Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.082
123.198.478
 
Tự Truyện Osho 6
Đỗ Tư Nghĩa

 

VI

 

TRÊN ĐƯỜNG

 

Hãy thử nghĩ về tôi – vân du tại Ấn Độ trong nhiều năm, và chỉ nhận được những hòn đá, những chiếc giày, những con dao ném vào tôi. Và bạn không biết hệ thống xe lửa Ấn Độ, những phòng đợi; bạn không biết cái cách mà người Ấn sống. Nó thiếu vệ sinh, xấu xa,  nhưng họ quen với nó. Tôi đã chịu khổ cho những năm đó nhiều, bằng, hoặc nhiều hơn Jesus đã chịu khổ trên thập giá. Ở trên thập giá chỉ là vấn đề của một vài giờ. Bị mưu sát, thì càng nhanh chóng hơn. Nhưng là một "đạo sư lang thang"  tại Ấn Độ, thì không phải là một trò đùa.

 

Tình hình thế giới đã thay đổi một cách đầy kịch tính.  Chỉ mới 300 năm về trước, thế giới rất rộng lớn. Vào thời của Phật Gautama, cho dẫu Ngài muốn tiếp cận tất cả mọi con người, thì cũng không thể được; chỉ vì không có phương tiện giao thông. Thuở đó, người ta sống trong nhiều thế giới, hầu như tách biệt khỏi nhau. Cái đó có một sự đơn giản.

 

Với tư cách là một người Do Thái, Jesus đã phải đối mặt với những đồng bào Do Thái của mình, chứ không phải toàn thế giới. Ngồi trên lưng con lừa của mình, đi vòng quanh thế giới, hẳn là không thể được.  Cho dẫu Ngài đã xoay xở được việc du hành qua cái vương quốc Judea nhỏ bé, chừng đó cũng đã là quá nhiều. Việc giáo dục của con người thì rất bị hạn chế. Họ thậm chí còn chưa biết tới sự hiện hữu của nhau.

 

Phật Gautama tại Ấn Độ, Lão Tử tại Trung Hoa, Socrates tại Athens – tất cả họ đều là những kẻ đồng thời với nhau, nhưng họ không có ý niệm nào về nhau.

 

Trước cuộc cách mạng khoa học về giao thông vận tải, có nhiều thế giới, tự túc bên trong chính mình. Họ không bao giờ nghĩ về những thế giới khác,[1] họ không hề có ý niệm rằng những thế giới khác cũng hiện hữu. Khi người ta ngày càng trở nên quen biết  nhau, thế giới trở nên nhỏ hơn. Bây giờ [nếu được tái sinh, thì] một vị Phật sẽ không có thể xoay xở, một Jesus cũng không, một Moses, một Khổng Tử cũng không. Tất cả họ đều sẽ có tâm trí và thái độ rất địa phương.

 

Bây giờ chúng ta may mắn, vì thế giới đã trở nên quá nhỏ, đến mức bạn không thể địa phương được. Dù thế nào, bạn cũng không thể địa phương; bạn phải có tính đại đồng [universal].[2] Bạn phải nghĩ đến Khổng Tử, phải nghĩ đến Krishna, bạn phải nghĩ đến Socrates, đến Bertrand Russel. Trừ khi bạn xem thế giới như là một đơn vị duy nhất, và tất cả là những đóng góp của những thiên tài khác nhau, bạn sẽ không thể nói chuyện với con người hiện đại. Cái khoảng cách thì quá lớn – 25 thế kỷ, 20 thế kỷ… hầu như không thể nào bắc cầu qua nó được.

Cách duy nhất để bắc cầu nó, là : người nào đi tới chỗ "biết",  thì không nên ngừng lại ở sự biết của riêng mình, không nên thỏa mãn với việc diễn đạt chỉ cái mà y đã biết được. Y phải làm một nỗ lực rất to lớn để học mọi ngôn ngữ.

 

Công việc thì bao la nhưng hào hứng – việc khám phá thiên tài [genius][3] của con người từ những chiều kích khác nhau. Nếu bạn có bên trong chính mình cái ánh sáng của sự hiểu biết, bạn có thể sáng tạo, không khó khăn gì, một sự "tổng hợp". Và cái tổng hợp này thì sẽ không chỉ dựa trên tất cả những nhà thần bí tôn giáo – cái đó là phiến diện. Cái tổng hợp này phải bao gồm tất cả những nghệ sĩ và những thị  kiến [insight] của họ – tất cả những nhạc sĩ, những thi sĩ, tất cả những vũ công, những thị  kiến  của họ. Tất cả những con người sáng tạo mà đã đóng góp vào cuộc đời, đã làm cho nhân loại giàu có hơn, phải được tính đến. Không ai từng nghĩ rằng sự đóng góp của những con người nghệ sĩ  cũng có tính tôn giáo.

 

Và quan trọng nhất, là sự phát triển của khoa học. Trong quá khứ, việc có một nhãn quan tổng hợp – bao gồm khoa học, nghệ thuật, tôn giáo – là không thể được. Trước hết, không có khoa học – và nó đã làm thay đổi một ngàn lẻ một điều. Cuộc sống không bao giờ có thể như cũ được nữa.

 

Trong nhãn quan của tôi, nó là một hình tam giác – khoa học, tôn giáo, nghệ thuật. Và chúng là những chiều kích quá khác biệt nhau – chúng nói những ngôn ngữ khác nhau, chúng mâu thuẫn với nhau; chúng không hòa điệu trên bề mặt,  trừ khi bạn có một thị  kiến sâu xa mà trong đó tất cả chúng có thể hòa tan vào nhau, và trở thành một.

 

Nỗ lực của tôi , từ trước tới nay, vẫn là làm cái hầu như bất khả.

 

Trong những ngày còn là sinh viên đại học, những giáo sư của tôi đều thắc mắc.  Tôi là một sinh viên triết, thế mà tôi lại đang dự những khóa học về khoa học – vật lý, hóa học, và sinh vật học. Các vị đó đều cảm thấy rất thắc mắc : " Anh ở đây, tại trường đại học, để học triết học. Tại sao lãng phí thời gian của mình với hóa học?"

 

Tôi nói, " Em không dính dáng gì tới hóa học; em chỉ muốn có một cái nhìn minh bạch về cái mà hóa học đã làm, cái mà vật lý học đã làm. Em không muốn đi vào chi tiết, em chỉ muốn biết cái sự đóng góp cơ bản của chúng."

 

Tôi hiếm khi ở trong những lớp của mình, tôi chủ yếu ở trong thư viện. Những giáo sư của tôi liên tục nói, " Anh làm gì suốt ngày trong thư  viện? Người thủ thư than phiền quá, rằng anh là người đầu tiên bước vào thư viện, và gần như phải kéo anh ra khỏi đó cuối ngày. Suốt cả ngày anh ở đó – và không chỉ trong khu vực triết học, anh lòng vòng khắp thư viện, trong tất cả những khu vực mà không dính dáng gì tới anh."

