Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.112
123.142.379
 
Í-Ngĩa Sống Của Một Vật Và Sự Truyền-Thông Trong Xã-Hội
Nguyễn Quỳnh USA

Khai triển từ nguyên-tác THE BEING OF A THING AND

SOCIAL COMMUNICATIVE ACTIONS

FOR THE 7TH INTERNATIONAL CONFERENCE

OF THE ARTS IN SOCIETY

LIVERPOOL UNIVERSITY, UK, JULY 2012

(Tiếp hai kì trước và hết)

 

D. VẬT LÀ NGỆ-THUẬT (THE BEING OF A THING AS ART)

 

Theo đúng quan-niệm thực-tiễn của Habermas về hoạt-động truyền-thông trong xả-hội, thì ngôn-ngữ của ngệ-thuật nói chung, và nội-zung của thẩm-mĩ nói riêng, không có vai trò tích-cực trong truyền-thông, ngay cả bước sang lãnh-vực fim-ảnh và fóng-sự bằng hình, vì thiếu-vắng fạm-vi thảo-luận (discourses). Nói tới thảo-luận là nói tới cách sử-zụng ngôn-ngữ qui-fạm, tức là nói và viết (speech and writing). Hiển-nhiên, chúng ta có những hội-thảo về việc làm của ngệ-thuật trong xã-hội. Loại hội-thảo này hiện za zưới hai zạng hoạt-động. Họat-động của các nhà chuyên-môn, và hoạt-động có tính jáo-zục đại-chúng. Hoạt-động như thế có mục-đích cho mọi người chia xẻ trong hình-thức fát-biểu và đóng-góp. Thế thì, mặc zù ngệ-thuật là một “vật” có đời-sống và í-ngĩa của riêng nó, ngay trong cõi sống của xã-hội, nó ra ngoài í-ngĩa truyền-thông thực-tiễn, hay lãnh-vực thảo-luận. Thảo-luận nhằm đến ngĩa (meaning) chứ không nhằm đến cảm-tính (sense). Tuy cảm-tính (sense) có já-trị hiển-nhiên nhưng cảm-tính “iên-lặng” cho nên kinh-ngiệm cảm-tính lung-linh, rất khó lường, và không thể nắm bắt NGAY ĐƯỢC được bằng lời và tiếng nói. Đây là kinh-ngiệm chúng ta thường thấy khi bàn tới cái đẹp và ngệ-thuật. Chúng ta hãy thử nge Hegel bàn về Thẩm-mĩ trong Ngê-thuật (Vorlesungen über die Aesthetik).

 

§ 01. Theo Hegel, cứ cho rằng một tác-fẩm ngệ-thuật zo con-người tạo ra đúng là sáng-tạo trong í-ngĩa tinh-thần (Geist) của con-người, thì chúng ta vẫn cần đặt ra câu hỏi: “Nhu-cầu của con người là jì trong việc tạo ra những tác-fẩm ngệ-thuật?”

 

§ 02. Cũng theo Hegel, zường như ngệ-thuật đi từ một khát-vọng cao để làm thỏa-mãn những nhu-cầu cao hơn, và có khi liên-quan tới nhân-sinh-quan có tính đại-chúng nhất (Weltanschaungen) cũng như liên-quan tới niềm-tin vào tôn-jáo của con người.

 

§ 03. Vậy nên Hegel luận rằng chúng ta không có câu trả lời thỏa-mãn cho nhu-cầu tuyệt-đối và rõ-ràng của ngệ-thuật. Tại sao?

 

§ 04. Bảo rằng ngệ-thuật sinh ra từ nhu-cầu tuyệt-đối và bao quát nhưng thực ra căn-nguyên của nhu-cầu này sở zĩ có chỉ vì con người là một í-thức nặng trĩu ưu-tư (thinking consciousness).

