Tiếp theo
(September 2, 2012)
Hôm nay chúng-ta lại trở về với ĐỌC VÀ FÊ-BÌNH SEIN UND ZEIT/ NGUỒN-SỐNG VÀ THỜI-JAN của Heidegger.
Chúng-ta đụng fải thuật-ngữ “weltzugehörig” hay “innerweltlich”. Cả hai đều là tính-từ mà các học-jả Anh-Mĩ zịch là “Worldly” để trình-bày một hiện-tượng của cái hay sự-sống-ở-ngay-kia tức Dasein. Sau đây là jải-thích về từ-ngữ và hiện-tượng “sống” hay có mặt ấy của Heidegger.
Heidegger zùng chữ “Worldly” có ngĩa là “Thói-thường” hay “thế-jan trong í-ngĩa bình-thường” để miêu-tả một loại Nguồn-sống (Sein). Đúng ra chữ “Thói-thường” hay “thế-jan chung chung” có ngĩa là sự-sống ở ngay kia (Dasein). Như vậy, Heidegger đã nói rõ thêm là chữ Dasein chỉ cái ở kia hay hiện-tượng của thế-jan hay “Thói-thường”. Như vậy “Worldly” hay Dasein khác với những thực-thể có-mặt-hiển-nhiên ngay lúc này và ở ngay trước mặt chúng-ta (Seindes) trong liên-hệ với chúng-ta ở thế-jan. Nói rõ hơn: làm việc với người A tức là đứng cạnh người A khác hẳn với sự-kiện thấy người A trong đám-đông. Cả hai đều là thực-thể nhưng sự hiểu-biết về đối-tượng A ở hai trường-hợp khác nhau nên rất khác nhau.
Trong í-ngĩa “hiểu một người thật sâu sắc (Empathy)” thì người đó không bị hiểu hời-hợt như “Thói-thường”. “Thói-thường” chỉ những sự-kiện ở kia “thuộc về thế-jan” hoặc “sự-kiện nằm trong thế-jan (weltzugehörig oder innerweltlich) trong í-ngĩa chung chung hay hiện-tượng (Worldly) ở thế-jan, chứ không fải là sự-kiện cụ-thể mà chúng-ta nắm được trong tay (Seindes/So-sein). Ví-zụ tôi đang trà-đạo với ông A và hiểu ông A. Sự-kiện này khác hẳn với “Ông A đang đi đứng ở kia, trong đám-đông, như tất cả mọi người.” Chúng-ta đã thấy, tuy cách ziễn-tả khác nhau, nhưng nhận-thức của Heidegger khá gần-gũi với nhận-thức của Husserl. Chúng-ta có thể nói Heidegger đã có một nỗ-lực fân-tích cùng một sự-kiện, trong í-ngĩa “intersubjectỉvity”, lúc ở xa khác lúc ở gần. Zo đó tuy cùng trong thế-jan, cái đang ở kia (Dasein) và cái đó đang ở ngay đây (Seindes/So-sein)), cạnh tôi, lúc này rất khác nhau.
Để hiểu rõ một tư-tưởng đôi khi chúng-ta fải trở lại xem kĩ những jì tác-jả đã bàn, nhất là khi í-ngĩa của từ-ngữ và í-niệm bắt đầu fức-tạp nếu không từ-ngữ sẽ trở thành hoang-tưởng và có thể gây ra ngộ-nhận, một điều chúng-ta đã thấy rõ ở Nam Việt trước 1975, và có thể vẫn còn fảng-fất đâu đây ở Việtnam lúc này. Hiện-tượng này cũng là một trong những cỗi-nguồn của ngôn-ngữ “Zao to, Búa lớn” rồi trở thành một căn-bệnh “trí-thức huyênh-hoang”, rất vô-ngĩa và fản tinh-thần fê-fán của Triết-học. Sau đây là những từ-ngữ và những í-niệm đã được bàn đến ở những chương trước của Sein und Zeit.
