Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
951
123.137.068
 
Tản mạn về từ Hán Việt (phần 4)
Nguyễn Cung Thông

 

Bính âm/Phanh âm/Phiên âm hay pīnyīn?

 

 

Bính âm (pinyin) hay Hán Ngữ Bính âm 漢語拼音/汉语拼音 (theo thứ tự phồn thể/giản thể) là một cụm danh từ mới xuất hiện từ thập niên 1950 - chính phủ TQ (Trung Quốc, Trung Hoa Lục Địa) cải tiến nhiều lần và gần đây cũng được Đài Loan chấp nhận (2009) tuy đã có hệ thống pinyin riêng (Thông Dụng Bính âm - xem thêm phần Phụ chú). Bính âm là một (trong nhiều cách) ghi âm tiếng TQ (giọng Bắc Kinh/BK) bằng hệ thống chữ La Tinh cũng như tiếng Việt hiện nay. Trong lịch sử ký âm tiếng Hán, các phương pháp chú âm đã từng hiện diện để giúp người đọc chữ Hán thêm phần chính xác như trực âm (直音, ghi một âm gần đúng bằng chữ Hán khác), cổ độc (古讀)  - thanh huấn (聲 訓) - độc nhược A (讀若 A, đọc giống như là âm đọc chữ A) - độc vi 讀為, phiên thiết (phản thiết 反切), đồng A (同 A) hay âm A (như  X 音 A là X-âm-A/X-đồng-A có nghĩa là X đọc như A)…  Các hệ thống ký âm dùng chữ La Tinh ‘chính thức’ bắt đầu từ thời các nhà truyền giáo dòng Tên Matteo Ricci và Michele Ruggieri khi soạn cuốn tự điển Bồ Đào Nha-Hán (Portuguese-Chinese dictionary) vào khoảng 1583-1588 (so với tự điển Việt-Bồ-La ra đời vào năm 1651 của Alexandre de Rhodes). Vào thế kỷ 20 thì hệ thống phiên âm Wade-Giles trở nên rất thông dụng, nhất là trong các tài liệu báo chí phương Tây (khi bắt đầu viết nhiều về văn hoá ngôn ngữ ở TQ), thí dụ như các danh từ

riêng vẫn còn dùng hệ thống này như Mao Tse-Tung (毛澤東/毛泽东 Mao Trạch Đông1) hay Nanking (南京 Nam Kinh)

 

... Các tên riêng này nếu viết theo hệ thống pīnyīn thì trở thành Mao Zedong hay Nanjing (trên báo chí thường bỏ các dấu chỉ thanh điệu như Máo Zé Dōng hay Nán Jīng). Hệ thống pinyin 拼音 là gần đây nhất, tuy không có vấn đề gì với cách dịch truyền thống của 音 là âm, nhưng còn chữ 拼 thì có vài lấn cấn. Thời kỳ xuất hiện của các thư tịch và tài liệu quan trọng dùng trong phần này như Nhĩ Nhã là vào khoảng thế kỷ III TCN, Ngọc Thiên (NT, năm 543 SCN), Đường Vận (ĐV, 751 SCN), Long Kham Thủ Giám (LKTG, 997), Quảng Vận (QV, 1008 SCN), Loại Thiên (LT, khoảng 1039), Tập Vận (TV, 1067 SCN), Hồng Vũ Chính Vận (CV, 1375), Tự Vị (TVi, 1615), Chính Tự Thông (CTT, 1670), tự điển Khang Hy (KH, 1716), Hán Ngữ Đại Tự Điển (HNĐTĐ, 1989) …

 

 

Bản đồ TQ vào thế kỷ 17 in ở nước ngoài (Tây phương, in bằng chữ La Tinh)

- trích trang http://en.wikipedia.org/wiki/Romanization_of_Mandarin_Chinese .

