Nếu ngược thời gian, tính từ khi Sứ giả nước Việt Thường mang chim bạch trỉ đến cống Chu Thành Vương [1115 B. C.], thì nước ta đã có trên 3000 năm liên lạc ngoại giao với Trung Quốc. Suốt chuỗi thời gian dài, Sứ thần hai bên qua lại, biết bao lời nói hoặc văn kiện quan trọng để lại. Người xưa có câu ‘một lời nói ra, xe 4 ngựa chạy theo không kịp’; lời nói của dân thường còn quan trọng như vậy, huống hồ là văn từ của người đại diện một nước!
Văn từ ngoại giao có muôn màu muôn vẻ, chỉ cần lược qua những thư từ qua lại dưới thời chống quân Minh, lưu lại trong Quân Trung Từ Mệnh Tập, thấy được ngọn bút thiên tài của Nguyễn Trãi, tùy hoàn cảnh và đối tượng, hầu như đã diễn tả đủ bảy thứ tình người: hỷ, nộ, ai, lạc, ái, dục, ố.
Ðối đầu với Trung Quốc, lớn hơn ta hàng chục lần, người xưa thường dùng lời nói khéo cho được việc; một đôi khi còn dùng lối thậm xưng, tức nói tôn lên, một kiểu nói được sử dụng trong mỹ từ pháp. Ví như khi từ chối vua nhà Nguyên bắt ép sang chầu, vua Trần Nhân Tông nước ta đã dùng câu thành ngữ ‘Phổ thiên chi hạ, mạc phi Vương thổ, suất thổ chi tân, mạc phi Vương thần’ để khéo léo từ chối, qua câu trả lời trực tiếp với viên Sứ thần Thượng thư Trương Lập Ðạo như sau:
…..Phàm suốt cõi trời nầy , chẳng có đất nào không phải là đất của Thiên tử [Trung Quốc] ;chẳng có dân nào không phải là dân của Thiên tử ; vậy nước An Nam là dân của Thiên tử , không có chí hướng nào khác . Bởi vậy bốn biển là nhà của Thiên tử , tuy Cô không đến chầu, nhưng cũng là thần dân của Thiên tử vậy….. . (1)
Ai cũng biết rằng đây chỉ là lời nói khéo, để cương quyết từ chối việc phải sang chầu làm con tin bên Trung Quốc; còn thực sự quân dân ta thời đó chưa hề để cho giặc Nguyên Mông chiếm một tấc đất. Lời nói theo kiểu thậm xưng, có thể được việc trong một thời; nhưng thiết nghĩ đối với thời buổi thực dụng ngày nay, dễ bị hiểu lầm.
Nhớ hồi tôi sang Mỹ, mới lấy được bằng lái xe; một anh bạn đến chơi dặn rằng:
-Trường hợp anh lái xe bị đụng sơ, lỗi về họ, cũng cần dừng lại để chờ cảnh sát đến phân xử. Anh chớ dùng câu nói lịch sự thường ngày I am sorry (Tôi lấy làm ân hận), rồi lái xe đi. Gặp người không tốt, sẽ vin vào chữ sorry kiện ngược lại anh, vì anh có lỗi mới sorry người ta!
Văn từ ngoại giao không chỉ rặt những lời nói khéo bóng bảy; trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, khi cần đối xử với tên tướng giặc vũ phu như Phương Chính; Nguyễn Trãi đã chửi thẳng tay, nhắm khêu lửa giận của tên này, để nhử y đưa quân vào trận địa mà phía ta đã định sẵn:
THƯ TRẢ LỜI PHƯƠNG CHÍNH
Bảo cho mày ngược tặc Phương Chính: Kể đạo làm tướng, lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm của. Nay bọn mày chỉ chuộng lừa dối, giết hại kẻ vô tội, hãm người vào chỗ chết mà không xót thương, việc ấy trời đất không dung, người mà đều giận, cho nên liền năm chinh phạt, hằng đánh hằng thua. Thế mà không biết trước tự cải quá, lại còn bới bẩn cho thêm thối, hối sao cho kịp được! Huống chi bây giờ nước mùa xuân mới sinh, lam chướng bốc độc, thế không thể chịu lâu được. Nay mày chỉ nắm đại binh mà nấn ná không tiến, khiến quân lính nhiễm lam chướng dịch lệ mà chết, đó là tội ai? Binh pháp có nói; “Kẻ nhân giả lấy yếu chế mạnh, kẻ nghĩa giả lấy ít địch nhiều”. Nay mày muốn đánh, thì nên tiến quân giao chiến, để quyết sống mái, đừng làm khổ cho quân sĩ hai nước làm gì. (2)
Trong cuộc đấu tranh dành lại đất tại vùng Tụ Long, vua Lê Dụ Tông [Lê Duy Ðào] đã khẳng định với vua Ung Chính nhà Thanh rằng biên giới hai nước nằm tại tại sông Ðổ Chú, tức sông nhỏ nằm cạnh đồn tấn Mã Bá:
“ Quốc vương An Nam Lê Duy Ðào kính cẩn tâu: Vào ngày mồng 2 tháng 12, thần nhận được sắc dụ, đốt hương duyệt đọc, mừng sợ giao tập. Trộm nghĩ châu Vị Xuyên nước thần cùng phủ Khai Hóa, Vân Nam tiếp giáp; nguyên dùng sông Ðổ Chú, tức con sông nhỏ tại tấn Mã Bá làm ranh giới. Các viên châu mục tại biên giới đời đời giữ đất, thần chưa từng thấy việc xâm chiếm đất của nội địa.(3)
Cuối cùng thì vua Ung Chính chấp nhận, nhưng để tránh mất mặt không tuyên bố trả lại đất, mà nói rằng đem đất này thưởng cho An Nam:
