Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.098
123.139.106
 
Phỏng vấn Prokhorov - người thách thức Putin--------- Trong trường hợp xấu nhất sẽ có nội chiến
Hiếu Tân

Spiegel, 31/1/2012, Hiếu Tân dịch

Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Matthias Schepp ở  Kazan, Nga

 

http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,812309,00.html

 

 

Nhà tỉ phú Nga Mikhail Prokhorov muốn kế tục Dmitry Medvedev

 

Mikhail Prokhorov là một trong những người giàu nhất nước Nga và bây giờ ông muốn vào điện Kremlin, dự tính thách đấu Putin trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Nói chuyện với SPIEGEL ONLINE ông nói về các giai cấp chính trị ở Nga và đòi thả ông trùm dầu mỏ Mikhail Khodorkovsky

 

SPIEGEL: Thưa ông Prokhorov, ông sở hữu một tài sản trị giá nhiều tỉ đô la và bây giờ ông có kế hoạch thách thức thủ tướng Vladimir Putin trong cuộc bầu cử tổng thống vào mùa xuân này. Điều gì khiến ông nghĩ rằng một doanh nhân thành đạt sẽ làm nên một chính khách thành công?

 

Prokhorov: Sẽ không thành vấn đề khi nhà doanh nhân đó có các kỹ năng xã hội đi đôi với các năng lực lãnh đạo của anh ta. Khi tôi là người đứng đầu công ty mỏ Norilsk Nickel, tôi cũng đã điều hành các nhà trẻ, việc cung cấp năng lượng, và xây cất nhà ở. Trong một qui mô nhỏ hơn, tôi cũng đã làm những công việc cần thiết ở tầm quốc gia. Việc có một tổng thống đã đạt được một điều gì đó trong cuộc sống là tốt.

 

SPIEGEL: Ông không nghĩ rằng các qui tắc áp dụng cho chính trị và kinh doanh là khác nhau sao? Các chính khách phải tìm sự ủng hộ trong đấu trường công khai, trong khi các nhà kinh doanh ra các quyết định đằng sau những cánh cửa đóng kín.

 

Prokhorov: Nhiều quyết định chính trị cũng được làm khuất mắt công chúng. Đó là một trong những vấn đề lớn nhất của nước Nga. Ngay cả trong các nước phương Tây với truyền thống dân chủ lâu dài của chúng, sự tham dự của công chúng không phải bao giờ cũng tôt như đáng ra phải thế. Một doanh nhân có thể mất tiền và sau đó kiếm lại. Tiền trong chính trị là lòng tin. Khi anh đã mất lòng tin của nhân dân một lần, thì khó mà giành lại được nó.

 

SPIEGEL: Việc nhân dân Nga mất lòng tin vào Vladimir Putin đã xảy ra thật đột ngột. Tại sao tín nhiệm trong nhân dân của ông ta bỗng nhiên trượt từ 70 phần trăm xuống còn 50 theo các điều tra chính thức, hay thậm chí 40 phần trăm theo một cuộc thăm dò dư luận trong nước?

 

Prokhorov: Sai lầm cơ bản nhất của ông ta diễn ra trong ngày họp đại hội đảng Nước Nga Thống nhất của ông ta, khi tổng thống đương nhiệm Dmitry Medvedev và Putin công bố họ chỉ đơn giản đổi chác địa vị. Điều đó thật vô sỉ. Nó thật sự làm nhân dân nổi giận. Giai cấp sáng tạo nói: chúng tôi kiếm được tiền thuế, và như vậy chúng tôi giành được sự tôn trọng và chúng tôi đòi hỏi tôn trọng. Nhân dân không im lặng nữa khi các quyết định được làm ra bên trên đầu họ.

 

SPIEGEL: Có phải Kremlin đã đưa ông vào cuộc đua, để khơi dòng cho sự bất mãn này không?

 

Prokhorov: Tôi có những quyết định của riêng tôi. Từ trước đến nay tôi đều làm như thế. Tôi không bao giờ là toan tính của bất kỳ ai khác.

 

SPIEGEL: Việc ông trùm dầu mỏ Mikhail Khodokovsky, người quen thân của ông, đã  ở tù tám năm nay và doanh nghiệp bị quốc hữu hóa, gọi ông là một con bài của Kremlin có xúc phạm ông không?

 

Prokhorov: Không, tôi không bị xúc phạm và nói chung tôi khó bị xúc phạm lắm. Việc của tôi là chứng minh điều ngược lại với những kẻ hoài nghi định dán cho tôi cá nhãn Kremlin. Tôi tin chắc tôi sẽ thuyết phục được Khodorkovsky chỉ cần tôi nói chuyện với ông ta. Mikhail là một nhà quản lý xuẩt sắc, tài giỏi. Chắc lúc này ông ấy đang rất khó chịu và đang phải ngồi tù. Khi tôi trở thành tổng thống, tôi bảo đảm ông ấy sẽ được tự do.

 

SPIEGEL: Ông ủng hộ một đạo luật hạn chế không cho một người được giữ một cương vị chính trị quá hai nhiệm kỳ. Vậy thì điều gì sẽ có thể xảy ra với Vladimir Putin, người đang tìm cách trở thành tổng thống lần thứ ba vào tháng Ba này? Liệu ông ấy có lãnh đạo công ty năng lượng Gazprom và liệu Medvedev có trở thành chủ tịch của Tòa án hiến pháp không?

 

Prokhorov: Tôi không có thời gian đâu mà đi nghĩ về những chuyện tưởng tượng ấy.

 

SPIEGEL: Ông đã tham gia các cuộc biểu tình quần chúng. Một trong những giải pháp được đưa ra là "Nước Nga không Putin" Ông có thích khẩu hiệu này không?

