Các Ngài nghe phong phanh Liên Hiệp Quốc đứng ra đở đầu cho Phật Giáo tổ chức Lễ Phật Đản Sanh nên các Ngài triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để tìm phương kế “độ chúng sanh” hòng hoằng Pháp để xiểng dương Đạo Pháp.
Cuộc họp gồm các Phật quá khứ, hiện tại, tương lai:
- Đức Phật Nhiêu Đăng, Đức Phật A-Di-Đà, đức Phật Thích Ca, Đức Phật Datlai Latma và Đức Phật Di Lặc
- Cùng các Bồ Tát: Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Quảng Đức Bồ Tát và 16 La Hán Buông Đao.
Còn các Bồ Tát và La Hán khác không được mời vì phòng họp không đủ sức chứa với lại sợ nhiều ý kiến quá sẽ làm nhiễu loạn và có nguy cơ lạc đề.
Đức Phật Nhiêu Đăng là vị Phật tiền nhiệm của đức Thích Ca đồng thời cũng là vị Tổ Phật đầu tiên khai mạc buổi họp:
“Thưa các vị đồng hữu và các môn sinh, hôm nay ta triệu tập các ngưoi là để chuẩn bị đón tiếp ngày trọng đại Liên Hiệp Quốc đứng ra support cho thiện nam tín nữ của chúng ta trên khắp cái hành tinh qủa đất này mừng chú Thích Ca Đản Sanh tròn 2.553 tuổi. Chúng ta biết chú Kitô Giêsu mới có tròn 2009 tuổi mà đã được nhân loại mừng Giáng Sinh cũng từng ấy năm; nghĩa là đã 2009 lần rồi. 2.552 năm nay nhân loại coi thường chúng ta, nay mới được tôn vinh. Đó là niềm vinh hạnh mà Đạo Pháp của chúng ta ân hưởng.
“Nhân cơ hội này chúng ta phải chứng minh cho con người trên cái địa cầu này và trên các thế giới khác hiểu, biết và giác ngộ Đạo của chúng ta diệu kỳ như thế nào.
“Muốn làm thế, không gì bằng chúng ta phải dùng phép độ chúng sanh cho chúng rõ thế nào là Chánh Pháp.
“Mong các đồng hữu và các môn sinh tùy tài năng cá biệt của mình mà hóa phép mầu làm cho chúng sanh được giải thoát càng nhanh càng tốt. Đúng không ?”.
Đức Thích Ca với vị trí kế nhiệm đức Tổ Phật nên Ngài Nhiêu Đăng cho phép phát biểu trước:
-“Thưa chư đồng hữu và chư môn sinh. Kình thưa đức Tổ Phật Nhiêu Đăng Tổng Tòa Sen; nếu để cho mỗi người tùy tài, tùy duyên mà tùy tiện độ chúng sanh tôi e rất dễ đụng hàng, sợ sinh ra tranh chấp làm cho Đạo Pháp của chúng ta trở thành manh múm mất. Tôi cũng đã từng áp dụng phương án này rồi và bằng chứng là trên cái trái đất này Đạo của chúng ta có quá nhiều Tông, nhiều Phái, nhiều Hệ làm cho nhân loại điên đầu rối trí. Đại Thừa chửi Tiểu Thừa là: “Tiểu-thừa có khuynh-hướng trốn đời, mong giải-thoát cho nhanh coi đời là bể khổ và bẩn-thỉu. (tr.438) “Tiểu-thừa ích kỷ và tiêu cực. Nhìn đời bằng con mắt bi-quan” (tr.438). “Tiểu-thừa chỉ là quyền-pháp để độ những người còn kém. Chính –pháp là giáo- lý Đại-thừa , chỉ cái bao-la cho chúng-sinh phát-triển.(tr.443) “Tiểu-thừa là phương diện thấp, hẹp, nông-cạn, thô-sơ của Phật-pháp.” (tr.444). “Tiểu-thừa mắc cái tội là làm cho chúng-sinh sau này hiểu lầm Phật-pháp, không hiểu được Chánh-pháp”(tr.445). Thế đấy ! Đúng không ? [“Phật Giáo” – Gs.Tuệ-Quang Nguyễn-Đăng-Long – Tủ Sách Phật Học xb.1964 – Thượng-Tọa Thích-Tâm-Châu giới thiệu] (1)
