Có lẽ thật khó giải câu đố này của Đức Đạt-Lai-Lạc-Ma XIV : “Ngứa gãi sướng hơn hay không ngứa sướng hơn?”. Câu đố đầy thách thức !
Nhưng câu chuyện lại được kể như vầy :
“Jéhova Đức Chúa Trời lập một cảnh vườn tại Ê-đen, ở về hướng đông, và đặt người mà Ngài vừa dựng nên [Adam và Eva] ở đó. Jéhova Đức Chúa Trời khiến đất mọc lên các thứ cây đẹp mắt, và trái thì ăn ngon; giữa vườn lại có cây sự sống cùng cây biết điều thiện và điều ác.”[STK.2,8]
“ Vả, trong các loài thú đồng mà Jéhova Đức Chúa Trời đã làm nên, có con rắn là giống quỉ quyệt hơn hết. Rắn nói cùng người nữ rằng : “Mà chi ! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái cây trong vườn sao? Người nữ đáp rằng : Chúng ta được ăn trái các cây trong vườn, song về phần trái của cây mọc giữa vườn, Đức Chúa Trời có phán rằng : Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đã động đến, e hai ngươi phải chết chăng. Rắn bèn nói với người nữ rằng : Hai ngươi chẳng chết đâu; nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mỡ ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác.”[STK.3,1-2-3-4-5] Điều đó ĐCT xác nhận : “Này,về sự phân biệt điều thiện và điều ác, loài người đã thành một bực như chúng ta.”[STK.3,22]
Nhưng chính bà Eva tiên cảm, nên quí trái cây ấy, như Bà lý giải “vì để mỡ trí khôn”[3:6].
Ôi thôi rồi ! ham mở trí – mở mắt nên mới thấy mình lõa lồ ! Từ đó, loài người bước một bước khá xa, bỏ lại đằng sau các bằng hữu động vật của mình mà đi con đường riêng. Con đường phân biệt điều thiện và điều ác. Con đường của lý trí. Con đường của sáng tạo. Con đường của văn hóa. Mà chính văn hóa đã hình thành nên cái: “ phân biệt điều thiện và điều ác ”, cái mà Vương Dương Minh gọi là “Tri thiện tri ác tức thị Lương Tri” đó.
Nhưng với lời cảnh báo của ĐCT: “Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đả động đến, e hai ngươi phải chết chăng.” Trước thách thức trọng đại ấy: chấp nhận ? hay không chấp nhận ? đưa Bà đến sự chọn lựa :
Và Bà can đảm CHỌN ! “vì để mở trí khôn”.
Và từ đó, TRÍ KHÔN có con đường để đi: “TỰ DO”.
Vâng, ĐCT đã sinh ra cây trái ấy và đặt vào vừa tầm tay Bà và còn cho Bà cái cảm xúc thèm thuồng với một cơn cám dỗ không cưỡng lại được do lời phủ dụ của con rắn là loài khôn ngoan mà cũng chính Ngài đã mang đến cho làm bạn với Bà.
Chính cây trái đó, chính vị ngon ngọt của trái cây đó đã mở mắt, mở trí cho Ông Bà nhận biết điều phải điều trái, điều đúng điều sai, cái thị cái phi, cái thiện cái ác.
Nhưng ĐCT không gài, không cưỡng bách, không thử thách; mà để ban cho Bà một đặc ân: TRÍ KHÔN ! và trao cho Bà cái quyền: TỰ DO !
So với các chủng loài khác, loài người thiếu nhiều may mắn : khả năng tự vệ và tấn công kém, tài thoát nạn thua xa các bằng hữu, cơ may sống còn trong thiên nhiên thật mong manh. Thế vậy mà loài người sống mãnh liệt nhất, lại chiếm ưu thế thượng phong, còn nhảy lên hàng thống trị muôn loài. Tình thế đảo ngược ấy nằm trong ân huệ của thiên nhiên ban tặng: bộ não ! Sự cách biệt giữa chúng ta và các chủng loài khác cũng chỉ hơn kém nhau ở bộ não ấy thôi. Chính trong họ linh trường ( tay dài) – loài người cũng bỏ xa do không ngoài bộ não của chúng ta trổi vượt hơn.
Giả như, khi ấy Bà nhát gan, không dám vói tay lên hái trái cây ấy, thì nhân loại bây giờ sao nhỉ ? Chắc chắn vẫn còn là bạn với lang trùng, hổ báo…vẫn còn lẫn vào loài chim bay, thú chạy !... đêm ngủ vách núi, ngày hái hoa rừng, uống nước suối trong…thơ mộng thật !
