Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.113
123.142.046
 
Friedrich Nietzsche : Der Wille Zur Macht - Chí Hùng-Vĩ, (Í-Chí Vươn Tới Quyền-Lực
Nguyễn Quỳnh USA

 

Bản Việt-ngữ của

NGUYỄN QUỲNH

 

Í-chính: Tư-tưởng của Nietzsche về tôn-jáo rất rõ ràng. Theo ông, cũng như Voltaire trước ông, thì thủa ấy, vấn-đề chính ở xã-hội Âu-châu là vấn-đề uy-quyền qúa lớn và sai-lầm của tôn-jáo đã đè nặng con người. Ngay bây jờ, người Âu-châu vẫn thường nói nếu không bị jam-hãm trong ngàn năm đen-tối thì sự tiến-bộ về mặt tư-tưởng, xã-hội, và nhất là khoa-học, kĩ-thuật ở Âu-châu trong thế-kĩ 20 đã đến sớm hơn cả ngàn năm trước. Ngĩa là ngày nay, thế-kỉ 21, nhân-loại đã tiến-bộ hơn. Tuy vậy, khi nói tới thức-tỉnh và tiến-bộ, chúng ta nên cẩn-thận là có fải cả bàn-zân thiên-hạ đã thức-tỉnh và tiến-bộ, hay chỉ có một số người rất nhỏ mà thôi. Cứ nhìn vào chính-sách xâm-lược của Tầu và những chuyện đẫm-máu đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế-jới, ngay lúc này để thấy câu trả lời. Fải nói rằng không bút nào tả hết vì nhân-loại còn tối-tăm lắm.

 

Khi đọc Der Wille củaNietzsche, chúng ta nên hiểu Nietzsche không chống Đấng Ki-tô. Ông chống Jáo-hội Thiên-chúa Jáo ở Rome. Chính đây là một cơ-quan “fản Chúa”. Jáo-hội đã fạm rất nhiều tội-ác chống lại thuyết Nhân-ái của Đấng Ki-tô và chống lại thế-jan và như thế là Jáo-hội đã nhân zanh Chúa, nói ra những điều Chúa không nói, làm những điều Chúa không làm. Có một học-jả ngiên-cứu về đời Chúa Ki-tô đã nói thế này: “Có người hỏi Chúa: “Ngài có trở lại không?” Đấng Ki-tô lưỡng-lự một lát rồi trả lời: “Ta sẽ trở lại. Nhưng ta không biết rằng lúc ấy những lời nói của ta có còn không?” Đấng Ki-tô đã hiểu ngay có những manh-tâm fản Chúa, không fải chỉ một Juda.

 

Trong thời Trung-cổ, cộng-đồng Thiên-chúa Jáo, có những khối-óc sáng tạo rất fi-thường, như trong jáó-zục, âm-nhạc và kiến-trúc. Có những tâm-hồn cao-qúi vị tha như những jáo-sĩ zòng Tên, Mendicants, và Dominicants. Tiếc rằng những điểm son đó đã không được Jáo-hội, và những người tự nhận mình là con của Chúa tích-cực noi theo. NQ

 

 

170 (Tháng Mười Một 1887 – Tháng Ba 1888)

 

Ngay từ lúc bắt đầu Thiên-chúa Jáo đã đổi từ lãnh-vực biểu-tượng sang những tư-zuy tầm-thường kém cỏi, như:

 

1. Trưng ra fản-đề về “cuộc-đời thực” và “cuộc-đời jả”. Cho nên mới có sự hiểu sai là có “cuộc-đời này” và có “cuộc-đời sẽ đến”, có ngĩa là “đời-sống tương-lai”.

 

2. Fản-đề nữa, chống lại “đời-sống fù-zu” là í-niệm “đời-sống vĩnh-cửu” tức là sự “bất-tử của con-người”,

 

3. Í-niệm về tình huynh-đệ chia xẻ đồ-ăn thức-uông với nhau là chép theo tập-tục của Zo-thái và Ả-rập. Tập-tục này có ngĩa là: “Sự huyền-nhiệm của nguyên-lí já-trị vật-chất cũng như tinh-thần”.

 

4. “Sống-lại: hay “fục-sinh” được hiểu là sự hiện-thân vào “đời-sống” thực, qua biến-chuyển của lịch-sử, sẽ xảy ra ở lúc nào đó, sau khi chết.

 

5. Khi thuyết-jảng rằng “người con-trai của con-ngưòi” [Đấng Ki-tô] là “Con Trai của Thượng-đế”, tức fải hiểu đây là liên-hệ sống jữa con-người và Thượng-đế, thì í-niệm này lại bị hiểu là: “một con-người thứ-hai mang vóc-thể thiên-liêng.” Thế là, sư liên-hệ có tính cha-con với Thượng-đế của tất cả mọi người, zù là con người thấp-kém nhất, đã bi- huỷ bỏ.2

 

6. Sự cứu-rỗi qua đức-tin, ngĩa là không có cách nào trở thành con-trai của Thượng-đế, trừ fi chấp-nhận con đường zạy-bảo của Đấng Ki-tô như một thứ tôn-jáo theo đó con-người tin vào có vấn-đề rửa tội không fải zo nỗ-lực của con-người mà qua công-qùa của Đấng Ki-tô, ngĩa là:

 

Đấng Ki-tô trên thánh-já fải được hiểu khác đi. Cái chết này tự nó không fải là nội-zung chính, vì còn một điểm nữa là làm sao mỗi-người fải tuân theo uy-quyền và luật-fáp ở thê-jan này, tức là “Con-người không được fép bảo-vệ mình!”  Một bài-học qúa hiển-nhiên.

