Bản Việt-ngữ
NGUYỄN QUỲNH
Zựa trên
Also Sprach Zarathustra (Đức-Anh) 2000, và
Thus Spake Zarathustra (Anh), 1964
7
LẬP-NGÔN CỦA ZARATHUSTRA
Fần Một
(Tiếp theo kì trước)
Hôm nay, sau những công-việc ở Đại-học và những ngiên-cứu để sửa-soạn thuyết-trình trong các Đại-hội Quốc-tế 2013 tôi mới tạm thư-thả để trở về những đề-tài đang fát-triển và đã đăng từng fần trên Văn-chương Việt. Một trong những đề-tài đó là bản Việt-ngữ cuốn Also sprach Zarathustra hay Lập-ngôn của Zarathustra, một trong những tác-fẩm quan-trọng của Nietzche. Tác-fẩm Triết-học này rất sáng-tạo và cũng rất văn-học,rất zễ bị hiểu sai, nhưng đã ảnh-hưởng rất sâu-đậm nơi tôi khi mới ngoài hai mươi. Bài viết Đưa Vào Í-niệm Không Mầu của tôi là một ví-zụ rất rõ ràng.
Tôi đã quyết-định thay đổi lối trình-bày bản Việt-ngữ để cho tác-fẩm Also Sprach Zaratustra của Nietzsche được chuyển-ngữ rõ-ràng đối với độc-jả Việt. Chúng ta đều biết ngôn-ngữ nào cũng fản-ảnh đời-sống và tập-quan suy-tư của zân-tộc, ngay cả quán-ngữ trong tiếng Anh, Fáp và Đức – zù có những điểm jống nhau – nhưng cách ziễn-tả rất khác nhau. Chuyển-ngữ từ tiếng Ấu-châu sang tiếng Việt hoặc ngược lại là một việc làm fức-tạp và không bao jờ thỏa-mãn.
Đọc và trình-bày một cuốn sách Triết-học, nhất là tư-tưởng của Hegel, Nietzsche, Husserl và Heidegger là một công-trình vất-vả ngay cả đối với người trong ngành chuyên-môn và là zân Đức, Anh, Fáp…Từng chữ, từng câu fải được fân-tích và fê-fán vì chúng không chỉ là chữ. Chúng chính là tư-tưởng. Cho nên, một cuốn sách của Triết-ja khoảng 300 trang sẽ có thể trở thành gấp hai trong khi fê-bình và fân-tích. Đây là không kể cả chục hay cả trăm cuốn sách chỉ bàn về một vài điểm trong nguyên-tác mà thôi.
Kể từ đoạn sau đây trong Lập-ngôn của Zarathustra, tôi sẽ tóm tắt ngắn-gọn tư-tưởng của Nietzsche.
Sau fần zẫn-nhập, có vẻ truyền-kì và rất nặng tính văn-chương, Nietzche đã bắt đầu rất rõ ràng trong cách trình-bày tư-tưởng của ông. Theo ông í-niệm thần-quyền và tôn-jáo là suy-ngĩ của con người trong xã-hội bán-khai. Thần-linh và Thượng-đế chí là những hình-ảnh zo con-người “bịa” ra, cho nên í-niệm ấy không bàn đến con người. Để cho con-người hiểu biết mình và hiểu biết tha-nhân, thì mỗi người fải “trục” bóng-ma thần-thánh ra khỏi chính mình. Chính mình, nơi mỗi người, fài triệt-để biết mình sống trong một thế-jan cụ-thể, fải biết mình có zanh-zự và ngĩa-khí. Ba iếu-tố quan-trọng để jải-fóng con người là Í-CHÍ, TINH-THẦN SÁNG-TẠO, và KHẢ-NĂNG NHÌN RA JÁ-TRỊ. Đừng bao jờ cho mình là “đấng thiêng-liêng.
Thấu-triệt những điểm vừa nêu trên, người đọc sẽ zần zần hiều được Chí Hùng-vĩ / Der Wille zur Macht của Niezsche.
