Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.108
123.142.766
 
ĐỌC, FÊ-BÌNH VÀ SO-SÁNH TRUY-TẦM LUẬN-LÍ (LOGISCHE UNTERSUCHUNGEN, 1900) của Edmund Husserl
Nguyễn Quỳnh USA

 

với

HIỆN-TƯỢNG LUẬN VÀ THUYẾT ZUY-VẬT BIỆN-CHỨNG (PHENOMENOLOGY AND DIALECTICAL MATERIALISM, 1951) của

Trần Đức-Thảo

 

KÌ BỐN (September 8, 2012)

 

A.      HUSSERL: TRUY-TẦM LUẬN-LÍ.

 

§ 12. Những định-ngĩa thông-thường về Luận-lí.

 

Husserl nhận thấy rằng theo truyền-thống, thì Luận-lí (Logic) vẫn thường được định-ngĩa như là một kĩ-thuật (technology), mặc zù vẫn còn nhiều định-ngĩa khác. Những định ngĩa coi Luận-lí như là “kĩ-thuật hay fương-fáp fán-đoàn, fương-fáp suy-luận, fương-fáp suy-tư (l’art de penser)” đều sai-lầm hoặc còn qúa nông-cạn. Chúng ta cũng có thể coi Luận-lí là fương-fáp sửa sai những fán-đoán của chúng ta. Tuy nhiên ngĩ như thế vẫn còn eo-hẹp vì theo Husserl mục-đích của khoa-học không fải là sửa sai fán-đoán. Khi chúng ta nói: “Mục-đích quan trọng nhất của suy-tư là đạt tới sự toàn-hảo trong khoa-học thì điều đó hiển-nhiên là đúng. Thế nhưng chúng ta cũng fải nhận rằng tư-tưởng hoặc kiến-thức không fải là cứu-cánh của fương-fáp để chúng ta nêu lên thành câu-hỏi, mà mục-đích của tư-tưởng chính là fương-tiện để tư-tưởng hướng về chính nó mà thôi. Xin nhắc lại, Husserl đậu Tiến-sĩ Tóan-học, rồi mới trở thành triết-ja.

 

Nhiều định-ngĩa khác về Luận-lí cũng bị fê-bình như thế, chẳng hạn như Bergmann đã nêu lên rằng các bộ-môn ngệ-thuật như Hội-họa, Ca-hát, Cưỡi-ngựa đều đòi hỏi chúng ta fải thực-tập cho đúng. Những kĩ-thuật như cách cầm cọ, cách sử-zụng lồng-ngực, cổ và miệng khi hát, cũng như cách điều-khiển con ngựa đếu có Luận-lí riêng của chúng  mà Luận-lí cựu-truyền không hề hay biết. Bởi vậy, luận-án Tiến-sĩ của tôi, Ludwig Wittgenstein: The Relationaship bwtween Modern Logic and Art (1982) đã làm nhiều người ngạc nhiên. Lí zo, fần lớn không mấy ai đọc Logical InvestigationsFormal and Transcendental Logic của Husserl.

 

Theo Schleiermcher thì định-ngĩa của Luận-lí là sự hiểu-biết có tính khoa-học chắc-chắn rất gần với chân-lí. Hiển-nhiên khi một ngành chuyên-môn đã được định-ngĩa rõ ràng, thì chúng ta chỉ cần để í đến những jì lạ lùng đối với kiến-thức khoa-học mà thôi, và chúng ta chỉ cần tìm tòi những đòi hỏi cụ-thể của kiến-thức ấy. Còn những jì gọi là điều-kiện tiên-quyết khác nữa chúng ta sẽ zành cho khoa sư-fạm. Thế nhưng, định ngĩa về Luận-lí của Schleiermacher không bàn tới kĩ-thuật cho nên Luận-lí ấy cần fải có  những qui-luật định rõ ranh jới và cấu trúc của những bộ-môn khoa-học. Chúng ta có thể thấy những tư-tưởng tuyệt-vời hướng về địa-bàn hay đường-hướng ngiên-cứu (circumscription) của khoa Luận-lí trong cuốn Wissenschaftslehere (Thực-hành Khoa-học)  của Bolzano. Trong cuốn sách ấy, tốt nhất chúng ta chỉ nên để í tới những tìm-tòi có tính-cách fê-bình bao-quát ở bước đầu hơn là nhìn vào cách định-ngĩa Luận-lí của ông ta. Cuối cùng, theo Husserl, có một điểm khôi-hài là: Lí-thuyết khoa-học (hay Luận-lí) là một thứ Luận-lí chỉ cho chúng ta biết cách trình-bày các bộ-môn khoa-học [Luận-lí] trong những cuốn sách jáo-khoa [sơ-đẳng] mà thôi.  