Để ý cách dùng x, si, qv trong bản đồ so với bính âm sh, xi và qu (tự điển Việt Bồ La ghi về vật ... là uề uật ...). Để ý âm cổ hơn của giang jiāng 江 là kiang, -jing trong Nam Kinh Nánjīng 南京, Phúc Kiến Fújiàn 福建 ... là Nanking, Fokien ...

 

1. Chữ không hiện diện trong các tự điển HV như Thiều Chửu/TC (1942), Đào Duy Anh (1932), Hoàng Thúc Trâm (Hán Việt Tân Từ Điển, 1951), Nguyễn Văn Khôn (1960) ...

Nhưng các bản cập nhật của HV Tự Điển (Thiều Chửu) gần đây lại có chữ 拼 (và bính âm 拼音như trong các bản điện tử HV trên mạng lưới toàn cầu Internet, HV Tự Điển/TC tái bản bởi NXB Đà Nẵng 2005),

Tự Điển HV (Trần Văn Chánh, 1999) ...

 

 Chữ 拼 hiện diện thời Ngọc Thiên (543 SCN), Long Kham Thủ Giám, Bội Huề2, Quảng Vận, Đường Vận, Tập Vận, Loại Thiên, Chính Tự Thông, Khang Hy Tự Điển ... Và đương nhiên tất cả các tự điển TQ hiện đại - tần số dùng là 23259 trên 434717750 với các nghĩa (động từ) thường gặp như sau

 

a) ráp lại, nối lại (join) - đây là nghĩa nguyên thuỷ và cụ thể theo “Từ Nguyên” (Thương Vụ Ấn Thư Quán,

Bắc Kinh 2004)

b) đánh vần (spell) - như 拼音 bính âm, 拼字 bính tự nghĩa là đánh vần (theo thứ tự chữ hay âm đọc) ,

kỹ thuật đánh vần như vậy còn được gọi là bính pháp 拼法

c) liều, dám bỏ (mất) đi (risk) - như bính mạng 拼命 (liều mạng), bính tử 拼死 (liều chết, dám chết),

bính sát 拼殺 (liều mạng)  ...

d) tiếp nối, theo (tuỳ tùng):

拼, 從也。——《 爾雅》。 郭璞註:“ 為隨從。”

Bính,tùng dã。—— 《Nhĩ Nhã》 。Quách Phác chú: “vi tùy tùng。”

e) bắn ra, tản ra

拼, 古文抨同, 謂彈繩墨為拼也。—— 唐 ·  玄應 《 一切經音義》

Bính,cổ văn phanh đồng,vị đạn thằng mặc vi bính dã。——Đường· Huyền Ưng 《Nhất Thiết kinh âm nghĩa》

 

2. Các cách đọc chữ

 

北萌切 bắc manh thiết (ĐV)

悲萌切 bi manh thiết (TV, VH)

伯耕反 bá canh phản (LKTG)

扳耕切 ban canh thiết (LT)

補耕切,音繃 bổ canh thiết, âm banh (CV)

普庚切 phổ canh thiết (NT)

披耕切,音怦 phi canh thiết, âm phanh (TV)

早正切 tảo chính thiết (LT)

卑正切,音倂 ti chính/ chánh thiết, âm bính/tính - tương quan 重紐 trùng nữu  p/b > t  trong âm HV  (KH, HNĐTĐ)

Để ý thành phần hài thanh của 拼 là 并 hay 幷 (tinh, tịnh, bình).

 

Các dạng banh, phanh HV có phạm trù nghĩa khó hoà hợp với banh/phanh tiếng Việt thông thường : một đàng là ráp lại (đánh vần) so với một đàng là mở ra (banh mắt ra mà xem, phanh ngực). Banh và phanh còn là các tiếng Việt phiên âm từ tiếng Pháp balle (trái banh, quả cầu) hay panne (hư, xe banh rồi) và frein (phanh, thắng xe). Các cách đọc bắc/bi manh thiết, bổ canh thiết của chữ 拼 cũng là cách đọc của chữ 繃 mà ta thường đọc là banh hay băng (băng bó) - dùng như chữ 絣 (băng).

