Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.174
123.149.320
 
Việt Nam không có báo lá cải ?
Tu Hú

 

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - truyền thông Nguyễn Bắc Son khi được hỏi phỏng vấn và khẳng định lại trong cuộc đối thoại trực tuyến với nhân dân. Đúng thôi, báo lá cải là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản, còn nước ta là nước XHCN nên không bao giờ chấp nhận báo lá cải. Thế nhưng rất nhiều trả lời phỏng vấn và các bài báo đăng trên các website lại khẳng định nước ta có báo lá cải. Không rõ bộ trưởng đúng hay những người khác nói đúng.

 

Theo Luật Báo chí năm 1989 thì báo chí "là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ chức) ; là diễn đàn của nhân dân". Điều 6 quy định rõ Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí, được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999. Điều 10 Luật Báo chí và Nghị định số 51/2002 giành hẳn Điều 5 quy định Những điều không được thông tin trên báo chí. Quy định thì như vậy nhưng những vi phạm luật báo chí vẫn tràn làn.

 

Ở nước ta không có báo chí tư nhân. Hiến pháp 1946 quy định "Công dân Việt Nam có quyền: - Tự do ngôn luận, - Tự do xuất bản", và Hiến pháp 1959 cũng quy định tương tự "Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do ngôn luận, báo chí". Hiến pháp 1980 cũng có quy định như trên. Nhưng đến Hiến pháp 1992 lại thêm một câu trong điều khoản quy định tự do báo chí là "theo quy định của pháp luật". Thông thường các quyền cơ bản của công dân đều được Hiến pháp quy định, và luật nhằm thể chế hóa các quyền tự do đó. Ở nhiều nước luật được đặt tên là Luật tự do báo chí, còn ở Việt Nam tên gọi Luật báo chí. Cái tên này vừa phản ánh thể chế hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước về quyền tự do báo chí vừa phản ánh sự quản lý báo chí bằng pháp luật.

 

Việt Nam không cho phép báo chí tư nhân chủ yếu vì chúng ta không thừa nhận báo chí (kể cả phát thanh hay truyền hình), là một loại hình công nghiệp có tính thương mại và hàng hóa, cộng với lý do an ninh và các lý do khác. Báo chí hay được xem là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và tổ chức xã hội hợp pháp, diễn đàn của nhân dân. Thế nhưng trong nhận thức của rất nhiều cơ quan báo chí, nhà báo và người đọc, báo chí như một loại hàng hóa được bày bán trên thị trường, tạo doanh thu và lợi nhuận. Đôi khi nó còn được hiểu là cơ quan sự nghiệp có thu.

 

Tuy nhiên trên thực tế báo chí nước ta có hai loại. Loại thứ nhất tạm gọi báo chí chính thống, hay được bao cấp của Nhà nước, ít tin tức giải trí. Loại thứ hai thiên về giải trí, hay được xem là báo bình dân hay lá cải, các báo này hay đặt lợi nhuận lên đầu và ít hay không có bao cấp của nhà nước. Sự cạnh tranh của hai loại báo chí này vẫn xảy ra. Có lần trao đổi với một nhà báo báo chính thống, anh ta than "mình phải về nông thôn để xem nông dân cày cấy vất vả là thế, mà không bằng bọn lá cải ngồi máy lạnh tưởng tượng xào xáo để ra đủ tin vịt, và nhấp chuột khai thác mấy hình nóng của mấy cô người mẫu từ các website nước ngoài", lại có lần trao đổi với một nhà báo trẻ làm báo lá cải, cũng lại nghe than "em phải nát óc để thường xuyên có các bài báo lượng hit cao, nhờ đó mới có quảng cáo, không như mấy ông tự xưng báo chính thống bài viết thế nào cũng được, chẳng cần quan tâm người ta có đọc bài mình hay không, mà vẫn sống khỏe nhờ bao cấp". Báo chí chính thống không khác nhiều doanh nghiệp nhà nước, chẳng cần tính toán nhiều doanh thu bao nhiêu, cứ lỗ là được bù, chây ỳ thành quen, nhiều nơi còn làm việc đủng đỉnh như thời bao cấp. Báo lá cải về hình thức hay là phụ trang các báo chính thống, hay được các tập đoàn của tư nhân, giới doanh nhân rót tiền, thì năng động hơn, nhưng chỉ lo kiếm tiền, chẳng mấy mặn mà tuân theo tôn chỉ báo chí cách mạng mà luật pháp quy định.

 

 

Sự thực ở Việt Nam không có báo tư nhân, là báo do cá nhân tự phát hành, nhưng sự nhúng tay của tư nhân vào hoạt động của báo chí thì rất nhiều. Các báo chính thống mọc ra như nấm, hầu như bộ, ban, ngành, tỉnh,... nào cũng có báo đủ thể loại, là nơi các cơ quan rót ngân sách, và có tính lợi nhuận (chứ không phải dạng doanh nghiệp công ích),  chưa kể là nơi tạo việc làm cho không ít con ông nọ cháu ông kia nhiều lắm...Khi cơ chế thị trường bung ra, nhiều báo khốn đốn, dựa nhiều vào quảng cáo để duy trì doanh thu. Báo nhiều, nhưng chất lượng nhiều báo không đảm bảo, không ít nhà báo kém năng lực và năng động, một sự lãng phí rất lớn. Giới doanh nghiệp và tư nhân nhúng tay vào không phải không có.

