Thực trạng có những điều bất ổn, phản ánh nội tại bên trong một hiện tượng khác với cái bên ngoài của hiện tượng ấy là thực trạng xã hội hoá sân khấu, còn những điều chưa được như mong muốn. Thực trạng xã hội hoá sân khấu thời kỳ đổi mới có những giai đoạn khác nhau, phản ánh hiện trạng sân khấu những niềm vui, nỗi buồn, một quá trình tồn tại, phát triển nghệ thuật, thẩm mỹ văn hoá và công chúng.
Thời gian đầu những năm đổi mới, giai đoạn 1985 – 1990, giới sân khấu nhận định: sân khấu phát triển tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, kịch dân ca, xiếc…diễn công chúng hào hứng đón xem những vở mới của các đoàn. Hội diễn 1985, nhiều vở được công chúng đồng tình, kịch nói các vở: Nhân chứng và lịch sử, kịch bản Hoài Giao, Nguồn sáng trong đời, Lưu Quang Vũ, Đỉnh cao mơ ước -Tất Đạt, Nhân danh công lý, Võ Khắc Nghiêm… Chèo nhiều vở phản ánh hiện thực cuộc sống mới vở: Những người nói thật - An Viết Đàm, Chuyện tình trong rừng cấm - Xuân Trình, Sông Trà Khúc - Tào Mạt, Ngôi sao Hạ Long - Trần Đình Ngôn… Tuồng các vở: Trần Quốc Toản - Hoàng Yến. Sao khuê trời Việt - Tống Phước Phổ, Kim Hùng, Lời thề trinh nữ - Kính Dân, Hoàng Hôn đen - Trần Phùng… Tuồng với đề tài: nhân vật anh hùng, lịch sử, đề tài cuộc sống mới, phản ánh đa chiều hiện thực xã hội là bước tiến mới nghệ thuật tuồng. Kịch dân ca các vở: Mối tình Mô Pha Rạng Xây - Thạch Chơn, Sơn Đốc- Đoàn Ánh bình minh, kịch hát Dù Kê. Vở Mai Thúc Loan - Phan Lương Hảo- Kịch dân ca Nghệ Tĩnh. Đoàn Dân ca Phú Khánh, vở Mối tình qua tết Li Boong - Phạm Kim Anh, Thế Khoa, Sỹ Thức. Vở Vách đá nóng bỏng - Lưu Quang Vũ, Đoàn Dân ca Thuận Hải. Chuyện tình bên dòng sông Thu - Lưu Quang Vũ, chuyển thể Hồ Hải Học, Đoàn Dân ca Quảng Nam Đà Nẵng. Bản tình ca của Võ Văn Trăm- Đoàn Dù Kê Kiên Giang.Vở Tội lỗi - Nguyễn Đình Chính- Đoàn Dân ca Nghĩa Bình… Một số vở diễn của những đoàn Kịch dân ca ở các địa phương Bắc – Trung – Nam, cho thấy giai đoạn sân khấu đang phát triển mạnh, tới nay nhiều đoàn kịch dân ca đã bị xoá sổ. Mới điểm qua những đoàn tham gia Hội diễn sân khấu toàn quốc, còn bỏ sót nhiều đoàn Kịch dân ca các dân tộc chưa kể hết như kịch dân ca Tầy – Nùng, Giá hai Cao Bằng, Kịch dân ca Mường Hoà Bình, Thanh Hoá, Huế, dân ca Rô Băm, Dù Kê sáu tỉnh đồng bằng Nam Bộ, Kịch dân ca Chăm, Kịch Triều Châu đồng bào Hoa… Đây là giai đoạn còn bao cấp, sân khấu khá phong phú, vì công chúng còn yêu thích, nên nhiều hình thức sân khấu phát triển trên mọi miền đất nước. Sân khấu cải lương giai đoạn 1985-1990, được giới cải lương nhận đình là “Thời kỳ hoàng Kim”. Cải lương phát triển mạnh, tại Hội diễn 1985, nhiều vở công chúng hâm mộ như Dốc sương mù, Lê Duy Hạnh, Tình yêu và lời đáp – Minh Khoa, Trước bình minh - Anh Đào, Hữu Nghĩa, Trên mảnh đất quê hương - Lê Huỳnh, Huỳnh Thị Đằng, Quà tặng tình yêu, Đoàn Bá, Hai dòng nước - Ngô Hồng Khanh, Ngôi sao trong đêm - Nhật Tân, Hai phương trời thương nhớ - Trung Đông, Đất và hoa - Minh Khoa, Trái tim trên lửa hung tàn - Tất Đạt, Trong cơn giông - Xuân Phong, Dương Linh, Người đi trước - An Viết Đàm, Người trong cõi nhớ - Lưu Quang Vũ, Câu thơ yên ngựa - Hoàng Yến… Những vở cải lương tham dự Hội diễn hầu hết là đề tài cuộc sống mới, chỉ một số vở đề tài lịch sử và kháng chiến. Điều ấy, phản ánh những vở đề tài xã hội đương đại được quan tâm nhiều hơn, đang là tâm điểm mới của sân khấu cải lương Nam Bắc đã thành công.