Các chữ dùng tương đương với 拼 là

 

摒 bính

倂 hay 併 tính (gom lại, như cách dùng thôn tính 吞併 - tương quan 重紐 trùng nữu)

抨 phanh, bình

伻 bình

苹 bình, biền

平 bình, biền

拚 biện, phấn, phân, phiên

…v.v…

Thành ra có thể dịch hay ký âm 拼音 là

 

bình âm

banh/phanh âm

bính âm

tính âm

phiên/phân âm

biền âm

pinyin hay pīnyīn  (để nguyên dạng La Tinh, không dịch hay phiên ra âm Hán Việt) - như chính người viết bài này đôi khi cũng chỉ dùng pinyin cho đơn giản, cũng như tác giả Nguyễn Tuấn Cường trang

http://tuancuonghn.blogspot.com.au/2010_12_01_archive.html  ...v.v…

 

2.1 Pinyin dịch là phiên âm theo nhà biên khảo Nguyễn Q. (Quyết) Thắng trong bài viết về Hoàng Sa, Trường Sa trang này  http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=14339&rb=0302 ,

hay theo GS Vũ Thế Ngọc (trong "Nghiên cứu chữ Hán và tiếng Hán Việt", NXB Eastwest Institute, California 1989) hay trên các trang

http://www.vn520.org/@forum/thong-bao-ra-mat-tu-dien-pin-yin-t711.html

hay

http://chinesetopinyin.blogspot.com.au/2010/01/

chuyen-tieng-hoa-sang-phien-am-convert.html ,

http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=96148&mpage=13;

Giống như một số tác giả khác (cũng như người viết bài này), GS Lê Đình Khẩn dùng cụm từ "phiên âm Bắc Kinh" để chỉ pīnyīn trong "Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt" (NXB Đại Học Quốc Gia Thành Phố HCM, 2002); Từ Điển Trung Việt (Vương Trúc Nhân/Lữ Thế Hoàng biên soạn, NXB Đồng Nai, 1997) ghi pīnyīn là ghép vần, phiên âm ...v.v...

 

2.2 Pinyin dịch là phanh âm bởi GS Phạm Cần trong "Từ Điển Hán Việt" (NXB Thanh Hóa, 1998); hay các tác giả LM Trần Văn Kiệm3 , Tạ Quốc Tuấn4 , GS Đàm Trung Pháp trong bài viết "Khi phương Tây ái mộ phương Đông: Thơ Lý Bạch trong tâm tư người Âu-Mỹ" (8/2011)

trang http://www.thivien.net/viewwriting.php?ID=25 …  

Theo tác giả Kiến Văn trang

http://www.giaodiemonline.com/sach_detail.php?sachid=90 ;

Đàm Trung Pháp/Hoàng Xuân Chỉnh - xem trang này chẳng hạn

http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=105&ia=295 ; Hay tác giả Vĩnh Sính5 trang http://www.ovsclub.com.vn/show_article.php?aid=26791&lg=vn ; Trên diễn đàn Viện Việt Học6 cũng có khi dùng phanh âm như trang này http://www.viethoc.org/phorum/read.php?15,10174,45433,quote=1. Vĩnh Cao và Nguyễn Phổ cũng ghi pinyin là phanh âm trong "Từ Lâm Hán Việt Từ Điển" (NXB Thuận Hoá - 2001). Trong các trao đổi về quá trình La Tinh hoá tiếng Hán, ta vẫn thấy cách dùng phanh âm như trên diễn đàn Đặc Trưng

http://dactrung.net/phorum/printable.aspx?m=227475 ,

http://nguyentuyet.violet.vn/document/showprint/entry_id/4851956 ,

Việt Báo (17/8/2011) trang http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-178785/

cũng như bài viết "Đo lường ở Việt Nam" của Nguyễn Tùng đăng trên Văn Hoá Nghệ An (30/3/2011)

 trang

http://vanhoanghean.vn/nhung-goc-nhin-van-hoa/goc-nhin-van-hoa/2281-do-luong-o-viet-nam1.html ...v.v...