 

§ 05. Hegel cho ví-zụ thế này: Con người trưng ra chính mình rồi đặt trước í-niệm về mình bất cứ cái jì là mình, bất kể. Thế rồi, Hegel cắt ngĩa thêm: Sự-kiện hay vật trong thiên-nhiên vốn đơn-jản và ngay trước mắt. Điều này khiến chúng ta nhớ đến Tractatus của Wittgenstein. Trong khi đó con người vốn-zĩ là tinh-thần (Geist) lại nặn ra mình, trực-nhận ra mình, trình-bày mình, và suy-tưởng.

 

§ 06. Chỉ nhờ vào khả-năng biết đưa mình ra ngoài để nhận-thức mình (Fürsichseyn) con người mới biết tinh-thần của mình. Điều này như tôi đã trình bày đó đây là nếu không thông tư-tưởng của Hegel và Husserl thì chuyện hiểu Heidegger sẽ trở thành mộng-mị và có những trường-hợp đâm ra huyênh-hoang rồi lâm vào “bệnh-tưởng”, “tẩu-hỏa nhập-ma” không có lối ra.

 

§ 07. Nhờ có nhận-thức về mình như đã kể trên con-người mới thấy hai điều: a) Trước tiên, về mặt lí-thuyết, khi nhìn vào bên trong, hay nội-tại của mình, con người fải biết rõ về mình đồng thời biết cả những jì đang xảy ra, đang xao-động, và đang gây xúc-động tâm-khảm của con-người. Nói chung, con-người fải thấy chính mình, trình-bày “cái ta” cho chính mình. Tức là  chính mình nhìn rõ cái gọi là iếu-tính của mình, rồi nhận-ziện ra mình một cách rõ ràng, cái jì tổng-quan về mình và cái jì thế-jan chấp-nhận mình.

 

§ 08. Thứ đến, b) con-người zọi-fóng mình ra ngoài bằng hoạt-động tích-cực, vì con người có khát-khao về những jì mình muốn, ở hiện-tại và ở ngay kia (trong ngôn-ngữ của Heidegger, có ngĩa là dasein), để khám-fá ra mình rồi mới nhận-ziện ra mình. Để đạt tới mục-đích này con-người fải đổi thay mọi zữ-kiện (vật) bên-ngoài bằng cách đặt zấu-ấn nội-tâm của mình lên zữ-kiện (vật), có thế con-người mới thấy được bản-ngã của chính mình (Bestimmungen). Tại sao làm như thế?

 

§ 09. Hegel trả lời: “Con người làm như thế vì con người có tự-zo – tự-zo lột bỏ cái vỏ xa-lạ và cứng ngắc của thế-jới bên ngoài, và để thỏa-mãn thấy được cái hình của mọi vật – zĩ nhiên đó cũng là cái vỏ bên-ngoài của chính nình. Ví zụ đứa bé ném hòn đá xuống ao rồi khoái tỉ thấy những đường vòng trên mặt nước. Đứa bé trực nhận ra cái jì nó đang làm.”

 

§ 10. Từ luận-điểm trên, Hegel nói: “Nhu-cầu vì ngệ-thuật mà ai cũng biết chính là nhu-cầu trí-tuệ của con người nhằm đưa thế-jới nội-tại và ngoại-vi thành í-thức có đời-sống tinh-thần (Geist), biến nó trở thành đối-tượng rồi trong chính đồi-tượng đó, thêm một lần nữa con-người nhận ra bản-ngã của chính-mình.

 

§ 11. Con người thỏa-mãn nhu-cầu tự-zo trong lãnh-vực tinh-thần này – hay nhu-cầu tự-zo của ngệ-thuật – bằng cách làm sáng-tỏ những jì ngay trong nội-tại của mình, tức là đưa thế-jới bên-ngoài vào trong nội-tâm thức-tỉnh (Fürsichseyn/cho chính nguồn-sống uyên-nguyên của mình). Chính chữ Seyn này, một cổ-ngữ của Sein, đã trở thành thuật-ngữ về Nguồn hay Cái Uyên-nguyên trong triết-học của Heidegger (xin đọc Zur Bezinnung (Thức-tỉnh) của Nguyễn Quỳnh trên Tiền-vệ).  