“Xem lời tâu của Vương, cảm ơn và hối lỗi, lời ý cung kính; khiến Trẫm đặc cách ban ơn lớn, lệnh Tổng đốc Vân Nam lấy 40 dặm đất, thưởng cho An Nam.”(4)_
Triều đình ta lúc bấy giờ thấy rằng đã đạt được mục đích lấy được đất, nên lờ đi không muốn lôi thôi thêm, không đòi hỏi phải chính danh lại từ ngữ ‘thưởng cho’. Ngờ đâu sau thời gian dài 150 năm, từ ngữ này vẫn còn gây hệ lụy. Số là sau hòa ước Thiên Tân năm 1885, hai phái đoàn Pháp và Trung Quốc họp lại để xác định đường biên giới. Lúc này viên Tổng đốc Vân Nam Quí Châu Sầm Dục Anh bèn tâu về triều, viện lẽ trước kia Việt Nam là phiên thuộc của Trung Quốc, bấy giờ vua Ung Chính ban cho đất để làm phên dậu chế ngự các Di bốn phương; nay Việt Nam không còn là nước phiên của Trung Quốc nữa, nên cần phải lấy đất về:
Ngày 19 tháng 10 năm Quang Tự thứ 11 [25/11/1885]
Ngành ngoại giao thuộc Quân Cơ trao bản sao tờ tấu của Tổng đốc Vân Quí Sầm Dục Anh, xưng rằng:
“ Thần tra lại từ quan ải Mã Bạch là con đường trọng yếu đi vào Việt Nam, chỉ có đồn tấn gần biên giới, cách sông Tiểu Ðổ Chú khoảng vài dặm. Ngoài ra vùng này địa hình bằng phẳng, ngã tư giao lộ, không có địa hình hiểm yếu để chặn giữ. Từ Mã Bạch qua biên giới Việt Nam mấy chục dặm có một địa danh là ngã tư mới Ðô Long địa hình vô cùng hiểm yếu, là một quan ải quan trọng bên ngoài biên giới. Chốn này vốn nằm bên trong sông Ðại Ðổ Chú, biên giới cũ của Vân Nam bị mất vào cuối đời Minh. Vào năm Ung Chính triều ta, viên Tổng đốc Cao Kỳ Trác, tâu xin tra khám, phụng chỉ thu về nội địa. Sau vì nước Việt Nam đòi lại nên đã phụng chỉ ban cho 40 dặm ngoài đồn tấn Mã Bạch, nên Ðô Long lại thuộc Việt Nam, tỉnh Vân Nam thì lấy sông Tiểu Ðổ Chú làm biên giới.
Thần nghĩ rằng khi Việt Nam là nước ngoại phiên của Trung Quốc, việc đem đất đai quan trọng cho nước phiên, là để giúp trấn giữ các di bốn phương, nên không cần phải thu về. Hiện nay nước Việt không thể tự bảo vệ được mình, làm sao có thể giữ chỗ hiểm cho nước ta. Nên chăng khi khám định biên giới, bàn việc lấy Ðô Long, Nam Ðan trở về, để làm vững bờ cõi cùng nhờ vào đó làm chỗ chặn giữ. Cúi xin Thánh thượng phán xét , cùng kính cẩn kèm theo phụ bản tâu trình đầy đủ của Tuần phủ Trương Khải Tung cúi xin Thánh chỉ. Cẩn tấu. (5)
Cuối cùng như ta đã biết, vùng đất rộng nằm giữa 2 con sông Ðổ Chú thật ( Sầm Dục Anh gọi là Tiểu Ðổ Chú) và Ðổ Chú giả (S.D.A. gọi là Ðại Ðổ Chú) đã bị đưa vào lãnh thổ Trung Quốc; xét như vậy thì sự ‘im lặng’ dưới thời nhà Lê, cũng không phải ‘là vàng’!
Một lối diễn đạt khác trong văn từ ngoại giao cần phải nêu lên, đó là kiểu diễn đạt rõ ràng, cân nhắc từng chữ. Hãy lấy một trường hợp trong biểu xin hàng [Thướng hàng biểu] của Mạc Ðăng Dung, đề cập đến việc phải nạp 4 động cho nhà Minh như sau:
Ngày 4 tháng 4 năm Gia Tĩnh thứ 20 [ 29/4/1541 ]
……Mới đây thần nghe Tri châu châu Khâm tỉnh Quảng Đông Lâm Hy Nguyên xưng rằng các động Ti Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát thuộc hai đô Như Tích, Thiếp Lãng là đất cũ của châu Khâm; nếu đúng như vậy thần xin tuân mệnh vâng lời…… ( Minh Thực Lục, v. 82, tr. 4966-4973; Thế Tông q. 248, tr. 1b-5a)
Dưới đây là phiên âm và nguyên văn:
Tỷ giả thần văn Quảng Ðông Khâm châu tri châu Lâm Hy Nguyên tấu xưng, Như Tích, Thiếp Lãng nhị đô Ti Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát tứ động hệ Khâm châu cố địa, quả như sở xưng, thần duy mệnh thị thính. 比 者 臣 聞 廣 東 欽 州 知 州 林希 元 奏 稱 如 昔 貼 浪 二 都 凘 凛 金 勒 古 森 了 葛 四 峒 係 欽 州 故 地 果 如 所 稱 臣 唯 命 是 聽
Hãy lưu ý các nhóm từ như: mới đây (tỉ gỉả) và nếu đúng như vậy (quả như sở xưng) giữ vai trò rất quan trọng trong câu văn. Có thể diễn tả lại một cách nôm na đoạn trên như sau: “Từ trước đến nay tôi chưa hề biết việc này, chỉ mới đây nghe Tri châu châu Khâm tỉnh Quảng Ðông Lâm Hy Nguyên nói rằng các động Ti Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát thuộc hai đô Như Tích, Thiếp Lãng là đất cũ của châu Khâm; nếu những lời đó là đúng, thì tôi xin vâng theo.Ðây là lời nói của người yếu, bị kẻ mạnh bắt phải làm, chứ không căn cứ vào bằng chứng lẽ phải nào cả. Mạc Ðăng Dung đã không xác nhận phần đất phải giao nạp có hay không thuộc quyền sở hữu của nhà Minh, ý muốn hậu thế và lịch sử toàn quyền định đoạt về vấn đề này.