 

Tôi nói với họ, " Em thật khó giải thích với các thầy,  nhưng nỗ lực của em trong tương lai, sẽ là: đưa tất cả những gì có chút giá trị  nào đó vào trong một toàn bộ có tính tổng hợp. Sáng tạo ra một lối sống mà bao gồm tất cả; nó không đặt nền tảng trên những luận cứ và những mâu thuẫn, mà đặt nền tảng trên một thị kiến sâu sắc về cái "lõi cốt yếu" [essential core] của tất cả mọi đóng góp – mà đã từng được làm – vào kiến thức con người, vào nền minh triết của con người."

 

Họ nghĩ rằng tôi đã phát điên – nhiệm vụ mà tôi đã chọn có thể dẫn bất cứ ai đến sự điên loạn, nó quá bao la. Nhưng họ không ý thức rằng, sự điên loạn là không thể được với tôi, rằng tôi đã để "tâm trí" lại xa đằng sau; tôi chỉ đơn thuần là một kẻ quan sát.

 

Và tâm trí là một cái computer hết sức tinh tế và phức tạp. Con người đã làm ra những cái computer vĩ đại, nhưng chưa có cái nào so sánh được với tâm trí con người. Chỉ một tâm trí con người đơn lẻ cũng có khả năng chứa đựng tất cả những thư viện của thế giới. Và chỉ một thư viện đơn lẻ – chẳng hạn, Thư viện British Museum – có những cuốn sách, mà nếu bạn tiếp tục xếp chúng như một bức tường, cuốn này bên cuốn kia, thì chúng sẽ đi 3 lần vòng quanh trái đất. Và đó chỉ là một trong nhiều thư viện lớn. Moscow cũng có loại thư viện tương tự, có lẽ còn lớn hơn. Harvard có loại thư viện tương tự. Nhưng một tâm trí riêng lẻ của con người có khả năng chứa đựng tất cả những gì được viết trong tất cả những cuốn sách này, có khả năng ghi nhớ nó. Trong một bộ não riêng lẻ, là hằng tỷ tế bào, và mỗi tế bào đơn lẻ có khả năng chứa đựng hằng triệu mảnh thông tin. Chắc chắn là người ta sẽ phát điên nếu người ta đã không đứng bên ngoài tâm trí. Nếu bạn chưa đạt tới trạng thái thiền, thì sự điên loạn là chắc chắn. Họ không sai, nhưng họ không biết những nỗ lực của tôi về thiền định.

 

Như vậy, tôi đang đọc những cuốn sách lạ, những kinh điển lạ từ khắp nơi trên thế giới; thế nhưng tôi chỉ là một kẻ quan sát, bởi vì riêng phần tôi,  thì tôi đã về tới nhà." [4] Tôi không có gì để học từ việc đọc sách đó; việc đọc là dành cho một mục đích khác, và cái mục đích đó là để làm cho thông điệp của tôi được phổ quát, đại đồng, để tránh khỏi những giới hạn địa phương. Và tôi luôn hạnh phúc rằng tôi đã đạt được mục đích đó, một cách hoàn toàn.

 

Bởi vì người ta yêu mến tôi, họ đã gọi tôi là ' đạo sư của những đạo sư.' Đó là do lòng yêu mến của họ. Riêng về phần tôi, tôi nghĩ mình chỉ đơn thuần là một con người bình thường, mà đủ bướng bỉnh để giữ độc lập, chống kháng mọi sự qui định, không bao giờ thuộc về bất cứ tôn giáo nào, bất cứ đảng phái chính trị nào, bất cứ tổ chức,  sắc tộc nào. Tôi đã cố trong mọi cách có thể, chỉ để là chính mình, không có tính từ nào đi kèm. Và cái đó đã cho tôi quá nhiều sự nguyên vẹn [integrity], tính cá nhân, sự đích thực [authenticity], và niềm phúc lạc to lớn của sự thành tựu viên mãn.

 

Nhưng nó đã là nhu cầu của thời đại. Sau tôi, bất cứ ai cố trở thành một đạo sư, sẽ phải nhớ rằng, người ấy phải trải qua tất cả những điều mà tôi đã trải qua;  nếu không thế, người ấy không thể được gọi là đạo sư. Người ấy sẽ vẫn ở trong tình trạng cục bộ địa phương – một đạo sư Hindu, nhà truyền giáo Kytô, một tu sĩ Hồi giáo – nhưng không phải là một đạo sư cho những hữu thể được gọi là con người. Sau tôi, sẽ thật sự khó khăn để trở thành một đạo sư.

 

Người  chứng ngộ hiểu con người [humanity][5] quá sâu sắc. Bằng cách hiểu chính mình, ông đã hiểu trạng thái khốn khổ của tất cả mọi con người. Ông cảm thấy thương xót con người; ông từ bi. Ông không lấy oán báo oán, vì lý do đơn giản là, trước hết, ông không cảm thấy bị phật ý.  Thứ hai, ông cảm thấy thương xót bạn; ông không cảm thấy thù nghịch với bạn.

 

Một lần nọ, "sự cố " xảy ta tại Baroda, khi tôi  đang nói chuyện với một đám đông lớn. Một ai đó đang ngồi dãy phía trước trở nên quá bực tức bởi những điều tôi đang nói, ông bị mất bình tĩnh; ông bị mất trí. Ông ném một trong hai chiếc giày vào tôi. Vào khoảnh khắc đó, tôi nhớ rằng tôi thường chơi bóng chuyền khi còn là sinh viên, nên tôi bắt được chiếc giày của ông, và hỏi xin ông chiếc thứ hai. Ông bị khó xử! Tôi nói, " Xin ném luôn chiếc còn lại – tôi sẽ làm gì với chỉ một chiếc giày? Nếu ông muốn tặng tôi một cái gì đó…" Ông chờ đợi. Tôi nói, " Tại sao ông chờ đợi? Hãy ném luôn chiếc kia, bởi vì, theo cách này, cả tôi lẫn ông đều không thể dùng nó. Và tôi không định trả nó lại, bởi vì không nên lấy oán báo oán. Cho nên, xin hãy cho luôn chiếc kia."

 

Ông ta quá bị sốc, bởi vì ông ta không thể tin điều đó. Trước hết, cái mà ông ta đã làm, ông ta không thể tin – ông ta là một người tốt, một học giả, một học giả Sanskrit nổi tiếng, một pundit.  Hành xử như thế là không phù hợp với  tư cách của ông, nhưng mà nó đã xảy ra – con người thì quá đỗi vô ý thức. Nếu tôi đã hành động theo cách mà ông ta đang mong đợi một cách vô thức,  thì mọi sự có lẽ đã ổn.  Nhưng tôi hỏi xin chiếc giày kia, và điều đó khiến cho ông ta bị sốc rất nhiều. Ông bị choáng. Tôi nói với ai đó đang ngồi bên cạnh ông ta, " Hãy cởi giùm chiếc giày kia. Tôi sẽ không để yên cho ông ta, tôi muốn cả hai chiếc giày. Thật ra, tôi đang nghĩ đến việc mua một đôi giày, và người đàn ông này có vẻ rất hào phóng!" Và chiếc giày đó thật là mới.