Đức Di Lặc liền tiếp lời:- “Anh Hai vừa nói thật chí phải. Như vậy là do lỗi của anh Hai. Anh Hai đã biết thế nào rồi Chánh pháp của mình cũng bị lợi dụng và chia chẻ thành tản mạn. Há chẳng phải anh đã tiên báo rằng Chánh Pháp của mình rồi cũng đến thời “mạt pháp” đó sao ? Biết mà không có cách nào ngăn chặn là anh đã chưa thấu suốt 3.000 thế giới, chưa thấu lòng người. Như vậy là chưa đạt chuẩn giác ngộ. Anh có còn nhớ, mới khi ra đi trên bước đường tìm đạo anh đã sai lầm theo pháp tu khổ hạnh, chờ đến khi anh uống được ly sữa của cô gái kia anh mới tĩnh ngộ và anh ngồi thiền mới có 49 ngày mà anh vội vả giác ngộ nóng vội chi cho nên anh phạm sai lầm tiếp theo là giao Chánh pháp cho Ca Diếp chỉ với bằng một cành hoa. Anh có biết Ca Diếp hiểu gì chưa mà anh lật đật trao y bát mà bảo rằng “Chánh pháp nhãn tạng”. Đó không phải là cái tội của Ca Diếp. Đó là lỗi của anh. Tuy nhiên, thưa các cao huynh đệ và các môn đồ, không phải đến đây để chúng ta đổ thừa cho ai mà như Tổ Phật Nhiêu Đăng cáo bạch là chúng ta tìm biện pháp “hóa độ chúng sanh giải thoát” nên lời thừa nhận của anh Hai Thích Ca cũng cho ta một bài học đích đáng. Tôi đồng ý lời đề nghị của anh Hai cho tất cả chư quý vị. Còn riêng tôi, giờ tôi chưa đến. Tôi sẽ hạ hồi hóa độ siêu thoát chúng sanh trong thời kỳ sau rốt trước lúc thế mạc. Đúng không ?”
Phật A-Di-Đà phát biểu: “Tôi cũng đồng ý với chú Di Lặc. Tôi đã thông bác tất cả mọi Kinh Thánh của các đạo thờ Thượng Đế rằng không có Kinh nào viết một lời nào ở chương sách nào bảo năm 2000 là tận thế cả. Tôi có nghiên cứu thêm bên khoa học, họ bảo rằng quốc độ địa cầu này còn 400 triệu năm nữa mới tan tành thành bụi bặm. Do đó, chờ cho chú Di Lặc hóa độ chúng sanh thì quá trể vì chúng sanh sẽ phải ngụp lặng trong bể khổ dai dẵng như vậy lòng tôi thấy áy náy quá; mà để cho giáo pháp của anh Thích Ca hoán giải thì nó càng sa lầy thêm vì nó cũng là loại hàng đã hết hạng sử dụng rồi như anh Hai vừa trình bày.
“Với giáo pháp của tôi thì đơn giàn, nhẹ nhàng, đễ hiểu, dễ hành cho nên giải thoat là “chuyện nhỏ”. Chỉ cần một cái tràng hạt và kêu danh hiệu tôi “Nam Mô A-Di-Đà Phật” và niệm một trong 48 lời nguyền của tôi là giải thoát tức thì, không cần tu chứng hay thiền thiết gì cả. Đúng không ?”
