Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.277
123.158.334
 
“Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại” Của Huỳnh Hữu Ủy..
Phan Xuân Sinh

 

ghi nhận

 

Đây là một quyển sách đồ sộ về hình thức cũng như nội dung, nhận đinh về hội họa và điêu khắc từ khi Việt Nam bắt đầu mở trường Mỹ Thuật Đông Dương tại Hà Nội năm 1924 cho tới nay. Tác giả là Huỳnh Hữu Ủy nhà nghiên cứu hội họa, tên tuổi của ông từ lâu đã gắn liền với hội họa tại Miền Nam trong thời gian đất nước chia cắt. Sau 1975 mặc dù ông không tham gia viết lách nhận định hội họa trên báo chí, nhưng ông đã âm thầm làm việc nầy. Sau khi ra hải ngoại ông tiếp tục con đường của ông đã chọn và ông thanh thản từng bước đi vững chắc, chín chắn nhìn nền hội họa nước nhà một cách sắc bén và theo tôi chỉ có ông mới có thẩm quyền nhận xét về nến Hội Họa Viết Nam vì ròng rã mấy chục năm ông đã nghiên cứu, truy cập, một cách tỉ mỉ. Tôi là một người không biết về hội họa, nhưng khi đọc quyễn sách nậy tôi bắt đầu thấy say mê, hướng dẫn cho tôi cách nhìn về những tác giả mà tài năng của họ lẫy lừng bấy lâu nay,. cũng như những tên tuổi mà tôi chưa từng nghe thấy.

 

Để mô tả về sinh hoạt hội họa của Sài Gòn sống trong tự do. Huỳnh Hữu Ủy nhận định như sau: “…Những năm giữa thập niên 1950 kéo dài đến đầu 1960, không khí văn học nghệ thuật ở Sài Gòn như hừng hực những ánh lửa kêu đòi đổi mới, khao khát sáng tạo. Làm mới, làm mới, phải bước qua những trang đời đã quá nhạt nhòa cũ kỹ không còn thể nào chịu nổi nữa. Trước vận hội đầy hứa hẹn của đất nước trẻ trung vừa vươn mình đứng dậy, sức sống sáng tạo thực sự bùng nổ. Sài Gòn đã có những tiếng nói rất mới, đầy âm vang  mạnh mẽ và vô cùng thiết tha, ví  dụ là những Duy Thanh, Thanh Tâm Tuyền, Ngọc Dũng , Thái Tuấn, Quách Thoại.”(1)

 

Trong sự khao khát đó, một số nghệ sĩ từ miền Bắc di cư vào họ mang trong lòng một chút phiêu lưu lại gặp một Miền Nam tự do, phóng khoán, họ hội nhập một cách thoải mái. Tài năng của họ được nở rộ. Họ là những người tiên phong cho nền nghệ thuật nước nhà mang sắc màu đổi mới. Đến giữa thập niên 60 đến 70, theo sau họ là những nghệ sĩ xuất thân từ hai trường Mỹ Thuật Huế và Sài Gòn còn rất trẻ, nô nức và hăm hở hội nhập nhanh chóng vào nền hội họa Việt Nam bắng những bức phá và cải cánh, sắc màu trở nên táo bạo, theo Huỳnh Hữu Ủy: “…phải kể đến những khuôn mặt quy tụ chung quanh nhóm nghệ thuật tiền phong của Sài Gòn là HỘI HỌA SĨ TRẺ VIỆT NAM.”(2)

 

Từ trong NGHỆ THUẬT  TẠO HÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI, ta mới biết được lịch sử hội họa Việt Nam, những nghệ sĩ tiếng tăm, những bức tranh làm say mê giới thưởng ngoạn một thời. Những họa sĩ như Duy Thanh, Ngọc Dũng, Tạ Tỵ, Duy Liêm, Thái Tuấn, Ngô Viết Thụ là những cây cổ thụ của hội họa Miền Nam, là những người tiên phong trong ngành hôi họa của Miền Nam còn son trẻ. Chúng ta cũng được biết tên tuổi của Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Nguyễn Khoa Toàn, Nguyễn Anh, Nguyễn Siêu, Trần Văn Thọ, Tú Duyên, Trần Đắc, Lê Văn Bình, Trọng Nội v.v…những họa sĩ tài danh của hội họa Việt Nam của thời kỳ tiền chiến. Đọc “Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại” ta tường lãm thêm được những khuynh hướng, trào lưu của những họa sĩ đeo đuổi trong sinh hoạt hội họa của họ.