Ngay chính ngụ ngôn đã giải mã qua tiên cảm của bà Eva “quí vì để mỡ trí khôn”. Và chính trí khôn mới cho ra những nhận biết và phân biệt điều thiện và điều ác.
Và chính nó, “cái trí khôn” ấy lại là con dao hai lưỡi, như ĐCT phán: “Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đã động đến, e hai ngươi phải chết chăng”
Quả là một ân sủng khó đương ! Ân huệ càng lớn, trách nhiệm càng cao !
Loài người đã đủ khôn để sử dụng cái ân huệ trọng đại ấy của thiên nhiên chưa ? Câu trả lời của Cadao Việtnam là: “Thế gian còn dại chưa khôn !”.Loài người đã tận dụng cái trí khôn ấy để tàn hại nhau khá tận tình. Và cũng cái trí khôn ấy đã đưa nhân loại ra khỏi vùng tăm tối…bước thêm bước nữa vào vùng sáng lạn ! Bước đi ấy, trong nhân học gọi là bước hóa văn (esthétiquation-nom) [esthétiquationner-verbe) = hóa văn].
Uranium, Plutonium…nếu dùng để giết nhau thì “e phải chết chăng”.
Khôn sống ! Mống chết !
Thiên nhiên không rút lại ân sủng đã ban. Loài người có trút đi cái ân sủng đó hay không là tuỳ vào sự chọn lựa của mình.
Tự thân cái ân sủng đó đã sẵn có cái chủng tử chọn lựa rồi : hoặc THIỆN, hoặc ÁC.
Cũng từ cái lý trí ấy mà biết điều thiện điều ác. Ẩn ngữ mà hiển nghĩa trong phép tỷ của văn chương: “ cây biết điều thiện điều ác” là thông điệp mà người xưa gửi lại cho người sau.
Khi Bà vói tay lên hái trái cây “biết điều thiện điều ác”, Bà đâu có ngờ: “Một lần đẵm cứt, một lần chặt chân”. Nhưng không sao, Mẹ càng vui hơn vì từ đó mà con cháu Mẹ mới thoát khỏi cảnh thú u ám mà nâng mình lên một bậc. Và con cháu Mẹ biết ơn Mẹ.
Đó chính là: “Anh đã đi con đường từ giun lên làm người…”, Zarathustra nói như vậy ! Và Shri Aurobindo cũng cho biết: “ Con vật là con người giả trang dưới bộ lông lá và đi bốn chân. Con sâu là con người đang bò vặn vẹo và trườn về sự triển khai nhân tính của mình.” [“Apercus et Pensées”-tr.27-Adyar-Paris-1950]
Nên một khi loài người vươn tay lên hái “Trái Cấm” rồi thì không rút lại được nữa vì điều khoản “bất hồi tố” của luật, cho nên – rút kinh nghiệm – “Ngài đuổi loài người ra khỏi vườn, rồi đặt tại phía đông vườn Ê-đen các thần chê-ru-bin với gươm lưỡi chói lòa, để giữ con đường đi đến cây sự sống.” [STK.3,24]
Dẫu “mất trâu mới làm chuồng”- nhưng như thế vẫn chắc ăn hơn – khỏi phải hối hận một lần nữa ! Và từ đấy con người mất cơ hội !
Lời đã được nói ra là lời hằng sống: “Này, về sự phân biệt điều thiện và điều ác, loài người đã thành một bực như chúng ta; vậy bây giờ, ta hãy coi chừng, e loài người giơ tay lên cũng hái trái cây sự sống mà ăn và được sống đời đời chăng” [STK.3,22].
Đức Chúa Trời đã cẩn thận rào dậu “Cây Sự Sống” một cách nghiêm mật với lính canh gươm sáng chói để trừ hậu họa, thì từ đây con người chớ có mơ “được sống đời đời” ! Cái viễn cảnh “bất tử” của con người đã bặt đường đi lối về !...thì cái “Đằng Kia” (Au-de-Là) ở đâu nữa mà ước, mà vọng, mà cầu…!!!
Ngài chỉ nhở nhàng chiêu đầu nên loài người ngày nay mới hưởng được sự sơ xuất ấy. Ấy là ân sủng !
Cái ân sủng: “ PHÂN BIỆT ĐIÊU THIỆN VÀ ĐIỀU ÁC ” được ĐCT giả đò sơ hở lở ban đặng loài người chia xẻ cái “ LƯƠNG TRI ” cho cùng một bậc với Ngài.