Lại một trường hợp khác cũng liên quan đến việc tranh chấp đất tại biên giới Lạng Sơn và Quảng Tây. Vua Thái Tổ nhà Minh sai 2 Sứ giả là Trần Thành và Lữ Nhượng đến nước ta đòi đất 5 huyện gồm Khâu Ôn, Như Ngao, Khánh Viễn, Uyên, Thoát. Vua Trần Thuận Tông cương quyết từ chối, với lời lẽ rõ ràng khẳng định:
Ngày 21 tháng 2 năm Hồng Vũ thứ 30 [20/3/1397]
………Hạ quốc với Tư Minh giáp giới, người phủ Tư Minh thường đến đất hạ quốc dành đất đai, cướp trâu, súc vật; hạ quốc là chổ sơ viễn khó có thể tố cáo. Nay Tư Minh đã quen với thu hoạch nhỏ, nên mưu lợi lớn.
Nếu hạ quốc xâm chiếm thì trả lại có khó gì! Nay không xâm chiếm lấy gì mà thoái hoàn. Năm huyện này là của hạ quốc, đời nối đời truyền lại; đất để lại phải giữ vững, đâu dám để đất đai của tổ tiên, giao cho Tư Minh. Hai bên đáng giữ biên giới đã định sẵn để thờ thiên triều, đâu dám tham vọng xâm đoạt để phiền đến thượng ty. Duy thánh Thiên tử đối xử cùng một lòng nhân, cùng đức với trời đất, nên hạ quốc dựa vào đó để dốc hết gan ruột ra trình bày, làm phiền nghe những lời rờm rà, tội không thể tránh được. Nay đã trình bẩm lên, cúi mong các hạ trên thể theo lòng chí đức của Thiên tử, nhìn xuống dưới thương xót đến hạ quốc người xa xôi, thẩm xét giám sát, hạ quốc lấy làm may mắn vô cùng.”
Sau khi bọn Trần Thành thất bại trở về phục mệnh, vua nhà Minh triệu quần thần đến bàn, rồi cuối cùng cũng đành bỏ qua và phán rằng:
“ Bọn man di tranh với nhau, từ xưa đến nay vẫn có như vậy, bọn chúng ngoan cố bất phục, cuối cùng sẽ mang họa, hãy chờ xem!”
( Minh Thực Lục v. 8, tr. 3620-3627; Thái Tổ q. 250, tr. 3b- 7a)
*
Lược qua một vài kiểu văn từ ngoại giao, thì lối diễn đạt rõ ràng, chính xác, không gây hiểu lầm; có thể là đắc sách nhất. Một lời nói ra, nên qua nhiều giới chức thẩm định, cần cẩn thận dịch ra các ngôn ngữ tương đối chính xác như Anh, Pháp; để thử xem còn có thể hiểu khác không. Các vị trí quan trọng về địa dư, cột mốc biên giới, cần ghi rõ tọa độ địa lý; khoảng cách, phương giác đến các vị trí cố định như ngã tư sông suối, hoặc các đỉnh núi cao. Nói tóm lại, lời khuyên của người xưa “Mẫn ư sự, nhi thận ư ngôn 敏於事而慎於言” (6) vẫn luôn luôn đáng làm kim chỉ nam.
Chú thích:
1.An Nam Chí Lược, Lê Trắc, quyển 3, Trương Thượng thư hành lục.
2.Quân Trung Từ Mệnh Tập, Nhà Xuất bản Khoa Học Xã Hội, 1976 (Theo bản trích trên mạng).
3.Thanh Thực Lục, phần Thế Tông Thực Lục, quyển 31, trang 28-31
4.Thanh Thực Lục, phần Thế Tông Thực Lục, quyển 65, trang 12-17
5.Trung Việt biên giới lịch sử tư liệu điệp biên, Tiêu Ðức Hạo, Hoàng Tranh chủ biên, trang 954, bản trên mạng.
6.Luận Ngữ, Học nhi, Khổng Tử. Mẫn ư sự nhi thận ư ngôn: Công việc thì cần mẫn, ngôn ngữ thận trọng.Nếu ngược thời gian, tính từ khi Sứ giả nước Việt Thường mang chim bạch trỉ đến cống Chu Thành Vương [1115 B. C.], thì nước ta đã có trên 3000 năm liên lạc ngoại giao với Trung Quốc. Suốt chuỗi thời gian dài, Sứ thần hai bên qua lại, biết bao lời nói hoặc văn kiện quan trọng để lại. Người xưa có câu ‘một lời nói ra, xe 4 ngựa chạy theo không kịp’; lời nói của dân thường còn quan trọng như vậy, huống hồ là văn từ của người đại diện một nước!
Văn từ ngoại giao có muôn màu muôn vẻ, chỉ cần lược qua những thư từ qua lại dưới thời chống quân Minh, lưu lại trong Quân Trung Từ Mệnh Tập, thấy được ngọn bút thiên tài của Nguyễn Trãi, tùy hoàn cảnh và đối tượng, hầu như đã diễn tả đủ bảy thứ tình người: hỷ, nộ, ai, lạc, ái, dục, ố.
Ðối đầu với Trung Quốc, lớn hơn ta hàng chục lần, người xưa thường dùng lời nói khéo cho được việc; một đôi khi còn dùng lối thậm xưng, tức nói tôn lên, một kiểu nói được sử dụng trong mỹ từ pháp. Ví như khi từ chối vua nhà Nguyên bắt ép sang chầu, vua Trần Nhân Tông nước ta đã dùng câu thành ngữ ‘Phổ thiên chi hạ, mạc phi Vương thổ, suất thổ chi tân, mạc phi Vương thần’ để khéo léo từ chối, qua câu trả lời trực tiếp với viên Sứ thần Thượng thư Trương Lập Ðạo như sau:
…..Phàm suốt cõi trời nầy , chẳng có đất nào không phải là đất của Thiên tử [Trung Quốc] ;chẳng có dân nào không phải là dân của Thiên tử ; vậy nước An Nam là dân của Thiên tử , không có chí hướng nào khác . Bởi vậy bốn biển là nhà của Thiên tử , tuy Cô không đến chầu, nhưng cũng là thần dân của Thiên tử vậy….. . (1)
Ai cũng biết rằng đây chỉ là lời nói khéo, để cương quyết từ chối việc phải sang chầu làm con tin bên Trung Quốc; còn thực sự quân dân ta thời đó chưa hề để cho giặc Nguyên Mông chiếm một tấc đất. Lời nói theo kiểu thậm xưng, có thể được việc trong một thời; nhưng thiết nghĩ đối với thời buổi thực dụng ngày nay, dễ bị hiểu lầm.
