1-Nhà văn Thanh Châu “nút thắt” của vấn đề:
Những năm 1930-cho đến trước năm 1945 của Thế kỷ trước,song song với phong trào Thơ mới của các Thi sĩ thì “bên” văn xuôi là những tác phẩm văn học nổi bật của nhóm Văn sĩ trong Tự lực văn đoàn.Ta có thể kể tên những tác phẩm tiêu biểu như:-Hồn bướm mơ tiên,Nửa chừng xuân của Khái Hưng-Tắt lửa lòng của Nguyễn Công Hoan-Đoạn Tuyệt của Nhất Linh hay Gánh hàng Hoa của Nhất Linh-Khái Hưng.v.v…Phần lớn là của những nhà văn trong nhóm “Thất tinh”-Tự Lực Văn Đoàn gồm:-Ba anh em nhà Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh)-Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo)-Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam) cùng hai anh,em Khái Hưng-Trần Tiêu & Thế Lữ,Tú Mỡ.Sau này kết nạp thêm Xuân Diệu mới gọi là “Bát tinh”-những vì sao chói sáng trên văn đàn nước nhà thời kỳ 1932-1939…Sáng tác của họ toàn là những câu chuyện tình đẫm lệ cả & những tiểu thuyết đó cũng ra đời vào khoảng thời gian trước-trong & sau “thời kỳ T.T.Kh” không lâu…Thế nhưng chẳng thấy có bất cứ nhà thơ “nặc danh” nào xuất hiện,cho dù trong tác phẩm Gánh hàng Hoa cũng có những đoạn nói về loài hoa Tigôn…Về sau tác phẩm này được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh,còn Tắt lửa lòng được chuyển thể thành vở cải lương nổi tiếng có tên Chuyện Tình Lan & Điệp, song tất cả cũng chỉ có vậy.Thế nhưng vào tháng 7 năm 1937 sau khi tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy đăng truyện ngắn Hoa Tigôn thì một hiện tượng lạ lùng đã xảy ra.Công bằng mà nhận xét thì truyện ngắn Hoa Tigôn của nhà văn Thanh Châu so với các tiểu thuyết nêu trên còn kém xa cả về văn phong lẫn cốt chuyện,bản thân tên tuổi nhà văn Thanh Châu cũng không thể nổi tiếng bằng.Ấy thế mà thật kỳ lạ,truyện ngắn Hoa Tigôn của ông vừa mới ra đời được khoảng hai tháng thì “lập tức” xuất hiện bài thơ Hai sắc hoa Tigôn của một tác giả “nặc danh” mang mấy chữ cái T.T.Kh cứ như thể muốn “đối đáp” lại.Đến đây,chúng ta có nhận ra một điều gì đó bất thường không?.Có vẻ câu nói của một nhà khoa học:“chẳng có gì tự nhiên sinh ra…” rất phù hợp trong trường hợp này…Chúng ta đã có thể nói rằng:-Không có Truyện ngắn Hoa Tigôn thì sẽ không có bài thơ Hai sắc hoa Tigôn & 3 bài tiếp theo hoặc không có nhà văn Thanh Châu thì sẽ không có T.T.Kh.?
2-Nỗi lòng của nhà văn Thanh Châu:
Mùa thu năm 1939 (tức là một năm sau ngày T.T.Kh xuất hiện đầy đủ với 4 bài thơ) nhà văn Thanh Châu viết một tùy bút có nhan đề Những cánh hoa Tim đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy (chúng ta cần biết là:-Truyện ngắn hay tiểu thuyết là có thể từ một “nguyên mẫu” nào đó có thật rồi tác giả hư cấu thêm cho hấp dẫn hoặc là hư cấu hoàn toàn như tiểu thuyết Khoa học viễn tưởng.Còn Phóng sự,ghi chép,nhật ký hay tùy bút… phải là những sự việc có thật,tác giả chỉ có thể sắp xếp lại cho có thứ tự về không gian,thời gian để “kể lại”giúp người đọc dễ hiểu mà thôi).Dưới tiêu đề Những cánh hoa Tim ông trích dẫn một câu thơ của T.T.Kh: Bảo rằng:Hoa dáng như tim vỡ bên dưới lại trích dẫn một đoạn văn trong tiểu thuyết Gánh hàng Hoa: Hoa leo Tigôn sắc đỏ, sắc hồng,sắc trắng năm nào cũng vậy,một mùa tàn lại một mùa nở.Nó chẳng giống lòng trắc ẩn của con người. Rồi ông viết:“…Có ai để ý đến một thứ hoa của dây leo,mỏng manh & nhẹ nhàng như giấy,dáng hoa chum chúm như một thứ quả khi chưa xòe cánh?...những dây hoa tigôn đã điểm màu trắng,màu hồng,màu đỏ vào giữa đám lá xanh non & sáng sáng,có những thiếu nữ vui như bướm với những bàn tay nhẹ,gỡ dần những dây hoa ấy để thay cho những hoa hôm trước trong phòng khách đã tàn…Một mùa thu cũ,tôi đã ngắt những bông hoa ấy trong tay & vò nát chúng đi trước một giàn hoa.