Từ đó, cái Lương Tri làm thành cái Thần Tính của Con Người , và nói một cách chính danh “Lương Tri chính là Nhân Tính” [của con người vậy].
Con người mà mất đi cái lương tri thì sẽ được nhân loại đồng hóa nó với súc vật.
Để cụ thể, người ta nói : đồ mất nhân tính…đồ súc vật, súc sinh….không còn là người nữa…đồ chó…trâu, bò, heo…con vật càng tồi tệ càng được so kè với “đồ bỉ ổi” hơn…đồ rắn độc…langue de serpent ! Cette bête là !
Một chút chia xẻ từ MDLEECHEN's blog trong Entry: "Còn chăng một chút lương tri ?..." lấy từ nguồn báo Thanh Niên 10.01.08 với bài: "Sự bạc đãi không thể tha thứ.": câu chuyện kể về sự bạc đãi của các con và cháu nội của bà Nài...bị đánh và tử thương. MDLEECHEN ở cuối bài đưa ra câu hỏi:" Còn chăng một chút lương tri ?" và xin ý kiến của các bạn mình: “ Bạn ơi ! Bạn nghĩ gì đây ? ”. Và đây là một số suy nghĩ của bạn bè:
PANDA: "...họ còn thua xa những con thú...vì cái ích kỷ riêng tư của mình mà dẫm lên trên tất cả luân thường đạo lý.- Nghỉ gì về họ ư? Là tàn ác, là cầm thú...
VƯƠNG...: "...bây giờ trong xã hội loài người còn có thêm những cá thể loài sói, loài cáo, loài ác quỷ tồn tại cùng... - Không có lương tri chị ạ! vì có phải con người đâu mà có lương tri hả chị."
hawkw...: " Không bằng cả súc sinh."
NGANHA: " Không bằng cả loài cầm thú L à! Xót xa và phẩn uất, đó là những cảm xúc đan xen trong chị khi đọc bài viết này!!!..."
TRANC...: " Tiền làm mờ lý trí và thúc đẩy những đứa con trở lại làm vượn người!"
idol o : " Đồ...súc vật, cái loại con chó chứ đâu phải con người."
Mdleechen: " Luân thường đạo lý còn đâu? Súc sinh con cháu đầu trâu khác gì?"
HK(lo...: " Đúng là không thể tả được cảm xúc của em. " Chúng nó" mấy đứa cháu của bà Nài còn không được bằng một con chó."
Khucthuydu: “Như thể một sở thú vậy”
*
Chứ tiếp chiêu sau, rút kinh nghiệm ! loài người mất cơ hội hằng sống đời đời.
Từ ấy…Mẹ đã quay đít lại cái vườn Eden có “cây sự sống” đang được canh giữ cẩn mật với gươm lưỡi chóa lòa…mà bước những bước đi mạnh mẽ và hân hoan với tay cầm “trái văn hóa” cùng hạt “lương tri” của nó” để gây giống cho con cháu về sau ! Rồi Mẹ kể cho con cháu Mẹ nghe câu chuyện vui vui để cho hậu duệ Mẹ chớ có thèm cái đời đời trời ơi vớ vẩn hảo huyền đó nữa!!!
Chuyện như vầy: “ Người có công an bài cuộc sống nhân gian là MAUI . Bà Mẹ Maui thuở mang thai sinh chàng thiếu tháng (+). Tin rằng đó là điềm gở, bà ném đứa con sơ sinh của mình xuống đại dương. May thay đứa bé được tổ phụ là thần Mặt Trời cứu, mang lên thiên cung nuôi nấng, dạy dỗ; đến khi khôn lớn thì vẫn cho trở về hạ giới sống với gia đình. Maui có tài biến hóa cho nên chàng quyết đi đến giới tuyến cuối cùng của nhân gian. Trên đường đi, chàng tỉ thí với vị thần nhân tổ phụ tên là Muri-Ranga, và đoạt đựợc xương quay hàm của vị tổ phụ bại trận đó làm một thứ khí giới vô địch cho mình.
Kế đó, Maui đã dùng cả uy vũ lẫn mưu cơ để đoạt được lửa của một vị tổ phụ khác tên là Mahuika ngự trị khoảng giữa miền dương thế và âm phủ.