Dasein: Lẽ-sống hay Cái-đang-có-mặt-ở-kia (kể cà con-người và sự-kiện, trong không-jan và thời-jan). Vì có ngĩa “thời-jan” nên Dasein hay cái-đang-ở-kia nằm trong í-ngĩa “thói-thường” (Worldly) hay hiện-tượng trong í-ngĩa “trong-thế-jan” (innerwelt) hoặc “thuộc-về-thế-jan” (weltzugehörig)
sein (không viết hoa): Lẽ-sống (người và sự-kiện)
seindes (không viết hoa): Cái-đang-có-mặt ngay đây sát cạnh chúng ta. Gần gũi với chữ So-sein (Có mặt ở đây. Có mặt như thế này)
Was-sein (Wesen): Iếu-tính. Cáì jì thế nào thì hiện ra như thế
So-sein: Có mặt ở đây. Có mặt như thế náy
Zu-sein: Sống rõ ràng. Hiện ra rõ rang (trần-trụi)
Je-meines: Mỗi-trường-hợp-của-tôi-là của-tôi.
Như vậy, Cái-đang-ở-kia (Dasein) fải được hiểu là Cáí-đang-ở-kia lệ-thuộc vào không-jan và thời-jan, cho nên Dasein vẫn còn là lẽ-sống trong hiện-tượng, chứ chưa fải là lẽ-sống cụ-thể.hay Nguồn-sống (Sein).
Heidegger lưu í chúng-ta rằng: Theo cái nhìn vào bản-chất (ontology) trước đây về một sự-kiện cho chúng-ta thấy thì nếu chúng-ta không nhìn ra Nguồn-sống-trong-thế-jan-và-thời-jan (Dasein), chúng-ta vẫn chưa nhìn ra hiện-tượng mang sắc tính của thế-jan. Tức là, chúng-ta chưa fân-biệt rõ cái ở kia (Dasein) và cái jì đang ở đây (Seindes/ So-sein). Cho zù chúng-ta đã suy-ziễn thế-jan theo Nguồn-sống (Sein) của tất cả mọi thứ có mặt hiển-nhiên lúc này đang ở cạnh chúng-ta, tức là ở ngay trong thế-jan này, điều đó vẫn không có ngĩa là chúng-ta đã khám-fá ra Nguồn-sống (Sein) trong í-ngĩa Tự-nhiên (Thiên-nhiên). Tự-nhiên hay Thiên-nhiên là iếu-tính của Nguồn-sống (Sein). Nguồn-sống (Sein) có năng-lực Tự-nhiên hay Thiên-nhiên (Nature). Heidegger đã viết hoa chữ “Nature” để cho chúng-ta biết chữ “Nature” zùng ở đây mang í-ngĩa sát với Nguổn-sống (Sein).
Thật vậy, theo Heidegger, lẽ Tự-nhiên hay Thiên-nhiên vẫn chỉ là một trường-hợp jới-hạn của Nguồn-sống (Sein) mà thôi. Ở đây độc-jả đã thấy chữ Sein (Nguồn-sống) trong luận-án Sein unf Zeit hiểm-hóc thế nào. Nguồn-sống (Sein) ấy bao gồm tất cả sự-kiện hiển-nhiên trong-thế-jan. Heidegger nói rõ hơn: “Khi chúng-ta fân-tích và tìm-hiểu bản-chất của Tính thế-jan (Worldhood) trong Thế-jan thì bản-chất lại đi vào con-đường cùng. Đó mới là vấn-đề. Nếu chúng-ta Suy-ziễn (chữ viết hoa của Heideggger) Tính Thế-jan (Worldhood) của lẽ-sống-đang-ở-kia (Dasein) và thấy được lẽ-thường-tình ở thế-jan (Verweltlichtung) thì chúng-ta fải có khả-năng cắt ngĩa lẽ nào của Nguồn-sống (Sein) mà lẽ-sống-đang-ở-kia (Dasein) biết thế-jan là hiện-tượng của Tính Thế-jan (Worldhood) theo hiểu-biết rõ-ràng (ontical) và bản-chất (ontological).
Tuy nhiên, Heidegger lưu-í rằng chúng-ta fải cẩn-thận để biết rõ đâu là điểm bắt-đầu (Ausgang) của hiện-tượng để thoát ra (Zugang) khỏi hiện-tượng mang Tính Thế-jan (Worldhood).