 

CHƯƠNG HAI

Các bộ-môn lí-thuyết là Nền-tảng cho những Fương-fáp Căn-bản

 

§ 13. Những Thắc-mắc về Khía-cạnh Thực-hành của Luận-lí.

 

Như chúng ta thấy ở trên, Husserl đã  trình-bày rõ quan-điểm cho rằng Luận-lí chính là một thứ kĩ-thuật (technology) nhưng trên thực-tế còn nhiều vấn-đề cần thảo-luận. Theo Husserl, Luận-lí hướng về ứng-zụng là quan-niệm tuyệt-vời của mọi ngành khoa-học, vì nó liên-quan đến zữ-kiện có thật của lịch-sử fát-xuất từ những nhu-cầu và lí-zo zính liền với việc làm của khoa-học. Chúng ta thấy điều này xảy ra trong những jai-đọan có nhiều kích-thích tư-zuy ví zụ khi khoa kiến-trúc của người Hi-lạp ở lúc ban đầu còn e ngại bị nhóm Sophist và nhóm chủ-trương theo quan-niệm nặng về chủ-thể, vì thành-công trong tương-lai của khoa kiến-trúc này còn fải tùy thuộc vào những qui-luật khách-quan của chân-lí để hi-vọng đập tan những ảo-tưởng lừa lọc nằm trong kinh-ngiệm biện-chứng hoa-mĩ (Chữ “sophisticate” trong đoạn này không nên hiểu là “cái jì tinh-xảo. Ngĩa bóng của chữ này có ngĩa là “xảo-điệu” và “không thành-thực”).

 

Trong thời-đại mới, đặc biệt với ảnh-hưởng của Kant, người ta luôn luôn coi Luận-lí không fải là kĩ-thuật, mặc zù kĩ-thuật có fần nào já-trị trong Luận-lí. Tuy nhiên vấn-đề này không chỉ là vấn-đề nêu lên câu-hỏi xem Luận-lí có những mục-đích thực-zụng hay không. Nếu có thì chúng ta mới có thể quan-niệm Luận-lí là một bộ-môn thực-zụng Chính Kant cũng đã bàn đến Luận-lí Thực-zụng là một khoa-học fải có những hoạt-động và cơ-sở ứng-zụng mọi kiến-thức “zưới những điều-kiện có thể có của vấn-đề chúng ta muốn jải-quyết.” Những điều-kiện có thể có hay có thể xảy ra là những iếu-tố có thể tác-zụng đến Luận-lí Ứng-zụng. Ngĩa là những iếu-tố ấy có thể cản-trở “fương-trình và vận-hành Luận-lí (Close), hay júp cho fương-trình Luận-lí vận-hành (Open) một cách thành-công. Ngay tại đây, Husserl đã cho chúng ta thầy cánh cửa mở về một thứ Luận-lí mới gọi là Transcendental Logic, vượt xa Luận-lí cổ-truyền (Formal Logic) jảng zạy trong đại-học. Thứ “Transcendental Logic” chính là “Soft Logic”, mà tôi sẽ bàn tới sau chuyên-luận này.   