Đức Phật Datlai Lama hậu sinh khả úy đưa ra nhận định: “Trước hết tôi xin phép anh Thích Ca Mầu Ni cho tôi được có đôi lời riêng của tôi chứ không dám mạo mụi nhân danh là “sinh vô tính của Anh”. Sự phân ra thành nhiều giáo pháp không phải là chia chẻ mà chỉ là tùy duyên. Có tục ngữ nói rằng “bá nhân bá tánh”vì thế mà từng mỗi tông phái ra đời là để đáp ứng cái duyên của từng người cũng như cần đến 84.000 pháp môn cho thích hợp vào mỗi nghiệp quả của mỗi sinh linh. Đó không phải là manh múm vụn vặt mà là những con đường thích hợp cho từng cá thể cảm ứng được sự tương thích. Pháp là Chánh Đạo nhưng không chấp vào tri kiến nhãn tạng cố hữu mà biến theo thực hữu ta bà lung linh ảo hóa thì Pháp mới thăng hoa và hiệu quả. Do đó, Pháp nào không hiệu quả không là Chánh pháp ! Vấn đê hôm nay ở đây như mục đích yêu cầu của Tổ Phật Nhiêu Đăng là chúng ta tìm ra một phương án giải thoát hiệu quả nhất để kịp cho Liên Hiệp Quốc xác nhận Đạo của chúng ta là “ Đạo Tốt Đẹp Nhất Thế Giới” để Hiến Chương Liên Hiệp Quốc ghi vào sổ đầu bài là “Quốc Độ Toàn Cầu Giáo”. Đúng không ?
Bồ Tát Quảng Đức lên tiếng: - “Vì năm nay LHQ tổ chức lễ Phật Đản trên đất nước tôi cho nên tôi cũng có vài kinh nghiệm bản thân nho nhỏ để góp vào Hội Nghị. Tôi vì đấu tranh cho Chánh pháp mà được giải thoát. Vậy thì giải thoát đâu có gì khó. Các tín đồ của tôn giáo khác cũng đã bắt chước tôi ôm bôm đi giải thoát đó. Đúng không ?”
Bà Quán Thế Âm Bồ Tát cắt ngang lời của Bố Tát Quảng Đức: - “Nếu ai cũng làm như Ngài, nếu ai cũng chỉ lâm râm kêu tên “Nam-Mô A-Di-Đà Phật” thì được giải thoát, thì tôi còn việc gì để làm nữa. Đúng không ?”
Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát(*) tiếp lời Bà Quan Âm: -“Bà ở đâu ra thế ? Đức Phật Datlai Lama là sinh vô tính của Đức Như Lai, thế bà cũng là sinh vô tính của tôi sao ? Datlai Lama dầu sinh vô tính chăng nữa nhưng đâu có chuyển giới tính, sao bà không giữ giới tính của tôi mà đâm ra lại cái vậy ? Chuyện “cứu nạn cứu khổ” là trách nhiệm của tôi đã được đăng ký bản quyền với đức Thích Ca Như Lai đây từ khuya rồi. Đúng không ?
“Đây, tôi xin trình ra cho cả Hội Nghị xét cho:
“Duyên Mệnh Tạng Bồ Tát từ đất xuất hiện, gối bên hữu quỳ thẳng, cánh tay ngang vai, gối bên tả ở dưới chân, tay cầm tích trượng, bạch Phật rằng: Con mỗi sáng sớm, nhập thiền định, vào các địa ngục, khiến cho chúng sanh thoát ly khỏi khổ nạn.
“Đời này và đời sau thế giới nào không có Phật, con cũng có thể dắt dẫn, chỉ đường và tế độ chúng sanh.
“Sau khi Phật diệt độ, nam nữ nào muốn được con ban phước, không cần xem ngày xấu tốt, không luận sạch nhơ, chỉ cần hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ sư trưởng, lời nói sắc mặt hòa nhã, không oan uổng ai, không giết hại sinh mệnh, không phạm tà dâm.
“Con từ bao nhiêu kiếp tới nay, thấy tất cả chúng sanh trong 6 đường, đồng một thể pháp tánh, không trước không sau, không sai không khác, bởi nghiệp vô minh mà thấy các tướng khác nhau, sanh, trụ, di, diệt, nào được nào mất, khởi niệm bất thiện, tạo mọi nghiệp ác, vòng quanh lục thú, kiếp kiếp làm cha mẹ lẫn nhau, đời đời làm anh em lẫn nhau. Tất cả đều sẽ thành Phật rồi con mới thành Phật. Nếu còn sót một người chưa diệt độ con thề chưa thành Phật.