Nhớ hồi tôi sang Mỹ, mới lấy được bằng lái xe; một anh bạn đến chơi dặn rằng:
-Trường hợp anh lái xe bị đụng sơ, lỗi về họ, cũng cần dừng lại để chờ cảnh sát đến phân xử. Anh chớ dùng câu nói lịch sự thường ngày I am sorry (Tôi lấy làm ân hận), rồi lái xe đi. Gặp người không tốt, sẽ vin vào chữ sorry kiện ngược lại anh, vì anh có lỗi mới sorry người ta!
Văn từ ngoại giao không chỉ rặt những lời nói khéo bóng bảy; trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, khi cần đối xử với tên tướng giặc vũ phu như Phương Chính; Nguyễn Trãi đã chửi thẳng tay, nhắm khêu lửa giận của tên này, để nhử y đưa quân vào trận địa mà phía ta đã định sẵn:
THƯ TRẢ LỜI PHƯƠNG CHÍNH
Bảo cho mày ngược tặc Phương Chính: Kể đạo làm tướng, lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm của. Nay bọn mày chỉ chuộng lừa dối, giết hại kẻ vô tội, hãm người vào chỗ chết mà không xót thương, việc ấy trời đất không dung, người mà đều giận, cho nên liền năm chinh phạt, hằng đánh hằng thua. Thế mà không biết trước tự cải quá, lại còn bới bẩn cho thêm thối, hối sao cho kịp được! Huống chi bây giờ nước mùa xuân mới sinh, lam chướng bốc độc, thế không thể chịu lâu được. Nay mày chỉ nắm đại binh mà nấn ná không tiến, khiến quân lính nhiễm lam chướng dịch lệ mà chết, đó là tội ai? Binh pháp có nói; “Kẻ nhân giả lấy yếu chế mạnh, kẻ nghĩa giả lấy ít địch nhiều”. Nay mày muốn đánh, thì nên tiến quân giao chiến, để quyết sống mái, đừng làm khổ cho quân sĩ hai nước làm gì. (2)
Trong cuộc đấu tranh dành lại đất tại vùng Tụ Long, vua Lê Dụ Tông [Lê Duy Ðào] đã khẳng định với vua Ung Chính nhà Thanh rằng biên giới hai nước nằm tại tại sông Ðổ Chú, tức sông nhỏ nằm cạnh đồn tấn Mã Bá:
“ Quốc vương An Nam Lê Duy Ðào kính cẩn tâu: Vào ngày mồng 2 tháng 12, thần nhận được sắc dụ, đốt hương duyệt đọc, mừng sợ giao tập. Trộm nghĩ châu Vị Xuyên nước thần cùng phủ Khai Hóa, Vân Nam tiếp giáp; nguyên dùng sông Ðổ Chú, tức con sông nhỏ tại tấn Mã Bá làm ranh giới. Các viên châu mục tại biên giới đời đời giữ đất, thần chưa từng thấy việc xâm chiếm đất của nội địa.(3)
Cuối cùng thì vua Ung Chính chấp nhận, nhưng để tránh mất mặt không tuyên bố trả lại đất, mà nói rằng đem đất này thưởng cho An Nam:
“Xem lời tâu của Vương, cảm ơn và hối lỗi, lời ý cung kính; khiến Trẫm đặc cách ban ơn lớn, lệnh Tổng đốc Vân Nam lấy 40 dặm đất, thưởng cho An Nam.”(4)_
Triều đình ta lúc bấy giờ thấy rằng đã đạt được mục đích lấy được đất, nên lờ đi không muốn lôi thôi thêm, không đòi hỏi phải chính danh lại từ ngữ ‘thưởng cho’. Ngờ đâu sau thời gian dài 150 năm, từ ngữ này vẫn còn gây hệ lụy. Số là sau hòa ước Thiên Tân năm 1885, hai phái đoàn Pháp và Trung Quốc họp lại để xác định đường biên giới. Lúc này viên Tổng đốc Vân Nam Quí Châu Sầm Dục Anh bèn tâu về triều, viện lẽ trước kia Việt Nam là phiên thuộc của Trung Quốc, bấy giờ vua Ung Chính ban cho đất để làm phên dậu chế ngự các Di bốn phương; nay Việt Nam không còn là nước phiên của Trung Quốc nữa, nên cần phải lấy đất về:
Ngày 19 tháng 10 năm Quang Tự thứ 11 [25/11/1885]
Ngành ngoại giao thuộc Quân Cơ trao bản sao tờ tấu của Tổng đốc Vân Quí Sầm Dục Anh, xưng rằng:
“ Thần tra lại từ quan ải Mã Bạch là con đường trọng yếu đi vào Việt Nam, chỉ có đồn tấn gần biên giới, cách sông Tiểu Ðổ Chú khoảng vài dặm. Ngoài ra vùng này địa hình bằng phẳng, ngã tư giao lộ, không có địa hình hiểm yếu để chặn giữ. Từ Mã Bạch qua biên giới Việt Nam mấy chục dặm có một địa danh là ngã tư mới Ðô Long địa hình vô cùng hiểm yếu, là một quan ải quan trọng bên ngoài biên giới. Chốn này vốn nằm bên trong sông Ðại Ðổ Chú, biên giới cũ của Vân Nam bị mất vào cuối đời Minh. Vào năm Ung Chính triều ta, viên Tổng đốc Cao Kỳ Trác, tâu xin tra khám, phụng chỉ thu về nội địa. Sau vì nước Việt Nam đòi lại nên đã phụng chỉ ban cho 40 dặm ngoài đồn tấn Mã Bạch, nên Ðô Long lại thuộc Việt Nam, tỉnh Vân Nam thì lấy sông Tiểu Ðổ Chú làm biên giới.