 

Các báo lá cải thì bao gồm cả các trang tin chưa có giấy phép, nhưng hoạt động chui, không hiểu ai nâng đỡ . Rất nhiều các trang tin như zing, 24h, kenh 14,... đăng bài như báo, nhưng hoạt động như dạng trang tin, phải dựa vào nguồn khác để bảo đảm tính pháp lý, dù báo nguồn không hề có tin. Cơ quan chủ quản của các trang tin này không phải là cơ quan có chức năng báo chí, hay được phép cấp giấy phép, vì luật Việt Nam chỉ cho phép cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội hợp pháp mới được phép ra báo, chứ không bao gồm các doanh nghiệp. Chưa kể nhiều báo chủ yếu có tính chất lá cải, có sự nhúng chàm ở phía sau của tư nhân hay doanh nghiệp lo từ vốn đến đầu ra phát hành, thậm trí định hướng nội dung và quảng cáo, cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm pháp lý mà thôi. Không chỉ doanh nghiệp nhà nước, mà các công ty cổ phần hay có vốn tư nhân tham gia vào hoạt động báo chí rất nhiều, và chủ yếu hướng đến lợi nhuận. Do đó tình trạng lá cải hóa báo chí là một nguy cơ có thật.

 

Trong một xã hội hiện đại mà internet phổ biến như hiện nay, bảo đảm quyền được thông tin và quyền tự do thông tin là cần thiết, có chăng giới hạn vì lý do an ninh hay đạo đức, ngăn ngừa những tin tức gây tổn hại lợi ích quốc gia, xã hội, cộng đồng và quyền hợp pháp của các cá nhân nhìn thấy rõ. Trên các diễn đàn hay blog cá nhân, không thiếu tin tức hay, bổ ích mà không vì lợi nhuận. Vậy các thông tin độc hại lại đem lợi nhuận cần phê phán và xử lý theo pháp luật.

 

Phần lớn các báo làm ăn theo kiểu chủ nghĩa tư bản nhà nước. Và việc không cho xuất bản báo chí tư nhân chỉ còn mang tính hình thức, vấn đề là tư nhân nào mà thôi. Luật pháp Việt Nam không coi báo chí (gồm cả phát thanh và truyền hình) là sản phẩm có tính kinh doanh và hàng hóa, nhưng sự thực không hẳn như thế. Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được luật pháp bảo đảm, nhưng không cho tư nhân kinh doanh báo chí phải chăng tạo ra bất bình đẳng trên thị trường báo chí? Câu hỏi này chờ các nhà chức trách giải đáp.

 

Tương tự hoạt động xuất bản cũng có can thiệp ngày càng sâu rộng của giới doanh nghiệp kể cả cổ phần hay tư nhân, từ kế hoạch xuất bản đến đầu ra tiêu thụ, nhiều nhà xuất bản chỉ biên tập và chịu trách nhiệm pháp lý.

 

Báo lá cải không phải là báo bình dân, có lẽ phải dùng từ đúng hơn là báo rẻ tiền. Nhưng sự đời là những gì rẻ tiền thì lại nhiều người mua. Trong thời đại này, việc chấp nhận những thứ rẻ tiền không độc hại (cải sạch) nên chăng có sự chấp thuận chính thức của nhà nước ? Việc không thừa nhận báo lá cải nhưng các báo lá cải hóa ngày càng nở rộ tại nước ta, với vô số cải bẩn, cho chúng ta thấy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không khác những anh chàng mắc chứng bệnh bất lực đứng trước các cô gái mại dâm khoe hàng lộ liễu mà không làm gì được?

 

Ảnh: ... nhau biến trang báo “càng lá cải càng tốt” để câu khách, bất chấp tính ...

dunghangviet.vn

 

Tu Hú
Số lần đọc: 1969
Ngày đăng: 14.06.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
"Ai cũng biết chỉ tổ chức tham mưu không biết" - Diệp Văn Sơn
Thảm họa báo lá cải, trách nhiệm thuộc về ai ? - Hồng Chung
Máy Xưng Tội Tự Động - Vũ Ngọc Anh
Đôi lời xin trao đổi với dịch giả Trần Thiện Đạo về bài báo “Dịch loạn” - Nguyễn Thành Nhân
đọc sử để thấm lẽ đời vua hiền - tôi sáng - Đinh Văn Hạnh
Thư Ngỏ Gửi Anh Đặng Hùng Võ - Vũ Ngọc Tiến
Một Phần Vạn - Huỳnh Văn Úc
Thư Ngỏ: Kính gửi ông Nguyễn Khắc Hào, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hưng Yên - Huỳnh Văn Úc
Những điều chưa biết về tác giả bài hát Quê hương - Từ Nguyên Thạch
“ Ừ ” - Vũ Ngọc Anh
Cùng một tác giả