“Chúng sanh nào biết được nguyện con, đời này và đời sau chỗ sở cầu không được thỏa mãn thì con thề không thành chánh giác.
“Phật khen Duyên Mệnh Tạng Bồ tát: “Hay lắm, hay lắm chânthiện nam tử(*) ! Sau, khi ta diệt độ rồi, đời ác sau này, tội khổ chúng sanh, ta phó thác cho ông(*). Đời này đời sau ông(*) dắt dẫn khéo léo chớ để họ sa vào ác thú bằng gẩy móng tay huống chi đọa A-tỳ vô-gián địa ngục”
“Duyên Mệnh Tạng Bồ Tát bạch Phật rằng: “Lạy đức Thế Tôn, xin chớ lo. Con sẽ cứu vớt chúng sanh trong 6 đường. Nếu ai khổ quá con xin chịu thay, không được như vậy con thề không thành chính giác” [“Kinh Duyên Mạng Địa Tạng Bồ tát” - tr. 20-21-22-23 – Phật tử Mỹ Dung ấn tống – Phật lịch 2509 -1965]
“Kính thưa các Cao Tổ Phật và chư tôn giả; có mặt đức Phật Thích Ca đây và hôm đó có cả Văn Thù Sư Lợi Bồ tát và cả Phổ Hiền Bồ tát làm chứng cho con; con xin thề độc; nếu con đêu ngoa lời nào, hộc máu chết liền và đi thẳng xuống A-tỳ ngay bây giờ. Đúng không ?”
Đức Thích Ca và Văn Thù và Phổ Hiền bồ tát đều xác nhận cho ông.
Và Ngài Nhiêu Đăng hỏi bà Quan Âm: “Bà từ đâu tới ?”
Quan Âm: “Dạ, con từ Trung quốc đến ạ.”
-“Vẫy bà thuộc phái nào ?”
-“Con thuộc phái Đại Thừa ạ.”
-“Bà hãy thường thuật lại cho Hội chúng nghe bà nhấp nháy ra làm sao mà thành ra “thế này đây”.
-“Dạ, xing vâng ! Nhưng lời con nói về con không đáng thuyết phục. Con nhờ chú Lục Tiểu Linh Đồng Tôn Ngộ Không làm sáng tỏ vấn đề ạ. Đúng không ?”
Đức Như Lai Thích Ca liền vời Tôn Ngộ Không Linh Đồng đến và nhắc nhở hôm nay chớ có quậy phá thiên cung như năm nào kẻo bị tội chẳng những 500 năm mà là 5.000 năm nữa đấy. Và Lục Tiểu Linh Đồng tuân lệnh đọc bản cáo trạng biên khảo:
“Ban đầu Quan Âm Bồ Tát được gọi là Quan Thế Âm, nghĩa là người luôn lắng nghe tiếng nói của thế nhân. Trong truyền thuyết, khi gặp hoàn cảnh khó khăn, chỉ cần miệng thầm niệm tên Quan Thế Âm, Quan Âm Bồ Tát sẽ nghe được tiếng kêu và đến giải cứu. Thời đại nhà Đường, nhân dân tránh tên húy của Đường Thái Tổ Lý Thế Dân nên bỏ mất chữ “Thế”, đổi thành Quan Âm. Sau đó lưu truyền đến ngày nay, người đời đều gọi là Quan Âm Bồ Tát. Do Quan Âm Bồ Tát đảm nhiệm trọng trách cứu khổ cứu nạn, thêm vẻ ngoài đoan trang xinh đẹp, được dân gian yêu mến và cung kính. Cho đến tận bây giờ, trong nhà rất nhiều người thờ phụng bài vị Quan Âm Bồ tát. Đó chính là tượng Quan Âm với vẻ mặt từ bi tọa Thiền tại “Tứ Trúc Lâm”.