 

Người đàn ông đó đến vào ban đêm,  quỳ xuống hai bàn chân tôi và xin tha thứ. Tôi nói, " Hãy quên hết chuyện đó đi, không có vấn đề gì cả... Tôi không giận, nên tại sao tôi lại phải tha thứ? Để tha thứ, trước hết người ta phải giận. Tôi không giận, tôi ưa thích cái cảnh đó. Thật ra, nó là một cái gì đó quá đẹp, đến nỗi nhiều người đã thiếp ngủ bỗng nhiên thức dậy! Trên đường đi, tôi cứ nghĩ :  hay đấy, nên "cài" một vài người của mình, để thỉnh thoảng họ có thể ném một chiếc giày vào mình, và tất cả những người đang ngủ sẽ thức dậy. Ít nhất, trong một vài khoảnh khắc, họ sẽ tỉnh táo, bởi vì một cái gì đó đang xảy ra! Tôi biết ơn ông!"

 

Trong nhiều năm, ông ta tiếp tục viết thư cho tôi, " Xin tha thứ cho tôi! Trừ khi  anh tha thứ cho tôi, tôi sẽ tiếp tục viết thư."

 

Nhưng tôi nói với ông ta, " Trước hết, tôi phải giận. Tha thứ cho ông chỉ có nghĩa là tôi chấp nhận rằng tôi đã giận. Nhưng tôi không giận ông, nên biết tha thứ cái gì? Ông nên tha thứ cho tôi, vì tôi đã không thể nào giận ông!" Tôi không biết ông ta đã tha thứ cho tôi hay chưa, nhưng ông ta đã quên tôi. Bây giờ ông ta không còn viết thư cho tôi nữa.

 

Nếu không vì một mục đích riêng, thì hẳn là tôi không bao giờ muốn bị dính dáng về bất cứ phương diện nào với " tôn giáo." [6] Toàn bộ lịch sử của tôn giáo chỉ bốc mùi thối tha.  Nó xấu xa, và nó cho thấy sự suy thoái và sự phi nhân tính của con người, và mọi thứ đó đều xấu ác. Và điều này thì không riêng cho một tôn giáo đơn lẻ nào, mọi tôn giáo trên thế giới đều lặp lại một câu chuyện tương tự: con người bóc lột con người nhân danh Thượng đế. Tôi vẫn cảm thấy khó chịu khi bị dính dáng với từ "tôn giáo." Nhưng có một vài vấn đề: trong đời, đôi khi  ta phải chọn những điều mà mình ghét.

 

Trong tuổi trẻ của tôi, tại trường đại học, tôi được biết đến như là một kẻ vô thần, phi tôn giáo, chống lại tất cả những hệ thống đạo đức. Đó là lập trường của tôi, và nó vẫn còn là lập trường của tôi. Tôi chưa thay đổi thậm chí một phân; lập trường của tôi vẫn y nguyên như cũ. Nhưng việc được biết đến như là một kẻ vô thần, phi tôn giáo, phi luân [7][amoral], trở thành một vấn đề. Thật khó mà truyền thông với những người khác, hầu như không thể bắc cầu, không thể có bất cứ loại quan hệ nào với những con người. Trong việc thông giao của tôi với người khác, những từ này – kẻ vô thần, phi tôn giáo, phi luân  – vận hành như những bức tường không thể xuyên thấu.  Nếu không cần phải truyền thông với người khác,  thì có lẽ tôi đã giữ nguyên như vậy – với tôi, không có vấn đề nào cả – nhưng tôi thấy rằng, thật không thể nào quảng bá kinh nghiệm của tôi, thật không thể nào chia sẻ.

 

Cái khoảnh khắc mà người ta nghe [nói] rằng tôi là một kẻ vô thần, phi tôn giáo, phi luân,  họ hoàn toàn đóng cửa lại.  Rằng tôi không tin vào Thượng đế, rằng tôi không tin vào thiên đàng và địa ngục – chừng đó cũng đủ cho họ rút lui khỏi tôi. Ngay cả chính những người có ăn học  – bởi vì tôi là một giáo sư đại học, và đang được vây quanh bởi hằng trăm giáo sư, những học giả,  những người có ăn học,  thông minh  – họ đơn giản tránh mặt tôi bởi vì họ không có dũng cảm để bảo vệ cái mà họ tin tưởng; họ không có luận cứ nào cho chính mình.

Và tôi liên tục tranh luận trên những góc phố, tại trường đại học, tại cửa tiệm pan walla – bất cứ nơi nào tôi có thể tóm lấy một ai đó. Tôi thường bổ búa [8] vào tôn giáo và cố tẩy sạch tất cả mọi thứ vớ vẩn này khỏi đầu óc họ. Nhưng toàn bộ kết quả, là tôi trở thành một hòn đảo; thậm chí không ai muốn nói chuyện với tôi, bởi vì ngay cả việc chào hỏi tôi cũng là nguy hiểm: nó sẽ dẫn tới đâu? Sau cùng, tôi đã phải thay đổi sách lược của mình.

 

Tôi trở nên ý thức rằng, thật kỳ lạ, những người quan tâm đến việc kiếm tìm chân lý, họ đều dính líu với những tôn giáo. Bởi vì họ nghĩ rằng tôi là phi tôn giáo, nên tôi không thể thông giao với họ; và họ mới là những người thực sự quan tâm, thực sự muốn biết. Họ là những người [mà] sẵn sàng du hành với tôi tới những không gian chưa được biết đến. Nhưng mà họ đã dính líu với một tôn giáo nào đó, một tông phái nào đó, một triết học nào đó; chỉ nội cái việc nghĩ rằng tôi là phi tôn giáo, vô thần, cũng trở thành một rào cản. Thế mà, họ chính là những người mà tôi phải tìm nhặt họ ra.[9]

 

Có những người không dính líu với tôn giáo, nhưng họ không phải là "kẻ tìm kiếm" chút nào. Họ chỉ quan tâm đến những cái vặt vãnh của cuộc sống: kiếm nhiều tiền hơn, trở thành một lãnh tụ – một nhà chính trị, thủ tướng, tổng thống. Những mối quan tâm của họ rất thế tục. Họ không có ích gì cho tôi, và họ cũng không quan tâm đến cái mà tôi có để tặng họ. Người nào muốn trở thành thủ tướng của đất nước thì không quan tâm đến việc tìm kiếm chân lý. Nếu chân lý và chức vụ thủ tướng cả hai được tặng cho ông ta, thì ông ta sẽ chọn chức vụ thủ tướng. Ông ta sẽ nói về chân lý, " Không có gì phải vội vàng. Chúng ta có thể làm cái đó – toàn bộ vĩnh cửu là “có sẵn”[available][10] –  nhưng cái cơ hội của chức vụ thủ tướng thì có thể hay không thể đến một lần nữa. Nó hiếm khi đến, và chỉ đến với rất ít người, thỉnh thoảng mà thôi. Chân lý là bản chất tự nhiên của mọi người, cho nên bất cứ ngày nào chúng ta cũng có thể tìm kiếm nó. Cho nên, trước hết, chúng ta hãy làm những gì phù du,  chóng qua. Giấc mơ đẹp này có thể sẽ không xảy ra một lần nữa. Thực tại sẽ không chạy đi đâu cả, nhưng giấc mơ này thì chóng qua."

