Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.191
123.150.990
 
Thế Lính Hoàng Sa
Hòa Văn

 

Ngắm đi ngắm lại người nộm mới làm xong, Thinh gật gật đầu tỏ vẻ ưng bụng. Đây là nộm tượng trưng ông nội của Thinh, một ngư dân gần ba mươi tuổi, dáng người vạm vỡ.

 

Đợt tuyển quân binh đội Hoàng Sa năm ấy, ông nội của Thinh được tuyển mộ. Ngặt nỗi nhà đơn chiếc, bà nội sinh cha của Thinh tuổi mới thôi nôi, có người bày biểu ông nội làm đơn xin hoản đi. Ông lắc đầu nói không nên.

Để bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước, triều đình Việt Nam ban chiếu chỉ lập đội quân binh Hoàng Sa có biên chế ít nhất sáu mươi người (Đội này kiêm quản đảo Trường Sa), cứ sáu tháng một lần một số người  trong đội được thay thế. Làm nhiệm vụ ở nơi xa xôi cách trở với đất liền, bốn bề biển cả mênh mông, sóng nước hung dữ, điều kiện sinh hoạt không thuận lợi nên đội quân binh cần tráng đinh nghị lực.

 

*

 

Hết hạn công tác trên đường trở về đất liền, Cai đội Văn Khiết lo lắng thật sự khi nhận  hung tin một trận bão sắp ập đến đe dọa tính mạng mười hai đồng đội cùng đi. Trong tình huống tiến thoái lưỡng nan mới đi được nửa hải trình sau khi liên lạc về đất liền xin ứng cứu Cai đội ra lệnh cho mọi người dùng tấm tâng ni-lon thường ngày làm áo đi mưa gói chặt ba lô lại tạo thành phao cứu sinh.

Mây đen tứ phương ùn ùn tới vây kín một khoảng trời, mưa... từng đợt mưa như cầm chĩnh đổ rồi gió bão gật mạnh liên hồi... trời tối sẩm. Con thuyền như chiếc lá giữa cơn phong ba bão táp.

Ông Ba Tân người duy nhất thoát nạn mỗi khi nhớ lại cảnh tượng thuyền bị cơn sóng dữ, gió bão to đánh tan rã ra từng mảnh, hồn vía còn thất kinh!.

Ba Tân kể trong lúc loay hoay xử dụng chiếc phao tự tạo, một cơn sóng ập đến nhận ông chìm lỉm, tức khắc Cai đội Văn Khiết đã băng băng bơi tới cứu, trong lúc nguy nan đó Cai đội đã trao cho Ba Tân chiếc phao của mình, xong tức thì bị cơn sóng tiếp theo cuốn mất hút!. Hôm ấy chỉ mỗi mình Ba Tân bu bám được vào một mảng thuyền vỡ, rồi trôi lênh đênh trên biển đến qúa trưa mới được đội tàu tiếp viện cứu vớt.

Người Cai đội chính là ông nội của Thinh.

 

*

 

Hôm qua Thinh theo dân làng đi tảo mộ gió. Mộ gió được dân làng đắp xây trên bán đảo Ré thể hiện nỗi niềm vọng tưởng quan quân binh các đội Hoàng Sa hy sinh trên biển đảo mà hình hài đã nằm lại giữa lòng biển khơi. Ngôi mộ gió của ông nội Thinh ở sát đường trung tâm khu mộ.

Ở đây từ xưa tới nay có tục lệ các quân binh dù hy sinh tháng nào, hằng năm cũng đồng tổ chức lễ tưởng niệm vào ngày mười chín, hai mươi tháng hai âm lịch. Lễ thức Khao lề Thế lính Hoàng Sa là nghi thức trang trọng gồm lễ tảo mộ, lễ Khao lề, lễ Thế lính... tín tục mang đậm nét văn hóa tri ân tưởng nhớ các bậc tiền nhân hy sinh trong khi làm nhiệm vụ gìn giữ chủ quyền biển đảo quê hương trên biển Đông. Tuỳ điều kiện mà tổ chức nhưng tất cả ai nấy cũng đều cùng chung lo chu đáo trang trọng.

 

Ông Hai Hơn cha của Thinh năm nay đã ngoài ngoài chín mươi tuổi. Tuổi tác tuy cao như vậy nhưng vốn dạng người quắc thước nên trông ông còn khoẻ khoắn lắm, đặc biệt rất minh mẫn những câu chuyện xưa truyền khẩu ông nhớ và kể lại khá mạch lạc. Mái tóc và chòm râu bạc phơ phơ cộng với khuôn mặt chữ điền càng làm ông thêm đẹp lão và hiền hậu. Từng là ngư dân chạm mặt với bao lượt sóng to bão lớn ở biển Đông, danh xưng của ông được nhiều người biết tiếng đến nỗi hễ khi nào có thuyền ông ra khơi đánh bắt cá ở biển đảo, bọn “giặc” gờm sợ không dám tự tung tự tác!. “Bây giờ già rồi có muốn đi biển cũng không được rồi!”. Ông Hai Hơn nói trong niềm tiếc nuối! Đôi mắt rơm rớm...