 

2.3 Pinyin dịch là bính âm theo tác giả Lê Anh Minh (2006)

trong bài viết

http://vietsciences2.free.fr/sinhngu/hannom/tuhochanngu/tongquat/phatam.htm hay theo vi.wikipedia (và các tài liệu tham khảo liên hệ) trang

http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ADnh_%C3%A2m_H%C3%A1n_ng%E1%BB%AF

Trong một trang của Bách Khoa toàn thư mở vi.wikipedia có lúc dùng cả hai cách dịch phanh âm và bính âm - như trang này

http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng_K%C3%B4ng

Một số tác giả ghi cả hai cách phanh âm/bính âm để chỉ pinyin như Tống Phước Khải (2008).

Một bài viết cách đây chỉ vài tháng (26/11/2011) còn ghi pinyin là “bình/phanh âm”

- xem trang này

http://tintuchangngay.info/2011/11/26/xon-xao-vi%E1%BB%87c-

phien-am-tren-bao-chi-gay-c%C6%B0%E1%BB%9Di-

trong-ngo%E1%BA%A1i-giao/

(điều này cho thấy cách dùng bính âm không nhất trí và không chắc chắn cho lắm). Trong một trang mạng du lịch, có lúc pinyin dịch là phanh âm và có lúc pinyin là bính âm

http://www.mangdulich.com/vietnam-tourism/index.php?

language=vi&nv=news&op=search&q=%C4%91%E1

%BA%B7c+%C4%91i%E1%BB%83m&mod=all&page=180 .

Bài viết mới đây (28/3/2012) về từ Hán Việt dùng bính âm trang này

http://dcvonline.net/modules.php?name=News&file=article&sid=9019 .

Người viết đã từng dùng phiên âm (chỉ pinyin) trong một số bài viết cách đây nhiều năm, nhưng thật ra phiên âm fānyīn 翻音  không phải là pīnyīn 拼音 tuy phạm trù nghĩa và âm có phần giống nhau và cụm từ phiên âm rất phổ thông từ trước đến nay3. Có vẻ như đa số đã dùng bính âm để chỉ pinyin cho tới ngày hôm nay. Để ý các tự điển như "Đại Từ Điển Tiếng Việt" (Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn Hóa Thông Tin -1998), "Tự Điển Việt Nam" (Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ hiệu đính, Nhà sách Khai Trí - 1970) đều không có ghi phanh âm hay bính âm.

 

3. Kết luận

 

Không biết những nguyên nhân lịch sử hay ngôn ngữ chính xác nào đã đưa đẩy, nhưng cách dịch pīnyīn là bính âm hiện nay có thể phản ánh dấu ấn của hai thời kỳ giao lưu văn hoá và ngôn ngữ  rất khác nhau giữa VN và TQ

(a) thời Đường Tống về trước cho ra dạng âm 音 - đọc là ư kim thiết 於今切/ĐV,TV âm âm 音隂 - giọng BK bây giờ đã ngạc cứng hoá cho ra dạng yīn

(b) thời cận đại (thế kỷ 20 về sau) cho ra dạng bính 拼 (gần với âm pīn BK nhất). So sánh với cách đọc tân lang 檳榔 (cây cau) theo giọng BK bây giờ là bīn láng mà gần đây có cách dịch là binh lang hay bình lang. Ngoài ra, món ăn Ngầu Pín 牛鞭 (niú biān theo pinyin) chỉ nhập vào tiếng Việt gần đây nên vẫn duy trì và gần với âm (gốc) Quảng Đông nhất thay vì dịch ra Hán Việt là *Ngưu Tiên7 thì xa lạ quá! Ta cũng thường nghe nói là binh (bài) xập xám8 chứ không ai nói binh *thập tam (âm HV cổ hơn) vì loại bài này có 13 lá và chỉ nhập vào VN gần đây mà thôi.