Đó là thời kỳ tôi vừa ốm dậy,buổi chiều thường đi vơ vẩn trong sân…bỗng nhiên,nhìn những cánh hoa đỏ trong tay,tôi nghĩ đến một quả tim rớm máu.Tôi nghĩ đến những đoạn tình duyên đau khổ ở đời.Những tiếng nức nở dài như tiếng cầm đề não nuột trong bài thơ “Thu” của thi sĩ Verlaine…buổi chiều lạnh chớm thu,đã thấy thoáng hiện ra trong đầu cái hình ảnh tưởng là mờ nhạt từ lâu của người quen cũ.Tôi nghĩ đến chia rẽ,đến phân ly,đến những bức thư cuối cùng viết vội vàng trong đêm vắng,dưới ánh nến chập chờn,trong đó người ta gói cả một tấm lòng tuyệt vọng lẫn với những cánh hoa thường tặng.Tôi nghĩ đến những xác chết trong tim mệt mỏi vì yêu của những người đàn bà có chồng,đã yên vui,đã nguôi quên…Vì tôi thấy tôi cảm thấu hết được những cái gì là tê tái trong tình ái.Tôi có tất cả tâm sự của một người đã từng chua xót vì yêu …Tối hôm đó,tôi viết trong cơn sốt rét & hai tuần sau cái truyện ngắn Hoa tigôn của tôi đã in trên mặt báo sau này.Truyện có gì đâu:Một họa sỹ đi vẽ về qua làng Mọc,gặp một thiếu nữ hái hoa như tôi cũng đã từng gặp trên kia…Rồi tám,chín năm sau,lúc họa sỹ đã nổi danh mới gặp lại người xưa,người ta nhận ra nhau,thấy mến nhau & sau cùng thấy yêu nhau.Làm thế nào khác được?(người viết truyện cho là định mệnh).Họa sỹ bảo người yêu trốn đi với chàng làm lại cuộc đời,nhưng thiếu phụ là một người đàn bà yếu đuối.Phút cuối cùng nàng sợ,chẳng dám liều bước vào con đường mới mà nàng đoán rằng nguy hiểm.Nàng bị đau đớn dày vò vì đã yếu đuối & từ trần xa người yêu một buổi kia.Họa sĩ được tin,đem những dây hoa tigôn-Thứ hoa giống hình quả tim vỡ mà trước kia nàng hái ở vườn nhà,đặt trên mộ người yêu.Họa sĩ đã già mà cũng không lấy vợ.Nhưng,mỗi mùa thu,mùa hoa tigôn nở nhiều nhất,họa sĩ thường mua thứ hoa kia về để trong phòng vẽ của mình.Truyện có gì đâu?nhưng tôi viết với tất cả cảm giác trong trẻo,chân thành,tươi tốt đã có trong buổi chiều thu ấy,sau buổi đi chơi trong làng Mọc. Có lẽ vì thế,mà cách đây ít hôm,một buổi trưa,có hai người đàn bà đến thăm tôi trong lúc tôi đi vắng & để lại trên bàn những cánh hoa trong truyện.Những người đó,tôi đoán là đã lấy làm bằng lòng câu chuyện tình ảm đạm kia,mà những cành hoa để lại không ngoài cái ý nghĩa thưởng công cho người đã viết…Nhưng điều mà tôi lấy làm sung sướng nhất là cũng dạo ấy,ở tòa soạn nhận được một bài thơ đầu của bà T.T.Kh (bài thơ Hai sắc hoa tigôn) kèm với bức thư xin chữ ký của tôi.Bức thư giảng rõ vì sao nẩy ra thi hứng viết nên bài thơ & bài thơ tả cái tâm sự não nùng,thầm kín của một người đàn bà đã có chồng nhớ lại tình duyên cũ.Bài thơ đó cũng là một cái truyện ngắn:-Một thiếu nữ thường đợi người yêu đến trong buổi chiều thu,dưới một giàn hoa tigôn.Người đàn ông chừng là một kẻ đã đứng tuổi & từng trải thường vuốt tóc nàng & thở dài lo sợ cho cái tương lai đen tối của hai người,trong khi vít những dây hoa ấy xuống:-Bảo rằng:Hoa dáng như tim