 

Buổi tiếp đoàn báo chí trong và ngoài nước về dự lễ Khao lề Lính thế Hoàng Sa hôm nay, tại cù lao Ré nầy đơn giản mà trọng thị. Ông Hai Hơn được nhiều phóng viên phỏng vấn, chụp ảnh. Ông trả lời mọi vấn đề có từ có ngằn đầy tính thuyết phục, khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của đất nước ta từ lâu đời có bằng có chứng rành rành!.

Ông nói: Tuân theo chiếu chỉ của vua, thời trước cùng với nhân dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận(*) cư dân vùng bán đảo ba làng An(**), Quảng Ngãi đã luân phiên cắt cử tráng đinh vào đội quân binh ra trấn giữ Hoàng Sa, Bắc Hải(***). Hồi ấy anh em tráng đinh trước khi lên đường nhận nhiệm vụ ngoài chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết của người khi biển, mỗi người tự lo một đôi chiếu, bảy sợi dây mây, bảy cái nẹp vót bằng tre và một tấm thẻ bài khắc rõ họ tên, tuổi, quê quán và phiên hiệu của đội Hoàng Sa...

Các phóng viên ngồi lặng yên chăm chú lắng nghe ông Hai Hơn nói từng tiếng từng lời và hý hoáy ghi ghi chép vào máy loptop. Một phóng viên hỏi: “Thưa cụ, tráng đinh mang theo các vật dụng cụ vừa kể để làm gì?”. Đang trong tâm trạng rất xúc động khi diễn tả cụ thể về các dụng cụ ấy nên mắt ông Hai Hơn ngân ngấn chực khóc... Lấy lại điềm tỉnh ông giải thích cặn kẽ: “Tinh thần của các quân binh đội Hoàng Sa thật cang trường, hầu hết đều biết rất rõ những gian khó ở biển đảo, nơi sóng gió tai ương, giặc giả luôn rình rập và biết bao nguy hiểm kể cả cái chết luôn luôn cận kề. Mà các anh chị biết không! Người hy sinh ở biển đảo xa xôi như vậy làm sao mà chôn mà cất!. Tất cả đều thuỷ táng!. Trước khi thuỷ táng người chết được đồng đội lấy đôi chiếu quấn vào thi thể, nẹp bảy nẹp tre, cột chặt lại bằng bảy sợi mây, cuối cùng là gắn kỹ thẻ bài theo thi hài, sau khi làm nghi lễ xong người quá cố được thả xuống biển khơi!. Vì thế mới có mộ gió trên đất liền!.”. Đến giờ cả cánh phóng viên nam và nữ cũng thút thít khóc rồi. Một nữ phóng viên trẻ măng mang phù hiệu tên Hải Hà, báo Trẻ Thời Nay, nói: “Quả thật là bi hùng!”. 

 

Khung cảnh nghi thức bà con cư dân cù lao Ré cử hành Lễ Thế lính Hoàng Sa thật vô cùng linh thiêng. Những chiếc thuyền được công phu làm bằng giấy mô phỏng theo hình dạng khinh thuyền ngày xưa quân binh Hoàng Sa thường dùng để đi lại ở biển đảo, trên mạn thuyền trang hoàng cờ xí và nhiều hình nộm người lính cũng làm bằng giấy, sau khi cử hành phép tắc hồn phách cho hình nộm, mô hình khinh thuyền được đặt trên bè chuối và thả trôi ra biển khơi. Lễ hội không chỉ là một tín ngưỡng dân gian truyền thống, mà còn là lời nguyền của bao thế hệ người Việt Nam quyết tâm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc./.

 

(*): Trước đây gọi chung là phủ Cảnh Dương, Qui Nhơn, Bình Khang, Tư Chính

(**): Làng An Hải, An Vĩnh, An Kỳ

(***): Trường Sa

 

 

Hòa Văn
Số lần đọc: 1917
Ngày đăng: 06.06.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hy Sinh - Phan Ngọc Danh
Trôi Theo Dòng Đời - Diệp Hồng Phương
Ông Năm Khướu - Nguyễn Đình Phư
Hai Bé Gái Chơi Bán Hàng Và Thằng Nhóc “Đầu Đinh” - Phạm Nga
Mép Nước - Chế Diễm Trâm
Bức tường và đứa bé - Trần Hạ Tháp
Ngôi Nhà Trên Sườn Núi - Nguyễn Trung Dũng
Ciao Café - Nguyễn Đạt
Trên Đường Phố Về Đêm - Nguyễn Trung Dũng
Mộng Và Thực - Phan Ngọc Danh
Cùng một tác giả
Rạng Đài Mây (truyện ngắn)
Tiếng chim (truyện ngắn)
Ngày nói thật (truyện ngắn)
Chiếc lá (truyện ngắn)
Chú Gấu Bông (truyện ngắn)
Yêu Internet (truyện ngắn)
Chuyện mơ ngủ (truyện ngắn)
Ở phố nghe gà gáy (truyện ngắn)
Thế Lính Hoàng Sa (truyện ngắn)
Quả bóng Euro (truyện ngắn)
Hương xưa (truyện ngắn)
Không đề (truyện ngắn)
Chiều cạn (phê bình)
Sống dở... (truyện ngắn)
Mẹ Chồng Tôi (truyện ngắn)
Giấc mơ lân (truyện ngắn)
FB &... (truyện ngắn)
Nhân cách (truyện ngắn)
Kiểu... (truyện ngắn)