 

Husserl nhắc lại rằng chính trong câu cuối fần zẫn-nhập vào Fê-bình Lí-trí Thuần-lí của Kant đã cho chúng ta thấy rõ khả-năng nào đã júp chúng ta sử-zụng kiến-thức cho đúng để tránh những lổi lầm về Luận-lí. Mặc zù Kant không muốn coi Luận-lí thuần-túy là là khoa học chính-thống, và mặc zù Kant không ngĩ rằng đúng ra khả-năng ấy fải gọi là Luận-lí, song le ai cũng mặc nhiên càm thấy mục-đích của Luận-lí, nhất là Luận-lí ứng-zụng nên được sử-zụng. Vấn-đề thảo-luận luôn luôn có thể được đặt ra là liệu chúng ta có hi-vọng rằng lí-thuyết ứng-zụng của khoa-học đền từ Luận-lí hay không. Ví zụ chúng ta mong có những cuộc cách-mạng vĩ-đại vượt lên trên Luận-lí cựu-truyền mà Leibniz đã tin-tưởng và gọi là “một thứ Luận-lí có tinh-thần Khám-fá”.

 

Theo Husserl, bàn-cãi về vấn-đề Luận-lí không liên-quan jì đến nguyên-tắc (principle). Chúng ta chỉ cần một fương-châm rõ-ràng về lẽ “có-thể có” để jiúp cho các nền khoa-học fát-triển trong tương-lai. Fương-châm này júp chúng ta mở ra một bộ-môn căn-bản đi tới tận-cùng, mà không cần fải zựa vào thực-tại cho rằng những qui-luật chúng ta ngiệm ra đều làm cho kiến-thức của chúng ta fong-fú.  

 

Vấn-đề đặt ra về nguyên-tắc nằm trong một fương-hướng hoàn-toàn khác. Ngĩa là định-ngĩa Luận-lí là “kĩ-thuật” có thực-sự đạt tới iếu-tính của Luận-lí hay không. Nếu trên quan-điểm ứng zụng hay thực-hành để júp chúng ta thấy lí-zo chính-đáng của Luận-lí đúng là một bộ-môn khoa-học lạ-lùng thì chúng ta thấy thế này: Xét trên quan-điểm lí-thuyết chúng ta thấy một mặt, tất cả những khám-fá gom lại bằng fương-fáp Luận-lí gồm toàn những vấn-đề lí-thuyết hay những môn khoa-học nặng về lí-thuyết mà chúng ta đã biết, chẳng hạn Tâm-lí Học. Mặt khác chúng ta thấy mọi qui-tắc của Luận-lí đều zựa trên những suy-ziễn cũng toàn lí-thuyết.

 

Husserl thấy rằng, nội-zung í-niệm Luận-lí của Kant không zựa trên zữ-kiện để Kant bàn về tính-chất ứng-zụng của Luận-lí. Kant tin vào lẽ có thể đúng và nền-tảng nhận-thức liên-quan tới jới-hạn và địa-bàn của Luận-lí, júp cho Luận-lí là một khoa-học hoàn-toàn độc-lập khi so sánh với những khoa-học khác. Như thế, địa-bàn của Luận-lí hoàn-toàn mới và thiên về lí-thuyết, i như Toán-học. Bởi vậy, Luận-lí không zính-záng jì tới ứng-zụng, bởi vì Luận-lí, theo Kant, là lí tự-nhiên (a priori) hay một bộ-môn rõ-rệt và tinh-ròng,

 

Chúng ta tạm ngừng với Husserl ở đây để đọc nhận-định củaTrần Đức-Thảo về vấn-đề Luận-lí nêu trên

 

 

B.      TRẦN ĐỨC-THẢO: HIỆN-TƯỢNG LUẬN VÀ

THUYẾT ZUY-VẬT BIỆN-CHỨNG

 