Thần nghĩ rằng khi Việt Nam là nước ngoại phiên của Trung Quốc, việc đem đất đai quan trọng cho nước phiên, là để giúp trấn giữ các di bốn phương, nên không cần phải thu về. Hiện nay nước Việt không thể tự bảo vệ được mình, làm sao có thể giữ chỗ hiểm cho nước ta. Nên chăng khi khám định biên giới, bàn việc lấy Ðô Long, Nam Ðan trở về, để làm vững bờ cõi cùng nhờ vào đó làm chỗ chặn giữ. Cúi xin Thánh thượng phán xét , cùng kính cẩn kèm theo phụ bản tâu trình đầy đủ của Tuần phủ Trương Khải Tung cúi xin Thánh chỉ. Cẩn tấu. (5)
Cuối cùng như ta đã biết, vùng đất rộng nằm giữa 2 con sông Ðổ Chú thật ( Sầm Dục Anh gọi là Tiểu Ðổ Chú) và Ðổ Chú giả (S.D.A. gọi là Ðại Ðổ Chú) đã bị đưa vào lãnh thổ Trung Quốc; xét như vậy thì sự ‘im lặng’ dưới thời nhà Lê, cũng không phải ‘là vàng’!
Một lối diễn đạt khác trong văn từ ngoại giao cần phải nêu lên, đó là kiểu diễn đạt rõ ràng, cân nhắc từng chữ. Hãy lấy một trường hợp trong biểu xin hàng [Thướng hàng biểu] của Mạc Ðăng Dung, đề cập đến việc phải nạp 4 động cho nhà Minh như sau:
Ngày 4 tháng 4 năm Gia Tĩnh thứ 20 [ 29/4/1541 ]
……Mới đây thần nghe Tri châu châu Khâm tỉnh Quảng Đông Lâm Hy Nguyên xưng rằng các động Ti Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát thuộc hai đô Như Tích, Thiếp Lãng là đất cũ của châu Khâm; nếu đúng như vậy thần xin tuân mệnh vâng lời…… ( Minh Thực Lục, v. 82, tr. 4966-4973; Thế Tông q. 248, tr. 1b-5a)
Dưới đây là phiên âm và nguyên văn:
Tỷ giả thần văn Quảng Ðông Khâm châu tri châu Lâm Hy Nguyên tấu xưng, Như Tích, Thiếp Lãng nhị đô Ti Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát tứ động hệ Khâm châu cố địa, quả như sở xưng, thần duy mệnh thị thính. 比 者 臣 聞 廣 東 欽 州 知 州 林希 元 奏 稱 如 昔 貼 浪 二 都 凘 凛 金 勒 古 森 了 葛 四 峒 係 欽 州 故 地 果 如 所 稱 臣 唯 命 是 聽
Hãy lưu ý các nhóm từ như: mới đây (tỉ gỉả) và nếu đúng như vậy (quả như sở xưng) giữ vai trò rất quan trọng trong câu văn. Có thể diễn tả lại một cách nôm na đoạn trên như sau: “Từ trước đến nay tôi chưa hề biết việc này, chỉ mới đây nghe Tri châu châu Khâm tỉnh Quảng Ðông Lâm Hy Nguyên nói rằng các động Ti Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát thuộc hai đô Như Tích, Thiếp Lãng là đất cũ của châu Khâm; nếu những lời đó là đúng, thì tôi xin vâng theo.Ðây là lời nói của người yếu, bị kẻ mạnh bắt phải làm, chứ không căn cứ vào bằng chứng lẽ phải nào cả. Mạc Ðăng Dung đã không xác nhận phần đất phải giao nạp có hay không thuộc quyền sở hữu của nhà Minh, ý muốn hậu thế và lịch sử toàn quyền định đoạt về vấn đề này.
Lại một trường hợp khác cũng liên quan đến việc tranh chấp đất tại biên giới Lạng Sơn và Quảng Tây. Vua Thái Tổ nhà Minh sai 2 Sứ giả là Trần Thành và Lữ Nhượng đến nước ta đòi đất 5 huyện gồm Khâu Ôn, Như Ngao, Khánh Viễn, Uyên, Thoát. Vua Trần Thuận Tông cương quyết từ chối, với lời lẽ rõ ràng khẳng định:
Ngày 21 tháng 2 năm Hồng Vũ thứ 30 [20/3/1397]
………Hạ quốc với Tư Minh giáp giới, người phủ Tư Minh thường đến đất hạ quốc dành đất đai, cướp trâu, súc vật; hạ quốc là chổ sơ viễn khó có thể tố cáo. Nay Tư Minh đã quen với thu hoạch nhỏ, nên mưu lợi lớn.
Nếu hạ quốc xâm chiếm thì trả lại có khó gì! Nay không xâm chiếm lấy gì mà thoái hoàn. Năm huyện này là của hạ quốc, đời nối đời truyền lại; đất để lại phải giữ vững, đâu dám để đất đai của tổ tiên, giao cho Tư Minh. Hai bên đáng giữ biên giới đã định sẵn để thờ thiên triều, đâu dám tham vọng xâm đoạt để phiền đến thượng ty. Duy thánh Thiên tử đối xử cùng một lòng nhân, cùng đức với trời đất, nên hạ quốc dựa vào đó để dốc hết gan ruột ra trình bày, làm phiền nghe những lời rờm rà, tội không thể tránh được. Nay đã trình bẩm lên, cúi mong các hạ trên thể theo lòng chí đức của Thiên tử, nhìn xuống dưới thương xót đến hạ quốc người xa xôi, thẩm xét giám sát, hạ quốc lấy làm may mắn vô cùng.”