 

Họ ưa mơ mộng,  tưởng tượng. Họ không phải là người của tôi. Và việc truyền thông với họ cũng là bất khả, bởi vì những mối quan tâm của họ và của [những người như] tôi là hoàn toàn đối nghịch với nhau. Tôi đã cố sức nhiều, nhưng những người này không quan tâm đến tôn giáo, không quan tâm đến chân lý, không quan tâm đến bất cứ cái gì có ý nghĩa.

 

Những người thực sự quan tâm, họ [đang] là người Kytô giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Jaina giáo, Phật giáo. Họ đã và đang theo một ý thức hệ nào đó, một tôn giáo nào đó. Rồi thì sự thể hiển nhiên với tôi rằng, tôi phải chơi trò chơi, đóng vai một người tôn giáo; không có cách nào khác. Chỉ như vậy,  tôi mới có thể tìm thấy những con người mà họ là những kẻ tìm kiếm  đích thực.

 

Tôi ghét cái từ tôn giáo, tôi vẫn luôn ghét nó, nhưng tôi phải nói về tôn giáo. Nhưng cái mà tôi đang nói về – dưới chiêu bài tôn giáo – thì không giống như người ta thường hiểu cái từ này. Bây giờ, việc này chỉ đơn giản là một sách lược. Tôi đang dùng những từ ngữ của họ – Thượng đế, tôn giáo, sự giải thóat, moksha – và tôi đang gán cho chúng những ý nghĩa của tôi[11] Trong cách này, tôi có thể bắt đầu tìm thấy những con người, và họ bắt đầu đến với tôi.

 

Tôi phải mất vài năm để thay đổi hình ảnh của tôi trong mắt mọi người. Nhưng mà người ta chỉ lắng nghe những từ ngữ, họ không hiểu nghĩa của chúng. Người ta chỉ hiểu cái mà bạn nói, họ không hiểu cái không được nói ra, ẩn dưới những từ ngữ. Cho nên tôi dùng những vũ khí của chính họ, để chống lại họ! Tôi bình luận về những kinh điển [tôn giáo] và tôi đưa vào đó một nghĩa hoàn toàn là của tôi.

 

Nếu không vì mục đích riêng, thì có lẽ tôi đã nói cùng một điều mà không cần bình luận về ai cả – sẽ dễ dàng hơn nhiều, bởi vì lúc đó tôi đã có thể nói một cách trực tiếp với họ. Không cần phải lôi vào Krishna, Mahavira, và Jesus và rồi làm cho các vị ấy nói cái mà họ đã không bao giờ nói.  Nhưng đó là sự ngu xuẩn của con người:  trước đây tôi cũng từng nói những điều tương tự, nhưng họ thậm chí không thèm nghe nó… bây giờ, hằng ngàn người bắt đầu tụ họp lại xung quanh tôi, bởi vì tôi đang nói về Krishna.

 

Nhưng mà, tôi có dính dáng gì với Krishna? Ngài đã làm gì cho tôi? Tôi có quan hệ gì với Jesus? Nếu tôi đã gặp Ngài khi Ngài còn sinh thời, có lẽ tôi đã nói với Ngài, "Ngài là một kẻ cuồng tín [fanatic][12] và chắc hẳn Ngài không ở trong trạng thái tâm lý bình thường.  Tôi không thể nói rằng, những người muốn đóng đinh Ngài là hoàn toàn sai trái, bởi vì họ không có cách nào khác để hành xử với Ngài."

 

Cho nên, đây là cách duy nhất. Khi tôi bắt đầu nói về Jesus, những đại học Kytô giáo và những viện thần học bắt đầu mời tôi nói chuyện. Và tôi cứ liên tục cười khúc khích bên trong, bởi vì những gã khờ đó nghĩ rằng đây là cái mà Jesus đã nói. Vâng, tôi dùng những từ ngữ của Jesus – người ta chỉ cần hiểu một trò chơi nhỏ với những từ ngữ, và người ta có thể gán cho bất cứ từ nào một nghĩa nào đó – và họ nghĩ rằng, đây là thông điệp thực thụ của Jesus … " Những nhà truyền giáo và linh mục Kytô giáo của chúng tôi chưa làm được nhiều cho Jesus như anh đã làm."

 

Và tôi đã phải "giữ bí mật, "  biết rằng tôi chẳng dính dáng gì tới Jesus, và rằng, cái mà tôi đang nói, thì có thể là Jesus cũng không có khả năng thậm chí để hiểu". [13] Những cái mà tôi nói trên danh nghĩa của Jesus, thì tôi đã từng nói trước đây, nhưng không có cọng đồng Kytô giáo nào, không có trường đại học Kytô giáo nào, không có viện thần học nào mời tôi. Mời tôi ư?  Trước kia, nếu tôi có muốn bước vào những nơi đó, thì có lẽ họ đã đóng cửa lại với tôi. Tình huống là như vậy: Tôi bị cấm không được vào cái đền thờ trung tâm của chính thành phố tôi, và họ có sự hỗ trợ của cảnh sát để ngăn tôi lại. Cho nên, bất cứ khi nào có một tu sĩ Hindu đang nói chuyện bên trong, thì một người cảnh sát đứng gác bên ngoài, để ngăn không cho tôi đi vào.

 

Tôi nói, " Tôi muốn nghe người đàn ông đó."

 

Người cảnh sát viên nói, " Chúng tôi biết, và mọi người biết rằng khi anh có mặt ở đó, mọi người đều muốn nghe anh nói. Và chúng tôi được gọi đến đây chỉ để ngăn cản anh, không ai khác; mọi người khác đều được phép. Nếu anh ngừng đến, chúng tôi sẽ không phải bận tâm, bởi vì chúng tôi đang đứng đây một cách không cần thiết trong 2 – 3 tiếng đồng hồ hằng ngày. Trong khi bài pháp thoại tiếp tục, tôi sẽ đang đứng đây chỉ vì anh, một người duy nhất."

 

Nhưng bây giờ, chính ngôi đền đó bắt đầu mời tôi. Một lần nữa, cảnh sát đã có mặt ở đó – để ngăn tình trạng quá đông đúc! Một cảnh sát mà vẫn [thường] có mặt ở đó nói với tôi, " Anh là một kẻ khó hiểu!”[14]  Trước kia, chúng tôi đã ở đây để giữ không cho anh vào, bây giờ, thì chúng tôi lại đang đứng ở đây bởi quá nhiều người ùa vào thì rất nguy hiểm – cái ngôi đền đã quá cổ."

 

Nó có những bao lơn lớn,  và ít nhất 5 ngàn người có thể ngồi bên trong. Nhưng khi tôi nói chuyện ở đó, gần 50 ngàn người thường đến nghe.  Do vậy, người ta thường lên những bao lơn, mà bình thường không bao giờ được dùng. Một hôm, sự thể trở nên quá nghiêm trọng, đến nỗi có thể là những bao lơn sẽ bị sập xuống – quá nhiều người trên bao lơn, mà ngôi đền thì lại quá cổ. Rồi, tự nhiên là người ta phải sắp xếp sao cho ngày kế đó sẽ chỉ có một số lượng người nhất định được phép vào.

