Xin cảm ơn anh đã góp ý kịp thời về những nguồn tư liệu được trích dẫn trong “Khám phá bí ẩn…”. Thực ra,chủ ý của loạt bài này là đi sâu vào phân tích-lý giải-chứng minh và phản biện cho đến “tận cùng” từ những sự kiện, tư liệu mà các tác giả đi trước đã viết về đề tài này…Tuy nhiên, không phải vì thế mà tôi tự “dễ dãi” với bản thân mình khi “nhắm mắt”chấp nhận những tài liệu đã dẫn,nhưng quả thật là rất khó cho một người “nghiệp dư” chỉ có sự say mê khám phá và yêu văn-thơ như tôi có thể tiếp cận được những nguồn tư liệu gốc mà có lẽ chỉ có ở trong những thư viện như:-Thư viện khoa học xã hội, viện văn học(ở Hà Nội) hay thư viện trường đại học KHXH và NV(tp.HCM)…vì thế cũng chẳng còn cách nào khác là trông đợi từ những phát hiện,điều chỉnh…ở những người biết rõ được nguồn gốc như bài viết phản biện của anh hôm nay.Một lần nữa,xin cảm ơn anh đã cho mọi người biết được những sự thật về nguồn gốc của nền báo chí một thời đã xa…
Như vậy, chúng ta thấy rằng những “tài liệu” sau đây là có nguồn gốc rõ ràng:
1-Đúng là bà T.T.Kh đã để lại 3 bài thơ được đăng ở Tạp chí Tiểu thuyết thứ bảy.(1937-1938)
2-Các tác phẩm của nhà văn Thanh Châu như truyện ngắn Hoa tigôn(1937)bài tùy bút Những cánh hoa tim (1939) và bài viết “Nói thêm về T.T.Kh” (1990)
3-Bài viết của tác giả Nguyễn Vỹ trong tác phẩm “Văn-thi sĩ tiền chiến”
4-Bài viết của tác giả Hoàng Tiến(kể lại lời của ông Phạm Quang Hòa)
5-Tác phẩm của ông Hoài Việt viết về các nhà văn,nhà thơ thời tiền chiến.
6-Bức thư gửi bà Vân Chung của bà Nghiêm phái Đặng Thư Linh.
7-Hai bức thư ngỏ của bà Vân Chung gửi bà Thư Linh đồng thời gửi đăng ở các báo.
8-Bài viết của độc giả Phan Đức phản bác về cuốn sách “T.T.Kh Nàng là ai?” của Thế Phong.
Có hai “tài liệu” mà nguồn gốc là không rõ ràng (hay sai về tên báo đã đăng):
1/Bài thơ đan áo của T.T.Kh (1938)
2/Bài viết của tác giả Bùi Viết Tân(1951)
Rất mong nhận được sự chỉ giáo của anh.Chúc anh và toàn thể gia đình ta mạnh khỏe-Hạnh Phúc.
Trân trọng.
Tp.HCM ngày 18/7/2012
Đỗ Thế Cường