Tôi xin cảm-ơn một số độc-jả, trí-thức và sinh-viên Việtnam, đã có lời khích-lệ việc làm của tôi. Tôi xin cố-gắng hơn. Riêng đối với các em sinh-viên ban Triết ở Việtnam, một lần nữa, tôi mong các em sẽ chóng thành-tài. Nếu một người ở tuổi tôi mà vẫn còn say-mê, hồ-hởi, thì các em có rất nhiều tương-lai, khả-năng và vận-hội để thành-công. Tôi luôn luôn coi tôi là kẻ bắt đầu. Bởi vậy, mỗi thành-qủa của tôi chỉ là một điểm trên đường tu-học. Hôm nay tôi mới được The International Journal of knowledge của Đại-học Illinois of Urbana-Champaign rất bất-ngờ chọn tôi làm Associate Editor, một vinh-zự xem ra nhỏ bé, nhưng trích ra để khích-lệ các em. Nguyên văn như sau:
THE INTERNATIONAL JOURNAL OF KNOWLEDGE, CULTURE AND CHANGE MANAGEMENT
Dear Dr. Quynh Nguyen,
Thank you for your contribution to the process of refereeing papers for publication in The International Journal of Knowledge, Culture and Change Management. We have received your completed report for the paper 'Kaizen or Continuous Improvement'.
As part of the process of publishing The International Journal of
Knowledge, Culture and Change Management, all submissions are sent for peer review prior to publication. Your assessment, comments and guidance are an essential part of the publication process and invaluable to the authors of the submitted papers.
In recognition of the important role of referees, the International
Advisory Board would like to acknowledge your contribution by listing you as an Associate Editor for the current volume of The International Journal of Knowledge, Culture and Change Management. This will be a general credit, your identity will not, of course, be associated with the particular paper or papers you have refereed.
Thank you once again for your valuable contribution to the process of
refereeing the papers of The International Journal of Knowledge, Culture and Change Management.
Yours Sincerely,
Brian Kornell
The International Journal of Knowledge, Culture and Change Management
LẬP-NGÔN CỦA ZARATHUSTRA -7
III – NHỮNG NGƯỜI Ở THẾ-JAN LẠC-HẬU*
Như những người ở thế-jan lạc-hậu, có lần Zarathustra muốn vượt xa con người. Khi đó, zường như thế-jan đối với tôi (Zarathustra) là tác-fẩm của một đấng Tối-cao chịu khổ-nhục, đoạ-đầy.
Khi ấy, jấc-mộng và lời nói của đấng Tối-cao đối với tôi hiện ra như năm thức mây-hồng trước mắt của một con người thiêng-liêng với tấm-lòng khát-khao chưa thỏa.
Tốt và xấu, vui và khổ, bạn cũng như tôi đều là những làn hơi mầu mè hoang-tưởng tựa hồ như đang hiện ra trước con mắt đầy sáng-tạo. Đấng Tạo-hóa [Đấng Tối-cao] mong rằng Đấng ấy ngoảnh mặt đi một cái là tạo ra thế-jan này.
Cái vui ngây-ngất là cái vui cho con người đau-khổ ngoảnh mặt đi, quên nỗi khổ-đau và quên cả chính mình. Thế thì zường như tôi đã thấy thế-jan trong cái vui ngây-ngất và trong cái khổ-đau của chính mình.
Thế-jan này không bao jờ hoàn-hảo. Zường như có lần tôi đã thấy, thế-jan này là một hình-ảnh đầy mâu-thuẫn. Cho nên chính nó là niềm vui ngây-ngất của Đấng Tạo-hóa không được vẹn-tòan.
Cho nên, đã có lần, như những con người ở thế-jan lạc-hậu, tôi ngĩ cách vượt xa con-người. Có thật vượt xa con người hay không?
A! Này ông anh, cái gọi là Thượng-đế [đấng Chí-tôn] mà tôi đã bịa ra là tác-fẩm rất con-người và đồng thời cũng là cái điên-zại của con-người, Đấng ấy cũng chỉ như những thần-thánh khác mà thôi.
Cái gọi là Thượng-đế ấy chẳng qua cũng là người và cũng chỉ là một thứ đáng-thương hay tội-ngiệp của một kiếp người có bản-ngã gọi là cái tôi. Thượng-đế ấy chính là một bóng-ma đã được sinh ra từ đống tro-tàn và nguồn-lực của tôi. Nói cho đúng [í-niệm] Thượng-đế ấy đã không xuất-hiện nơi tôi như từ một cõi xa-xăm! [tức là ở ngay trong lòng mình].