Sau cùng, Mau quyết giúp con người thực hiện mộng trường sinh bất tử. Chàng theo đường xuống âm phủ,(@) đợi lúc vị tổ mẫu khổng lồ Hine-Te-Po ngủ say mới tự cởi hết quần áo rồi lén chui vào bụng tổ mẫu bằng đường giữa háng.(@) Nếu chàng chui lọt được vào để phá phách nội tạng, tất vị nữ hoàng cõi U-minh phải mạng vong, do đó con người trên dương thế sẽ trường sinh bất tử.
Không may, Maui mới chui vào được nữa người, thì một con chim thấy cảnh đó khôi hài quá bèn cười phá lên.
Hine-Te-Po giựt mình tỉnh dậy và kịp thời kẹp chết Maui .
Từ đấy loài người đành chịu kiếp sống phù du với sinh, lão, bệnh, tử và chết là hết không còn được trở lại dương thế sau một thời gian nương náu ở cõi âm nữa.” [Doãn Quốc Sỹ - Thần Thoại (C) - thần thoại Pôlynêsia-tr.39-40 – Sáng Tạo xb.]
(+) – kẻ đẻ thiếu tháng là kẻ có bộ não tật nguyền bẩm sinh !
Ôi ! cái chết bi hài làm cho cả muông thú cũng phải…cười !!!
Và…câu chuyện còn đem lại cái lý thú cho nhà ngữ học Việt Nam cũng như Trung Hoa về việc điều tra gốc ngữ (étymologie)!
(@)-“ chui vào bụng tổ mẫu bằng con đường giữa háng. ” = tác giả phát họa ra một hình ảnh cụ thể và chính xác vị trí lối đi vào [=tức cái cửa]…mà là vào bụng bằng con đường giữa háng – vậy không phải là cái “cửa mình” sao?
- Đi vào lối này và chết ngay tại đây ! Đó chính là cửa tử ! Theo từ Hán Việt là “tử cung”.
- Và đi tìm trường sinh bất tử thì phải bước qua cửa mình, chui lọt vào tử cung để theo đường xuống âm phủ tức đi trên đường “âm đạo”. Con đường đi về cõi chết mà sống được à !
- Âm phủ <phủ hay hộ cũng là nhà > nơi ở: gọi là Cõi âm tức “âm hộ” là cõi chết. Cư trú ở âm hộ…mà nói chi đến sự sống !!!
- Trước khi bước vào thì phấn khởi, hùng hổ lắm…tưởng mình sắp thắng rồi nên càng hấp tấp, hung hăng…không ngờ !!! và mấy ai học thuộc chữ ngờ nên đành chết ngay tại cửa ải !!! Do đó cái cửa này sau nổi danh thành “tử cung” !
Vào tử cung mà không chết mới là lạ!
Sự chết mở ra, sự sống khép lại !
Thôi từ đây xin giã từ ước mơ một cõi đi về…chỉ còn lại cái bụi trần ai trần trụi mà Ngài đã phán như đinh đóng cột từ sáng thế:
-“Cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, sẽ trở về bụi “ [STK.3:19]
* Đó là lời Chúa! Tạ ơn Chúa! <Deo gratias ! (Tạ ơn Chúa !)>
Và đến Giao Ước Mới, Con Ngài, một lần nữa xác nhận lời Cha:
-“Đức Chúa Trời không phải là Chúa của kẻ chết, nhưng của kẻ sống.” [Math.22:32]
* Đó là lời Chúa! Tạ ơn Chúa! <Deo gratias ! (Tạ ơn Chúa !)>
Và mời các bạn đọc thêm một trích đoạn trong vở kịch “Phiên Tòa Phá Án Tối Cao”:
Chánh Án Zéus: Thôi được, Thị kia nghe cho rõ:- Khi hái trái cây đó, Thị làm là do tự nguyện hay bị ép buộc ?
Bà Eva: Dạ con bị con rắn mà Ngài cho làm bạn quyến dụ; nó bảo rằng Ngài nói thế chứ ăn không chết đâu.
Chánh Án: Ngươi tin Ta hay tin con rắn ?
Bà Eva: Dạ con tin cả hai.
Chán Án: Nó là loài nói dối, ngươi không thấy cái lưỡi chẻ đôi của nó sao ? Nay nó nói tả, mai nó nói hữu. Nó thì tả-hữu bình bình, nói gì chẳng được; sao ngươi tin ?
Bà Eva: Nó bảo rằng ăn trái ấy vào mắt mình sẽ mở ra; cho nên con hái để ăn vào cho sáng mắt mà biết phân biệt điều lành điều dữ như Ngài cũng bảo thế.