 

4. Phụ chú và phê  bình thêm

 

Bạn đọc có thể xem thêm các chi tiết về quá trình La Mã hoá (Romanisation) của chữ Hán trang http://en.wikipedia.org/wiki/Romanization_of_Mandarin_Chinese

hay bài viết "The Prospects for Chinese Writing Reform" (Các triển vọng cải cách chữ Hán) của GS John De Francis (6/2006) trang này

http://www.pinyin.info/readings/defrancis/chinese_writing_reform.html .

Pháp sư Thích Tịnh Không khẳng định hệ thống pinyin của TQ là từ Hoa Nghiêm tự mẫu (chữ Phạn) - xem bài giảng trang

http://www.hoakhaikienphat.com/sachtinhdophapngu/

trungphongtamthoiheniem/tamthoiheniem/chuong2.htm  hay 

http://ftp.budaedu.org/ebooks/pdf/VI167.pdf ...

Các trao đổi về cách dịch pinyin trên vi.wikipedia cũng đáng chú ý - đọc thêm chi tiết trang

http://vi.wikipedia.org/wiki/Phi%C3%AAn_thi%E1%BA%BFt_H%C3%A1n-Vi%E1%BB%87t

hay trang

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%

ADn:B%C3%ADnh_%C3%A2m_H%C3%A1n_ng%E1%BB%AF

So sánh các cách ghi âm của chữ Hán (và âm Hán Việt) - trích từ trang

http://en.wikipedia.org/wiki/Wade-Giles

 

Phiên âm quốc tế (IPA)                            mɑ˥˥  mɑ˧˥    mɑ˨˩˦   mɑ˥˩    mɑ

Bính âm (pīnyīn, Hán Ngữ Bính âm)         mā        má        mǎ        mà        ma

Thông Dụng Bính Âm (Đài Loan)  ma        má        mǎ        mà        må

Hệ thống Wade-Giles                                ma1   ma2      ma3      ma4      ma0

Chú âm (Zhùyīn)                                       ㄇㄚ        ㄇㄚˊ        ㄇㄚˇ          ㄇㄚˋ        ㄇㄚ・

Chữ Hán (phồn/giản thể)               媽/妈        麻/麻          馬/马          罵/骂          嗎/吗

 

Âm Hán Việt                                 mụ/ma ma         mã        mạ        mạ (A)

Nghĩa tiếng Việt                       (mẹ/má)(cây gai)(ngựa)(chửi)(tiếng trợ ngữ/ nghi vấn)

 

(A) Chữ mạ 嗎, 'trẻ nhất' trong các thí dụ trên, từng được dùng như chữ mạ 罵 (theo TVi, KH) và có thể đọc là  ma,má,mǎ (giọng BK); hiện nay thường dùng trong câu hỏi (như trong câu nói rất phổ thông 你好嗎/你好吗 nǐ hǎo má) hay phiên âm tiếng nước ngoài như tiếng Pháp morphine/morphia (Mạ phê 嗎啡), hay dùng trong cấu trúc từ láy như 嗎嗎糊糊 (má má hú hú, hay 馬馬虎虎) nghĩa là tàm tạm ...

Các cách viết chữ bính 拼 - trích trang http://140.111.1.40/yitia/fra/fra01556.htm

 

 

(xem thêm các dạng khác ở trang Tập Vận bên dưới)

 

Đáng chú ý là trong cuốn "Từ Điển Hán Việt" do một ban GS biên soạn in tại Bắc Kinh năm 1994 (tái bản năm 2005, Chủ biên: Hậu Hàn Giang, Mạch Vĩ Lương) thì pīnyīn, trang 512, được ghi là ‘đánh vầng/ghép vần’ (sai chính tả, đáng lẽ là đánh vần).

 

 

1) Mao Trạch Đông đề nghị dùng Bính âm từ năm 1951, một trong những thay đổi quan trọng cũng như hệ thống giản thể của Hán ngữ

 

2) Bội Huề do Quách Trung Thứ (?-977) đời Tống soạn (ba quyển).

