Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.278
123.159.549
 
Đọc và Fê-bình VĂN-FẠM LUẬN /DE LA GRAMMATOLOGIE, đoạn 4, của Jacques Derrida
Nguyễn Quỳnh USA

ĐOẠN THỨ BỐN

 

Theo Derrida, í-niệm của Viết (Writing) cũng là một ngành của Khoa-học. Nhưng ông đặt vấn-đề là Khoa-học về Viết có fải zo những học-jả ở ngoài bàn đến và họ zựa theo định-ngĩa tiên-khởi mang tính-chất lịch-sử và siêu-hình mà chúng ta đã fân-tích như thể một việc làm trong fòng thí-ngiệm hay không? Khoa-học viết bắt đầu với những đẳng-tính như sau, nếu đúng thì, theo Derrida:

 

  1. Viêt đúng là í-niệm của Khoa-học ra đời trong thời-kì gọi là “Viết”;
  2. Viết là tư-zuy ra và tổ-chức thành hệ-thống, jống như một việc làm, một í-niệm, một fương-án bằng cách sử-zụng ngôn-ngữ theo cấu-trúc và já-trị (axiologicallly) trong liên-hệ chặt chẽ của cách fát-âm (speech) và cách viết;
  3. Thế thì, thoạt kì-thủy, Viết liên-quan tới í-niệm và liên-quan tới một cuộc “fiêu-lưu” của cách viết theo fát-âm, uốn-nắn theo já-trị như là Mục-đích Tối-thượng (Telos) cho mọi lối Viết – zù rằng lối viết của Toán-học là khuôn-mẫu riêng, ra ngoài mục-đích này;
  4. Trong í-ngĩa hay quan-niệm khắt-khe nhất của Khoa-học nói chung về Viết, thì Viết ra đời, với những lí-zo rõ-rệt, trong jai-đoạn lịch-sử thế-jan, như trong Thế-kỉ Mười Tám, và trong hệ-thống có liên-hệ jữa tiếng-nói sống-động hay như một bản-văn được khắc ra (inscription);
  5. Viết không fải là là một fương-cách fụ-thuộc cho công-việc của Khoa-học, mà trước tiên, như Husserl đã bàn đến trong chuyên-luận ngắn zưới tựa-đề Cỗi-nguồn của Hình-học là Viết là “Vật” và là một điều-kiện của zữ-kiện hay đề-tài lí-tưởng. Cho nên, Viết là một thực-tại khách-quan có tính Khoa-hoc. Trước khi Viết là “Vật” hay nguồn-sống (Sein) của chính nó, Viết là điều-kiện của Nhận-thức (Epistémè);
  6. Chính Tính-sử (Historicity) liên quan chặt chẽ với Viết, vượt ra ngoài những zạng-thức riêng của Viết nhờ thế từ xưa chúng ta vốn đã nói về các zân-tộc không được gi bằng chữ viết và bằng sách-sử. Trước khi là một đề-tài và có tinh-thần Khoa-học, tức một thứ Khoa-học về Sứ - Viết mở ra Lịch-sử, tức là sự khởi-đầu của môn Sử. Chính vì vậy, tiếng Đức khởi đầu gọi Sử là History, nhưng về sau gọi Sử là Geschichte.

 

Zo đó, Khoa-học về Viết fản-ánh tính Vật hay iếu-tính của nó, zựa trên nền-tảng có tính Khoa-hoc (Scientificity). Và lịch-sử của Viết quay về với cỗi-nguồn của Tính-sử (Historicity). Như vậy Viết có fải là Khoa-học hay không? Derrida lại hỏi rằng: “Viết có fải là một thứ Khoa-học không cần Luận-li, mà chỉ cần đến iếu-tính của Văn-fạm hay không? Viết có fải là một thứ Lịch-sử vắng bóng Khảo-cổ, là Triết-học Lịch-sử hay Triết-học của Lịch-sử hay không?