Hội diễn 1985, có 14 vở kịch nói, 9 vở tuồng, 8 vở kịch dân ca, 20 vở cải lương, 9 vở chèo, là những con số khẳng định sự phát triển mạnh các hình thức sân khấu dân tộc. Sự phát triển sân khấu với những vở diễn đề tài xã hội đương đại của các thể loại lên sân khấu theo sát hiện thực cuộc sống, phản ánh kịp thời những bức xúc xã hội, được công chúng hâm mộ, nhờ đó sân khấu có công chúng tồn tại, phát triển những năm trước đổi mới.
Hội diễn 1990, mở đầu sự nghiệp đổi mới (1986-1990), đây là thực trạng sân khấu thời kỳ đổi mới. Hội diễn 1985, là bước đệm, kết thúc giai đoạn sân khấu, nghệ thuật do Nhà nước bao cấp, nhưng từ năm 1980-1985 thế kỷ trước là giai đoạn nẩy sinh những bất ổn của sân khấu và nghệ thuật. Vì nền kinh tế bao cấp xẩy ra khủng hoảng đổ vỡ giá lương tiền, đời sống nhân dân lao động và công chức gặp nhiều khó khăn, tác động tới văn hoá, nghệ thuật. Bên cạnh đó sự phát triển các hình thức nghệ thuật mới từ năm 1980, Karaoke, phim video, phim trưởng Hồng Kông, ca nhạc nhẹ bắt đầu lấn át các hình thức nghệ thuật trong nước. Hội diễn 1990, là sự tồn tại đích thực của sân khấu. Thực tiễn ấy, là sức mạnh của nền sân khấu xã hội hoá tự phát, tồn tại vì công chúng đích thực. Năm 1987, Nhà nước thả nổi các đoàn tự hạch toán thu chi bằng biểu diễn doanh thu. Tuy nhiên, đây là giai đoạn sân khấu có công chúng, nên các đoàn tồn tại sống bằng doanh thu. Nhưng khi tham dự Hội diễn, Nhà nước đã bao cấp cho các đoàn dựng vở đem lại kết quả khả quan. Hội diễn sân khấu toàn quốc 1990 phải chia làm sáu đợt, mỗi đợt khoảng 20 đoàn tham diễn. Điều ấy, nói lên các thể loại sân khấu phát triển mạnh. Kịch nói 21 đoàn, cải lương 20 đoàn, kịch dân ca 8 đoàn, chèo 16 đoàn, tuồng 5 đoàn. Các đoàn hăng hái đi vào đề tài cuộc sống mới, đề tài lịch sử và kháng chiến là số ít.