Sau khi bọn Trần Thành thất bại trở về phục mệnh, vua nhà Minh triệu quần thần đến bàn, rồi cuối cùng cũng đành bỏ qua và phán rằng:
“ Bọn man di tranh với nhau, từ xưa đến nay vẫn có như vậy, bọn chúng ngoan cố bất phục, cuối cùng sẽ mang họa, hãy chờ xem!”
( Minh Thực Lục v. 8, tr. 3620-3627; Thái Tổ q. 250, tr. 3b- 7a)
*
Lược qua một vài kiểu văn từ ngoại giao, thì lối diễn đạt rõ ràng, chính xác, không gây hiểu lầm; có thể là đắc sách nhất. Một lời nói ra, nên qua nhiều giới chức thẩm định, cần cẩn thận dịch ra các ngôn ngữ tương đối chính xác như Anh, Pháp; để thử xem còn có thể hiểu khác không. Các vị trí quan trọng về địa dư, cột mốc biên giới, cần ghi rõ tọa độ địa lý; khoảng cách, phương giác đến các vị trí cố định như ngã tư sông suối, hoặc các đỉnh núi cao. Nói tóm lại, lời khuyên của người xưa “Mẫn ư sự, nhi thận ư ngôn 敏於事而慎於言” (6) vẫn luôn luôn đáng làm kim chỉ nam.
Chú thích:
1.An Nam Chí Lược, Lê Trắc, quyển 3, Trương Thượng thư hành lục.
2.Quân Trung Từ Mệnh Tập, Nhà Xuất bản Khoa Học Xã Hội, 1976 (Theo bản trích trên mạng).
3.Thanh Thực Lục, phần Thế Tông Thực Lục, quyển 31, trang 28-31
4.Thanh Thực Lục, phần Thế Tông Thực Lục, quyển 65, trang 12-17
5.Trung Việt biên giới lịch sử tư liệu điệp biên, Tiêu Ðức Hạo, Hoàng Tranh chủ biên, trang 954, bản trên mạng.
6.Luận Ngữ, Học nhi, Khổng Tử. Mẫn ư sự nhi thận ư ngôn: Công việc thì cần mẫn, ngôn ngữ thận trọng.Nếu ngược thời gian, tính từ khi Sứ giả nước Việt Thường mang chim bạch trỉ đến cống Chu Thành Vương [1115 B. C.], thì nước ta đã có trên 3000 năm liên lạc ngoại giao với Trung Quốc. Suốt chuỗi thời gian dài, Sứ thần hai bên qua lại, biết bao lời nói hoặc văn kiện quan trọng để lại. Người xưa có câu ‘một lời nói ra, xe 4 ngựa chạy theo không kịp’; lời nói của dân thường còn quan trọng như vậy, huống hồ là văn từ của người đại diện một nước!
Văn từ ngoại giao có muôn màu muôn vẻ, chỉ cần lược qua những thư từ qua lại dưới thời chống quân Minh, lưu lại trong Quân Trung Từ Mệnh Tập, thấy được ngọn bút thiên tài của Nguyễn Trãi, tùy hoàn cảnh và đối tượng, hầu như đã diễn tả đủ bảy thứ tình người: hỷ, nộ, ai, lạc, ái, dục, ố.
Ðối đầu với Trung Quốc, lớn hơn ta hàng chục lần, người xưa thường dùng lời nói khéo cho được việc; một đôi khi còn dùng lối thậm xưng, tức nói tôn lên, một kiểu nói được sử dụng trong mỹ từ pháp. Ví như khi từ chối vua nhà Nguyên bắt ép sang chầu, vua Trần Nhân Tông nước ta đã dùng câu thành ngữ ‘Phổ thiên chi hạ, mạc phi Vương thổ, suất thổ chi tân, mạc phi Vương thần’ để khéo léo từ chối, qua câu trả lời trực tiếp với viên Sứ thần Thượng thư Trương Lập Ðạo như sau:
…..Phàm suốt cõi trời nầy , chẳng có đất nào không phải là đất của Thiên tử [Trung Quốc] ;chẳng có dân nào không phải là dân của Thiên tử ; vậy nước An Nam là dân của Thiên tử , không có chí hướng nào khác . Bởi vậy bốn biển là nhà của Thiên tử , tuy Cô không đến chầu, nhưng cũng là thần dân của Thiên tử vậy….. . (1)
Ai cũng biết rằng đây chỉ là lời nói khéo, để cương quyết từ chối việc phải sang chầu làm con tin bên Trung Quốc; còn thực sự quân dân ta thời đó chưa hề để cho giặc Nguyên Mông chiếm một tấc đất. Lời nói theo kiểu thậm xưng, có thể được việc trong một thời; nhưng thiết nghĩ đối với thời buổi thực dụng ngày nay, dễ bị hiểu lầm.
Nhớ hồi tôi sang Mỹ, mới lấy được bằng lái xe; một anh bạn đến chơi dặn rằng:
-Trường hợp anh lái xe bị đụng sơ, lỗi về họ, cũng cần dừng lại để chờ cảnh sát đến phân xử. Anh chớ dùng câu nói lịch sự thường ngày I am sorry (Tôi lấy làm ân hận), rồi lái xe đi. Gặp người không tốt, sẽ vin vào chữ sorry kiện ngược lại anh, vì anh có lỗi mới sorry người ta!