 

Các ngành Khoa-học cổ-điển và có chứng-liệu về Viết bẳt buộc fải nắm vững những câu hỏi trên. Cho tới một điểm nào đó, theo Derrida, sự nắm vững những câu-hỏi trên rất cần thiết để chúng ta tiếp-tục ngiên-cứu vấn-đề về Viết với chứng-liệu rõ-ràng. Bên cạnh một sự-thực là Viết vẫn còn nằm trong Luận-lí có tinh-thần Triết-học, câu hỏi về iếu-tính xét theo Hiện-tượng Luận liên-quan tới bản-chất (ontophenomenlogical question of essence) – ngĩa là chính cỗi-nguồn của Viết có thể chỉ làm tê-liệt công việc tìm-tòi chứng-liệu lịch-sử và công-việc ziễn-jải các loại zữ-kiện mà thôi.

 

Theo Derrida, các nhà ngiên-cứu về Văn-fạm Luận có thề tránh những câu hỏi về iếu-tính của vấn-đề đụng tới cỗi-nguồn, như: “Viết là jì?” Câu hỏi này có ngĩa “ Ở đâu và khi nào Viết bắt đầu?” Derrida nhận thấy rằng, thông thường các câu trả lời đều đến qúa mau. Những câu trả lời ấy chạy vòng quanh các í-niệm cho nên ít khi được fê-fán, Chúng chuyển-động trong những minh-chứng zường như là hiển-nhiên. Chúng ta thấy xoay quanh những câu trả lời có một cách fân-lọai và một cái nhìn vào sự fát-triển của Viết luôn luôn được tổ-chức kĩ-càng. Mọi cuốn sách bàn về lịch-sử về Viết đều được sắp-đặt theo cùng một lối. Tức là cách fân-loại theo mục-đích tối-thượng (teleological) và theo tinh-thần Triết-học. Cách fân-loại này chỉ có độ vài trang là thấy iếu ngay, bởi vậy người đọc đi tìm cách trình-bày có zữ-kiện cụ-thể. Derrida nhận xét rằng, vì thế chúng ta thấy rõ sự tương-fản jữa cái mong-manh của lí-thuyết và sự fọng-fú của tư-liệu mang tính-chất Triết-học, Chủng-tộc Học, Khảo-cổ Học, và Lịch-sử.

 

Cũng theo Derrida, chúng ta không thể tách rời cỗi-nguồn của Viết ra khỏi câu-hỏi về cỗi-nguồn của ngôn-ngữ. Các nhà Văn-fạm Luận thường là các Sử-ja, các Học-jả ngiên-cứu những bài văn-bia, và các nhà Khảo-cổ Học xuất-thân từ trường-ốc hẳn-hoi lại ít khi đưa những ngiên-cứu của họ vào vào Khoa Ngôn-ngữ Mới. Chúng ta còn ngạc nhiên hơn nữa trong số những “Khoa-học về con người” môn Ngữ-học là một Khoa-học mà tính-chất Khoa-học của môn này thường bị đố-kị.

 

Thế thì, Derrida nêu lên câu hỏi, Văn-fạm Luận có quyền mong đợi ở môn Ngữ-học một sự júp đỡ quan-trong hay không? Ngược lại, liệu chúng ta có thấy được hiệu qủa ngay từ lúc môn Ngữ-học được coi như một Khoa-học và một tiền-jả-thiết có tính siêu-hình về liên-hệ jữa cách Nói và cách Viết hay không? Có fải tiền jả-thiết không cản-trở cơ-cấu của Khoa-học về Viết, nói chung không? Derrida bàn tiếp, “Fải chăng bỏ đi tiền-jả-thiêt là ném đi nền-tảng mà trên nền-tảng đó Khoa Ngữ-học đã được êm đềm xây zựng? Đây chính là câu hỏi thứ hai mà Derrida muốn trình-bày. Ông nói, để fát triển câu hỏi của ông, ông cần fải tìm tới cách ngiên-cứu và các bài viết của Ferdinand de Saussure vì tính đặc-thù và ví-zụ của Saussure không zính-záng jì tới vấn-đề thảo-luận của Derrida.