Kịch nói phản ánh hiện thực sắc sảo cuộc sống mới, là những con người lao vào vòng xoáy đổi mới, đổ vỡ, lỗi lầm, cơ hội, ngay thẳng, thật thà, gian trá, tích cực và bảo thủ… Phản ánh những biến đổi giá trị đạo đức trong mỗi con người trước hiện thực mới. Một số vở kịch lại đề cao những tấm gương chịu khổ, hy sinh, vì dân, vì nước có tính truyền thống của thời khắc lịch sử hào hứng dân tộc, là tấm gương sáng nhắc nhở mọi người. Sân khấu kịch nói đi vào mũi nhọn cuộc sống, nhiều đề tài phản ánh đa diện con người qua các vở: Mười đoá phong lan của Tất Đạt, Đánh mất mùa xuân - Xuân Trình, Hồn Chương Ba da hàng thịt - Lưu Quang Vũ, Cuộc đời tôi - Sỹ Hanh, Chợ đời - Lê Quý Dương, Khi tình yêu lên tiếng - Thanh Hương… Nhiều vở diễn phê phán lớp người giai đoạn đầu đổi mới, họ hành động mất phương hướng, đánh mất giá trị nhân bản làm người vì những động cơ vụ lợi, tiền bạc, chức quyền, vì cái tôi “cao cả”.
Sân khấu cải lương tô đậm thêm mảng mầu xã hội, có một thời hồng thắm bao nhiêu, sau đổi mới niềm tin vỡ nát trong lớp người mới. Họ bước vào giai đoạn đổi mới thiếu trang bị kinh nghiệm sống, truyền thống đạo lý… Dù trước đấy, ở trường phổ thông chắc chắn họ từng nghe những thuyết lý giáo điều về một lý tưởng xã hội. Lý tưởng ấy, bị đổ vỡ, họ đã hành động như những kẻ điên khùng, bất chấp đạo lý, nhân tâm con người bình thường ai cũng có. Lớp người nhân danh đổi mới ấy, sống lọc lừa, mưu mô, đổi trắng thành đen, vì danh lợi bản thân, thích hưởng lạc, dẫn đến những tệ nạn xã hội, ngoại tình, dối trá, âm mưu và tội ác… Những cái xấu trong mỗi con người vươn dậy bằng mọi giá, vì cái tôi ma lực. Nhiều vở diễn cho thấy những cái xấu có từ quá khứ lịch sử, đến hôm nay lại bùng lên mạnh mẽ. Những vở cải lương: Sau bức màn nhung - Vũ Hải, Hai ngàn ngày oan trái - Lưu Quang Vũ, Nỗi đau người mẹ - Vũ Hải, Xôn xao rừng quế - Phan Lương Hảo, Vòng hào quang tội lỗi - Phùng Dũng… Sân khấu cải lương nặng về đề tài con người cuộc sống mới, nhiều vở diễn phê phán gay gắt lối sống thác loạn của một bộ phận công chúng trong xã hội, dẫn đến bi kịch tội lỗi, gia đình, cá nhân. Sân khấu tuồng lại thiên về đề tài lịch sử, nhưng là nói xưa để nhắc nhở nay qua các vở: Ngai vàng rung chuyển, Tiếng thét giữa hoàng cung, Thiếu phụ Nam Xương, Triệu Đình Long… Nghệ thuật tuồng so với Hội diễn trước, đã chuyển hướng đề tài đi sâu vào nhân vật, các vở lịch sử có tính phê phán lớp người xưa vì những mưu đồ cá nhân, gia tộc, đánh mất quyền lợi dân tộc, đó là những hạng người cần phê phán. Bên cạnh đó có những vở ngợi ca người anh hùng trung quân ái quốc, như động viên những người đương thời, hãy nói gương truyền thống để sống làm người hữu ích cho xã hội. Kịch hát dân ca đi vào đề tài cách mạng, kháng chiến và hiện thực cuộc sống mới, hợp thành bản hùng ca của ngành sân khấu, phê phán và ngợi ca cuộc sống mới. Những vở diễn sân khấu Hội diễn góp phần giải toả những bức xúc của công chúng, hướng tới hành động vì tương lai xã hội mới, luôn luôn giữ vững phẩm giá con người.