Chánh Án: Biết đều thiện điều ác là sáng mắt ra rồi đó. Thế mới chết ! Ngươi có biết không ?
Bà Eva: Ngài có dặn kỹ, con biết.
Chánh Án: Biết sao còn cố tình ăn ?
Bà Eva: Ngài đặt con vào một quyết định khó khăn quá. Một sống, hai chết. Vì thế ,bắt buộc con phải chọn lựa. Và con đã chọn: “Thà chết vinh, còn hơn sống nhục”.
Chánh Án: Nếu ngươi không ăn trái đó, ngươi có chết chăng ?
Bà Eva: Dạ thưa không chết, nhưng sống nhục.
Chánh Án: Sống như thế sao gọi là nhục ?
Bà Eva: Sống mà không phân biệt nổi đâu là thiện, đâu là ác; sao gọi là sống vinh ? Sống như thế khác nào cầm thú, sao không gọi là nhục ?
Chánh Án: Ngươi chọn “thà chết vinh”, được rồi đó ! Sao còn khiếu nại làm gì ?
Bà Eva: Trong đơn con chỉ xin Ngài xét lại tội danh cho. Ngài đã đọc kỹ ?
Chánh Án: Ngươi hãy trả lời ta câu này: mục đích ngươi ăn trái cây ấy là gì?
Bà Eva: Con ăn để mở trí khôn.
Chánh Án: Đó, ngươi mở trí khôn ngươi mới phân biệt được điều thiện điều ác; như thế là ngươi đã thành một bực như chúng ta rồi đấy. Nghĩa là ngươi đòi bằng chúng ta mà ngươi không cho rằng mình không kêu ngạo sao ?
Bà Eva: Đâu có, con có muốn bằng bao giờ đâu ? Tại cái trái ấy ăn vào thì nó thế, nó thế là do Ngài định thế, chứ con có muốn thế đâu. Giờ Ngài mới cho con biết thế, thế thì phải thế thôi, biết thế nào bây giờ. Con chỉ biết thế là thế, chứ con nào có biết thế nầy “nghĩa là” thế kia như Ngài giải thích đâu. Nếu cứ giải thích “nghĩa là”-“nghĩa là” thì chuyện nọ nó xọ chuyện kia lan man mãi con làm sao đuổi theo kịp mà hiểu. Con chỉ biết ăn trái ấy vào thì trí khôn mở ra mà biết phân biệt thiện-ác, con chỉ ham điều đó thôi chứ con không biết cái “nghĩa là”-“nghĩa là”-“nghĩa là”.
Ls. Prométhée: Thưa Ngài Chánh Án Tối Cao, cho phép tôi được nhắc lại luật tố tụng tại tóa án là chỉ được xác định hành vi căn cứ trên sự kiện chứ không được phép dựa trên suy diễn từ việc này qua việc nọ. Đó là điều mà thân chủ tôi vừa trình bày. Vậy, yêu cầu Tòa căn cứ trên bằng chứng cụ thể thực trạng của chính sự việc mà xác định tội danh theo yêu cầu của nguyên đơn chúng tôi mà không thông qua bất cứ sự suy diễn vô bằng nào. Tôi xin được nêu ra bằng chứng là suốt trong quá trình hành động, thân chủ tôi, cả ông lẫn bà đều không có tư tưởng để “bằng Đức Chúa Trời”. Sau khi rắn phỉnh dỗ và nhìn thấy trái cây ấy chín mộng thơm lừng, Bà thấy ngon và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn chứ Bà chẳng có ý muốn gì hơn. Điều này có ghi trong biên bản năm xưa, quyển STK.khoản 3: điều 6.
Chánh Án: Tôi sẽ trả lời luật sư sau. Giờ tiếp tục thẩm vấn ông Adam.
- Ông có ăn trái ấy không?
Adam: Dạ có.
Chánh Án: Làm sao ông có mà ăn ?
Adam: Vợ tôi đưa cho tôi.
Chánh Án: Ông có biết ăn nó là vi phạm điều cấm không ?
Adam: Khi bà ấy đưa, thấy bà ấy ăn ngon quá tôi cầm lòng chẳng đặng nên tôi cũng đã ăn. Nhưng sực nhớ lời Ngài dặn, tôi vội vàng ọi ra, nó không ra mà nó mắc nghẹn lại cổ họng tôi đây; giờ còn đây.
[ông chìa cổ ra cho mọi người thấy để làm bằng.]