 

Theo Derrida, Ngữ-học muốn trở thành một Khoa-học. Như thế, trước tiên chúng ta fải nhận-định rằng Tính-chất Khoa-học của Khoa-học fải luôn luôn đúng. Ở đây chính là nền-tảng về fát-âm của Ngữ-học. Fương-fáp hay tính-chất fát-âm mà ngày nay chúng ta thường bàn đến đưa tính Khoa-học của cách fát-âm vào Ngữ-học rồi chính Ngữ-học lại fụng-sự mô-hình của Nhận-thức cho mọi Khoa-học liên-hệ tới con người. Theo nhận xét của Troubetzkoy, Jakobson và Martinet thì hướng đi của Ngữ-học liên-quan tới fát-âm có hệ-thống rõ ràng khởi đi từ Saussure, cho nên Derrida để í đến Saussure nhất và nói rõ là luận-điểm của Saussure được coi là một kết-luận (a fortiori) có thể áp-zụng cho mọi í-niệm của lí-thuyết fát-âm.

 

Derrida lại luận rằng Khoa-học của Ngữ-học nêu rõ vấn-đề ngôn-ngữ, có nội-zung cụ-thể - trong í-ngĩa tối-hậu cũng như trong sự jản-zị tột cùng về iếu-tính của Ngữ-học, bao-gồm ba đẳng-tính: Cách Fát-âm (Phonè), Ngữ-vựng (Glossa) và Lí-tưởng (Logos). Trong cả ba iếu-tố hay đẳng-tính này thì Viết luôn luôn mang tính của một sự-kiện này thoát ra từ một sự-kiện khác (derivative), bất-chợt, đặc-thù, bên-ngoài, và thay mặt cho biểu-thị (signifier). Tức là fát-âm. Theo Aristotle, Rousseau, và Hegel, là sự thay mặt cho biểu-thị gọi là “Kí-hiệu của một kí-hiệu’. (Sign of a sign).

 

Theo nhận-xét của Derrida thì tham-vọng muốn Ngữ-học trở thành Khoa-học như những luận-điểm kể trên vẫn còn một điều trái-ngịch. Điều trái-ngịch đó là mục-đích của Ngữ-học zù không nói ra vẫn có những vấn-đề như sau: 1) Ngữ-học fụ-thuộc vào Văn-fạm Luận; 2) Theo lẽ Siêu-hình Học và Lịch-sử, thì chẳng qua Ngữ-học chỉ coi Viết như là zụng-cụ (instrument) và làm nô-lệ cho ngôn-ngữ, hiểu theo ngĩa tiếng nói mà thôi. Nếu Viết đưa Ngôn-ngữ vào chữ (words/mots) trong một vài khía-cạnh của Ngữ-học, thì Viết có thể khiến cho ngành Ngữ-học cổ sinh ra những chuyện thiên-lệch (prejudices). Derrida nhấn mạnh thêm rằng, điều mà một nhà Ngữ-học ngày nay có thể bàn về chữ (mots/words) là cốt làm sáng tỏ fương-fáp xét lại những í-niệm truyền-thống, mà cả hai, những nhà ngữ-học thiên về áp-zụng và thiên-về cấu-trúc đã ngiên-cứu ba mươi năm qua.(Tức khoảng 1974)

 

Chúng ta cũng nên lưu-í rằng chúng ta cần để í đến một loại Viết, đó là viết theo lối kí-âm fụ thuộc vào ngôn-ngữ thực-hành và kinh-ngiệm hằng ngày. Zịch một cách máy móc thường bị coi là một việc làm theo hứng bất tử. Nhưng ra ngoài í-niệm Viết như thế thì chúng ta fải cẩn-thận đừng để bị kẹt vào jới-hạn í-niệm của Saussure mà chúng ta đang cố-gắng tìm hiểu.