Những vở diễn các thể loại sân khấu: kịch nói, tuồng, chèo, cải lương, kịch dân ca, viết về cuộc sống mới… như một bản cáo trạng phê phán lối sống vụ lợi của lớp người giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới. Nhiều vở phơi bày hiện thực đen tối, mất phương hướng của xã hội, chưa có một mô hình, tiêu chí đạo đức rõ ràng… Lẽ ra trước đổi mới, các nhà chính trị xã hội, họ là những “cha cố thày dòng” phải đưa ra một hình mẫu đổi mới theo chuẩn mực xã hội khoa học, có luật cụ thể hoạt động kinh tế, xã hội theo một lý tưởng thời đại, mang tính hiện thực, không giáo điệu, ảo tưởng. Nhưng các nhà xã hội nói đổi mới là đổi mới… Khi lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu: Nga, Đức…bị đổ vỡ tận gốc, vậy đổi mới theo tiêu chí nào họ không đề ra một chuẩn mực xã hội, dẫn đến những lộn xộn kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, giống như nói xã hội hoá nghệ thuật, nhưng xã hội hoá là gì, như thế nào qua từng giai đoạn phát triển xã hội hiện tại và tương lai, không ai hoạch định một chiến lược xã hội hoá nghệ thuật. Mọi việc cứ tự phát, tự do xã hội hoá dẫn đến những đổ vỡ thảm hại của sân khấu và nghệ thuật. Thực tiễn phải trả giá bằng máu và nhân phẩm nghệ sỹ. Nhiều ca sĩ nổi danh bằng con đường hiến thân, nhờ hiến thân mới có nhà lầu, ô tô và danh tiếng lăng xê các show diễn như Hồng Hải (1), Hồng Nhung trẻ ... Yến Vi giá 2000 USD một đêm, ca sĩ Hồng Nhung trẻ có giá 100 triệu đồng cho một cuộc tình ... còn nhiều người khác không tiện nêu tên có thể kể ra trên 50 nghệ sĩ, ca sĩ, người mẫu, vũ công hành nghề như thế. Sân khấu lại lận đận không kém, người bị nêu tên trên báo, còn nhiều người chưa bị nêu ra. Đây như một tấm gương hiện thực xã hội, nếu kinh tế có bao nhiêu người bị vỡ hụi, lừa đảo thuế giá trị gia tăng, nhập khẩu, làm gian thẻ thương binh liệt sĩ ... rút tiền công hàng ngàn tỷ đồng, tham nhũng, hối lộ, đánh bạc ... từ lối sống vụ lợi, thì những nghệ sĩ nghệ thuật cũng không thoát khỏ vòng xoáy tội lỗi. Đó là những đổ vỡ, mất phương hướng suốt thời kỳ đổi mới. Nghệ thuật và sân khấu bày tỏ những tâm sự, phê phán xã hội hiện tại, ngợi ca truyền thống đạo đức, văn hoá truyền thống, để xây dựng lý tưởng xã hội mới tốt đẹp hơn. Sân khấu Hội diễn 1990 - 1995 của thế kỷ XX, tiếp tục phê phán, ngợi ca xã hội Việt Nam đương đại giữa hai lối sống, văn hoá dân tộc truyền thống và lối sống sô bồ văn hoá hiện đại trong mỗi con người.
Hội diễn 1995, kịch nói chuyển hướng ít phê phán, nhiều ngợi ca nêu gương tốt như ngầm phê phán cái xấu bỏ qua, noi theo những tấm gương người tốt việc tốt, xoá bỏ hận thù vì tương lai dân tộc qua các vở: Bước qua lời nguyền, Cuộc chia tay lần cuối - Ngọc Thụ, Ăn mày dĩ vãng - Chu Lai, Người không thể chết - Thanh Đạm, Dạ cổ hoài lang - Thanh Hoàng, Trở lại kiếp người, Minh Chuyên ...
