1/ Phạm Hầu đi tìm biển để ký thác mối tình sầu:
Phạm Hầu là một thi sĩ thời tiền chiến, sinh năm 1920 tại Quãng Ngãi, và mất năm 1944. Ông chỉ có một bài thơ hay lưu lại hậu thế, nhưng đó lại là bài thơ gây những ấn tượng khó quên cho độc giả. Bài thơ “Vọng-Hải-Ðài” đã trở thành biểu tượng cho sự cô đơn, trơ trọi, chơ vơ như chính cuộc đời ông rong chơi thoáng qua trong văn học. Ðó là hình tượng một ngọn hải đăng, một đèn biển soi cho đêm đại dương, báo hiệu tàu đi biển đừng đến gần vùng ghềnh đá, hãy tránh xa nơi có ánh đèn thăm thẳm quét ra. Tác giả hóa thân thành ngọn hải đăng cô đơn. Du khách nào có ghé thăm, một lần đến rồi sẽ đi không trở lại, vì ngọn hải đăng thường ở những nơi hẻo lánh. Du khách phù du thoáng đến thoáng đi, nhưng hải đăng thì vẫn tháng ngày tiếp tục nhiệm vụ vẫy gọi xa khơi, vẫy gọi cho những con tàu lặng lẽ bỏ đi. Vọng-hải-đài chính là con tim cô đơn của thi sĩ, du khách phù du chính là hình bóng một giai nhân đến với đời ông bằng một mối tình kiêu:
Chẳng biết trong lòng ghé những ai
Thềm son từ dội gót vân hài
Hỡi ôi! người chỉ là du khách
Giây phút dừng chân Vọng-hải-đài.
Cơn gió nào lên có một chiều
Ai ngờ thổi lại mối tình kiêu
Tháng ngày đi rước tương tư lại
Làm rã chân thành sắp sửa xiêu.
Ta đang ở vùng Los Angeles hay San Jose, có dịp nào hãy đến thăm ngọn hải đăng gần nhất, để dễ thông cảm với với nỗi niềm trơ trọi hiu quạnh của thi sĩ Phạm Hầu. Chỉ cách Long Beach khoảng năm dặm có vọng-hải-đài “Point Vincente”, và chỉ cách San Jose khoảng mười dặm có “Pigeon Point Lighthouse”. Hãy đến vào ban đêm để thấy trời biển rộng, ngọn hải đăng buồn và lặng lẽ với nhiệm vụ. Những con tàu đến từ bao bến bờ của năm châu lục, thoáng thấy ánh đèn xanh ngời của vọng-hải-đài thì kéo hồi còi “cám ơn” rồi tránh xa. Vọng-hải-đài thức trọn đêm, chứng kiến những bỏ đi. Một sắc không bờ của trùng dương buổi sáng hôm sau chính là sa mạc trong lòng thi sĩ:
Trống trải trên đài du khách qua
Mây ngày vơ vẩn, gió đêm là
Muôn đời e hãy còn vương vấn
Một sắc không bờ trên biển xa.
Lòng xiêu xiêu hồn nức hương mai
Rạng đông về thức giấc hoa nhài
Ðưa tay ta vẫy ngoài vô tận
Chẳng biết xa lòng có những ai?
Hàn Mặc Tử trong một câu thơ, tự hỏi có tính cách hướng nội, vì biết từ lòng mình là vậy mà không rõ người khác có như thế hay không: “Ai biết tình ai có đậm đà!” Còn câu hỏi của Phạm Hầu có tính hướng ngoại gần như trách móc: “Chẳng biết xa lòng có những ai?”. Ai xa mặt rồi cách lòng, nhưng thi sĩ hay vọng-hải-đài thì vẫn ngàn năm vẫy gọi những bỏ đi không hy vọng quay về.