 

§ 12. Hegel đi tới kết-luận: Nhìn ra chính mình ví như một cách zọi-fóng chính mình. Tức là biến cái jì ở trong mình trở thành trực-jàc [cái thức tự nó loé-lên] (Anschauung) và trở thành í-thức [cái biết zo hành-động hay việc làm] (Erkenntnis). Nhìn ra như thế có lợi cho chính mình và cho người khác. Vậy thì, Hegel muốn nói tới một thứ hiểu-biết từ trong xương-tủy (Empathy).

 

§ 13. Cho nên, theo Hegel, nhu-cầu rõ-rệt của ngệ-thuật – khác hẳn với những nhu-cầu khác, ví như chính-trị, luân-lí, tôn-jáo và khoa-học – cần fải được fân-tích rõ ràng.

 

§ 14. Ngệ-thuật là họat-động của con người. Là một “vật”, ngệ-thuật fải có sắc-tính (Bestimmung) của nó. Sắc-tính của ngệ-thuật hiện ra hay được tạo ra để chúng ta hiểu cảm-thức (Sinn) của con người. Bởi thế, ít hay nhiều, theo Hegel, ngệ-thuật đến từ lãnh-vực cảm-tính hay cảm-thụ (sensuous sphere).

 

§ 15. Suy tư trên đưa chúng ta tới một nhận-định là nội-zung (aspect) của tác-fẩm ngệ-thuật zo chính người ngệ-sĩ tạo ra và ngệ-thuật, theo Hegel, có tính “gợi-cảm” (Empfindung). Cho nên tìm hiểu tác-fẩm ngệ-thuật là truy-tầm cảm-tính.

 

§ 16. Thế nhưng, Hegel nhận thấy rằng, tác-fẩm ngệ-thuật không chỉ “gợi-cảm”, vì sự “gợi-cảm” liên-quan tới cái-đẹp. Suy-tư về cái đẹp khiến chúng ta đi tìm một cảm-tính đặc-biệt về cái-đẹp. Nhưng suy cho kĩ cảm-ứng về cái-đẹp như thế không fải là một bản-năng vô í-thức đến từ thiên-nhiên.

 

§ 17. Chúng ta cần jáo-zục để bồi-đắp hay nâng cao cảm-thức. Zo đó, chúng ta mới có cái gọi là í-niệm về cái đẹp (taste), tức là í-niệm đep của A khác và cao hơn của B, hoặc của thời-đại X khác và cao-hơn thời-đại Y. Cho nên, lại theo Hegel, chúng ta đã thấy tại sao những lí-thuyết trừu-tượng đã nâng cao cảm-thức của í-niệm đẹp (taste). Trong í-ngĩa chúng ta thường nge: “Taste này thấp qúa! Taste kia cao hơn.” Biết được cao hay thấp cần đến jáo-zục trong í-ngĩa tôn-chỉ (doctrine), hay zo kinh-ngiệm, như chúng ta thường nge: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.”

 

§ 18. Zù theo qui-fạm hay theo kinh-ngiệm, jáo-zục (Bildung) fải có tính-cách fê-bình để chúng ta thấy rõ – trong trường-hợp sáng-tạo và thẩm-mĩ - có chỗ nguyên-lí fổ-quát còn thiếu sót, và có chỗ tác-fẩm ngệ-thuật của cá nhân chưa chuẩn. Tuy Jáo-zục quan-niệm rằng khả năng fán-đoán fải thật rõ ràng, nhưng theo Hegel tiến-bộ cần fải có thêm jáo-zục về cái-đẹp (taste).