Í-THỨC RÕ-RÀNG VÀ CỤ-THỂ

5. TRỞ VỀ VỚI KINH-NGIỆM SỐNG TRONG TRUY-TẦM LUẬN-LÍ.

 

Trần Đức-Thảo gi nhận rằng quan-điểm về Luận-lí của Husserl trong cuốn Truy-Tầm Luận-lí (Logische Untersuchungen, 1900) có mục-tiêu khách-quan rõ-ràng. Đó là một tác-fẩm đồ-sộ bao gồm rất nhiều lí-thuyết trở về mơ-ước xa-xưa là muốn thiết lập Luận-lí là một môn-học có tính “hoàn-vũ” (Mathis Universalis). Cụ Thảo nhận xét thế này: với căn-bản Tóan-học, và đã từng là fu-tá của Weierstrass, Husserl sinh ra để là một nhà Luận-lí fi-thường. Thế nhưng, Trần Đức Thảo lại nhận định sai về hướng đi Luận-lí của Husserl. Tại sao?  Cụ ngĩ rằng hướng đi của Husserl trong tập thứ hai của Truy-tầm Luận-lí, quay trở về Chủ-thể (Subjectivity) khác với hướng-đi khai-mở nhận-thức học rất độc-đáo trong tập một Truy-tầm Luận-lí của Husserl. Trước khi chứng-minh Trần Đức-Thảo đã hiểu sai í-niệm về Chủ-thể (Subjectivity) của Husserl, chúng ta nên đọc những jì cụ Thảo viết.

 

Trong Hiện-tượng Luận và Thuyết Zuy-vật Biện-chứng, Trần Đức-Thảo đã có những zòng nhận-định mà tôi xin tóm-tắt như sau:

 

“Bài Mở-đầu của Truy-tầm Luận-lí cho thấy rõ tư-tưởng của ông (Husserl) tách ra khỏi jai-đoạn fát-triển Tâm-lí Học. Cuốn Triết-học về Tóan-số (của Husserl) xuất-bản năm 1891 cho thấy rõ mục đích của cuốn sách này là zùng nền-tảng Toán-học cho môn Tâm-lí Học. theo đúng tinh-thần thời-đại lúc đó, tức là Tâm-lí Học muốn là một khoa-học. Nhưng theo cụ Thảo, fương-fáp này không zính záng jì tới tính-cách Khách-quan của khoa-học. Hiển nhiên, chúng ta cần một nền-tảng mới. Nhưng Trần Đức-Thảo thấy rằng tập hai của cuốn Truy-tầm Luận-lí lại quay trở về vấn-đề Tâm-lí Học. Bởi vậy theo cụ Thảo tính-chất độc-đáo của Truy-tầm Luận-lí và những jì Husserl đã khơi nguồn cảm-hứng cho chúng ta không còn nữa.”

 

Trần Đức-Thảo còn đi xa hơn khi cụ cho biết cụ đã đọc bản-thảo Krisis (Die Krisis der europäischen Wissenschaften) tức là Cơn Khủng-hỏang của Khoa-học ở Âu-châu và cụ coi luận-cương ấy đã júp chúng ta thức-tỉnh. Chúng ta sẽ đọc những jì cụ Thảo bàn về Krisis, rồi sau đó chính tôi sẽ viết bài Đọc và Fê-bình Die Krisis. Theo cụ Thảo, trong cuốn Krisis, Husserl cho biết khi còn đang viết cuốn Truy-tẩm Luận-lí vào năm 1898, Husserl đã khám fá ra liên-hệ chung jữa “chủ-thể” và “khách-thể”. Ngĩa là bất cứ một lẽ-sống nào (người cũng như vật) đều có một điểm liên-hệ với hệ-thống của cái jì đang có mặt. Bởi thế lẽ-sống hay cái jì đang hiện-hữu chính là zữ-kiện (given) an-bài theo lẽ tự-nhiên (a priori laws). Khi khám-fá ra điều ấy, Husserl đã nói: “Điểm ấy đã ảnh-hưởng rất sâu đậm nơi tôi cho nên những jì tôi làm trong suốt cuộc-đời của tôi đều zo ảnh-hưởng của sự tìm-tòi sâu đậm và có hệ-thống theo lẽ tương-quan của định-luật tư-nhiên (a priori).”