Văn từ ngoại giao không chỉ rặt những lời nói khéo bóng bảy; trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, khi cần đối xử với tên tướng giặc vũ phu như Phương Chính; Nguyễn Trãi đã chửi thẳng tay, nhắm khêu lửa giận của tên này, để nhử y đưa quân vào trận địa mà phía ta đã định sẵn:
THƯ TRẢ LỜI PHƯƠNG CHÍNH
Bảo cho mày ngược tặc Phương Chính: Kể đạo làm tướng, lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm của. Nay bọn mày chỉ chuộng lừa dối, giết hại kẻ vô tội, hãm người vào chỗ chết mà không xót thương, việc ấy trời đất không dung, người mà đều giận, cho nên liền năm chinh phạt, hằng đánh hằng thua. Thế mà không biết trước tự cải quá, lại còn bới bẩn cho thêm thối, hối sao cho kịp được! Huống chi bây giờ nước mùa xuân mới sinh, lam chướng bốc độc, thế không thể chịu lâu được. Nay mày chỉ nắm đại binh mà nấn ná không tiến, khiến quân lính nhiễm lam chướng dịch lệ mà chết, đó là tội ai? Binh pháp có nói; “Kẻ nhân giả lấy yếu chế mạnh, kẻ nghĩa giả lấy ít địch nhiều”. Nay mày muốn đánh, thì nên tiến quân giao chiến, để quyết sống mái, đừng làm khổ cho quân sĩ hai nước làm gì. (2)
Trong cuộc đấu tranh dành lại đất tại vùng Tụ Long, vua Lê Dụ Tông [Lê Duy Ðào] đã khẳng định với vua Ung Chính nhà Thanh rằng biên giới hai nước nằm tại tại sông Ðổ Chú, tức sông nhỏ nằm cạnh đồn tấn Mã Bá:
“ Quốc vương An Nam Lê Duy Ðào kính cẩn tâu: Vào ngày mồng 2 tháng 12, thần nhận được sắc dụ, đốt hương duyệt đọc, mừng sợ giao tập. Trộm nghĩ châu Vị Xuyên nước thần cùng phủ Khai Hóa, Vân Nam tiếp giáp; nguyên dùng sông Ðổ Chú, tức con sông nhỏ tại tấn Mã Bá làm ranh giới. Các viên châu mục tại biên giới đời đời giữ đất, thần chưa từng thấy việc xâm chiếm đất của nội địa.(3)
Cuối cùng thì vua Ung Chính chấp nhận, nhưng để tránh mất mặt không tuyên bố trả lại đất, mà nói rằng đem đất này thưởng cho An Nam:
“Xem lời tâu của Vương, cảm ơn và hối lỗi, lời ý cung kính; khiến Trẫm đặc cách ban ơn lớn, lệnh Tổng đốc Vân Nam lấy 40 dặm đất, thưởng cho An Nam.”(4)_
Triều đình ta lúc bấy giờ thấy rằng đã đạt được mục đích lấy được đất, nên lờ đi không muốn lôi thôi thêm, không đòi hỏi phải chính danh lại từ ngữ ‘thưởng cho’. Ngờ đâu sau thời gian dài 150 năm, từ ngữ này vẫn còn gây hệ lụy. Số là sau hòa ước Thiên Tân năm 1885, hai phái đoàn Pháp và Trung Quốc họp lại để xác định đường biên giới. Lúc này viên Tổng đốc Vân Nam Quí Châu Sầm Dục Anh bèn tâu về triều, viện lẽ trước kia Việt Nam là phiên thuộc của Trung Quốc, bấy giờ vua Ung Chính ban cho đất để làm phên dậu chế ngự các Di bốn phương; nay Việt Nam không còn là nước phiên của Trung Quốc nữa, nên cần phải lấy đất về:
Ngày 19 tháng 10 năm Quang Tự thứ 11 [25/11/1885]
Ngành ngoại giao thuộc Quân Cơ trao bản sao tờ tấu của Tổng đốc Vân Quí Sầm Dục Anh, xưng rằng:
“ Thần tra lại từ quan ải Mã Bạch là con đường trọng yếu đi vào Việt Nam, chỉ có đồn tấn gần biên giới, cách sông Tiểu Ðổ Chú khoảng vài dặm. Ngoài ra vùng này địa hình bằng phẳng, ngã tư giao lộ, không có địa hình hiểm yếu để chặn giữ. Từ Mã Bạch qua biên giới Việt Nam mấy chục dặm có một địa danh là ngã tư mới Ðô Long địa hình vô cùng hiểm yếu, là một quan ải quan trọng bên ngoài biên giới. Chốn này vốn nằm bên trong sông Ðại Ðổ Chú, biên giới cũ của Vân Nam bị mất vào cuối đời Minh. Vào năm Ung Chính triều ta, viên Tổng đốc Cao Kỳ Trác, tâu xin tra khám, phụng chỉ thu về nội địa. Sau vì nước Việt Nam đòi lại nên đã phụng chỉ ban cho 40 dặm ngoài đồn tấn Mã Bạch, nên Ðô Long lại thuộc Việt Nam, tỉnh Vân Nam thì lấy sông Tiểu Ðổ Chú làm biên giới.
Thần nghĩ rằng khi Việt Nam là nước ngoại phiên của Trung Quốc, việc đem đất đai quan trọng cho nước phiên, là để giúp trấn giữ các di bốn phương, nên không cần phải thu về. Hiện nay nước Việt không thể tự bảo vệ được mình, làm sao có thể giữ chỗ hiểm cho nước ta. Nên chăng khi khám định biên giới, bàn việc lấy Ðô Long, Nam Ðan trở về, để làm vững bờ cõi cùng nhờ vào đó làm chỗ chặn giữ. Cúi xin Thánh thượng phán xét , cùng kính cẩn kèm theo phụ bản tâu trình đầy đủ của Tuần phủ Trương Khải Tung cúi xin Thánh chỉ. Cẩn tấu. (5)
Cuối cùng như ta đã biết, vùng đất rộng nằm giữa 2 con sông Ðổ Chú thật ( Sầm Dục Anh gọi là Tiểu Ðổ Chú) và Ðổ Chú giả (S.D.A. gọi là Ðại Ðổ Chú) đã bị đưa vào lãnh thổ Trung Quốc; xét như vậy thì sự ‘im lặng’ dưới thời nhà Lê, cũng không phải ‘là vàng’!