Heidegger cho rằng, đề-tài fân-tích của chúng-ta fải là fân-tích từng chữ một trong câu Nguồn-sống-trong-thế-jan. Chúng-ta fải coi đó như một chân-trời của các sự-kiện bình-thường hằng ngày, hay một loại Nguồn-sống (Sein) sát sạt với cái-đang-có-mặt-ở-kia (Dasein), tức là làm cho thế-jan hiện ra rõ-rệt.
Cái thế-jan của lẽ-sống-đang-ở-kia (Dasein) hằng ngày chính là môi-trường-sống-quanh-chúng-ta (Umwelt/environment) mà chất-sống hay hiện-hữu này cũng là Lẽ-sống-trong-thế-jan. Cho nên sự fân-tích hay tìm-hiểu của chúng-ta fải theo sát sự hiện-hữu ấy (Gang) đề tiến về TínhThế-jan nói chung. Ngiên-cứu như thế có ngĩa là chúng-ta đi tìm tính-thế-jan trong môi-trường hay cảnh-huống nơi chúng-ta đang sống, bằng cách truy-tầm từng bản-chất của mọi thứ trong môi-trường sống mà chúng-ta gọi là một thứ cộng-đồng trong đó có chữ Umwelt. Chữ “Um” chỉ không-jan quanh chúng-ta, đồng-thời cũng chỉ rõ ngĩa của không-jan (Umherum).
Thế là chúng-ta đã bàn đến tình-chất không-jan của lẽ-sống-đang-ở-kia (Dasein) trên khía-cạnh hiện-tượng. Song le, xét về bản-chất, thì chúng-ta khởi đầu tìm-hiểu í-ngĩa không-jan để rồi đi tới Nguồn-sống của thế-jan, mà Heidegger gọi là res extensa,1 và theo suy-tư của Descartes res extensa (không-jan) này chính lá í-thức (res cogitans). Tuy nhiên, thức này không zính-záng jì tới lẽ-sống-đang-ở-kia (Dasein) trong cả hai í-ngĩa sự hiễu-biết tường-tận (ontic) và sự hiểu biết về bản-chất (ontological). Theo Heidegger, sự fân-tích để tìm-hiểu về Tính Thế-jan fải được hoàn-tất trong ba jai-đọan: (A) Fân-tích chốn hay cộng-đồn nơi chúng-ta đang sống; (B) Trình bày rõ sự khác nhau của Tính Thế-jan và quan-niệm bản-chất thế-jan của Descartes; (C) Thấy rõ cái toàn-vẹn bao quanh (das Umhafte) của cảnh-huống (Umwelt) và “tính-chất không-jan” của lẽ-sống-đang-ở-kia (Dasein). Chúng-ta nên nhớ, chữ “Umwelt” hay cảnh-huống chung-quanh nơi chúng-ta đang sống có ngĩa “cộng-đồng” hiểu rộng, tức là không bao gồm khía-cạnh kinh-tế, chính-trị, tập-quán và luật-fáp…Tuy nhiên, chúng-ta đừng vội coi Umwelf đồng ngĩa với “cộng-đồng” mà chỉ nên coi là Thế-jới quanh-ta (environment). Xin đọc ba jai-đoạn fân-tích như sau:
A. Fân-tích chốn hay Cộng-đồng và Tính Thế-jan nói chung.
15. 2 Nguồn-sống của tất-cả vấn-đề chúng-ta thấy trong không-jan quanh chúng-ta (Umwelt) 1
Nguồn-sống ấy gần chúng-ta nhất và xuất-hiện có theo hiện-tượng khi chúng-ta ngiên-cứu Nguồn-sống-trong-thế-jan hằng ngày. Sự ngiên-cứu ấy cũng còn được gọi là “những cách xử-sự” (Umgang: có ngĩa con người hoạt-động trong một fạm-vi) của chúng-ta trong thế-jan, tức là đụng-chạm với mọi vấn-đề hay zữ-kiện trong-thế-jan. Những cách xử-sự hay va-chạm ấy đã trở thành nhiều chuyện fức-tạp. Như chúng-ta đã biết jao-tế hằng ngày là hoạt-động gần nhất đối với chúng-ta. Hoạt-động ấy không fải là sự hiểu-biết hay í-thức hời-hợt. Hoạt-động ấy bao gồm những suy-ngĩ như làm sao để biết và zùng sự-vật. Điều này đòi hỏi chúng-ta fải có kiến-thức chuyên-môn và fải có câu-hỏi đi vào chi-tiết được áp-zụng trước hết vào Nguồn-sống (Sein) của những vấn-đế chúng-ta đụng-fải và thắc-mắc. Để biết chắc đây đúng là hiểu-biết, chúng-ta cần đặt vấn-đề về fương-fáp.