 

§ 19. Tác-fẩm ngệ-thuật “đập ngay vào” quan-năng. Chính quan-năng này là nơi tiếp-nhận cái jì [tác-fẩm ngệ-thuật] gây ra xúc-động hay cảm-nhận để cho khả-năng rung-động tự-nhiên trình bày ra, i như mọi thứ chúng ta cảm được ở quanh chúng ta, ngay cả “ngệ-thuật” nói (speech) của chúng ta.

 

§ 20. Suy ra từ đó, Hegel luận rằng, chức-năng (Bestimmung) của tác-fẩm ngệ-thuật cho thấy nó không fải là tác-fẩm của thiên-nhiên, hay “từ trời rơi xuống”, mặc zù “Vật” trong thiên-nhiên cũng như tác-fẩm ngệ-thuật,  có cái cao cái thấp.

 

§ 21. Thế cái jì khiến tác-fẩm ngệ-thuật như là một “Vật” khác với “Vật” ở thiên-nhiên? Hegel xác-định rằng: “Khả-năng gây xúc-động của tác-fẩm ngệ-thuật là sự xùc-động của tác-fẩm đó fải có mặt cho tinh-thần (Geist/Geistige) của con người, chứ không fải chỉ là sự quyến-rũ bên ngoài của “Vật”. Cần fải nói rõ hơn thế này: Tại sao có một bức-tranh hoa-hồng cảm-thức. Nhưng có bức-tranh hoa-hồng làm cho chúng ta bàng hoàng đứng lại. Theo ngôn-ngữ của Hegel, chúng ta bàng-hoàng vì bức-tranh hoa-hồng đó đụng vào tinh-thần của chúng ta.

 

§ 22. Như vậy, theo Hegel, một cảm-thức zở là một cảm-thức thiếu-vắng tinh-thần, và cũng theo Hegel – thêm một điều nữa - để có cảm-thức tinh-thần, chúng ta fải ngắm nhìn một tác-fẩm ngệ-thuật rất lâu – có thể hàng jờ, và theo tác-jả bài này – có khi cả mấy năm, và có khi suốt một đời người.

 

§ 23. Thêm một nhận-định nữa của Hegel trước khi chúng ta trưng ra zẫn-chứng. Theo Hegel, zựa trên quan-điểm khát-khao thực-tiễn (practical chứ không fải pragmatic), chúng ta thích ngệ-thuật vì tác-fẩm ngệ-thuật tự nó có tinh-thần độc-lập, nhưng cái ước-muốn hay khao-khát (desire) thực-tiễn bóp méo tác-fẩm ngệ-thuật. Suy-tư về một tác-fẩm ngệ-thuật khác hẳn với suy-tư về việc-làm của  khoa-học. Việc-làm của khoa-học chỉ để í tới “Vật” như là một đối-tượng rõ-ràng, chứ không có khát-khao đưa việc-làm hay kinh-ngiệm khoa-học trở thành một í-niệm hay tư-zuy fổ-quát. Xin lưu-í, nhận-định của Hegel rất đúng trong thời-đại của ông, kể từ đầu thế-kỉ 20, í-niệm fổ-quát trong ngệ-thuật không còn nữa. Chúng ta sẽ bàn thêm về sau.

 

E. TRUYỀN-THÔNG: VẤN-ĐỀ Í-NGĨA VÀ CẢM-NHẬN

(COMMUNICATION: PROBLEM OF MEANING AND SENSE)

 

§ 24. Truyền-thông theo í-niệm của Habermas là một hoạt-động jản-zị và thực-tiễn. Điều này chúng ta đã thấy trong cuốn Tractatus của Wittgenstein. Chúng ta cũng nên hiểu rằng điều này có nhiều jới-hạn chứ không hoàn toàn lí-tưởng và luôn luôn thành-công ở mọi vấn-đề. Ngôn-ngữ ứng zụng và văn-fạm không thể nói hết chuyện đời. Thông-tin hằng ngày cần rõ rệt cho người nge. Nhưng nội-zung của bản-tin truyền bá đi có khi sai lạc. Như thế tuy cái khung lí-luận của ngôn-ngữ không sai, nhưng nội-zung của vấn-đề đôi khi khiến chúng ta suy-ngĩ.