 

Cái đó tạo ra sự rắc rối. Người cảnh sát  nói, " Bây giờ có sự rắc rối mới! Anh nói ở đó trong 2 tiếng đồng hồ, nhưng người ta lại đến sớm 2 giờ trước đó, nếu họ đến trễ, họ sẽ không thể vào." Ông ta nói với tôi, "Nhưng anh là một kẻ khó hiểu! Tôi nghĩ rằng anh chống lại Thượng đế!"

 

Tôi nói nhỏ vào tai ông ta, " Tôi vẫn chống  – đừng nói với ai bởi vì không ai sẽ tin điều đó. Và tôi vẫn luôn chống lại Thượng đế. [15] Trước khi tôi rời bỏ trần gian, tôi sẽ phanh phui mọi sự. Nhưng ông đừng nói với ai, bởi vì sẽ không ai  tin ông, và tôi sẽ thẳng thừng phủ nhận rằng tôi đã từng nói bất cứ cái gì với ông."

 

Nhưng tôi đã phải tìm ra những cách thức của riêng mình. Tôi thường nói về Thượng đế và rồi tôi bảo người ta rằng, " Thượng đế tính" [godliness][16] là một từ tốt hơn nhiều. Đó là một cách để hủy bỏ Thượng đế. [17] Nhưng bởi vì tôi đang nói về Thượng đế, những người có dính líu – họ là những kẻ tìm kiếm đích thực đang bị khai thác [bóc lột] bởi giới tăng lữ – bắt đầu trở nên quan tâm đến tôi. Tôi tìm kiếm "cái tinh hoa"  [the cream] [18] –  từ tất cả mọi tôn giáo.

 

Không có cách nào khác. Và nếu không dùng cách này, thì có lẽ tôi đã không thể bước vào "chuồng trại" [fold][19] của họ, và có lẽ họ cũng đã không thể nào đến với tôi. Chỉ cần một vài lời thôi, cũng đủ ngăn cản họ. Và có lẽ tôi không thể trách cứ họ, có lẽ tôi nên trách chính mình. Tôi đã phải tìm cách nào đó để có thể tiếp cận họ. Và tôi đã tìm ra cách; nó rất đơn giản. Tôi chỉ nghĩ, "Hãy dùng từ ngữ của họ, hãy dùng ngôn ngữ của họ, hãy dùng kinh điển của họ. Và nếu bạn đang dùng súng của một ai khác, thì cái đó không có nghĩa là bạn không thể đặt ổ đạn của riêng bạn vào trong nó. Hãy cứ tạm dùng súng của một ai đó, nhưng ổ đạn là của mình! Bởi vì cái tác dụng thực sự sẽ xảy ra xuyên qua những ổ đạn, chứ không phải súng. Do vậy, có hại gì nào?"

 

Và nó dễ dàng, rất dễ dàng, bởi vì tôi có thể dùng những từ ngữ Hindu và chơi cùng một trò chơi; tôi có thể dùng những từ ngữ Hồi giáo và chơi cùng một trò chơi; tôi có thể dùng những từ ngữ Kytô giáo và chơi cùng một trò chơi.

 

Không chỉ những người này đang đến với tôi, mà cả những tu sĩ Jaina, những nữ tu, những tu sĩ Hindu, Phật giáo, những nhà truyền giáo Kytô giáo cũng đến với tôi – mọi loại người bắt đầu đến với tôi. Và bạn sẽ không thể tin điều ấy… bạn chưa thấy tôi cười lớn bởi vì tôi đã cười lớn quá nhiều bên trong, đến nỗi không cần thiết nữa. Tôi đã và đang kể cho bạn những câu chuyện đùa, nhưng tôi đã không cười, bởi vì tôi đã và đang chơi một trò đùa suốt đời tôi! Cái gì có thể buồn cười hơn? Và tôi thành công trong việc "đánh lừa" [befool][20] tất cả những giáo sĩ và những học giả lớn đó một cách quá dễ dàng. Họ bắt đầu đến với tôi và hỏi tôi những câu hỏi. Tôi chỉ đơn giản phải cảnh giác ở lúc đầu, để dùng vốn từ của họ, và ngay giữa những dòng chữ, giữa những từ, tiếp tục đưa vào cái "thứ" thực thụ mà tôi quan tâm đến.

Tôi học cái nghệ thuật này từ một người đi câu.

 

Tôi thường ngồi trên bờ của con sông hằng giờ bởi vì đó là nơi đẹp nhất trong làng tôi. Đẹp vào buổi sáng, đẹp vào  buổi chiều tối;  và thậm chí trong mùa hè nóng bức, có những địa điểm nơi mà có những cây to,  cành vươn ra trên sông.  Bạn có thể đơn giản dầm mình trong con sông,  quá mát mẻ đến nỗi bạn quên rằng lúc đó đang là mùa hè.

 

Tôi chỉ ngồi nhìn mặt trời buổi sáng, và những người câu cá đang ở đó. Họ thường lấy mồi ra.  Và họ thường cắt những côn trùng thành từng mảnh ngon lành với những loài cá, và câu chúng bằng cần câu của mình. Những con cá sẽ đến cắn mồi, và với mồi là lưỡi câu; lưỡi câu sẽ bắt con cá. Con cá sẽ đến để bắt con mồi, nhưng một khi nó nuốt mồi, nó bị kẹt vào lưỡi câu và được kéo lên ngay lập tức.

 

Nhìn người câu cá này, tôi nghĩ, " Mình phải tìm ra cách nào đó để có thể "bắt" những người của mình. Ngay bây giờ, họ đang ở trong những doanh trại khác nhau, không ai là của mình cả." Tôi đơn độc: Không ai can đảm đủ để thậm chí giao du với tôi hay đi dạo với tôi bởi vì người ta sẽ nghĩ rằng, gã đó là người "bỏ đi", hư hỏng một cách vô phương cứu chữa.

 

Tôi đã phát hiện ra mồi: Hãy dùng từ ngữ của họ. Ban đầu, người ta thực sự bị sốc. Những người đã biết tôi nhiều năm, những người đã biết rằng tôi luôn chống lại Thượng đế, họ thực sự thắc mắc, hoàn toàn thắc mắc. Và điều này xảy ra một cách lặp đi lặp lại.

 

Một lần tôi đang nói chuyện ở một học viện Hồi giáo, tại Jabalpur. Một trong những ông giáo sư Hồi giáo của tôi đã trở thành viện trưởng của cái viện này, và ông ta không ngờ rằng người "diễn giả" này chính là cái người mà ông đã biết khi anh ta còn là sinh viên. Một ai đó đã bảo ông rằng, họ đã nghe tôi nói chuyện về những nhà Sufi, và đó là một điều không thể tin được: " Chúng ta đã không nghĩ về những nhà Sufi theo cách đó, và viện của chúng ta sẽ rất hân hạnh nếu người đàn ông này đến."

 

Nếu một người Hồi giáo đến và nói về Thánh Kinh, thì những người Kytô sẽ cảm thấy rất được vuốt ve, cái tự ngã  của anh ta sẽ phồng lên một cách cực kỳ. Hay, nếu một người Hồi giáo, một người Ấn Độ giáo, Phật giáo đang nói về Jesus, ca ngợi Ngài và những lời nói của Ngài … Và đặc biệt tại Ấn Độ, nơi mà những người Hồi giáo và Ấn Độ giáo liên tục giết hại nhau, thì nếu một ai đó không phải Hồi giáo mà có thể nói chuyện về giáo phái Sufi … ông thầy cũ của tôi rất vui sướng và ông mời tôi nói chuyện. Tôi đang tìm kiếm tất cả những lời mời này, bởi vì tôi muốn tìm kiếm người của tôi, và họ đang ẩn nấp trong những nơi khác nhau.