vỡ-Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi… & tôi thấy chán cả cái nghề viết tiểu thuyết.Bởi tôi nghĩ: Cùng một mối cảm mà T.T.Kh có thể viết nên những vần (thơ) réo rắt mãi trong tâm can người như vậy được,còn câu chuyện của tôi,có khéo kể lắm,thì rồi người ta đọc qua một lần rồi cũng sẽ quên đi… Được ít lâu bà lại gửi đến một bài thơ nữa… Tôi thấy một cái gì thắc mắc như là một hối hận vì đã vô tình nhắc đến một thứ hoa cũ làm rớm máu quả tim một người đã “tạm yên”.Người ta bảo có một thứ hoa gọi là “kim châm”,tiếng chữ là “liệu sầu hoa”,ăn hoa ấy thì vơi được lòng đau khổ.Lúc này tôi muốn tìm ra loài hoa ấy đem tặng tất cả những người đàn bà đáng thương ở trong cảnh éo le này: -có chồng rồi mà vẫn không quên được tình xưa…Tôi đã nghe bàn tán nhiều về T.T.Kh người ta tò mò muốn biết rõ đời riêng của người đàn bà có cái tâm sự bi thương kia.Người ta thêu dệt nên nhiều chuyện buồn cười…Tôi thì tôi chưa được biết mặt,biết tên thực của T.T.Kh,tôi chỉ biết rằng đó là một người đàn bà đã viết nên được những vần thơ đẹp trong lúc thực thà cảm xúc.Còn muốn gì hơn nữa?Sao người ta lại cứ muốn làm nhơ bẩn tất cả những gì gọi là trong sạch ở trong cõi đời này?…”
Đọc lại những gì ông viết ta có nhận thấy điều gì lạ không?Thứ nhất:-Cái hình tượng ví bông hoa Tigôn nhỏ xíu như là trái tim thì chỉ có hai người dùng là ông (trong truyện ngắn Hoa tigôn).Ông viết: “…Hoa Tigôn hình quả tim vỡ làm mấy mảnh,màu hồng dịu như nhuốm máu đào…” & T.T.Kh: - Bảo rằng:Hoa dáng như tim vỡ… (nên nhớ tác phẩm Gánh hàng hoa xuất bản trước truyện ngắn Hoa Tigôn hơn một năm-tức là từ đầu năm 1936,cũng có nhiều đoạn tả về hoa Tigôn,kể cả đoạn ông đã trích dẫn ở trên thì cũng không có một lần nào “khám phá” ra được hình trái tim như T.T.Kh & ông đã viết).Thứ hai:-Thực ra,ngoài các chi tiết cùng tả về những cánh hoa Tigôn thì“cốt chuyện”của truyện ngắn so với câu chuyện “kể” trong 4 bài thơ của T.T.Kh chỉ Giống nhau ở một sự kiện duy nhất là “Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi”-có nghĩa là các nhân vật không có được hạnh phúc lứa đôi hay nói cách khác là họ lấy chồng mà không phải vì tình.Còn một bên là hai người đã yêu nhau nhưng không lấy được nhau (T.T.Kh) đằng kia là mới nhìn thấy nhau vài lần,rồi gặp lại khi cô gái đã có chồng rồi mới yêu nhau (mà ở câu chuyện này rõ ràng chỉ là một sự ngoại tình vốn không được chấp nhận,nhất là với xã hội đương thời)…Thế thì ông Thanh Châu dựa vào “nguyên mẫu” nào mà cho rằng“cùng một mối cảm” một cách giản đơn như vậy?trong khi trước & cùng thời gian đó có nhiều truyện đăng báo hay tiểu thuyết còn lâm ly hơn Hoa tigôn của ông Thanh Châu nhiều,đã thế cốt chuyện cũng không khác “của T.T.Kh” là bao (ví dụ như Đoạn Tuyệt của Nhất Linh) tại sao thế?Tại sao chỉ khi Hoa Tigôn ra đời thì mới xuất hiện T.T.Kh?.Thứ ba:-Nếu hoàn toàn là người ngoài cuộc,tức là chẳng biết gì về “đối tượng” thì dựa vào đâu để ông “bênh” người ta đến thế: Người ta thêu dệt nên nhiều chuyện buồn cười & Sao người ta lại cứ muốn làm nhơ bẩn tất cả những gì gọi là trong sạch ở trong cõi đời này?…”trong khi những người “bị” đồn đại lại toàn là nhà thơ tầm cỡ đương thời như Thâm Tâm,như Nguyễn Bính thì cũng có gì đáng gọi là muốn làm nhơ bẩn…như ông Thanh Châu đã viết khá nặng lời?Có điều gì đó bất thường ở đây chăng?