 

Đúng ra, như Derrida đã rõ, Saussure jới-hạn một số hệ-thống Viết thành ra có hai hệ-thống mà thôi. Cả hai hệ-thống này đều được coi như ngôn-ngữ “Nói”, hoặc là theo lối tổng-hợp và fổ-thông, hoặc là zựa trên kí-âm. Trên căn-bản và trong cách-nhìn của Saussure thì jới-hạn này hợp-lí vì jới-hạn ấy zựa vào trung-tính của kí-hiệu. Cho nên, theo Saussure, Viết là một hệ-thống của kí-hiệu, chứ không fải là biểu-tượng như tiếng Tầu. Viết cũng không fải là một lối tự-nhiên muốn viết sao thì viết, hay tượng-hình (pictogram, ideogram). Saussure nói rõ hơn: “zo đó tôi chỉ bàn đến hệ-thống Viết theo kí-âm, bắt nguồn từ mẫu-tự Greek (Hi-lạp).” Saussure cũng nhấn mạnh rằng Viết không có liên-quan jì tới “hệ-thống bên-trong” của Ngôn-ngữ. Theo ông, bàn đến những thứ như: bên-ngoài/bên trong, hình-ảnh/thực-tại, trình-bày/hiện-tại chỉ là một cái khung ziễn-tả việc làm của Khoa-học mà thôi. Chữ Khoa-học mà Saussure nói đến là thứ Khoa-học không còn có thể trả lời được í-niệm cổ-điển về vai trò nhận-thức (epitémè) bởi vì tính uyên-nguyên của thứ Khoa-học ấy không còn được quan-niệm trong sự khác nhau đơn-jản và trong í-ngĩa khắt-khe bên ngoài của “hình-ảnh” và “thực-tại”, “bên trong” và “bên ngoài”, “záng-vẻ” và “iếu-tính”. Đây cũng là tư-tưởng của Plato.

 

Nhưng, thực ra, theo Derrida, nguyên-lí động căn-bản của Viết zựa vào kí-âm chính là tôn-trọng và bảo-vệ sự vẹn-toàn của “hệ-thống bên-trong” của ngôn-ngữ, zù trên thực-tế Viết không cần đến sự tôn-trọng và bảo-vệ này. Derrida nói thêm: “Jới-hạn về Viết trong lí-thuyết của Saussure không liên-quan jì tới đòi-hỏi của Khoa-học trong vấn-đề gọi là “Hệ-thống bên trong”, bởi vì sự đòi-hỏi đã có sẵn trong Viết và đó chính là sự đòi-hỏi của Nhận-thức trên fương-ziện tổng-quát, qua chính khả-năng của Viết zựa vào kí-âm và zo tính nhạy bén với (hay fản ảnh) sự-kiện bên ngoài mà Derrida gọi là Lí-luận Nội-tại của Viết.” Đúng ra, để người đọc zễ hiểu, í trên nên được trình bày thế này: Tính nhạy-cảm của Viết là “Lí-tính” tự-nhiên của Viết. Cho nên Derrida đã viết như sau:

 