 

§ 25. Ngôn-ngữ - tiếng nói cũng như chữ viết- để ziễn-tả tư-tưởng và sự-kiện, cần rõ ràng và chính-xác. Nhưng nếu nội-zung vượt ra ngoài ngôn-ngữ, thì câu chuyện trở thành fức-tạp, thiếu ngôn-từ ziễn-tả. Khi ấy theo í của Wittgenstein, chúng ta chĩ còn biết iên-lặng mà thôi.

 

§ 26. Khả-năng hiểu-biết của con người ít nhất tới từ hai lãnh-vực: lí-tính và tình-cảm, và đây cũng chính là hai bộ mặt của con người, biểu-thị là sự hội-thông của Appolo và Dyonisus được jải-thích rất rõ ràng trong cuốn The Birth of  Tragedy của Nietzsche.

 

§ 27. Hiểu biết của con người khi đem ra chia xẻ với nhau trong xã-hội không thể nằm trong những khuôn-mẫu jới-hạn, và cũng không thể hồ-đồ nói vung nói vít. Hiểu-biết được chia ra nhiều loại cho những lớp người thích-hợp.

 

§ 28. Tuy-nhiên, như Hegel đã nhận-định ở trên, vì hiểu-biết zựa vào kinh-ngiệm, nên jáo-zục chính là thước đo của hiểu-biết, và kinh-ngiệm tự bản-chất cũng rất mông-lung ngay cả khi chúng ta đã có kết-qủa cụ-thể. Zo đó, để truyền-thông tư-tưởng được hữu-hiệu, trình-độ hiểu-biết rất quan-trọng, đó là chưa kể có những hiểu-biết xuyên-qua cảm-thức. Rồi từ cảm-thức hiểu biết được lí-trí bàn cãi xem có hữu-lí (reasonable) hay không.

 

§ 29. Đôi lúc trong truyền-thông bằng ngôn-ngữ, chúng ta còn fải zùng tới sơ-đồ, như bản-đồ, và ngay cả trong khoa Vật-lí, Einstein đã fải vẽ ra để cắt ngĩa vận-hành của vấn-đề. Cuốn Philosophiea Naturalis Principia Mathematica của Newton toàn là zạng hình-học, vậy mà có nhửng bài tóan trong sách ấy, theo Einstein, không đúng khi mang vào thử trong fòng Thí-ngiệm.

 

§ 30. Chính vì truyền-thông bằng chữ (Écriture/Writing) và bẳng lời (Mots/Words) tự chúng có khi chưa đủ và cũng có thể không rõ, cho nên tranh nhỏ (miniature) như minh-họa (illuminations) thời Trung-cổ trong văn-hóa Thiên-chúa Jáo và Tiền Fục-hưng đã trở thành truyền-thống rất quan-trọng. Chính văn-hóa Mughal (Tân Mông-cổ và Hồi-jáo) ở Ấn (India) trong thế-kỉ 17 sau khi jao-tiếp với Tây-âu cũng đã được iêu-chuộng để miêu-tả sự-kiện lịch-sử.

 

§ 31. Trong bức-tranh Tháng Jiêng , cỡ 8’ x 5’– ziễn tả tập-tục cứ như là “Tháng Jiêng là Tháng Ăn-chơi ở Việtnam xưa”, anh em họa-sĩ Limboug đã trình-bày chi-tiết hữu-hình và mầu-sắc miêu-tả tập-tục của thời-đại, mà ngôn-ngữ nói và viết không thể nào rõ ràng hơn được.