Một lối diễn đạt khác trong văn từ ngoại giao cần phải nêu lên, đó là kiểu diễn đạt rõ ràng, cân nhắc từng chữ. Hãy lấy một trường hợp trong biểu xin hàng [Thướng hàng biểu] của Mạc Ðăng Dung, đề cập đến việc phải nạp 4 động cho nhà Minh như sau:
Ngày 4 tháng 4 năm Gia Tĩnh thứ 20 [ 29/4/1541 ]
……Mới đây thần nghe Tri châu châu Khâm tỉnh Quảng Đông Lâm Hy Nguyên xưng rằng các động Ti Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát thuộc hai đô Như Tích, Thiếp Lãng là đất cũ của châu Khâm; nếu đúng như vậy thần xin tuân mệnh vâng lời…… ( Minh Thực Lục, v. 82, tr. 4966-4973; Thế Tông q. 248, tr. 1b-5a)
Dưới đây là phiên âm và nguyên văn:
Tỷ giả thần văn Quảng Ðông Khâm châu tri châu Lâm Hy Nguyên tấu xưng, Như Tích, Thiếp Lãng nhị đô Ti Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát tứ động hệ Khâm châu cố địa, quả như sở xưng, thần duy mệnh thị thính. 比 者 臣 聞 廣 東 欽 州 知 州 林希 元 奏 稱 如 昔 貼 浪 二 都 凘 凛 金 勒 古 森 了 葛 四 峒 係 欽 州 故 地 果 如 所 稱 臣 唯 命 是 聽
Hãy lưu ý các nhóm từ như: mới đây (tỉ gỉả) và nếu đúng như vậy (quả như sở xưng) giữ vai trò rất quan trọng trong câu văn. Có thể diễn tả lại một cách nôm na đoạn trên như sau: “Từ trước đến nay tôi chưa hề biết việc này, chỉ mới đây nghe Tri châu châu Khâm tỉnh Quảng Ðông Lâm Hy Nguyên nói rằng các động Ti Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát thuộc hai đô Như Tích, Thiếp Lãng là đất cũ của châu Khâm; nếu những lời đó là đúng, thì tôi xin vâng theo.Ðây là lời nói của người yếu, bị kẻ mạnh bắt phải làm, chứ không căn cứ vào bằng chứng lẽ phải nào cả. Mạc Ðăng Dung đã không xác nhận phần đất phải giao nạp có hay không thuộc quyền sở hữu của nhà Minh, ý muốn hậu thế và lịch sử toàn quyền định đoạt về vấn đề này.
Lại một trường hợp khác cũng liên quan đến việc tranh chấp đất tại biên giới Lạng Sơn và Quảng Tây. Vua Thái Tổ nhà Minh sai 2 Sứ giả là Trần Thành và Lữ Nhượng đến nước ta đòi đất 5 huyện gồm Khâu Ôn, Như Ngao, Khánh Viễn, Uyên, Thoát. Vua Trần Thuận Tông cương quyết từ chối, với lời lẽ rõ ràng khẳng định:
Ngày 21 tháng 2 năm Hồng Vũ thứ 30 [20/3/1397]
………Hạ quốc với Tư Minh giáp giới, người phủ Tư Minh thường đến đất hạ quốc dành đất đai, cướp trâu, súc vật; hạ quốc là chổ sơ viễn khó có thể tố cáo. Nay Tư Minh đã quen với thu hoạch nhỏ, nên mưu lợi lớn.
Nếu hạ quốc xâm chiếm thì trả lại có khó gì! Nay không xâm chiếm lấy gì mà thoái hoàn. Năm huyện này là của hạ quốc, đời nối đời truyền lại; đất để lại phải giữ vững, đâu dám để đất đai của tổ tiên, giao cho Tư Minh. Hai bên đáng giữ biên giới đã định sẵn để thờ thiên triều, đâu dám tham vọng xâm đoạt để phiền đến thượng ty. Duy thánh Thiên tử đối xử cùng một lòng nhân, cùng đức với trời đất, nên hạ quốc dựa vào đó để dốc hết gan ruột ra trình bày, làm phiền nghe những lời rờm rà, tội không thể tránh được. Nay đã trình bẩm lên, cúi mong các hạ trên thể theo lòng chí đức của Thiên tử, nhìn xuống dưới thương xót đến hạ quốc người xa xôi, thẩm xét giám sát, hạ quốc lấy làm may mắn vô cùng.”
Sau khi bọn Trần Thành thất bại trở về phục mệnh, vua nhà Minh triệu quần thần đến bàn, rồi cuối cùng cũng đành bỏ qua và phán rằng:
“ Bọn man di tranh với nhau, từ xưa đến nay vẫn có như vậy, bọn chúng ngoan cố bất phục, cuối cùng sẽ mang họa, hãy chờ xem!”
( Minh Thực Lục v. 8, tr. 3620-3627; Thái Tổ q. 250, tr. 3b- 7a)
*
Lược qua một vài kiểu văn từ ngoại giao, thì lối diễn đạt rõ ràng, chính xác, không gây hiểu lầm; có thể là đắc sách nhất. Một lời nói ra, nên qua nhiều giới chức thẩm định, cần cẩn thận dịch ra các ngôn ngữ tương đối chính xác như Anh, Pháp; để thử xem còn có thể hiểu khác không. Các vị trí quan trọng về địa dư, cột mốc biên giới, cần ghi rõ tọa độ địa lý; khoảng cách, phương giác đến các vị trí cố định như ngã tư sông suối, hoặc các đỉnh núi cao. Nói tóm lại, lời khuyên của người xưa “Mẫn ư sự, nhi thận ư ngôn 敏於事而慎於言” (6) vẫn luôn luôn đáng làm kim chỉ nam.
Chú thích:
1.An Nam Chí Lược, Lê Trắc, quyển 3, Trương Thượng thư hành lục.
2.Quân Trung Từ Mệnh Tập, Nhà Xuất bản Khoa Học Xã Hội, 1976 (Theo bản trích trên mạng).
3.Thanh Thực Lục, phần Thế Tông Thực Lục, quyển 31, trang 28-31
4.Thanh Thực Lục, phần Thế Tông Thực Lục, quyển 65, trang 12-17
5.Trung Việt biên giới lịch sử tư liệu điệp biên, Tiêu Ðức Hạo, Hoàng Tranh chủ biên, trang 954, bản trên mạng.
6.Luận Ngữ, Học nhi, Khổng Tử. Mẫn ư sự nhi thận ư ngôn: Công việc thì cần mẫn, ngôn ngữ thận trọng.