 

171 (Tháng Ba – Tháng Sáu 1888)

 

Xét về vấn-đề Tâm-lí của Paul – chúng ta thấy cái chết của Đấng Ki-tô là một sự-thực không chối cãi được. Một lời jải-thích zù đúng hay sai không bao jờ in sâu vào tâm-trí con người, vì ngày mai một sự-kiện cao-qúi có thể khiến họ ngĩ rằng: “Cái chết của Đấng Ki-tô có thể có ngĩa như thế này thì lập tức cái chết ấy có ngĩa như thế. Jả-thiết chỉ được coi là đúng nếu sức-mạnh cao-qúi ấy trình-bày rõ nguyên-ủy của jả-thiết.

 

“Minh-chứng của quyền-lực” ví như một cái í được chứng-minh bằng hậu-qủa – mà chính Thánh-kinh đã khờ-khạo zùng chữ “hậu-qủa” để luận rằng cái jì kích-thích được con người nhiều nhất để con người tự mình trích máu mình thì cái đó là sự-thật.

 

Ở đây bất chợt chúng ta cảm-thấy vấn-đề quyền-lực. Quyền-lực ví như một cái-í trỗi zậy từ lòng người ước-ao quyền-lực được chứng-minh bằng já-trị của quyền-lực ở khắp mọi nơi. Vì con người không biết cách nào vinh-zanh tư-tưởng hay quyền-lực ấy cho nên họ gọi quyền-lực là sự-thật. Trong câu “Quyền-lực LÀ sự-thật” thì hai chữ “sự-thật” là PREDICATE của “Quyền-lực”, có ngĩa là cả hai là MỘT. Nếu không như thế thì làm sao QUYỀN-LỰC trở thành hữu-hiệu?

 

Tư-tưởng fải được coi là có khả-năng kích-thích hay mở-mắt con-người. Hậu-qủa của tư-tưởng là nắm được cái jì đó zùng bạo-động để gây ra lôi-cuốn linh-thiêng fù-fép.

 

Đây là một í-tưởng về quyền-lực mà kẻ-iếu không thể nào cưỡng-lại được, chỉ còn biết cúi đầu tuân lệnh. Thế thì, í-tưởng ấy hay quyền-lực ấy đã được chứng-minh là đúng! !

 

Chúng ta không thấy những ai gọi là tiên-tri hay mắc bệnh động-kinh về cái gọi là linh-thiêng có được một chút khả-năng tự kiểm-thảo chính mình như một học-jả về ngôn-ngữ ngày nay biết đọc để chứng-minh sự-thật ở những jì xảy ra trong lịch-sử. So với chúng ta những thứ tiên-tri hay bệnh-họan tôn-jáo kể trên là những kẻ méo mó tâm-thần [cũng có ngĩa là ngu-si].

 

172 (Mùa Xuân – Mùa Thu 1887)

 

Đúng hay sai không fải là vấn-đề, vì chúng ta chỉ để í tới hậu-qủa mà thôi. Hậu qủa ấy thiếu sức-mạnh của trí-thức, vì mọi thứ đều coi là đúng, nào là zối-trá, bôi-nhọ, bịa-đặt không biết thẹn, tựa hồ như để tăng cường-độ đức-tin của con người.

 

Đó là một trường-fái có hệ-thống để zụ người ta tin theo và bảo người ta khinh-bỉ theo nguyên-tắc hẳn-hoi, và cũng là để tạo nên những môi-trường cho mọi thứ mâu-thuẫn sẽ xảy ra, ví zụ những môi-trường hay lãnh-vực của lí-trí, triết-học, minh-triết, hồ-ngi [những điều tốt], và e-zè [trước lẽ-fải]; ngợi ca và tuyên-zương đến độ lố-bịch đức-tin mà lúc nào cũng bảo rằng những cái đó đến từ Thượng-đế mà tông-đồ chẳng biết jì cả, lại cho là có jì đâu mà fải fê-fán, cứ việc tin và chấp-nhận đi, bởi vì con-người sẽ nhận được hồng-ân và ân-sủng nếu chấp-nhận đức-tin vào sự jải-thoát khỏi tội-lỗi. Con-đường chuộc-tội ấy là lòng biết-ơn và biết hạ-mình.