Chúng ta lấy ví dụ thế này:-Mọi người ở các lớp khác cứ khăng khăng khẳng định là bạn A hay đánh nhau & quay cóp trong lớp,các bạn ở lớp khác nghe thì cũng chỉ biết vậy,nhưng nếu ta lại học cùng lớp với bạn A,nhất là lại ngồi gần nhau nữa thì rõ ràng thấy bạn ấy chẳng những không bao giờ quay cóp mà còn chẳng bao giờ đánh nhau với ai,vậy khi nghe được chuyện đó,đương nhiên là ta sẽ bênh bạn mình vì hoàn toàn chắc chắn không sợ người khác bảo là bênh lấy được, cộng với tâm lý thường tình mà ta muốn chứng minh là mọi người đừng có mà “thằng chết cãi thằng khiêng” thì cũng hoàn toàn hợp lý….Thứ tư:-Nội dung của bức thư,ngoài vài câu ông đã tiết lộ thì có vẻ ông viết bài tùy bút này dường như là để nhằm “thanh minh” với ai đó & ông cũng như muốn an ủi ai đó, vì thế mà ông mới thấy … như là một hối hận …chúng ta tạm dừng ở đây để chờ những dữ kiện khác ở các phần sau thì sẽ quay lại phân tích thêm cho rõ phần “lạ lùng”còn lại.
3-Chuyện tình đời thực của nhà văn Thanh Châu:
Nhà văn Thanh Châu (tên thật là Ngô Hoan) sinh ngày 17 tháng 9 năm 1912 tại thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa).Quê nội ông ở Diễn Châu (Nghệ An).Năm 1926, học trường cao đẳng tiểu học Vinh, sau đó ra Hà Nội học trường đạo (Thiên chúa giáo),học chung với Phạm Huy Thông. Thấy Phạm Huy Thông và Nguyễn Nhược Pháp viết, ông cũng cầm bút theo. Năm 17 tuổi, truyện ngắn đầu tay Bó hoa quá đẹp được in. Nhờ truyện ngắn này mà ông được mời cộng tác với tuần báo Tiểu thuyết thứ 7 của nhà báo Vũ Đình Long.Ông trở thành cây bút chủ chốt của tờ báo này trong suốt 10 năm sau đó. Sau cách mạng tháng 8, tham gia quân đội, phụ trách báo Vệ quốc quân của Sư đoàn 304.Năm 1954 ông công tác ở báo Văn nghệ (Hội nhà văn).
Kể từ tập truyện ngắn đầu tiên Trong bóng tối (1934),đến tập truyện ngắn Cún số 5 (Nxb Kim Đồng 1992), ông đã có gần 20 đầu sách…Sinh ra trong một gia đình dòng dõi quan lại,nhưng đến đời ông thì gia cảnh sa sút,vì thế cuộc sống của gia đình ông khá là chật vật.Ông có người bạn, gia đình có cơ sở kinh doanh buôn bán khá lớn ở Thanh Hóa thời bấy giờ nên kinh tế khá giả hơn gia đình ông rất nhiều,khi cả hai cùng lớn lên vào thời thanh niên thì họ cũng ít có cơ hội gặp nhau,vì người bạn là con trai trưởng nên phải gánh vác việc làm ăn của gia đình đang hồi thịnh vượng…trong một lần đi chung chuyến tàu từ Hà Nội về Thanh Hóa ông gặp lại bạn mình đi cùng cô em gái.Cuộc gặp gỡ định mệnh này đã khởi đầu cho một mối tình đắm say & cũng không ai có thể ngờ rằng nó lại có kết thúc đầy nước mắt & cay đắng về sau…Trở về Thanh Hóa,hai người tiếp tục qua lại & tình cảm gắn bó ngày càng thắm thiết & đầy lãng mạn.Gia đình hai bên cũng đều biết việc này.Nhưng cuộc tình duyên không thể đi đến đoạn kết có hậu vì vấn đề “môn đăng-hộ đối” bởi gia cảnh đôi bên là quá khác nhau…Sau cú “sốc” này,Thanh Châu bỏ ra Hà Nội sinh sống,viết văn.Người yêu ông ở lại quê nhà & một thời gian sau thì (phải) lấy chồng.Ở ngoài Hà Nội một thời gian,ông nhận được tin tức từ gia đình nhắn ra cho biết người con gái ông yêu chuẩn bị lên xe hoa về nhà chồng…Từ đó Thanh Châu không bao giờ còn gặp lại người yêu xưa nữa cho đến bốn mươi năm sau,khi Đất nước thống nhất,ông mới vào Sài Gòn để tìm gặp lại Cố Nhân.…
còn tiếp ....