 

3) trong cuốn "Giúp đọc Nôm và Hán Việt" NXB Thuận Hoá (1999), tác giả LM Trần Văn Kiệm viết:

Phanh (pīn)   - Lắp khớp với nhau; Phanh âm [đánh vần tìm âm;  Người Việt Nam “phanh âm” mỗi khi đánh vần (có thể căn cứ vào bộ gốc…) để tìm âm chữ Nôm, sau đó họ diễn tả âm ấy  bằng quốc ngữ tức là bằng mẫu tự La-tinh Người Bắc kinh cũng phanh âm (Pin Yin) khi họ diễn tả âm phổ thông  theo giọng Bắc kinh ra mẫu tự La-tinh. Trước sau không có phiên dịch; âm và nghĩa chữ vẫn nguyên vẹn, chỉ có âm của chữ là được “viết” theo lối mới mà thôi (Anh ngữ: transliteration). Cho đến nay người Việt hay gọi “Pin yin” là Phiên âm; thực ra phải là “Phanh âm” – Nên nhớ lối  Việt Nam và Trung hoa sử dụng mẫu tự La tinh không giống nhau hoàn toàn ]; Phanh bản (lắp chữ in)

  - Món ăn chơi: Phanh bàn

  - Cụm từ Phanh mệnh: liều mạng; hết sức thi hành; Phanh mệnh công tác.

(hết trích) - xem chi tiết trang

http://www.dunglac.org/upload/book/f__1192617261.htm  .

Trong bài viết "Mạn đàm về Hán Việt trong Việt ngữ" (29/5/2002), ông nhận xét thêm:

'... Trên đây có nói đến công trình “Phanh âm” các bản Nôm ra Quốc ngữ. Trước đây người ta hay nói “Phiên âm ra Quốc ngữ”, nhưng “phiên âm” có nghĩa là chuyển dịch một âm thanh một ngoại ngữ ra âm thanh quen thuộc với độc giả. Chẳng hạn tên thủ đô Hoa kì là Washington được người Bắc Kinh viết ra ba chữ đọc lên vừa na ná như âm thanh tiếng Mĩ, lại thuận tai của họ; thì đó “phiên âm” . Còn khi diễn âm Bắc kinh bằng mẫu tự la-tinh ra Hua-shèng-dùn thì lại là công trình “Phanh âm”: âm thanh không thay đổi, chỉ có lối viết là khác trước mà thôi....

Tới đây mới thấy là không dễ mà phân biệt Nho với Hán; Hán tự với Hán Việt, tiếng bình dân với chữ Nôm, Pin yin (Phanh âm) với Fan yin (Phiên âm) ...'

- trích từ trang http://www.hatnang.net/showthread.php?t=1255 . Bài viết "Quy trình Nôm Na" (lặp lại cách dùng phanh âm/pinyin)  của Ngô Thanh Nhàn, Ngô Trung Việt và Nhóm Nôm Na trong Hội thảo Hè 2002 tại Đại học Maine trang http://www.viet-studies.info/hoithao/QuytrinhNomNa.pdf  , hay trong bài viết "Nghiên Cứu Số Hóa Kho Tư Liệu Hán-Nôm Theo Chuẩn DUBLIN CORE" (2007) của TS Ngô Thanh Nhàn trang

http://www.ivce.org/magazinedetail.php?magazinedetailid=MD00000294 …v.v…

 