Vậy thì Viết có khả năng chiếu sáng thế-jan bên ngoài, cho nên Viết miêu tả zụng-cụ như bát đĩa và cả những thế-jan trừu-tượng, như một cái jì không hoàn-hảo hoặc một kĩ-thuật nguy-hiểm có thể gây tai-nạn. Để hiểu Saussure hơn, Derrida nói rõ: “ Saussure đã mang hết cả tâm-sức của mình vào một chương gần như ở đầu cuốn sách có tên là Cours de Linguistique Générale của ông. Vấn-đề Saussure bàn tới chưa hẳn là một câu-hỏi trên fương-ziện zàn-bài mà đúng ra là “bảo-vệ” và xây-zựng lại hệ-thống bên trong của ngôn-ngữ. Hệ-thống bên trong ấy là cái ji? Đó là sự tinh-ròng của ngôn-ngữ chống lại những jì làm vẩn-đục ngôn-ngữ. Đi xa hơn nữa, Saussure còn ước mong rằng chúng ta nên xây zựng bộ môn bàn về lịch-sử bên ngoài của Viết, bằng cách trình bày ra những jì đã xảy ra có ảnh-hưởng tới ngôn-ngữ khiến cho ngôn-ngữ [có thể] bị sụp-đổ từ bên-ngoài. Thế thì, Viết bắt đầu là một í-niệm và chấm zứt cũng bằng í-niệm. Luận-điểm của Saussure fảng-fất như trong tư-tưởng của Plato, khi Plato nói trong cuốn Phaedrus: “Cái xấu của Viết zo từ bên ngoài đưa đến!” Câu nói này rõ ràng hơn nữa khi Plato lên-án ngôn-ngữ qua miệng lưỡi của các nhà luân-lí và của các nhà tu jảng đạo. Cũng theo Plato ngữ-âm hay tiếng-nói (tones) trưng ra hai jai-đọan. Jai-đọan đầu khi Khoa-học Mới của Lí-tưởng Uyên-nguyên (Logos) trở thành độc-lập và có  tính Khoa-học, thì ngữ-âm của ngôn-ngữ cần fải chống lại những jì trái với iếu-tính của ngôn-ngữ. Thứ đến, sau khi ngữ-âm của ngôn-ngữ đã nằm trong Nhận-thức (episteme) và Lí-tưởng Uyên-nguyên (Logos), [Chữ “Logos” này có ngĩa là “Lí ban-đầu” khác với chữ “logo” không viết hoa và không có chữ “s”, có ngĩa là “biểu-tượng”.] thì cuốn Phaedrus bắt đầu tấn-công lối viết zùng xảo-thuật. Plato gọi “Viết theo xảo-thuật hay Trí-trá, bip-bợm” là một hành-vi “thô-bạo nhất” (archetypal violence). Thô-bạo này đến từ bên ngoài rồi ảnh-hưởng vào bên trong. Những chuyện thô-bạo trong ngôn-ngữ viết đầy rẫy ở thế-jan, ví-zụ lớn nhất tại Nam Việt trước 1975 là có nhà-văn thâu lượm í và chữ ở khắp nơi, rồi “trí-trá” viết ra goi là “tư-tưởng”, rất nguy-hại cho độc-jả không quen với vấn-đề từ căn-nguyên. Thực ra, trong jữa thập-niên 60, tôi vẫn từng thắc mắc là Đại-học Vạnh-hạnh, zù sao cũng là một cơ-sở Jáo-zục lại không có môn Luận-lí Fật-jáo để júp cho sinh-viên và tăng-sĩ Fật-jáo quán-triệt được Nhận-thức Học, nhất là júp cho con người “trí-trá” có zanh-hiệu Đại-đức hay Thiền-sư” hiểu-được tư-tưởng và iếu-tính của Viết. Xin triển ra đây một ví-zu về Luận-lí Fật-jáo trong vai-trò nhận-thức (Perception):

 

Nhận-thức

 

  1. Mọi việc-làm thành-công của con người đều zo hiểu-biết đúng mà ra. Zo đó, chúng ta cần khai-thác rõ ràng hiểu-biết gọi là đúng ấy.

 

Lí-lẽ Không rõ ràng

 

  1. Khi bảo rằng có một khía-cạnh khác của lẽ-fải (Reason), mà lẽ-fải ấy không thấy hiện ra trong ví-zụ ngịch-lại – và chỉ thấy có một chiều – thì khía-cạnh đó không có thực. Cái không có thực này là ngịch-lí (fallacy), hay là “lí lẽ không rõ-ràng.

 

Hãy thử nhìn vào Syllogism thứ nhất.

 

  1. (Đề-án). Những âm của tiếng nói đều vĩnh-viễn.

(Lí-lẽ).               Bởi vì những âm ấy có thể nhận biết được.

(Chính-luận)       (Cái jì có thể nhận biết được cái ấy vĩnh-viễn.)

(Ví-zu)               Không-jan (có thể nhận biết được, và vĩnh-viễn).

(Fản-luận)          Nhưng không fải trường-hợp của cái bình (Cái bình không vĩnh-viễn, nhưng chúng ta vẫn có thể nhận-biết được cái bình)

 

Theo tôi, “Trầm-thiền” là một lối tu, với ảo-jác về tâm-lí để xa lánh hồng-trần. Ngĩa là chấp nhận định-fận con người: “Tu là cỗi-fúc, tình là jây oan!” Cũng có ngĩa là đầu hàng vô điều-kiện. Luận-lí của Fật-jáo có thể ví-như “Hành-động của Thiền-tông”, nhất-định thức-tỉnh ngay trong cuộc-đời, từng jây từng fút. Tôi rất thích Luận-lí Fật-jáo nhưng tôi không fải là Fật-tử. Vì tôi chẳng biết jì về Fật Fáp hết. 