 

Nỗi tủi-hờn mà con người thấp kém cảm thấy khi đứng trước thế-jan bây jờ trở thành zanh-zự như một cuộc đỏ đen, bởi vì tin như thế là chống lại minh-triết ở thê-jan, chống lại quyền-lực ở thế-jan đã lôi-cuốn họ. Đức-tin ấy hứa với con-người bần-cùng trong xã-hội đủ-điều, nào là được fúc, tiến-bộ, và vượt lên mọi thứ tầm-thường. Đức-tin ấy nhét vào đầu óc những kẻ ngu-si sống bịp-bợm điên-khùng, làm như thể những thứ này có í-ngĩa và là hạt muối ở trần-jan.

 

Tôi xin nhắc lại, không ai có khả-năng coi-thường những thứ kể trên. Cho nên, chúng ta sẽ fải để-tâm fê-bình đức-tin này, bằng cách ngiên-cứu kĩ fương-fáp đức-tin này zùng. Fương-fáp ấy như thế nào và đối-tượng của nó là jì. Fương-fáp ấy cho nó là zanh-đức. Nó rất trơ-trẽn tự cho là nó có khả-năng thu-hút toàn-lực của zanh-đức, có quyền-lực vượt khỏi nguyên-lí (truyền-thống) gần gũi với văn-minh thái-cổ về mặt já-trị cũng như về mặt fi-lí, cho nên fương-fáp của đức-tin này có khả-năng kì-lạ, có sức lôi-đình, có khả-năng trừng-fạt và được quyền bất-công.

 

Suy-tư hèn-hạ và tính-toán như thế đúng là lối suy-tư của jai-cấp tăng-lữ Zo-thái đã nắm được quyền-lực và zo đó Jáo-hội Zo-thái đã ra đời.

 

Cho nên, chúng ta fải thấy rõ thế này: (1) Cái ấm-áp của đam-mê “Iêu-thương” (zựa trên căn-bản kích-thích quan-năng); (2) Cái hèn-hạ vô-cùng của Thiên-chúa Jáo là những vấn-đề như: Tiếp-tục làm xằng, làm bậy, vọng-ngôn, thiếu tinh-thần hiền-hậu, ngô-ngê, và tinh-thần thượng-võ. Lối suy-ngĩ zựa trên thiên-kiến của jai-cấp tăng-lữ chống lại đảm-lược trượng-fu, ngịch với cảm-xúc tự-nhiên, với khoa-học và ngệ-thuật.

 

173 (Mùa Hè – Mùa Thu 1888)

 

Paul đã làm jì? Paul đi tìm quyền-lực chống lại Jáo-lí Juda (Zo-thái Jáo) đang có thế-lực trong thời-jan đó. Nhưng vì fong-trào của Paul qúa iếu để xét lại já-trị về í-niệm “Jo-thái”: Paul không nêu vấn-đề chủng-tộc, ông chỉl fủ-nhận những jì gọi là căn-bản, tức là vấn-đề hi-sinh cho đạo-fáp, sự cuồng-tín, và já-trị của tất-cả đức-tin zũng-mãnh.

 

Thiên-chúa Jáo là một tôn-jáo lỗi-thời trong thế-jới cổ, đắm-chìm vào trong nỗi bất-lực u-uất bởi thế những iếu-tố và khát-khao thiếu lành-mạnh, zơ-záy nhất ngự-trị ở trên cao.

 

Cuối-cùng, để đoàn-kết lại và có sức đối-kháng, Thiên-chúa Jáo cần những khả-năng khác bước ra chính-ziện. Nói rõ hơn, nó cần một cơn xáo-trộn zữ-zội jống như người Zo-thái đã zùng để tồn-tại.

 

Zo lẽ đó, những hành-động sát-hại tín-đồ Thiên-chúa Jáo rất quan-trọng. Nó cho thấy í-ngĩa của một cộng-đồng đang lúc lâm-nguy nên cần fải thêm thật nhiều tín-đồ để chống lại thảm-hoạ bị ziệt-vong. (Trên thực tế, Paul đã không đặt nặng í-niệm “lôi-cuốn thêm jáo-zân”..)

 

(Còn tiếp nhiều kì cho đến hết)

September 4, 2012

 

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2434
Ngày đăng: 07.09.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc và Fê-bình SEIN UND ZEIT/ NGUỒN-SỐNG VÀ THỜI-JAN của HEIDEGGER 7 - Nguyễn Quỳnh USA
Friedrich Nietzsche: Lập-Ngôn Của Zarathustra 8 - Nguyễn Quỳnh USA
Tìm-Hiểu Lí-Thuyết Fê-Bình Trong Xã-Hội Và Chính-Trị - 3 - Nguyễn Quỳnh USA
Friedrich Nietzsche: Lập-Ngôn Của Zarathustra 7 - Nguyễn Quỳnh USA
Chứng Thực Sau Cùng Của Những Đam Mê Thời Đại - Nguyễn Hồng Nhung
‘Zarathustra đã nói như thế’: thiên trường thi của những ẩn ngôn - Phạm Nga
Asa – Điều Thiện - Nguyễn Hồng Nhung
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 13 - Nguyễn Quỳnh USA
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 12 - Nguyễn Quỳnh USA
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 11 - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)