Ngoài ra, Nxbtrithuc (Hà Nội) có in lại cuốn "TỪ ĐIỂN NHÂN DANH, ĐỊA DANH & TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TRUNG QUỐC" của BS Hoàng Xuân Chỉnh và qua phần giới thiệu tác phẩm:  '... Một ưu điểm nữa, là nó giúp cho những ai đọc sách báo Âu-Tây, gặp nhân danh, địa danh viết theo lối pinyin (phanh âm) hay quy ước Wade-Giles, tìm ra phiên âm Hán Việt quen thuộc. Lãnh đạo Trung Quốc ngày nay, Wen Jiabao, hay ngày xưa, Cao Cao, “tên” là gì ? không phải ai trong chúng ta cũng nhận ngay ra Ôn Gia Bảo và Tào Tháo. Một thí dụ nữa, dễ thuyết phục hơn : đố các bạn biết Lu Xun là ai ? Phần đông bạn đọc sẽ trả lời ngay : Lỗ Tấn. Trả lời như vậy không sai. Nhưng mới đúng 1/3 thôi. Vì Lu Xun còn là Lục Tốn, danh tướng Ngô thời Tam Quốc (thế kỉ 3), và Lư Tuần, thời Đông Tấn (thế kỉ 5), từng tự xưng Bình Nam tướng quân, chiếm lĩnh Quảng Châu trước khi đào tẩu (và tự vận) ở Giao Châu…' - trích từ trang http://nxbtrithuc.wordpress.com/

 

4) tác giả Tạ Quốc Tuấn dùng phanh âm/pinyin trong loạt bài "Nho Sĩ Việt Nam" - xem chi tiết trang

http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=10616 , http://www.nhanvan.com/magazines/vanhoc/188/vanhocachau_taquoctuan.htm  hay bài viết trên mạng Hội Hàng Hải VN http://vinavigation.net/vn/index.php?arid=37  …v.v…Bài viết mới đây (28/3/2012) về tiếng Trung (Quốc) dùng phanh âm trang này http://www.hennhausaigon2015.com/?p=17973

 

5) từ góc nhìn của một du học sinh bên Nhật, tác giả Vĩnh Sính nhận xét:  '...Pinyin 拼音 (phanh âm; phanh là ghép, ráp; phanh âm là ghép vần hoặc đánh vần) là lối phiên âm chính thức ở Trung Quốc.

 

Ở Nhật hồi đầu thời Minh Trị cũng có người chủ trương phải latinh hoá, nhưng không được dân chúng hưởng ứng. Sau Thế chiến thứ hai, cơ quan “Chỉ huy tối cao của Bộ Tổng tư lệnh Đồng minh”,[4] lại định muốn latinh hoá và bỏ chữ Hán, họ mới tiến hành cuộc thi chữ Hán trên toàn quốc để xem trình độ của người Nhật như thế nào. Kết quả là trước sự “gắn bó” của người Nhật với chữ Hán, GHQ đành quyết định giữ nguyên như với ba cách viết là hiragana,katakana, và kanji (漢字 hán-tự, tức chữ Hán) như chúng ta đã biết.

 

Tiếng Hàn Quốc cũng thế, ngày nay người ta dùng hangul — một loại chữ viết của người Hàn. Nếu trong bài viết bằng tiếng Anh chẳng hạn, khi nào gặp tiếng Hàn thông dụng quá, như chaebol (tài phiệt) hoặc Samsung (Tam-tinh; tam là ‘ba’, tinh là ‘ngôi sao’), người ta viết tiếng latinh cũng không sao cả. Người ta đã có hangul rồi mà...' (hết trích)

 

6) trên diễn đàn Viện Việt Học, bác Trần Anh Mỹ (13/2/2012) kể lại rằng

‘Ngày xưa tôi học tiếng Hán bằng sách Bộ Giáo Dục biên soạn và phát hành từ Hà Nội, thì gọi là Phanh Âm. Sách này lưu hành xuống đến tận vĩ tuyến 17, bờ bắc cầu Hiền Lương. Trường tôi dạy sách này từ năm 1960, và tôi bắt đầu học nó năm 1963. Hình như năm 1970 thì không còn dạy chữ Hán trong trường học nữa thì phải. Tôi bây giờ vẫn xài tự điển Phanh Âm của Bắc Kinh, và vẫn đánh chữ Hán bằng Phanh Âm trên Internet, vì âm Hán Việt của tôi chỉ lõm bõm vài trăm chữ thôi…’ 