 

(Xin tiếp-tục đọc tiếp trong cuốn Biddhist Logic của Th. Stcherbatsky. Vol. 2, 1962, Dover Publications, Inc. NY. Hoặc là một ngày nào đó chính tôi sẽ viết ra).

 

Bây jờ xin trở lại “hành-vi thô-bạo” trong Viết.

Vì fẫn-uất trước hành-vi thô-bạo từ bên ngoài làm tổn-thương ngôn-ngữ, nên lối lí-luận hùng-hồn của Saussure không chỉ nhắm đến những sai-lầm về lí-thuyết và đạo-đức (chữ “moral” trong chính-bản không có ngĩa là “Luân-lí” mà fải hiểu nó có ngĩa về tinh-thần, zo đó nó liên-quan đến “fải/trái) mà coi những sai lầm đó chính là một tội-ác. Ngĩa là người “trí-trá” trong viết lách đã zùng cái đam-mê huyễn-hoặc của mình làm mù-quáng một số người tin theo. Chính Malebranche và Kant đã luận tội này khi cả hai cho rằng “trí-trá” trong viết-lách là một việc làm đảo-lộn vì “đưa xác vào hồn”.

 

Theo Saussure, chúng ta thấy có liên-hệ jữa nói (Parole) và Viết (Écriture). Điều này không fải là một tương-jao jản-zị. Viết là sử-zụng chữ trong mẫu-tự. Theo truyền-thống Tây-fương, Viết được coi như thân-xác hay chất-liệu của tinh-thần. Tinh-thần ở đây được coi như hơi-thở, tiếng nói và Lí-tưởng Uyên-nguyên (Logos). Thế thì, vấn-đề của linh-hồn và xác-thân hiển-nhiên – ở đây trong chuyên-luận này – đến từ hay suy ra từ Viết với những ẩn-zụ (metaphors).

 

Derrida luận rằng, Viết là vấn-đề tế-nhị và là vấn-đề hời-hợt ở bên-ngoài, Chúng ta tạm gọi Viết như “Áo-quần”. Một đôi khi có í-kiên cho rằng tiếng nói bao bọc tư-tưởng. Và đây là điểm mà Husserl, Saussure và Lavelle đã nêu lên. Nhưng đã có ai đặt câu hỏi là liệu Viết có chuyên-chở Tiếng-nói hay không? Saussure cho rằng Viết ví như manh áo bóp méo (perversion) và làm“bại-hoại ja-fong” (debauchy). Viết ví như một manh-áo che đậy “thối-nát” hay jả-zối bên ngoài. Viết, theo Saussure, chính là cái mặt nạ đeo trong ngày hội mà chúng ta fải vứt ngay đi, như trừ tà, trừ qủi, bằng cách zùng chữ cho đúng. Ngĩa là: Viết che mờ cái záng bên ngoài của ngôn-ngữ, chứ không fải Viết là che đậy hay khoác cho ngôn-ngữ một cái màng jả-tạo, tức là một Hình-záng Lạ-kì. Như một trường-hợp ở Nam Viết mà tôi đã nêu lên. Chúng ta vốn đã ngờ rằng Viết là “hình-ảnh” hay trưng ra hình-tướng (figuration) bên ngoài. Ngĩ như thế là một nhận-xét sai. Theo Derrida, bình-thường cái bên-ngoài liên-hệ với cái bên-trong ở bất kì vấn-đề jì NGOẠI TRỪ tính chất nhỏ-nhặt rất bên-ngoài. Í-ngĩa của cái bên-ngoài luôn luôn có mặt ở cái bên-trong. Cái bên-trong bị jam-hãm bởi cái bên-ngoài – ở tận bên-ngoài, và ngược lại.