“Khi cùng Phật du nhập vào Trung quốc, hình tượng và giới tính (*) Quan Âm Bồ Tát có nhiều thay đổi lớn. Tuy Quan Âm Bồ tát bị Trung quốc hóa, nhưng tấm lòng đại từ đại bi cùng nhiệm vụ giải cứu chúng sinh không hề thay đổi. Chúng ta xem xem tại sao Quan Âm Bồ Tát ở Trung quốc là nữ. Vào thời kỳ Lưỡng Hán, Phật giáo du nhập vào Trung quốc, Quan Thế Âm xuất hiện với hình tượng của nam giới (*). Bức tranh tượng Quan Âm trong Thiên Phật tại Đôn Hoàng là tượng nam giới. Dưới ảnh hưởng ý thức thẩm mỹ trung quốc, Quan Âm Bồ Tát bắt đầu được thêm thắt những nét mang đậm bản sắc Trung quốc. Thời kỳ Nam Bắc Triều, hình vẽ Quan Âm Bồ Tát với thân hình nam giới, dung mạo nữ giới dần dần xuất hiện trong nghệ thuật hội họa và điêu khắc. Thời nhà Đường, Quan Âm mang hình dạng nữ giới đã chiếm vị trí chủ đạo.”
“Quan Âm Bồ tát từ nam biến thành nữ (*), một phần là do nữ giới có trái tim đồng cảm, dịu dàng, hiền hậu hơn nam giới. Quan Âm Bồ Tát là nữ thì phù hợp với đặc điểm Quan Âm Bồ Tát đại từ đại bi, cứu khô cứu nạn hơn. Ngoài ra, trong đệ tử nhà Phật có không ít ni cô, nữ giới theo đạo Phật cũng không ít. Nếu như không có nữ Bồ Tát, nữ tín đồ khó nuôi dưỡng mong muốn thành Phật. Điều này dễ gây tổn thương tính tích cực và lòng hướng đạo của tăng ni Phật tử. Có khi không có người nhang khói, Phật môn lạnh lẽo, mọi người sẽ thấy ngay cả Phật giáo cũng vô dụng. Có nữ Quan Âm Bồ tát, hiển nhiên là niềm an ủi và cổ vũ lớn lao cho tất cả tín đồ nữ. Có nhiều chuyện không tiện nói trước mặt nam giới nhưng lại có thể thổ lộ hết với Quan Âm Bồ tát. Với những nguyên nhân kể trên, sự ra đời của nữ Bồ Tát, trở thành một sự kiện lớn trong hoạt động Phật giáo. Sự xuất hiện của nữ Bồ Tát bù đắp những thiếu sót đáng tiếc của nam Bồ Tát. Như vậy, một Quan Âm Bồ Tát mang dáng dấp của phụ nữ với phong thái thướt tha, hiền hậu ắt hẳn sẽ được nữ giới tôn kính, xem như bậc tri kỷ; nam giới cũng tôn trọng bà, hy vọng được bà ban phúc.”
“Quan Âm Bồ Tát mang dáng dấp phụ nữ cũng thể hiện tiềm ý thức lưu luyến tình mẹ của dân tộc Hoa Hạ. Con cháu Diêm Hoàng vốn từ chế độ mẫu hệ chuyển sang chế độ phụ hệ, luôn khao khát và lưu luyến tình mẹ.”
-“Lục Tiểu Linh Đồng xin trình Hội Nghị.”
[tác giả Lục Tiểu Linh Đồng (người đóng vai Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký) – “Lục Tiểu Linh Đồng bình TÂY DU ” [tập 1] – tr.124-125-126 – Nhà XB Thời Đại.2010 -]
Chủ tọa Cổ Phật Nhiêu Đăng kết thúc Hội Nghị:
-“Thì giờ gấp gáp lắm rồi để trình lên UNESCO xin LHQ công nhận Đạo chúng ta là “Tôn giáo tốt nhất toàn cầu” nên các phương án giải thoát của các tôn giả tỏ ra kém hiệu quả như 84.000 pháp môn, tu chứng qua nhiều kiếp, ngồi thiền lâu lắc lâu lơ, hoặc nhờ ông bà bà ông Địa Tạng Quan Âm cứu nạn cứu khổ như thể phủi bụi. Tôi nhân danh chưởng môn Phật Đạo, chọn giải pháp giải thoát ngắn gọn, tức thì, nhanh nhất của ông A-Di-Đà làm Chánh Pháp. Đúng không ?”