 

Prokhorov: Tôi ủng hộ một nước Nga có Putin, nhưng cũng có cả nhà văn Boris Akunin và blogger Alexei Navalny nữa, cả hai đều kêu gọi Putin thoái vị. Nếu các bên không thể cố gắng đi đến hòa giải với nhau, thì trong trường hợp xấu nhất, chúng tôi sẽ đối mặt với nội chiến. Giải pháp "Nước Nga không Putin" không hấp dẫn tôi. Chúng tôi không cần cách mạng, chúng tôi cần tiến hóa.

 

SPIEGEL:  Vậy tại sao ông lại chạy đua chống lại Putin trong cuộc bầu cử này?

 

Prokhorov: Chính xác bởi vì chúng tôi cần tiến hóa, những trí óc mới và những ý tưởng mới. Putin xứng đáng được tín nhiệm vì những gì ông ấy đã làm. Đặc biệt, trong những năm đầu cai trị của mình, ông ấy đã thống nhất được một đất nước chia rẽ và đơn giản hóa luật thuế. Thu nhập của nhân dân tăng lên. Chính là giai tầng trung lưu mới này, những công dân khá giả, từ chối không chịu thiếu quyền công dân nữa.

 

SPIEGEL: Ba biện pháp đầu tiên mà ông tập trung vào khi ông được bầu làm tổng thống là gì?

 

Prokhorov: Đôi với tôi điều quan trọng là lập được cạnh tranh trong kinh doanh và trong chính trị. Khi bạn đi vào một cửa hiệu trong một thành phố lớn của chúng tôi, bạn có thể chọn giữa hàng chục tủ lạnh hay bình trà. Trong chính trị nhân dân rất ít được lựa chọn.

 

SPIEGEL: Chính xác tại sao ông muốn thay đổi?

 

Prokhorov: Tôi muốn việc thành lập những đảng mới phải dễ dàng hơn. Mức 7 phần trăm đại biểu quốc hội nên được hạ xuống 3 phần trăm. Nhiệm kỳ giữ chức nên giảm từ sáu năm theo quyết định gần đây, trở lại bốn năm. Trong kinh tế tôi sẽ phá vỡ các công ty độc quyền, như Gazprom chẳng hạn. Ba là, tôi sẽ dành ưu iên hàng đầu cho đầu tư vào giáo dục, khoa học và văn hóa. Chúng quan trọng hơn chí phí cao cho quân sự. Lúc này không có ai đang đe dọa đất nước chúng tôi.

 

SPIEGEL: Người Nga không thích các đầu sỏ chính trị. Ông đánh giá cơ hội ông vào được Kremlin như thế nào?

 

Prokhorov: Có những thành kiến với người giàu nhưng không nhiều như trước đây. Trên hết, đất nước không thích những kẻ bất lương.

 

SPIEGEL: Những kẻ gian lận bầu cử và những quan chức tham nhũng?

 

Prokhorov: Vâng.

 

SPIEGEL: Tại sao ông nghĩ ấn tượng với người giàu đã khá hơn trước?

 

Prokhorov: Bởi vì họ tạo ra nhiều việc làm, đầu tư vào cho đất nước, làm những công việc từ thiện và giúp đỡ nhân dân. Trong một chuyến đi vận động bầu cử, tôi đã nói chuyện với nhiều người bình thường. Hết người này đến người khác đến với tôi và nói: Tôi đích thực là một người cộng sản nhưng tôi sẽ bầu cho ông bởi vì tôi biết rằng ông không trộm cắp. Bây giờ là lúc những người thành đạt và những người khá giả nên nắm quyền thay vì những kẻ lạm dụng chức vụ để ních chặt túi mình.

 

SPIEGEL: Tham nhũng mà ông mô tả lên đến cấp nào? Tổng thống Demitry Medvedev và Thủ tướng Vladimir Putin có tham nhũng không?

 

Prokhorov: Từ từ. Tham nhũng là thừa kế từ thời Xô viết, một hậu quả của nền kinh tế thiếu thốn. Để mua thịt bạn phải hối lộ anh hàng thịt. Những ai cần cấp phép chính thức phải biếu quà cho đúng ông quan, và các bác sĩ được tặng sôcôla. Một hệ thống phát triển dựa trên những tiêu chuẩn hai mặt. Tất cả chúng tôi là những người bất đồng chính kiến khi chúng tôi chuyện gẫu ở nhà, nhưng khi làm việc chúng tôi là những  người theo đảng.

 

SPIEGEL: Nhưng chúng tôi đang hỏi hệ thống có phải thối nát từ trên xuống?

 

Prokhorov: Cả từ trên xuống. Ở đó bạn thấy những con người hai mặt.

 

Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Matthias Schepp ở  Kazan, Nga

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2327
Ngày đăng: 04.02.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Quân bình lực lượng phương Đông, nâng cấp phương Tây - Trần Ngọc Cư
Chiến tuyến đã vạch trong Cuộc Đối đầu về vấn đề Bản Quyền Toàn cầu - Hiếu Tân
Điều gì bạn (thật sự) cần biết - Hiếu Tân
Mười cuốn tiểu thuyết hay nhất thập kỷ do tạp chí TIME bình chọn - Hiếu Tân
Không độc lập mà cũng chẳng thống nhất - Hiếu Tân
'Vik-độc tài' * của Hungary đối mặt với cơn hồng thủy phản đối trong và ngoài nước - Hiếu Tân
'Dân chủ đang bị chà đạp ở Hungary' - Hiếu Tân
Tình trạng bất ổn tại các nước dân chủ - Trần Ngọc Cư
Những gốc rễ thật sự của Khai sáng - Hiếu Tân
Kim, đời thứ ba: Lãnh đạo mới bí ẩn của Bắc Triều Tiên - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)