 

 

 

Tranh 1. Limbourg Brothers, January,

from Les Très Riches Heures du Duc de Berry, 1413 – 1416. Kích-thước: 8.7/8” x 5.3/8”

 

§ 32. Fần chính jữa của bức-tranh Vườn Địa-Đàng (Garden of Earthly Delights) miêu-tả jấc-mơ của Hieronymus Bosch, ẩn-zụ về một thế-jới hòa-bình và đúng ngĩa đại-đồng; tức là một vũ-trụ quan trong đó, con người, cỏ cây, muôn vật và chủng-tộc hạnh-fúc bên nhau. Như thế, một xã-hội zựa trên đẳng-cấp không còn nữa. Làm sao chữ viết và tiếng nói có thể trình-bày sống-động và hiện ra ngay trước mắt như thế này?

 

 

 

Tranh 2. Hieronynou Bosch, Garden of Earthly Delights, 1505 – 1510;

kích-thước: 7’ 2.5/8” x 6’ 4.3/4”

 

§ 33. Ít nhất có một chi-tiết trong bức tranh nhỏ tên là Jahangir chọn Hiền-nhân Stufi Shaykh hơn là Vua-Chúa. Chi-tiết đó là chân-zung Vua James I. Để cho đúng sử-liệu, họa-sĩ Bichitr của triều-đùnh Mughal đã chép chân-zung của vị Vua nước Anh này zo John de Critz vẽ. Làm như thế bức tranh ziễn-tả đúng khuôn mặt của Vua James I, và đồng-thời cũng ziễn-tả đúng jai-đọan lịch-sử bang jao jữa Anh Quốc và Ấn-độ. Ngoài ra, chính Bichitr cũng đã jới thiệu hội-họa Tây-fương vào xã-hội Ân trong thế-kỉ 17.

 

 

 

Tranh 3. Bichitr, Jahangir Preferring a Stufi Shaykh to Kings, ca. 1615-1618.;

Kích-thước: 1’6 7/8” x 1’1”.

 

§ 34. Theo đúng tinh-thần Thực-tiễn, thì bất cứ điều jì có lợi và rõ ràng đều nên được tận-tình khai thác, để cho nội-zung thảo-luận thành-công. Zo đó, không fải là chuyện viển-vông khi mang âm-nhạc và ngệ-thuật tạo-hình vào những đề-tài thảo-luận trên TV cho đại-chúng cảm thấy vui vì nội-zung kiến-thức được trình bày nhẹ-nhàng lôi cuốn. Làm được như vậy không fải zễ vì nó rất công-fu.

 

§ 35. Trong những câu chuyện hằng ngày, chúng ta thường “gật-gù” ra vẻ tâm-đắc. Nhưng sau đó trong iên-lặng, chúng ta biết rằng chúng ta đã “gật-gù” cho qua chuyện, chứ thực-sự có những điều cần bàn lại, nếu fải làm. Vấn-đề này có thể là cả nội-zung và ngôn-ngữ.

 

§ 36. Đi xa hơn, chúng ta có những nội-zung rất tế-nhị khi nội-zung ấy đòi hỏi thời-jan thấm vào cảm-tính, rồi từ cảm-tính đụng vào í-thức. Zo í-thức, với nhiều kinh-ngiệm ngay trong chúng ta hợp với kinh-ngiệm từ thế-jan bên-ngoài, vấn-đề mới trở nên sáng tỏ. Hegel gọi hiện-tượng này là chất “chất tinh-thần”. Nếu không có căn-bản hiểu-biết rõ ràng tư-tưởng của Hegel, thì chữ “tinh-thần” (Geist/Geistige) của Hegel zễ bị hiều lầm là “suy-ngĩ quàng-xiên” hay tệ hơn là “siêu-thức” vân vân. (Xin đọc lại câu 22).