 

Trước đây chúng ta đã nghe nói về HỘI HỌA SĨ TRỂ VIỆT NAM. Vì chúng ta không sinh hoạt trong hội họa, vì chúng ta ít quan tâm đến hội họa, vì chúng ta đến với hội họa chỉ cởi ngựa xem hoa, nên không biết rỏ về “Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam”. Thì đây, Huỳnh Hữu Ủy cho chúng ta biết về lý do, về sự cần thiết, trong một giai đoạn mà những thao thức, những đòi hỏi, mà hội nầy quy tụ một số họa sĩ tài năng để đưa nền hội họa đến tầm cỡ mà mọi người phải quan tâm:“ Đề cập đến nghệ thuật tạo hình Sài Gòn của những năm 60 và 70 trên bối cảnh chung là tất cả nền nghệ thuật có từ trước cùng với lớp họa sĩ đứng tuổi, kỳ cựu, phải nhắc đến những nghệ sĩ, điêu khắc gia quy tụ chung quanh Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam, có thể nhìn nhận họ là những đại biểu đặc sắc nhất của giai đoạn lịch sử mỹ thuật của Sài Gòn và miền Nam trước đây. Góp phần xây dựng nền hội họa hiện đại, chúng ta đã đề cập đến Tạ Tỵ, Thái Tuấn, Duy Thanh, Ngọc Dũng,  và phải kể tiếp theo các tên tuổi như : Cù Nguyễn, Rừng, Nghiêu Đề, Đỗ Quang Em, Nguyễn Trung, Mai Chững, Dương văn Hùng, Trịnh Cung, Nguyễn Phước, Hồ Thành Đức, Nguyễn Lâm, Lê Tài Điển, Nguyên Khai, Hồ Hữu Thủ, Nghy Cao Uyên, Nguyễn Đồng. Đây là những nghệ sĩ trẻ say mê với nghệ thuật có tài hoa bẩm sinh, cộng thêm vào đó là nhiều suy nghĩ, tìm kiếm, những nghiên cứu thấu đáo ngôn ngữ tạo hình của thời đại. Sau vài cộng tác với nhau, đã phát biểu có chất lượng trong nghệ thuật tạo hình, họ cũng tự thấy là cần phải làm việc nhiều hơn, đào sâu kỹ thuật và tư tưởng, tiến về phía quảng đại quần chúng, và nhất là phải biết đặt mình trong tình cảnh của đất nước khổ đau và hùng tráng, để tìm một ngôn ngữ riêng của hội họa Việt Nam. Thái độ đó tỏ rõ rằng họ có một lập trường dân tộc tiến bộ nhưng không hẹp hòi mà cùng lúc cũng đặt mình trong tiếng nói tạo hình chung của nhân loại…”(3)

 

Hoặc  một nhận định hoàn toàn xác thực về “Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam”:

 

“Hai mươi năm hội họa Miền Nam 1964 – 1975, đó là một chuyển động liền mạch nhưng mang nhiều tính bức phá và bùng nổ, cho nên từ nhóm Sáng Tạo, nền nghệ thuật ấy đã chuyển động mạnh với sự xuất hiện của các  khuôn mặt trong nhóm Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam. Chúng ta có thể khẳng định rằng nền nghệ thuật ấy, tuy chỉ ngắn ngủi trong vòng 20 năm, cũng đã thành hình và trở thành một giai đoạn mỹ thuật khá đặc biệt, rất quan trọng trong lịch sử mỹ thuật chung của toàn bộ đất nước”.(4)

 

Việc làm của Huỳnh Hữu Ủy trong hội họa cũng tương tự như Võ Phiến trong văn chương, ngồi lượm lặt từng tác phẩm, từng tác giả để tạo dựng lại một sinh hoạt văn hóa của Miền Nam từ 1954 đến 1975. Vì tất cả những gì trong 20 năm đó tại Miền Nam, những người thắng trận phương bắc đã xóa sạch không còn gốc tích. Họ chỉ đưa ra những tác phẩm tuyên truyền trong chiến tranh không có một chút nghệ thuật hay văn hóa, vì tất cả thứ nầy dưới sự chỉ đạo của guồng máy cai trị, phụng sự cho chính trị. Khi đặt văn hóa nghệ thuật của Việt Nam trong 20 năm chiến tranh, thì chỉ có Miền Nam sống trong tự do nên văn hóa nghệ thuật mới đúng nghĩa nhất. Thế nhưng tại Việt Nam hiện nay không thể tìm lại những gì đã mất vì đã bị hủy diệt một cách thô bạo sau khi Sài Gòn thất thủ. Công lao của Huỳnh Hữu Ủy và Võ Phiến hiện nay rất to lớn đối với những người sau nầy đi tìm những chứng tích văn hóa nghệ thuật của Miền Nam trong thời chiến tranh. Hai ông đã tìm được tài liệu gần như đầy đủ và tái xây dựng lại một cách hệ thống để người sau dễ dàng trong việc nghiên cứu.