 

Khi ông thầy của tôi thấy tôi, ông nói, " Tôi chỉ mới nghe nói về những phép mầu, nhưng quả thật đây là một phép mầu! Anh đang nói về giáo phái Sufi, về đạo Hồi, về triết học cơ bản của đạo Hồi?"

 

Tôi nói, " Với Thầy, tôi sẽ không nói dối – Thầy là thầy cũ của tôi. Tôi sẽ chỉ nói về triết học của tôi. Vâng, tôi đã học được nghệ thuật của việc thỉnh thoảng ném cho người ta cái từ ' Hồi giáo'. Tôi sẽ làm, trong mức độ đó."

 

Ông nói, " Trời ơi! Nhưng bây giờ không có cách nào thoát ra – người ta đang đợi trong thính đường. Và anh vẫn là con người nghịch ngợm, anh chưa thay đổi. Anh có đang đùa cợt hay gì đó không? Bởi vì một trong những vị thầy được tin cậy của chúng tôi, là một thẩm quyền về giáo phái Sufi,  đã ca ngợi anh. Bởi vì lời ca ngợi của ông, tôi đã mời anh."

 

Tôi nói, " Ông ta đã nói đúng, và Thầy cũng sẽ ca ngợi cái mà tôi nói. Nhưng hãy luôn nhớ, tôi sẽ chỉ nói cái mà tôi muốn nói. Nó không quan trọng, nó là một điều quá đơn giản: nếu một người Phật giáo mời tôi, tôi chỉ phải thay đổi một vài từ. Và khởi đi từ Sufi, tôi sẽ nói về Zen, không phải về Sufi. Tôi nói cùng một điều; nó chỉ là: Sufi được thay đổi chỗ này một chút, chỗ kia một chút.  Và tôi phải cảnh giác – tôi không nên quên về việc tôi đang nói với ai, tất cả chỉ có vậy."

 

 

Và tôi nói. Dĩ nhiên, ông đã ngồi ở đó rất khổ sở, nhưng khi ông nghe tôi nói, ông quá vui sướng.

 

Ông đến ôm hôn tôi và nói, " Chắc hẳn là anh đã nói đùa."

 

Tôi nói, " Tôi luôn nói đùa – đừng xem trọng nó."

 

Ông nói, " Anh đúng là một người Sufi."

 

Tôi nói, " Đó là cái mà người ta thường nói!"

 

Một lần, tôi nói chuyện tại Amritsar, ở Đền Vàng của người Sikh. Mọi nơi, khắp đất nước, người ta đã hỏi tôi hằng ngàn lần, " Tại sao ông lại để râu?" Tôi đã trở nên quen với câu hỏi đó, và tôi ưa thích trả lời trong nhiều cách khác nhau với những người khác nhau. Nhưng tại Đền Vàng, khi tôi đang nói về Nanak và thông điệp của ông, thì một sardar rất già đến với tôi, sờ vào hai bàn chân tôi và nói, " Sardarji, tại sao anh lại cắt đi mái tóc của mình?" Đó là một câu hỏi mới mẻ, được hỏi lần đầu tiên. Ông nói, "Bộ râu của anh thì hoàn toàn không sao cả, nhưng tại sao anh lại cắt đi mái tóc của mình! Và anh là một người quá tôn giáo như thế."

 

Để là một người Sikh, chỉ cần có 5 điều – những điều rất đơn giản, bạn có thể làm được,  bất cứ ai cũng có thể. Chúng được gọi là "5 k", bởi vì mỗi từ bắt đầu bằng con chữ "k". Kesh có nghĩa là tóc, katar có nghĩa là một con dao; kachchha có nghĩa là đồ lót – cái này thì  tôi vẫn  chưa thể nào hiểu ra.  Nó là câu hỏi duy nhất mà tôi không thể trả lời. Triết lý nào đang được dạy? Thật kỳ lạ, nhưng hẳn phải có lý do nào đó. Tôi hỏi những giáo sĩ người Sikh và vị giáo sĩ chức sắc cao của họ, " Mọi thứ đều ổn – hãy để tóc và có một thanh kiếm, hay một con dao – nhưng cái kachchha này… ? Kachchha có ý nghĩa gì về mặt thần học, triết học, thông thiên học [21]?"

Họ nói, " Không ai từng hỏi về nó; chúng tôi chỉ đơn giản phải theo 5 chữ "k" này."

 

Vị sardar già này đã nghĩ rằng tôi là một sardar, bởi vì không ai là một phi – sardar mà lại từng nói chuyện trong Đền Vàng. Nó là điều vô tiền khoáng hậu. Chắc chắn ông thắc mắc, về việc tại sao tôi, một người tôn giáo như thế, lại  cắt tóc của mình đi. Và tôi chỉ mới 30 tuổi vào thời điểm đó.

 

Do vậy, tôi nói với ông, " Có lý do nào đó trong việc này. Tôi chưa cảm thấy mình là một sardar hoàn hảo, và tôi không muốn tự nhận bất cứ cái gì mà tôi không là. Cho nên tôi đã giữ 4 điều, nhưng mà tôi vẫn cắt tóc của mình. Tôi sẽ để tóc khi nào tôi trở thành một sardar hoàn hảo."

Ông ta nói, " Đúng rồi. Thật vô cùng có ý nghĩa khi một người nghĩ đến việc này, rằng anh ta không nên tự nhận mình là một sardar hoàn hảo. Anh là một sardar tốt hơn chúng tôi! Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi hoàn hảo bởi vì chúng tôi có tất cả 5 điều này."

 

Từ giữa những người này, tôi tìm kiếm người của tôi. Nó không khó, nó rất dễ. Tôi đang nói ngôn ngữ của họ, dùng những thành ngữ tôn giáo của họ, trích dẫn kinh điển của họ, và gưi thông điệp của tôi. [22] Những người thông minh [có trí tuệ] ngay lập tức hiểu và họ bắt đầu tụ họp xung quanh tôi.

 

Khắp Ấn Độ, tôi bắt đầu tạo ra những nhóm trong số những người của riêng tôi. Bây giờ thì tôi không cần phải nói về đạo Sikh, đạo Hindu, đạo Jaina; không cần, nhưng trong 10 năm, tôi đã liên tục nói về chúng. Một cách chậm rãi, khi tôi đã có người của riêng mình, tôi thôi không nói về những người khác. Tôi cũng ngừng du hành, bởi vì không cần thiết. Bây giờ tôi đã có người của tôi: nếu họ muốn đến với tôi, họ có thể đến.