Sân khấu kịch nói nhiều vở diễn công chúng hâm mộ, có một thời công chúng coi các thể loại sân khấu: tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, kịch
dân ca... mỗi vở diễn công bố như tâm sự cùng công chúng, họ đi xem sân khấu nơi giải toả bức xúc. Những vở cải lương Hội diễn 1995, của thế kỷ XX, tiếp tục phê phán lớp người đổi mới như các vở: Ai tỉnh ai điên - Sĩ Hanh, Huy Uẩn chuyển thể, Nỗi đau năm tháng của Đoàn cải lương Chuông vàng - Sóc Trăng, Nước mắt người tình, Đoàn Đồng Tháp, Giấc mộng không tên, Nước mắt đêm đen... Một số đoàn chuyển sang dựng những vở đề tài lịch sử và sân khấu ngợi ca như các vở: Sen trắng Đông A, Đoàn Chuông vàng, Ngọc sáng đất kiếm thần, Đoàn Kim Phụng, Khi thành phố lên đèn, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Con đò của mẹ Đoàn Cải lương Thanh Hoá... Kịch dân ca có các vở: Một thời nghiệt ngã, Dân ca Phú Khánh, Người ơi người, Dân ca Quảng Đà, Ma hoa Trà Mứ, Kịch Dân ca Chăm...có tám đoàn kịch dân ca tham dự Hội diễn tại Huế. Chèo có các vở: Sự tích suối mơ - Huy Cừ, Vua Chổm - Nguyễn Đình Nghị, Mẹ Kế - Hoàng Hạc, Duyên nợ ba sinh - Trần Đình Ngôn... Chèo có 10 đoàn tham diễn. Tuồng có các đoàn: Thanh Hoá, Nhà hát tuồng Trung ương, Nhà hát tuồng Đà Nẵng, Khánh Hoà.
Sân khấu Hội diễn 1995, nhiều vở diễn phê phán, ít vở ngợi ca tinh thần lịch sử dân tộc, tinh thần cách mạng kháng chiến. Một số vở đề tài cuộc sống mới, tiếp tục phê phán lối sống hám lợi của lớp người thời mở cửa, bên cạnh đó ngợi ca những người chịu đựng gian khổ, hy sinh vượt qua bóng tối, giữ vững phẩm giá, nhân cách con người. Sân khấu Hội diễn là sân khấu do Nhà nước đầu tư kinh phí, thường dựng, diễn những "vở cúng cụ", nhưng có một thời đã vượt qua mực thước ấy. Đó là Hội diễn sân khấu từ 1990 đến 1995, sau đó lại quay về ngợi ca, gọi là sân khấu "hiện thực phải đạo". Nguyên nhân từ 1987, Nhà nước thả nổi các đoàn, đến năm 1993 bao cấp trở lại 50%, sân khấu và nghệ thuật xiết vào kỷ cương. Mặt khác, xã hội Việt Nam sau gần mười năm đổi mới hình thành một xã hội mới, mọi người đã tỉnh ngộ, họ biết sống hành động như thế nào cho hợp sự phát triển đổi mới. Số người còn suy nghĩ bâng khuâng giữ hai thái cực, lựa chọn lối sống đúng sai như kiểu "Ai tỉnh ai điên", chỉ còn là số ít. Thực tiễn xã hội, tác động vào sân khấu chuyển hướng phê phán và ngợi ca, nhằm xây dựng xã hội mới, đáp ứng công chúng. Nói về những tiêu cực xã hội suốt thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2006, không lúc nào lắng xuống, những vụ buôn lậu hàng qua biên giới, hêrôin, những đường dây hoạt động xã hội đen kiểu Năm Cam, những vụ tham nhũng kiểu PMU ... Ngày càng tinh vi lớn hơn nhiều so với những năm đầu đổi mới, nhưng nó như những tảng băng khổng lồ chìm dưới đáy xã hội. Những năm đầu đổi mới nổi lên trên bề mặt xã hội những vụ lộn xộn đất đai, biến động kinh tế, tốc độ đô thị hoá, lối sống, nạn thất nghiệp, sự chênh lệch giàu nghèo...dẫn đến tha hoá nhân cách con người, làm băng hoại các giá trị lối sống, văn hoá, đạo lý truyền thống, trở thành những bức xúc tác động vào sân khấu. Từ đây, nảy sinh khuynh hướng sân khấu phê phán, nhiều vở diễn phản ánh trực diện lớp người mới hành động mất tính người, mọi thứ đều xuống cấp, tính