Khi chúng-ta trưng ra Nguồn-sống (Sein) và jải-thích Nguồn-sống thì mọi vấn-đề trong mỗi trường-hợp chính là đoạn mở-đầu và thân-bài của đề-tài truy-cứu (das Vor-und-Mitthematische). Nhưng xin nhớ rõ đề tài ngiên-cứu chính vẫn là Nguồn-sống (Sein). Trong nội-zung fân-tích hiện-tại mọi vấn-đề hay zữ-kiện fải được coi như đề-mục ngiên-cứu khởi đầu có liên-quan tới hoàn-cảnh chung quanh (Umwelt). Chuyện hiểu biết này không fải là hiểu “thế-jan” qua lí-thuyết, mà là thực-ngiệm những jì đã có và những jì còn được làm ra, vân vân và vân vân. Khi đối-ziện với vấn-đề thì thể-tài truy-cứu là thể-tài trước tiên cho chúng ta cái nhìn tổng-quát về sự hiểu-biết. Hiểu-biết này chỉ thấy được bề ngoài hay hiện-tượng, nhưng chính ra lại hướng về Nguồn-sống (Sein). Thế là đề-tài chính là Nguồn-sống vì nó gói-trọn thân-bài của công-trình ngiên-cứu. Zo đó, lối truy-tầm theo hiện-tượng luận này không fải để biết những tính-chất của mọi vấn-đề i như là chính chúng có mặt (seiender Beschaffenheiten des Seienden), mà để biết cấu-trúc của Nguồn-sống có trong mọi vấn-đề vừa kể. Tuy nhiên, đã ngiên-cứu Nguồn-sống (Sein) thì fải đi tới tận cùng, đi một cách tự-nhiên và rõ-ràng. Ngĩa là hiểu-biết về Nguồn-sống (Sein) đã nằm trong lẽ-sống-ở-ngay-kia (Dasein). Lẽ-sống-ở-ngay-kia (Dasein) bừng bừng sống-động khi jao-kết với mọi zữ-kiện. Vì lúc ban-đầu những zữ-kiễn này có tính hiện-tượng cho nên chúng chỉ được coi như vai trò sản-xuất để chúng ta đặt vấn-đề tuỳ vào hoàn-cảnh. Nhưng xét cho kĩ, fương-fáp ngiên-cứu thế này “trật đường rầy” vì cái gọi là Nguồn-sống (chứ không fải là Nguồn-sống) có liên-quan tới những zữ-kiện kể trên không fải là chuyện chúng-ta coi như ở bước khởi đầu. Đây là chuyện hằng ngày luôn luôn xảy ra cho lẽ-sống-đang-ở-kia (Dasein). Ví zụ khi tôi mở cửa tôi thấy ngay then cửa. Fân-tích theo Hiện-tượng luận là xếp mọi suy-ziễn sang một bên, đẩy mọi vấn-đề đi với chúng-ta, đừng che zấu những jì gọi là hiện-tượng, và cũng đừng che zấu những vấn-đề chúng-ta thấy. Chúng-ta sẽ thấy những sơ-hở hay sai-lầm này trong thắc-mắc của chúng-ta. Và bây jờ chúng-ta coi những thắc-mắc này là đề-tài ban-đầu trước khi thấy hiện-tượng trong vấn-đề ngiên-cứu của chúng-ta.
Chú-thích:
1. Heidegger zùng “Extensa” trong ngĩa không-jan, chứ không trong ngĩa thời-jan
2. Số 15. Gi theo sách Sein und Zeit. Cả hai bản Đức-Anh.
(Còn tiếp nhiều kì cho đến hết)
September 2, 2012