Do vậy, phương sách đó đã là một sự cần thiết tuyệt đối; không có cách nào khác để "câu" những người của tôi. Mọi người đều đã bị chia cắt, nó không phải là một thế giới rộng mở: ai đó là một người Kytô giáo, ai đó là một người Hindu giáo, ai đó là một người Hồi giáo. Thật khó mà tìm một người không-là-ai-cả [phi tôn giáo]. Tôi đã phải tìm kiếm người của tôi từ những "bầy đàn" [flocks][23] đóng kín, nhưng để bước vào "bầy đàn" của họ, tôi đã phải nói ngôn ngữ của họ. Chầm chậm, chầm chậm, tôi từ bỏ ngôn ngữ của họ. Theo tỉ lệ tương xứng, khi thông điệp của tôi ngày càng trở nên rõ ràng hơn, tôi dần dần từ bỏ ngôn ngữ của họ.

 

Trong những ngày đó, tôi đã phải nói dưới chiêu bài tôn giáo, dưới chiêu bài Thượng đế. Nó là bắt buộc, có tính cưỡng bách, không có lựa chọn nào khác. Không phải là tôi đã không cố thử nghiệm nó – tôi đã cố thử, nhưng tôi phát hiện rằng, nó chỉ đơn giản đóng chặt cánh cửa của người ta.

 

Ngay cả cha tôi cũng thắc mắc, hơn bất cứ ai khác, bởi vì ông biết tôi ngay từ thuở ấu thơ – rằng tôi chống lại tôn giáo, chống lại những giáo sĩ. Khi tôi bắt đầu nói tại những hội nghị tôn giáo, ông hỏi tôi, " Cái gì đang xảy ra vậy? Có phải là anh đã thay đổi rồi ?"

 

Tôi nói, " Không chút nào cả. Con chỉ thay đổi sách lược của mình thôi; nếu không, thật khó mà nói chuyện tại Hội nghị Hindu Thế giới. Người ta sẽ không cho phép một kẻ vô thần lên sân khấu; một kẻ phi luân,[24] một người phi-Thượng đế, họ sẽ không cho phép. Nhưng mà họ đã mời con – và nhân danh tôn giáo,  con đã nói mọi thứ chống lại tôn giáo."

 

Vị shankaracharya, chủ tịch cọng đồng Hindu, đang chủ tọa hội nghị. Vua của Nepal – Nepal là vương quốc Hindu giáo duy nhất trên thế giới – khai mạc hội nghị. Vị shankaracharya đang gặp khó khăn lớn, bởi vì những gì tôi đang nói thì hoàn toàn phá hoại toàn bộ hội nghị, nhưng cái cách mà tôi đang trình bày nó, đã gây ấn tượng cho thính giả.  Ông trở nên quá giận dữ, đến nỗi ông đứng dậy và cố giựt cái micro – người đàn ông già này. Trong khi ông đang cố giựt nó đi, tôi nói, " Chỉ một phút, tôi sẽ xong ngay thôi." Do vậy, trong một phút ông dừng lại – và trong một phút tôi đã xoay xở thành công!

 

Tôi hỏi những người có mặt – hẳn có ít nhất là 100 ngàn người – tôi hỏi họ, " Quý vị muốn cái gì? Ông ta là chủ tịch,  ông ta có thể ngăn chận tôi nếu ông ta muốn, và chắc chắn là tôi sẽ ngừng. Nhưng quý vị là những người đến đây để nghe. Nếu quý vị muốn nghe tôi nói, thì xin đưa tay lên – và hãy làm rõ, bằng cách đưa cả hai tay lên."

 

Hai trăm ngàn bàn tay… Tôi nhìn gã đàn ông già và nói, " Bây giờ ông hãy ngồi xuống đi. Ông không còn là chủ tịch nữa: hai trăm ngàn bàn tay đã hủy bỏ ông một cách hoàn toàn. Ông đại diện cho ai? Ông là chủ tịch  –  những người này đã bầu ông làm chủ tịch, nhưng bây giờ những người này đã hủy bỏ ông. Bây giờ tôi sẽ nói chuyện lâu bao nhiêu tùy ý."

 

Đó là cách "bắt" người của tôi – có lẽ không thể nào khác được. Và tôi tìm thấy hằng trăm người từ cuộc tụ họp đó; Bihar trở thành một nguồn cung cấp nhiều trong số những sannyasin của tôi.

Trong cách tương tự, tôi đang lưu động khắp đất nước, đi vào trong những hội nghị tôn giáo và "chụp bắt" người. Và một khi tôi đã có nhóm của riêng mình trong thành phố đó, thì tôi không bao giờ bận tâm về những hội nghị của họ; rồi thì nhóm của tôi tổ chức những hội nghị của chính mình, những cuộc gặp gỡ của riêng mình. Nhưng cũng cần phải mất thời gian.

 

Có một lần,  tôi diễn thuyết trong một hội nghị cùng với Chandan Muni, một tu sĩ Jaina rất được nể trọng giữa những người Jaina. Ông ta nói trước, và ông nói về cái ngã, sự thành tựu chân ngã, và sự phúc lạc của chân ngã …  Tôi đang ngồi bên cạnh người đàn ông này,  quan sát ông. Tất cả những lời nói đó đều trống rỗng; không có sự hỗ trợ từ kinh nghiệm của ông. Tôi có thể thấy trong mắt ông, không có chiều sâu.

 

Tôi nói sau ông, và điều đầu tiên tôi nói, là: " Bất cứ những gì mà Chandan Muni đã nói chỉ là một sự lặp lại kinh điền, như con vẹt. Ông đã làm một công trình tốt. Trí nhớ của ông tốt, nhưng kinh nghiệm của ông chỉ là con số không."

 

Có rắc rối lớn, bởi vì đó là hội nghị của người Jaina. Một vài người bắt đầu đứng lên và bỏ đi. Tôi  nói, "Hãy đợi! Quý vị sẽ phải lắng nghe tôi ít nhất 5 phút và rồi quý vị có thể đi. Tôi là người mới [lạ] đối với quý vị; quý vị không biết tôi. Ít nhất 5 phút chỉ để có một chút giới thiệu về loại người nào mà quý vị sẽ bỏ lại đằng sau, và rồi quý vị tự do; mọi người có thể đi."

 

Nói trong 5 phút là đủ, và sau 5 phút, tôi hỏi, " Bây giờ, bất cứ ai muốn đi, nên rời đây ngay lập tức."

 

Không có một người nào bỏ đi.  Tôi nói gần 2 tiếng đồng hồ. Theo kế hoạch, tôi không được phép nói lâu như thế, tôi chỉ được yêu cầu nói trong 10 phút. Nhưng thấy rằng bây giờ người ta đang lắng nghe và không ai bỏ đi,  ông chủ tịch sợ. Ngay cả Chandan Muni cũng đang lắng nghe một cách nồng nhiệt và cảnh giác. Ông chủ tịch sợ quấy rầy tôi bởi vì ông biết rằng, tôi không phải là người mà có thể bị chận lại. Và tôi không định ngừng lại, tôi định ném ông chủ tịch ra ngoài. Ông hiểu điều đó, cho nên ông đang ngồi im lặng.

 

Nhưng sau khi nghe tôi nói trong 2 tiếng đồng hồ, Chandan Muni gởi cho tôi một lời nhắn chiều hôm đó,  " Tôi muốn gặp anh một mình, riêng tư. Tôi không thể đến cái nơi mà anh đang lưu lại, bởi vì một tu sĩ Jaina không thể đi bất cứ nơi đâu trừ ra đền thờ Jaina. Do vậy, xin vui lòng tha thứ cho tôi, anh sẽ phải đến đây."