2/ Mai-Thảo đi tìm biển để xa lánh phiền não:
Trong một bài thơ, nhà văn Mai Thảo gợi cho ta nhớ đến cuộc nổi loạn của tàu Bounty vào năm 1787 do trung úy Fletcher cầm đầu, tại vùng Nam Thái Bình Dương. Tàu Bounty, thuộc hải quân đế quốc Anh, có nhiệm vụ đi lấy cây giống của trái Breadfruit (trái bánh mì, ta gọi là trái sa-kê), thực phẩm chính của dân các hải đảo thuộc tộc người Polynesean. Nổi loạn cướp tàu giữa biển, họ bức bách thuyền trưởng William Bligh xuống một ca-nô nhỏ, cùng vài người trung thành, cùng đồ ăn thức uống đầy đủ có thể sống trong vòng một tuần lễ, phó thác may rủi cho đám người đó trên đại dương bao la. Với tài ba và kinh nghiệm, vị thuyền trưởng hà-khắc này đã lèo lái chiếc ca-nô mong manh mấy ngày đêm, may gặp chiến thuyền Anh, và sau cùng họ cũng về tới Anh. Chính vị thuyền trưởng Bligh về sau chỉ huy chiến thuyền trở lại Nam Thái Bình Dương để lùng kiếm đám thủy thủ nổi loạn. Còn về đám người theo trung úy Fletcher, mà nguyên nhân họ nổi loạn một phần vì sự hà khắc của thuyền trưởng, một phần vì “phải lòng” những cô gái mỹ miều mạnh khoẻ của đảo Tahiti, một phần vì thấy đời sống nơi hải đảo quá tuyệt vời, họ không thể từ biệt để về lại Anh Quốc. Sau khi cuớp tàu, Fletcher với tám người đồng bọn dẫn theo một số người Polynesean trên đảo, dong tàu đến một nơi bí mật, và biến dạng trong đại dương bao la. Rất lâu sau này, người ta mới biết nơi đó là đảo Pitcairn xa xôi chưa có dấu chân người, phía Tây Nam Tahiti vài trăm hải lý. Họ đốt tàu để tuyệt lộ đường về, sống hạnh phúc với thiên nhiên và tình yêu mà họ lựa chọn ở với người Polynesean. Hải quân Anh đã hoài công truy lùng để đưa họ về Anh lãnh án tử hình do tội cướp tàu theo luật Hải quân Anh. Họ đã có con cháu nhiều thế hệ, một thế kỷ tìm chốn bồng lai đã trải qua trên đảo Pitcairn. Họ cắt đứt mọi liên hệ với xã hội Anh tại chính quốc, kể cả các đảo thuộc địa Anh trong Thái Bình Dương. Xa lánh mọi dòm ngó, họ giống như loài voi chôn giấu tông tích: chúng đi tìm giấc ngủ ngàn thu nơi đáy rừng sâu thẳm (vì vậy người ta hiếm khi khám phá thấy mộ địa của loài voi). Từ sự kiện lịch sử đó, và cùng muốn đi tìm chốn an nhiên xa thế gian, nhà văn Mai Thảo đã gói ghém vào một đoạn thơ trong bài “Chờ Ðợi Nghìn Năm”:
Ta cúi đầu đi khỏi bãi đời
Như vì sao mỏi muốn lìa ngôi
Như thuyền xa bến vào muôn biển
Tới đáy rừng chôn giấc ngủ voi.
Sở dĩ xa lánh cõi đời vì xã hội đó gây phiền não. “Ðịa ngục là những kẻ khác”, lời của triết gia Jean Paul Sartre mà thời Văn Học Miền Nam người ta hay trích dẫn, và nhà văn Mai Thảo cũng nghiệm ra như vậy trong câu thơ: “Ðịa ngục ngươi là, kẻ khác ơi”. Nhà văn Mai Thảo không cô đơn trong tình bè bạn, nhưng chỉ vài phê phán hay dèm pha (mà sống ở đời ai cũng nếm phải), điều đó đủ làm cho ông muốn lìa nhân gian để đi tới cuối trời:
Tối sáng không phân nhọ mặt người
Là giờ xuất hiện của loài dơi
Rợp trời những cánh bay hôi hám
Trên lối ta đi tới cuối trời.
(Trích bài: Chờ Ðợi Nghìn Năm)
Trong đám người nổi loạn trên tàu Bounty, chắc có người muốn đào ngũ ra khỏi những ràng buộc mà họ trót đăng lính vào Hải quân Hoàng gia Anh. Và đa số vì những hệ lụy tình cảm. Vậy không phải họ muốn xa lánh đời sống văn minh một cách triết lý. Còn nhà văn Mai Thảo, theo như nội dung bài thơ trên, thì cũng không do tư tưởng Xuất-thế hay đi vào Tịch-lặng. Suy ra, ông là con người nhập-thế với nghiệp dĩ làm báo, sống giữa chợ đời, có nhiều bè bạn, nhưng đôi khi gặp những va chạm dị nghị làm ông chán ngán xã hội.