- trích từ trang http://www.viethoc.org/phorum/read.php?15,56586

 

7) Ngầu Pín 牛鞭 (Ngưu Tiên HV) là dương vật của bò (bull 's penis) thường được chưng, tiềm hay nấu với thuốc bắc - theo học giả Lê Ngọc Trụ, "Tầm Nguyên Tự Điển Việt Nam" NXB Thành Phố HCM (1993). Món Ngầu Pín thường gặp ở các tiệm ăn ở Quảng Đông, Hải Nam ... và  ngay cả các quán phở Việt Nam, hay quán ăn ở Thái Lan (thường có chủ là người Hoa). Một số người tây phương hay dân gốc Á Châu sinh trưởng ở ngoại quốc thấy món ăn này rất quái dị (bizarre).  Một điểm đáng chú ý là tiên 鞭 đọc là ?連切, 音編  ti liên thiết - âm biên (tiên) (ĐV, TV, VH). Các tự điển Hán Việt thường ghi âm tiên hơn là biên (âm biên gần âm Hán nguyên thủy) : đây là tương quan 重紐 trùng nữu  p/b > t  trong hệ thống âm thanh Hán Việt. Như chữ (bēi theo pinyin) chỉ có tiếng Việt (âm Hán Việt) mới đọc là ti so với các phương ngữ khác của TQ, cũng như tiếng Hàn (đọc là pi) và Nhật (đọc là hi, p/b > h) - trích cách đọc trang

http://www.zdic.net/zd/zi/ZdicE5Zdic8DZdic91.htm

(Việt ngữ, tiếng Quảng Đông)bei1 -  客家 (tiếng Hẹ/Khách Gia)[陆丰腔] bi1 [县腔] bi1 [台湾四县腔] bi1 [客英字典] bi1 [陆丰腔] bi1 [语拼音字汇] bi1 [东莞腔] bi3 [头角腔] bi1 [宝安腔] bi1 -  潮州话:bui1 (Triều Châu)

So với các cách đọc chữ

(Việt ngữ, tiếng Quảng Đông)ping1 ping3

客家 (Khách Gia thoại/tiếng Hẹ)[语拼音字汇] biang4 pin1 [宝安腔] pin5 [县腔] bin5 bin3 [陆丰腔] pin2 pin1 ben1 bin5 biang5 [东莞腔] pin5 [台湾四县腔] pin2 pin1 ben1 bin5 biang5

8) xập xám là âm gần với giọng Quảng Đông nhất - loại bài Tây này còn gọi là xập xám chướng, Chinese poker, Russian poker. Đây là những từ gốc Hán nhập vào tiếng Việt qua khẩu ngữ chỉ gần đây mà thôi.

Nguyễn Cung Thông
Số lần đọc: 5361
Ngày đăng: 03.05.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tìm hiểu thuật ngữ Vu Lan bồn - Vương Trung Hiếu
Lại bàn về giống chim - Vương Trung Hiếu
Thuồng Luồng = Cá Sấu = Rồng (?!) - Vương Trung Hiếu
Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Thìn Thần Long Rồng Rắn (phần 8A) - Nguyễn Cung Thông
Tản mạn về từ Hán Việt (phần 3): Phiêu bạc hay phiêu bạt? - 2 - Nguyễn Cung Thông
Tản mạn về từ Hán Việt (phần 3): Phiêu bạc hay phiêu bạt? - 1 - Nguyễn Cung Thông
Tản mạn về từ Hán Việt (phần 2) - Nguyễn Cung Thông
A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật? - Nguyễn Cung Thông
Phải Chăng Giáo Sư Nguyễn Tài Cẩn Thấy Ngọn Mà Chưa Biết Gốc? - Hà văn Thùy
Ta nói tiếng Việt mà ta không biết - Nguyễn Cung Thông
Cùng một tác giả