bằng tiền, trả giá bằng tiền ... Sau những vở diễn đậm đặc phê phán xã hội hiện tại những năm đầu đổi mới, xã hội có phần đi vào kỷ cương hơn, không còn cảnh trước đây "người ngay sợ kẻ gian", "người thật thà ăn cháo"... Xã hội ổn định, chân lý hành động mục đích cuộc sống rõ ràng, các hình thức nghệ thuật chuyển hướng ngợi ca và vui hài, đem lại lối sống lành mạnh cho mọi người, trả lại bầu không khí trong lành xã hội. Từ hội diễn sân khấu năm 2000 đến 2005, nhiều vở diễn ngợi ca cách mạng, kháng chiến, nêu gương lớp người mới dám chịu trách nhiệm vì lợi ích nhân dân như vở: Khoảnh khắc mong manh, Đôi bờ, Rừng cháy ... hoặc quay về quá khứ lịch sử. Sân khấu tuồng, chèo, cải lương... phía Bắc ít đi vào hiện thực xã hội đương đại, phần lớn trốn bỏ hiện thực cuộc sống mới, đi vào lịch sử có thể kể vô vàn vở lịch sử: Người anh hùng áo vải - Lưu Quang Hà, Vạn kiếp truyền thư - Trần Đình Ngôn, Phò Mã Thân Cảnh Phúc - Xuân Yến, Trần Anh Tông, Dương Văn Nga, Kẻ sĩ Thăng Long (cải lương) Hà Nội, Bí sử chốn thâm cung, cải lương Thanh Hoá, Vằng vặc ánh sao Khuê, Nhà hát cải lương Trung ương, Phùng Khắc Khoan, cải lương Hoa Mai...Sân khấu phía Nam tham dự các Hội diễn phần lớn là phản ánh hiện thực cuộc sống mới, hoặc ngợi ca cách mạng, kháng chiến, những vở đề tài lịch sử chỉ có một hai vở không phải thế mạnh của các đoàn cải lương Nam. Hội diễn sân khấu năm 2000, là năm sân khấu cả nước có phần dè dặt phản ánh hiện thực mới, nhiều vở đi vào đề tài lịch sử, cách mạng, kháng chiến. Số vở đề tài cuộc sống mới ít nhưng lại táo bạo như vở Chuyện vớ vẩn bên vỉa hè...phê phán trực diện hai thế hệ đảng viên kháng chiến và lớp trẻ, họ bị biến chất, tàn ác, nhẫn tâm ...Nếu biết cách khai thác vẫn phản ánh cuộc sống mới, mạnh mẽ, bằng không sẽ khó công diễn trước công chúng. Nguyên nhân từ nhiều phía, một phần do Nhà nước bao cấp trở lại, các đoàn sân khấu đã thắt chặt kỷ cương. Nhưng nguyên nhân quyết định hơn các tác giả phía Bắc thiếu vốn sống thực tiễn, họ không theo kịp tốc độ phát triển nhịp sống mới, nên không phản ánh được nhiều hiện tượng xã hội, nhiều điểm nóng bức xúc. Nếu có vở diễn kịp thời chỉ mang tính thời sự, báo chí, thiếu sức thuyết phục công chúng, đây là một trong những nguyên nhân công chúng không say mê sân khấu. Thị hiếu công chúng đã chuyển hướng, đa phần muốn xem sân khấu vui hài, đó là sân khấu giải trí, một xu hướng sân khấu đang diễn ra mạnh mẽ ngoài xã hội. Sân khấu phân chia thị hiếu công chúng, có những người thích xem những vở diễn học thuật sang trọng, phản ánh nội dung xã hội sâu sắc, văn chương sắc xảo, triết lý cao, có tầm tư tưởng thời đại, còn đa phần thích sân khấu giải trí. Sân khấu truyền hình: Gặp nhau cuối tuần, hoặc Gala cười... nhiều người không thể xem nổi một lớp diễn, nhưng đa phần công chúng truyền hình lại háo hức chờ đợi. Vì những lớp công chúng giải trí, sân khấu xã hội hoá thành phố Hồ Chí Minh đã diễn hàng chục vở Đời cười, nhiều vở diễn giải trí khác liên tục công diễn trên các sân khấu thành phố diễn suốt tuần, ngày hai, ba xuất... Sân khấu sau năm 1985, của thế kỷ trước đến nay, nghiêng về những vở diễn ngợi ca, vui hài. Tuy nhiên, những vở diễn học thuật, nếu có kịch bản hay công chúng vẫn hào hứng đón nhận.