City of Walnut, California, tháng 7 năm 2010
lỗi!�E�np�� �� g Thứ không nắm bàn tay bà Minh mà đặt nhẹ lên vai bà - Tui sống bên đó cũng vất vả chớ có khỏe khoắn gì đâu. Cuộc sống của tui nó cô độc, lạnh lùng. Tôi có muốn về đây tìm bà cũng không được. Nhưng mà lần này… là tui về luôn. Tui hứa từ nay trở đi …hàng năm tui sẽ…
- Hồi xưa ông cũng hứa… - Câu nói của bà Minh như lưỡi dao cứa vào trái tim già nua của ông Thứ. Ông thấy nhói đau…
Trời đã khuya. Gió nhiều hơn. Mực nước một lần nữa tràn lên chân hai người. Bà Minh khoanh tay trước ngực để ngăn gió lạnh. Ông Thứ ho khẽ vài tiếng. Nghe ông ho, bà hỏi:
- Ông bỏ… thuốc lá chưa?
- Rồi! – Ông Thứ ôm ngực cố nén cơn ho.
- Giữ gìn sức khỏe nghen ông! Thôi mình về đi. Mấy đứa nhỏ chờ kia cà!
Con dâu bà Minh đến đón bà về. Hai đứa cháu nội của bà cứ đứng nhìn ông già chống gậy quên lời mẹ chúng bảo phải chào ông.
- À… Bà …bà Minh.. – Lúc bà Minh đi khá xa, ông Thứ mới sựt nhớ vói kêu.
Bà Minh dừng bước, day lại, chờ đợi. Ông Thứ chống gậy bước nhanh tới. Ông lấy trong túi áo chiếc hộp dài trong đó có con cọp nhỏ bằng gỗ do ông khắc trong những ngày ở đảo Bu-đong. Đó cũng là hình ảnh của bà Minh –người đàn bà tuổi Dần – ông lưu giữ từ bấy lâu nay.
Ông trao cho bà Minh chiếc hộp và run run nói:
- Quà… sinh nhựt…của ..của… em! Happy…birthday!
Gần một năm sau ông Thứ trở bệnh nặng. Con cái đưa ông vào bệnh viện. Bác sĩ hết lòng điều trị, chăm sóc… Hai tháng sau, bác sĩ nói với cô con gái út của ông là bệnh tình ông Thứ khó qua khỏi, gia đình liệu bề lo tính cho ông.
Cô con gái út bỏ ra ngoài hành lang khóc một mình.
Lúc tỉnh lại, dù sức đã cạn, ông cũng cố thều thào nói với vợ chồng đứa con gái út:
- Cuốn nhật ký…tía …để trong tủ. Mấy đứa… giúp tía…lo dùm… trang cuối!
Thằng rể út về nhà tìm được quyển sổ nhật ký của ông. Ở trang cuối ông có ghi tên bà Minh, số điện thoại nhà và dòng chữ: Niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của tôi là được gặp Minh vào phút cuối của cuộc đời. Muốn thì muốn vậy… mà biết có được không?
Thằng rể hiểu ý bàn với vợ mình rồi tức tốc đi gọi điện thoại cho bà Minh để mong sẽ giúp tía mình có được “niềm hạnh phúc nhỏ nhoi” trước lúc ra đi.
Cô con gái út nắm bàn tay gầy guộc của ông nói để ông yên lòng:
- Tía ơi… bà Minh sẽ đến. Tía… ráng… chờ nghen!
Nghe nhắc đến bà Minh, ông Thứ nở nụ cười héo hắt. Ông nói tiếng được tiếng mất với con gái là muốn tặng bà Minh cây gậy của ông. Ông biết bà sẽ cần nó trong lúc tuổi già…
Rồi ông nhắm mắt ra đi nhẹ nhàng, thanh thản.
Thằng rể út đi gọi điện thoại về cho vợ mình biết bà Minh đã “đi” một tháng trước đây vì bị nhồi máu cơ tim. Người nhà bà Minh biết ông Thứ đang nằm bệnh viện nên ngại báo tin…
Vậy là trong chuyến xe cuối của cuộc đời, ông Thứ…lại cũng muộn màng!./.
Vùng biển, 2006