 

Zo đó Trần Đức-Thảo cho rằng khám-fá của Husserl là một công-trình mới-lạ và rất độc đáo về trực-jác uyên-nguyên để nâng zậy fương-fáp Hiện-tượng Luận. Trong khi đó quan-niệm về í-muốn hay khao khát (intentionality) của Brentano vẫn chỉ là một sắc-thái thêm vào “hiện-tượng tâm-thần”. Sắc thái này có được là nhờ cái còn sót lại của một thực-tại, ở ngay trong thực-tại đó hay đã ở qúa xa thực-tại. Từ jai-đoạn này trở đi cuốn Truy-tầm Luận-lí của Husserl tiến tới trung-tâm của vấn-đề để cho chúng ta thấy “chủ-thể” và “khách-thể” không thể bị fân-li. Zo đó, jả-thiết cho rằng một-cái-jì-đó-tự-nó hoàn-toàn fi-lí (absurd), ví-zụ í-thức không thể nào hiểu được chính thế-jan. Đồmg thời trường-fái thiên về Tâm-lí Học (Psychologism) và trường-fái Hiện-thực fức-tạp bị loại bỏ bởi vì Triết-học tự cho nó có nhiệm-vụ mô-tả cốt-cách trong đó con-người (hữu-thể) fục-vụ bản-ngã, và chính bản-ngã biết con-người (hữu-thể). Nếu không có liên-hệ jữa hai thực-thể này – tức con-người và bản-ngã – thì cả hai thực-thể (con-người và bản-ngã) sẽ không có mặt. Thế có ngĩa là nhờ một liên-hệ chính-iếu theo luật tự-nhiên (a priori) nên chúng ta mới có khả-năng hiểu-biết và biết về thế-jan. Trần Đức-Thảo triển lời Husserl như sau:

 

Đi sâu hơn nữa chúng ta sẽ thấy khi “Chủ-thể” của con người được thấy rõ thì í-ngĩa của vấn-để trở nên cần-thiết và đổi thay khác lạ để rồi cuối cùng đưa fương-fáp cùng kì lí của Hiện-tượng Luận vào í-niệm về Chủ-thể (Subjectivity) ở jai-tầng cao nhất.  

 

Thế thì, theo Trần Đức-Thảo, vấn-đề í-thức được Husserl bàn đến trong tập thứ hai của Truy-tầm Luận-lí là một í-thức lưng chừng (chũ “neutral” trong bài của cụ Thảo nên hiểu là “chưa rõ-rệt”) bởi vậy không thể nào gọi là í-thức cao cho đến khi nào trường-fái Tâm-lí Học được đặt ra và đưọc jải-quyết. Cụ Thảo nói, ngay lúc khởi đầu của fương-fáp truy-tầm thì chủ-thể được coi như “trong-chính nó”, chứ không fải là “fục-vụ nó” hay “vì nó”. Chính vì thế chúng ta cần bàn đến động-cơ đã khiến Husserl nêu lên trong fần zẫn-nhập của Truy-tầm Luận-lí..

 