Thực trạng sân khấu xã hội hoá còn chậm, - nhất là sân khấu phía Bắc. Sân khấu phía Nam tiến nhanh từ không đến có. Từ một hai đoàn ló ra, bị đổ vỡ. Vào những năm cuối thể kỷ XX, hàng loạt đoàn cải lương danh tiếng đổ vỡ: Đoàn cải lương 284, Đoàn cải lương Sài Gòn I-I-III…Sang những năm đầu thế kỷ ra đời hàng loạt các đoàn kịch, cải lương tồn tại vững mạnh bằng doanh thu nghệ thuật.Sân khấu phía Nam thực hiện xã hội hóa thành công, đang hình thành nền nghệ thuật, sân khấu thị trường trong mối quan hệ:cung- cầu. Những đoàn nghệ thuật Nhà nước, tư nhân hình thành ba khuynh hướng sân khấu: Phê phán- Ngợi ca- chân biềm vui hài. Vào những giai đoạn phát triển kinh tế xã hội khác nhau, lúc nghiêng về ngợi ca, khi là sân khấu phê phán, diễn tả bầu không khí ngột ngạt, bức xúc những tệ nạn xã hội, lối sống tha hoá đánh mất phẩm giá con người... Sân khấu châm biếm vui hài diễn ngoài xã hội mang lại sự ngợi ca, phê phán nhẹ nhàng tạo tiếng cười sảng khoái cho công chúng, trở thành hướng chính số đông những người lao động trong các ngành nghề của toàn dân. Sân khấu Nhà nước có hai hình thức dựng vở, các đoàn, nhà hát, diễn doanh thu phần nhiều những vở vui hài, nhưng vào Hội diễn lại dựng những vở khác với sân khấu diễn doanh thu. Đây là khoảng cách giữa sân khấu Hội diễn với công chúng đích thực, những vở tham dự Hội diễn có tính học thuật, nhiều vở diễn ngợi ca, hoặc phê phán, ít có kịch hài, kịch vui. Sau Hội diễn những vở ấy thường cất vào kho, diễn được vài chục buổi là thành công cao, còn không ít vở tắt ngấm sau mấy đêm công diễn hiếu hỉ, xã giao. Tuy nhiên, sân khấu Hội diễn có những hạn chế, nhưng những thành công nâng cao chất lượng vở diễn và nội dung đề tài cuộc sống, được dư luận quan tâm nhiều đến sự phát triển sân khấu. Đây là bước phát triển sân khấu do Nhà nước định hướng, chỉ đạo nội dung và hình thức nghệ thuật. Nếu sau mỗi Hội diễn có những cuộc hội thảo thực sự khoa học, vì sự nghiệp sân khấu và công chúng. Nếu các nhà hát, các đoàn, các nhà chỉ đạo nghệ thuật phụ trách nhà hát, đoàn, lắng nghe để phấn đấu vì nghệ thuật và công chúng thì sân khấu đáp ứng công chúng hơn, sẽ không còn khoảng cách giữa hiện thực xã hội và nội dung các vở diễn, khoảng cách giữa công chúng và những vở tham dự Hội diễn. Nhiều người có cảm giác sân khấu Hội diễn là của riêng giới sân khấu, nếu quả là như thế thì cần xem lại sự chỉ đạo và tổ chức Hội diễn sân khấu toàn quốc. Bởi những vở diễn như thế chưa vì công chúng, chưa thực sự vì một nền sân khấu xã hội hoá, chỉ có xã hội hoá mới là một nền sân khấu đích thực tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Đó là nền sân khấu Việt Nam đổi mới.
Ghi chú 1: Theo báo An ninh thế giới tháng 3 - 2006. Cuốn sách Chân dài và bóng đêm - NXB lao động 2006.