Này ông anh, cái jì đã xảy ra? Tôi đã vượt ra khỏi chính tôi, vượt khỏi kiếp đau buồn. Tôi đã mang tro của tôi lên núi và đã biến tôi thành ngọn-lửa sáng ngời. Thế là con ma “Thượng-đế” ra khỏi đời tôi!
Tôi cho rằng một người đau iếu đang fục-hồi mà bây jờ lại đau khổ vì tin vào những bóng-ma thần-thánh đó. Theo tôi, cái đau khổ ấy chính lại là cái nhục-nhằn. Tôi nói thế với những con người ở thế-jan lạc-hậu.
Chính những đau khổ và bất-lực đã sinh ra những thế-jan lạc-hậu, và sinh ra cái điên lên vì hạnh-fúc rất là ngắn-ngủi mà chỉ có con người đau khổ nhất mới biết mà thôi.
Mệt mỏi júp chúng ta đi tìm một cú nhảy vọt tuyệt vời, tức là một cái nhẩy có chết cũng cóc cần. Đó là một thứ mệt-mỏi ngu-si rất đáng-thương chỉ mong sống zài lâu một chút để sinh ra mọi thứ Thánh-thần và những thế-jan lạc-hậu.
Này ông anh, xin hãy tin tôi! Chính là thân-xác đã chán xác-thân rồi. Chính xác-thân đã quờ-quạng đôi tay tìm-kiếm một tinh-thần khoái-hoạt trên những bức-tường hư-tưởng [chữ “ultimate” ở đây có ngĩa cao xa và tuyệt-đối tới độ trở thành trống-rỗng và không có ở trần-jan].
Này ông anh, xin hãy tin tôi! Chính cái gọi là thân-xác đã làm mệt địa-cầu. Thân-xác chỉ biết nge những cái jì gọi là sâu-thẳm nhưng vật-chất của cuộc-đời.
Rồi thân-xác đã tìm cách zùng đầu mình xuyên-thủng những bức-tường không có thật ở thế-jan này để đi vào “một thế-jan khác”.
Nhưng làm jì có thế-jan khác ấy. Thế-jan hư-tưởng là một thế-jan không có tính-người hay vô nhân-đạo và nó cũng không fải là một miền vĩnh-fúc. Thế-jan ấy bảo là cõi thâm-sâu của cuộc-đời nhưng lại không đối-thọai với con-người, ngoại trừ chỉ mệnh-zanh là con-người mà thôi.
Đúng vậy, thật là khó để chứng minh cái jì cũng có và cũng thật là khó để cho những minh-chứng ấy nói lên lời. Vậy thì, ông anh của tôi, xin anh cho tôi biết có fải là cái kì lạ nhất là cái chúng ta không thể nào chứng minh được hay không?
Đúng là cái-ngã này vốn có nhiều mâu-thuẫn và nặng trĩu ưu-tư nên nó đã nói rõ về đời-sống của cái-ngã tức là nói về một cái ngã biết já-trị, có í-chí và có tinh-thần sáng-tạo. Như thế, cái-ngã ấy chính là thước đo já-trị của mọi-vật.
Cái-ngã ấy luôn luôn nói thẳng. Càng học-hỏi thì cái-ngã ấy càng tìm ra zanh-đức cho bản-thân và cho cả thế-jan.
Tinh-thần zanh-zự mới này đã zạy tôi hiểu ra bản-ngã của tôi và zạy tôi hiểu con-người. Tinh-thần zanh-zự mới này không zạy con-người lao đầu vào bãi cát của những thứ viển-vông. Tinh-thần ấy zạy con người hành-động tự-zo với hiểu-biết ở ngay trong thế-jan này. Như thế qủa địa-cầu mới có í-ngĩa.
Í-chí mới zạy tôi đến với con-người. Zạy tôi lựa một con-đường mà trước kia con-người vì mù-loà không thấy. Í-chí zạy tôi biết con-đường đó, và zạy tôi đi đứng đàng-hoàng, đừng đi khật-khưỡng kiểu một thằng chết-băm.
(Còn tiếp nhiều kì cho đến hết)
August 28, 2012
Gi-chú: *Hai chữ “những người” ở đây ám-chỉ những thần-linh. Những người tự coi mình là “thần thánh” cũng như những thần-thánh zo con người bịa đặt.