 

Hội VAALA nơi bảo trợ in tập sách”Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại” của Huỳnh Hữu Ủy có một tham vọng lớn hơn là sẽ in tập sách nầy bằng Anh ngữ, do Trần Thiện Huy (một thành viên của Ban Biên Tập tạp chí Da Màu) lãnh nhiệm vụ dịch thuật. Để giới thiệu nghệ thuật tạo hình Việt Nam với những người ngoại quốc muốn tìm tòi về hội họa. Vì hiện nay trong các thư viện tại Mỹ người ta chỉ thấy sách về hội họa của Hà Nội, giới thiệu về hội họa của họ rất nghèo nàn, thiếu tính nghệ thuật. Tập sách của Huỳnh Hữu Ủy đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về hội họa đa dạng của Việt Nam. Và cũng để giới thiệu cho giới trẻ Việt Nam biết về hội họa của nước mình một cách tường tận, biết lịch sử hôi họa từ phôi thai cho đến hiện tại.

 

Lời phát biểu của Ann Phong trong ngày khai mạc phòng tranh tại Houston 21tháng 8 năm 2010 thì đây là quyển sách cần thiết cho những người muốn tìm hiểu về hội họa Miền Nam từ 1954 đến 1975. Trong các thư viện của Mỹ và trên thế giới khi tìm hiểu hội họa Việt Nam, người ta chỉ đọc những sách xuất bản từ Hà Nội và những bức tranh đượm chất tuyên truyền của miền Bắc. Chúng ta không tìm thấy một quyển sách nào đề cập đến nền hội họa của Miền Nam trước đây. Thực chất hội họa miền Nam mới phô bày được tính nghệ thuật, chất lượng, phóng khoáng, tài hoa của người nghệ sĩ và mới đích thực tiêu biểu cho nền hội họa chung của dân tộc. Công lao của Huỳnh Hữu Ủy tìm tòi nghiên cứu gần một đời người về hội họa, thì hội họa miền Nam chiếm một phần rất lớn trong đó.

 

Việc làm của Huỳnh Hữu Ủy có một sự hy sinh to lớn cho hội họa, mang lại một giá trị vô biên cho hội họa Việt Nam. Công lao của Huỳnh Hữu Ủy đối với các thế hệ sau thật quý giá và đó cũng là công ơn của ông đối với các họa sĩ quá vãng cũng như đương thời mà sự nghiệp của họ  sẽ bị mai một, quên lãng nếu không kịp thời được Huỳnh Hữu Ủy ghi lại trong sách. Vì cho đến bây giờ vẫn chưa thấy ai làm chuyện đó. Mà nếu có ai đó làm việc nầy thì cũng không đủ tài liệu, không đủ bằng chứng như Huỳnh Hữu Ủy đã tích lũy mấy chục năm nay. Cho nên chúng ta phải nhìn nhận tập “Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại” có một giá trị to lớn, đã ghi lại các khuynh hướng, các trào lưu hội họa Việt Nam đầy đủ nhất từ khi phôi thai cho đến nay. Giúp cho sự nghiên cứu hội họa Việt Nam sau nầy dễ dàng và chính xác./.

 

 

 

Phan Xuân Sinh
Số lần đọc: 2512
Ngày đăng: 20.07.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cartoons Euro, nhân mùa Euro - Họa sĩ Đức
Ngày giỗ Thái Bá Vân - Đặng Tiến
chân dung mùa chay - Lê Thánh Thư
Nguyễn Văn Phương - Lễ Hội Như Một Nỗi Hoài Nhớ - Đinh Cường
Kỷ Niệm Một Thời Với Bửu Chỉ - Nguyễn Phú Yên
Ngệ-Thuật Của Hoàng Ngọc Biên - Nguyễn Quỳnh USA
Đỗ Quang Em - Người Đặt Để Ánh Sáng Một Cách Quyền Uy - Đinh Cường
Những nốt nhạc trên Phá Tam Giang - Lê Huỳnh Lâm
Huỳnh Bội Trân: Người viết sử Mỹ thuật Việt Nam Cộng Hòa - Lê Hải*
Ngệ-Thuật Của Hoàng Ngọc Biên - Nguyễn Quỳnh USA