trông chờ sinh viên học tập ngôn ngữ nhiều hơn, tưởng cũng là hợp lý. Không biết có phải thế không?

 

Tiếng Anh nổi lên như một ngôn ngữ toàn cầu, cùng với sự tiến bộ nhanh chóng của các máy phiên dịch và sự vụn mảnh của các thứ tiếng được nói trên khắp thế giới, khiến cho việc đầu tư cơ bản vào  học một thứ tiếng nước ngoài dường như không cần thiết. Trong khi không thể phủ nhận những sự thông sáng nhờ nắm vững được một ngôn ngữ, thì với thời gian, việc này ngày càng ít quan trọng hơn trong kinh doanh ở châu Á, trị bệnh ở châu Phi và giúp giải quyết các xung đột ở Trung Đông.

 

6. Các khóa học sẽ nhấn mạnh nhiều hơn đến phân tích dữ liệu. Tướng George Marshall đã  nói một câu nổi tiếng trong lễ trao bằng ở đại học Princeton rằng không thể nghĩ một cách nghiêm túc về tương lai của châu Âu sau chiến tranh mà không cần tập trung nhiều vào những luận điểm của Thucydies về Chiến tranh Peloponesia. Tất nhiên, chúng ta sẽ luôn luôn học được những bài học từ lịch sử. Nhưng khả năng phân tích vượt trên những suy nghĩ đơn giản đã tăng lên rất nhiều (hãy xem việc tướng David Petraeus dựa vào khoa học xã hội để chuẩn bị cẩm nang chống bạo loạn cho quân đội).

 

Như câu chuyện "Quả bóng tiền" thể hiện một cách thích đáng trong thế giới của bóng chày, việc phân tích dữ liệu theo kiểu Marshall để thử các giả thuyết và tìm đường đi đến thành công đang làm chuyển biến hầu như mọi khía cạnh trong cuộc sống của con người. Không thể nào phán đoán về cách chăm sóc sức khỏe của người ta mà không có một số hiểu biết về xác xuất, và chắc chắn cuộc khủng hoảng tài chính cho ta thấy rõ hậu quả của việc không đánh giá đúng sự kiện "những con thiên nga đen" và ý nghĩa của chúng. Xưa kia, khi con người còn phải lo lắng với công việc đo đất, thì việc đòi hỏi hầu hết sinh viên khi vào một trường đại học hàng đầu phải biết chút gì đó về lượng giác là có ý nghĩa. Ngày nay, một nền tảng cơ bản về xác xuất thống kê và phân tích quyết định có ý nghĩa lớn hơn nhiều.

 

Có một qui tắc ngắn gọn cho nhiều sự việc trên đời là: khi bạn nghĩ một sự vật sẽ xảy ra thì bạn thấy nó lâu đến thế, nhưng khi nó xảy ra thì bạn thấy nó nhanh hơn là bạn nghĩ. Bạn hãy nghĩ, chẳng hạn, đến việc sử dụng e-book đang lan tràn, hoặc về nhà để nghĩ những vấn đề nợ của các nước công nghiệp phát triển. Đây là một dự đoán và một hy vọng rằng phần tư thế kỷ tiếp theo sẽ thấy nhiều thay đổi trong giáo dục đại học hơn ba phần tư thế kỷ đã qua cộng lại.

 

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2201
Ngày đăng: 27.01.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Mười cuốn tiểu thuyết hay nhất thập kỷ do tạp chí TIME bình chọn - Hiếu Tân
Không độc lập mà cũng chẳng thống nhất - Hiếu Tân
'Vik-độc tài' * của Hungary đối mặt với cơn hồng thủy phản đối trong và ngoài nước - Hiếu Tân
'Dân chủ đang bị chà đạp ở Hungary' - Hiếu Tân
Tình trạng bất ổn tại các nước dân chủ - Trần Ngọc Cư
Những gốc rễ thật sự của Khai sáng - Hiếu Tân
Kim, đời thứ ba: Lãnh đạo mới bí ẩn của Bắc Triều Tiên - Hiếu Tân
Sự sụp đổ đang đến của Trung Hoa: lần xuất bản 2012 - Hiếu Tân
Hạt Boson Higgs có thể làm thay đổi vũ trụ như thế nào. - Hiếu Tân
Tưởng nhớ Vaclav Havel: Một người khổng lồ giữa những người bé nhỏ - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)