Theo cụ Thảo, vấn-đề trở về với kinh-ngiệm sống-thực (lived) không tùy vào sự tò-mò của một nhà Tâm-lí Học mà chính là việc làm của nhà Luận-lí. Khi cần chúng ta fải làm cho rõ ngĩa những đối-tượng theo tinh-thần Luận-lí, fải đạt tới sự rõ ngĩa này, và fải gạt sang một bên những jì tăm-tối thì mới có thể đạt tới chình đối-tượng. Khi zùng qui-tắc Luận-lí chúng ta chớ vụ vào những hiểu-biết qua lời nói suông. Mọi í-niệm fải được trình-bày ngay tức-khắc bằng cách ziễn-tả “vận-hành trừu-tượng cho đúng tiêu-chuẩn í-thức, tức là trình bày rõ “zữ-kiện có mặt” đúng như những jì chúng ta nói, Có rất nhiều lần qui-luật của Luận-lí bị hiểu là qui-luật của khoa Tâm-lí, bời vì í- thức hay sự hiểu biết còn nằm trong trạng-thái “biểu-tượng/symbolic”. Chỉ có trở về với zữ-kiện cụ-thể mới júp chúng ta tránh khỏi sai-lầm. Cho nên, cụ Thảo kết-luận là nhờ sự rõ-ràng của những điều-kiện trong minh-chứng (evidence) chúng ta mới có thể zùng í-niệm theo đúng ngĩa về đối-tượng mà chúng ta muốn biết. Đây mới đúng là mục-đích fân-tích hay tìm-hiểu theo fương- fáp Hiện-tượng Luận.

 

Trần Đức-Thảo đã nhận xét chí lí. Tuy nhiên vì cụ không đọc Suy-tư trong Tinh-thần Descartes của Husserl cho nên cụ đã hiểu sai í của Husserl trong quan-niệm fân-tích Hiện tượng Luận lấy Chủ-thề (Subjectivity) là vấn-đế then chốt của nhận-thức, tỉ như một người chợt nhận ra rằng: “Tôi đã sai!”

 

            Kết-luận cuốn Suy-tư trong Tinh-thần Descartes mà tôi đã có zịp trình-bày trên Văn-chương Việt, Husserl đã triển lời của Augustine như sau:

 

            “in te redi, in interior homine habitat veritas.” Câu này có ngĩa là: “Đừng có mong đi ra ngoài làm jì; hãy trở về với chính mình. Chân-lí ở ngay trong nội-tâm của con-người.” đã làm nhiều người ngạc-nhiên nếu không đọc kĩ toàn bộ Suy-tư, nhất là Suy-tư Năm. Trong Suy-tư, Husserl đã cố-gắng trình bày con đường về Chủ-thể (Subjectivity) trong í-ngĩa kinh-ngiệm và í-thức, chứ không fải là trong í-ngĩa Tâm-lí. Để hiểu điều này, chúng ta nên gi-nhận rằng, Chủ-thể Chủ-quan khác nhau. Chúng ta không có từ-ngữ để fân-biệt chúng, cho nên chúng ta fải zùng mệnh-đế (propositions) để ziễn-tả. Chúng ta tạm gọi Chủ-thể (Subjectivity) là “cái-tôi nhận-thức và fê-bình những jì tôi lãnh-hội được, bằng quan-năng cũng như bằng lí-trí.(cognition).” Chúng ta gọi Chủ-quan là “cái-ngã thường-tình (self) hay “Solipsism” cho rằng “Cái Tôi hiện-hữu và biết tất cả.”

 

Rất nhiều học-jả Tây-fương kể cả những người xuất-chúng như Trần Đức-Thảo đã hiểu Chủ-thề (Subjectivity) của Husserl là “Cái Tôi Chủ-quan Thường-tình.” Tức là hiểu theo ngĩa trong Tâm-lí Học. Đọc kĩ Suy-tư chúng ta thấy: Cái Tôi (self) và fải bắt đầu là cái Tôi đi vào thế-jan để kinh-ngiệm thế-jan. Trong kinh-ngiệm về thế-jan, Chủ-thể và Khách-thể không còn là hai thực-thể. Ở một điễm “A” Chủ-thể hiểu biết “x” về thế-jan luôn luôn là một fx tới mức “A” nhưng không vẹn-toàn. Sự không vẹn toàn này không fải vì “x” chưa fải là cái biết “tinh ròng” về thế-jan, mà vì khi suy-ziễn hay nhận-thức zữ-kiện (evidenve) x, Chủ-thể không tránh khỏi “Cái Tôi Chủ-quan thường-tình”, một điều mà các khoa-học ja ngày nay đã khẳng-định “Mọi nhận-thức trong fòng thí-ngiệm đều ít nhiều mang zấu-vết :chủ-quan.” Điều này chưa kể sự “chưa tới mức của kĩ-thuật” để biết rõ hơn về sự-thật hay chân-lí mà các nhà ngiên-cứu đang theo đuổi.