Mười Sáu vị La Hán rần rần ủng hộ: - “Chúng tôi nhất trí với Tổ Phật. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì chỉ cần “buông đao” là đạt Chánh Quả nên nhân loại chỉ cần niệm “Nam Mô A-Di-Đà Phật” kèm với một lời nguyện trong “48 Lời Nguyền” của A-Di-Đà là tiện và lợn nhất. Đúng không ?”
-“Không đúng ! Không đúng ! Không đúng ! Bà Quan Âm, ông Địa Tạng, Ngài Quảng Đức, Văn Thù, Phổ Hiền bồ tát, đức Datlai Lama, đức Di Lặc, đức Thích Ca nhao nhao phản đối.
Thì bổng dưng hoa sen trên trời rơi xuống tràn ngập hội nghị, hương thơm tỏa ra ngan ngát, nhạc cung đình vang vọng lâng lâng và một tiếng vọng uy nghiêm vang lên: “Chúa đã bỏ loài người, Phật không bỏ loài người. Hãy niệm cầu “Nam Mô D-Di-Đà Phật” là nhất cú ta đã trao cho A-Di-Đà từ vạn thuở và kết luận của Nhiêu Đăng là chung kết. Hết !”
Chú thích:
(1)“Đây là một thành công về nghệ thuật. Về phương diện văn chưong, ta phải khen tác giả đã khéo trình bày tư tưởng cao siêu, tế nhị, rất khó diễn tả thành một hệ thống rõ ràng, có phương pháp. Lời văn linh động, thiết tha, sáng sủa, khi hùng tráng, khi nhẹ nhàng, khi sâu sắc, khi cao siêu. Và rất lưu loát. Tác phẩm này không những nói lên những điều cần biết về Đạo Phật, lại kết tinh được tư tưởng nhân loại, gồm Đông-Tây, Kim-cổ. Đáng quý là tỏ rõ một cách linh động tinh thần hùng tráng, cao siêu của Phật pháp.
“Ta phải khen tác giả là một học giả, không những uyên thâm Phật học, mà cả về văn hóa, về khoa học, nghệ thuật cũng rất uyên bác. Có như thế mới trình bày được một cách tự nhiên, lưu loát, dễ dàng cả một hệ thống tư tưởng rất trừu tượng, tinh vi, thường bị chết trong rừng danh từ bí hiểm. Ta thấy tác giả là một nghệ sĩ, rung cảm trước muôn vẻ đẹp, và làm rung cảm lòng ta trước những vẻ đẹp tuyệt vời.
“Một tác phẩm như vậy làm hãnh diện đạo Phật. Nó sẽ giúp bao trí thức, Phật tử hiểu đạo, có một ý niệm rõ ràng và sâu sắc về đạo. Nó đã tả đúng chân-tinh-thần Phật giáo. Nó là nguồn cảm hứng cho người thiết tha tìm hiểu Chính pháp, cho người thực hành tu theo Chân lý.
“Phạt giáo” sẽ độ vô số chúng sinh thành Chính giác. Sẽ tràn lan khắp nước Việt Nam. Sẽ tràn lan khắp thế giới, mang cho nhân loại bao “nguồn sáng mới”. Vì “Phật giáo” là Chính pháp.
[“Lời Giới Thiệu” – Thích Tâm Châu – Saigon, ngày 1-4-1964-Phật lịch 2507- sách dẫn trên]
Bài này là để trả lời bài “Cuộc Họp của Các Thượng đế về Năm 2000” của Tiến sĩ Phật học Thích Nhật Từ đăng trên <vnthuquan.net>. Mời các bạn vào đó tìm “Thích Nhật Từ” hoặc “Cuộc Họp của Các Thượng đế về Năm 2000” sẽ ra.
http://www.buddhismtoday.com/viet/truyen/005-hop.htm
Đây là đường Link trực tiếp của bài <cuộc họp của các thượng đế về năm 2000>
trong Web của chính tỳ kheo Thích Nhật Từ <daophatngaynay.com> làm chủ nhiệm.