 

§ 37. Nếu luận rằng tư-zuy fải có tính fổ-quát (universality), thì trước tiên í-niệm fổ-quát này fải được hiểu rõ như sau: a) Tính fổ-quát của một vấn-đề là tính hiển-nhiên hay tự-nhiên mà khi nge, khi thấy, hay khi đọc ai cũng biết ngay. Tính fổ-quát này là tính tự-nhiên (a priori) khỏi cần kinh-ngiệm.  b) Tính fổ-quát có ngĩa là rõ ràng như ban ngày, sau những công-fu tham-bác cho cùng kì-lí, Nó là kết-qủa của í-thức cao trong Hiện-tượng Luận, khởi đầu với Hegel, và trở thành khoa-học với Husserl.

 

§ 38. Như vậy, bảo rằng hội-thông trong xã-hội fải có tính thực-tiễn, tức fải sáng sủa mà ai cũng thấy vì nó fổ-quát (universal), thì chúng ta cần đặt vấn-đề là: Hội-thông có tính fổ-quát (universal) ấy là zo đề-tài tự-nhiên và zễ-hiểu, hay zo những công-fu fân-tích vấn-đề gay go làm sáng-tỏ đề-tài để đề-tài trở nên zễ-hiểu (universal). Như vậy, tôi đề-ngị, chúng ta nên zùng chữ fổ-quát (universal) trong hai zạng sau đây: a) Fổ-quát tĩnh (passive universal) và Fổ-quát động (Active universal).

 

§ 39. Chuyên-luận này không nhằm fê-bình í-niệm truyền-thông trong xã-hội của Habermas, nhưng để tránh hiểu-lầm là truyền-thông bị jới hạn vào qui-fạm (doctrine) làm cho kiến-thức và cảm-nhận của con người nhỏ lại một cách ngèo nàn, tác-jả bài này đã đề ngị tác-fẩm ngệ-thuật chính là “Vật” trong những định-ngĩa của Heidegger, có vai trò truyền-thông của nó và trong í-ngĩa jới hạn của nó ở những điểm chúng ta có thề bàn tới được.

 

§ 40. Và cũng để tránh hiểu lầm là í-niệm “thực-tiễn” (pragmatism) có thể bị coi là “fiến-ziện”, chúng ta nên nhớ rằng bất cứ chất liệu nào làm rõ ràng và làm fong-fú đề tài thảo-luận nên được tự-zo khai thác.

 

§ 41. Hơn nữa, mọi truyền-thông trong xã-hội là hoạt-động hằng ngày của con-người, nên con-người không thể luôn luôn bị nhìn zưới một khía-cạnh đặc-thù và đơn-jản. Bên cạnh mầu sắc tôi trưng ra cho mọi người thấy là tôi ưa thích, còn có lịch-sử đời tôi và lịch-sử của nhân-loại nữa.

 

§ 42. Thế-thì, chuyên-luận này không chỉ là đề-tài thảo luận trong Đại-hội Quốc-tế kì thứ 7 hôm nay tại Liverpool, mà còn fải được trân-trọng gửi tới Habermas.

 

March 30th 2012

 

 

 

 

 

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2697
Ngày đăng: 02.04.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 8 - Nguyễn Quỳnh USA
Tác Phẩm Cuộc Đời - Nguyễn Hồng Nhung
Tự thân có phải là nền tảng cho chân lý hay không? - Nguyễn Đăng Trúc
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 7 - Nguyễn Quỳnh USA
Các Hình Ảnh Cổ - Nguyễn Hồng Nhung
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 6 - Nguyễn Quỳnh USA
Nguyên tượng Người Nữ Âu Cơ trong huyền thoại Việt Nam - Nguyễn Đăng Trúc
Đọc và Fê-bình VĂN-FẠM LUẬN /DE LA GRAMMATOLOGIE, đoạn 4, của Jacques Derrida - Nguyễn Quỳnh USA
Arlequin – Anh Hề - Nguyễn Hồng Nhung
Tình yêu trong văn hóa - Nguyễn Đăng Trúc
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)