 

Như vậy, trở về với Chủ-thể (Subjectivity) là fương-fáp tự kiểm thảo để biết rõ những jì còn “lấn-cấn” trong kinh-ngiệm biết về sự-vật trước kia. Có như thế kiến-thức của khoa-học mới cao hơn (transcendental), và có như thế fương-fáp cùng-kì-lí (reductionism) trong Hiện-tương Luận mới có já-trị. Đây đúng là “Critical Thinking” đang được áp-zụng triệt-để trong mọi lãnh-vực, lí-thuyết cũng như thực-hành. Như chúng ta đã biết, Husserl ví chân-lí là một điễm tận-cùng không bao jờ tới được. Ông gọi chân-lí là Zero-signant. Số “Không” ở đây là một bản-thề thách-thức sự hiểu biết của con người. Ngĩa là chúng ta chỉ có thề tới gần Zero, hay tới gần “Tuyệt-đối”, chứ không thể nào nắm được “Tuyệt-đối”. Vì không hiểu quan-niệm Zero-signant của Husserl, cho nên Trần Đức-Thảo đã suy-luận rằng: “Zero là không còn jì cả!” Khoa-học ngày nay đã chứng-minh Husserl rất đúng, và suy-tư của Husserl rất khoa-học. Hơn nữa, trở về fê-bình Chủ-thể (Subjectivity) là làm sáng tỏ tinh-thần Luận-lí ở cấp cao hơn (Transcendental Logic), mà tôi sẽ có zịp trình-bày.

 

Tuy-nhiên, câu nói của Augustine rất zễ bị hiểu lầm thành một quan-niệm “Zuy-ngã Độc-tôn”. Nhẽ ra, Husserl nên fát-triển câu của Socrates: “Ngươi hãy biết chính nhà Ngươi!” tức là biết kiến-thức của mình về chủ-quan và khách-quan sâu-xa hay nông-cạn thế-nào.

 

Kì tới chúng ta sẽ đọc Die Krisis của Husserl, vì cụ Thảo có nêu lên, nhưng không bàn đến. Zĩ nhiên, chúng ta vẫn tiếp-tục những jì chúng ta đang đọc và fê-bình. Ăn hoài một món chán lắm!

 

(Còn tiếp nhiều kì cho đến hết)

September 11, 2012

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2502
Ngày đăng: 12.09.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thuật luyện vàng - Nguyễn Hồng Nhung
Friedrich Nietzsche : Der Wille Zur Macht - Chí Hùng-Vĩ, (Í-Chí Vươn Tới Quyền-Lực - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và Fê-bình SEIN UND ZEIT/ NGUỒN-SỐNG VÀ THỜI-JAN của HEIDEGGER 7 - Nguyễn Quỳnh USA
Friedrich Nietzsche: Lập-Ngôn Của Zarathustra 8 - Nguyễn Quỳnh USA
Tìm-Hiểu Lí-Thuyết Fê-Bình Trong Xã-Hội Và Chính-Trị - 3 - Nguyễn Quỳnh USA
Friedrich Nietzsche: Lập-Ngôn Của Zarathustra 7 - Nguyễn Quỳnh USA
Chứng Thực Sau Cùng Của Những Đam Mê Thời Đại - Nguyễn Hồng Nhung
‘Zarathustra đã nói như thế’: thiên trường thi của những ẩn ngôn - Phạm Nga
Asa – Điều Thiện - Nguyễn Hồng Nhung
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 13 - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)