 

Như vậy, theo Derrida Khoa-học của Ngôn-ngữ là fải lấy lại tính Tự-nhiên, tức là tính đơn-jản và uyên-nguyên. Tính đó cũng là liên-hệ jữa Nói và Viết hay Cái Bên-trong và Cái Bên-ngoài. Khoa-học ấy fải sửa lại cho đúng tính trẻ-trung tuyệt-đối và sự trong-sáng của cỗi-nguồn ngôn-ngữ. Nếu ngôn-ngữ không có lịch-sử mà lại suy-tàn thì nó sẽ làm nhơ nhớp liên-hệ của tính bên-trong và bên ngoài của nó. Cho nên, cần fải có một trật-tự tự-nhiên jữa Ngữ-học và biểu-thị rõ ràng, và lí-thuyết-ja chuyên ngiên-cứu về lẽ tự-nhiên của kí-hiệu là người nhắc nhở chúng ta về lẽ tự-nhiên này. Theo những tiền jả-thiết có tính siêu-hình và lịch-sử đã được bàn đến ở trên, trước hết chúng ta có sự liên-kết chặt chẽ jữa quan-năng này với quan-năng khác, rồi đi từ quan-năng tới âm-thanh. Saussure gọi liên-hệ này là liên-hệ tự-nhiên, và liên-hệ của âm-thanh là một liên-hệ tự-nhiên đúng nhất. Liên-hệ tự-nhiên của í-niệm về vật được miêu-tả và biểu-thị miêu-tả (signifier) sẽ tạo điều-kiện cho liên-hệ tự-nhiên để đưa Viết hay hình-ảnh rõ-ràng vào tiếng nói. Chính liên-hệ tự-nhiên này có thể bị đảo-ngịch  bởi tội-lỗi ban đầu cùa Viết như sau: “Hình-thể vẽ ra hay miêu-tả ra cứ ép mải qua âm-thanh, cho nên biến chuyển theo lẽ tự-nhiên bị đảo lộn. Malebranch cẳt ngĩa tội-lỗi ban-đầu này là tôi không để í. Đam-mê vì tự-do (zễ-tính) hay bê-trệ chẳng qua cũng như sự fân-trí của Adam. Chính sự fân-trí này mới đáng trách trước vấn-đề gọi là vô-tội theo lời lẽ linh-thiêng thì vô-tội tức là không nắm vai trò chủ-động, và không khát-khao trong hành-động. Nhưng khi chúng ta bàn đến tự-zo, thì lạ-lùng thay chính cái khôn-ngoan và xảo-điệu của kĩ-thuật làm tan tính tự-nhiên. Saussure bàn tiếp: “Trước hết, cái thể fô ra rõ ràng của chữ khiến chúng ta cảm thấy rằng cái thể đó có mặt mãi mãi và chằc chắn hơn là âm-thanh của ngôn-ngữ qua thời-jan hay lịch-sử, mặc zù cái thể này hoàn-toàn là không-tưởng. Liên-hệ fù-zu của Viết zễ zàng nắm bắt được hơn là liên-hệ tự-nhiên, tức là một liên-hệ đúng. Liên-hệ đúng trong ngôn-ngữ gọi là “âm-thanh”.  

 

February 26, 2012

(Còn tiếp nhiều kì cho đến hết)

 

 

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2169
Ngày đăng: 28.02.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Arlequin – Anh Hề - Nguyễn Hồng Nhung
Tình yêu trong văn hóa - Nguyễn Đăng Trúc
Í-Ngĩa Sống Của Một Vật Và Sự Truyền-Thông Trong Xã-Hội - 2 - Nguyễn Quỳnh USA
Í-Ngĩa Sống Của Một Vật Và Sự Truyền-Thông Trong Xã-Hội - Nguyễn Quỳnh USA
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 5 - Nguyễn Quỳnh USA
Bản Bi Kịch Oedipe-Vua Của Sophocle - Nguyễn Đăng Trúc
Thi hào Eschyle, Thân phận con người trong cuộc chiến giữa Tài và Mệnh - Nguyễn Đăng Trúc
Quyền-Lực Và Tự-Zo - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc, Fê-Bình Và So-Sánh - Nguyễn Quỳnh USA
Hòa bình trong văn hóa Việt-nam - Nguyễn Đăng Trúc
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)