 

Tôi nói, " Không có vấn đề gì. Tôi sẽ đến."

 

Tôi đến, và ít nhất 200 người đã tụ họp ở đó. Nhưng ông muốn sự riêng tư tuyệt đối, nên ông dẫn tôi vào phòng, đóng cửa lại,  ngồi xuống với tôi trên sàn và nói, " Anh nói đúng. Tôi không có đủ can đảm để nói ra điều ấy một cách công khai trước công chúng, nhưng tôi muốn nói với anh rằng anh có lý. Tôi không có bất cứ kinh nghiệm nào về chân ngã, tôi không có kinh nghiệm nào về sự thành tựu chân ngã. Tôi không biết là điều như thế có hiện hữu hay không – và anh tuyệt đối đúng khi nói rằng tôi chỉ là một con vẹt lặp lại những kinh điển.

 

" Nhưng xin hãy giúp tôi. Tôi bị giam tù, tôi không thể đi đâu cả. Tôi là chủ tịch  của một cọng đồng; tôi không thể thậm chí hỏi anh những câu hỏi trước mặt những người khác. Họ nghĩ rằng tôi đã chứng ngộ rồi, nên tại sao tôi lại hỏi những câu hỏi? Tôi hẳn đã biết câu trả lời, chính tôi."

 

Và có những giọt lệ trong mắt ông.

 

Tôi nói, " Tôi sẽ cố hết sưc để giúp ông, bởi vì tôi đã thấy nhiều lãnh tụ tôn giáo, nhưng họ không có được trái tim chân thành như thế. Và tôi biết hoàn toàn rõ rằng, ông không thể ở lâu trong sự trói buộc [25] này. Ông đã gặp một người nguy hiểm, và chính ông đã mời tôi!"

 

Và nó xảy ra trong vòng hai năm. Ông liên hệ với tôi – thư từ, học thiền định, thực hành thiền định – và sau hai năm, ông rút ra khỏi cọng đồng Jaina. Ông quá được nể trọng, và cọng đồng Jaina thì rất giàu có… thế mà ông rút ra.

 

Ông đến gặp tôi. Tôi không thể tin ở mắt mình. Khi ông đến nhà tôi, và nói, " Tôi là Chandan Muni," tôi nói, " Ông đã thay đổi quá nhiều!"

Ông nói, " Thóat khỏi một nhà tù, thóat khỏi kiến thức vay mượn đã là một sự nhẹ nhõm quá lớn đến nỗi tôi đã trẻ lại" – và ông đã 70 tuổi. Ông nói, " Bây giờ tôi sẵn sàng làm bất cứ cái gì mà anh muốn. Tôi đã đánh liều mọi thứ; tôi đã giàu có, tôi đã từ bỏ cái đó để trở thành một tu sĩ Jaina. Bây giờ tôi đã từ bỏ đạo Jaina, chức vị tu sĩ, chỉ để không là ai cả, để có toàn bộ tự do để thí nghiệm."

 

Nếu tôi thấy những người ngồi im lặng, chú ý, uống vào mọi lời nói, tập trung, trầm tư, tôi có thể nói những điều cao hơn; những điều phức tạp hơn nhiều có thể được giải thích cho họ.

 

Nhưng nếu không có người bạn nào đang ngồi trước mặt tôi, thì tôi luôn phải bắt đầu từ ABC. Rồi thì máy bay sẽ không bao giờ có thể cất cánh; rồi thì nó phải vận hành như một chiếc xe buýt. Bạn có thể dùng một máy bay như một xe buýt – nhưng nó chỉ có thể cất cánh khi nó tăng tốc độ; một tình huống nhất định được cần đến để nó tăng tốc độ.

 

Trước đây, tôi thường nói chuyện với hằng triệu người tại Ấn Độ; rồi tôi đã phải ngừng lại. Tôi đã nói chuyện với hằng ngàn người – tại một cuộc tụ họp đơn lẻ, 50 ngàn người. Tôi đã du hành vòng quanh đất nước đó trong 15 năm, từ góc này đến góc kia. Tôi đơn giản trở nên chán ngấy toàn bộ sự việc, bởi vì mỗi ngày tôi thường phải khởi đầu từ ABC. Nó luôn luôn là ABC, ABC, ABC, và sự thể trở nên hoàn toàn rõ rằng, tôi sẽ không bao giờ đạt tới XYZ. Tôi đã phải ngừng du hành.

 

 

VII

 

DIỄN ĐẠT CÁI BẤT KHẢ DIỄN ĐẠT:

NHỮNG KHOẢNG IM LẶNG GIỮA NHỮNG LỜI NÓI.

 

Trong 35 năm, tôi đã liên tục nói mà không có mục đích gì cả. Với việc nói chuyện nhiều như vậy,  tôi đã có thể trở thành một vị tổng thống, một thủ tướng; không có gì khó cả.  Với việc nói chuyện nhiều như thế, tôi đã có thể làm một cái gì đó. Nhưng mà tôi đã đạt được cái gì?

 

Trước hết, tôi không nhằm vào lợi lộc – tôi ưa thích công việc của mình .  Đây là hội họa của tôi, đây là ca khúc của tôi, đây là thi ca của tôi. Ngay những khoảnh khắc đó, khi tôi đang nói, và tôi cảm thấy sự giao cảm xảy ra, những khoảnh khắc khi mà tôi thấy đôi mắt bạn bừng sáng lên,  khi tôi thấy rằng bạn đã hiểu điều mấu chốt … chúng cho tôi niềm vui quá lớn lao đến nỗi tôi nghĩ, nó tràn đầy quá rồi, không cần thêm gì vào nó nữa.

 

Bạn không biết về hằng ngàn những người chứng ngộ, họ đã sống và chết đi, bởi vì họ không có tài năng gì đặc biệt, để người bình thường thấy được họ. Có thể họ đã có một cái gì đó độc đáo; chẳng hạn, có thể họ đã đạt tới một "trạng thái" im lặng bao la, nhưng cái đó thường không được lưu ý  nhiều.

 

Tôi biết một người chứng ngộ tại Bombay khi tôi ở đó, và tài năng duy nhất của ông là làm những bức tượng đẹp bằng cát. Tôi chưa bao giờ thấy những bức tượng đẹp như thế. Suốt ngày ông thường làm chúng trên bãi biển, và hằng ngàn người  thấy chúng và ngạc nhiên. Họ đã nhìn thấy tượng Phật Gautama, Krishna, Mahavira, nhưng không có sự so sánh. Và ông không đang làm việc trên cẩm thạch, chỉ bằng cát biển. Người ta thường ném những đồng rupee; ông không hề bận tâm. Tôi đã nhìn thấy những người khác lấy đi những đồng bạc đó; ông cũng không bận tâm về chuyện đó. Ông quá bị hút vào việc nắn những bức tượng.  Nhưng những bức tượng đó không tồn tại lâu. Chỉ một làn sóng biển đến, và vị Phật [cát] biến đi.

 

Trước khi chứng ngộ, ông sinh sống bằng cách đó, di chuyển từ thành phố này sang thành phố nọ và làm những bức tượng cát. Và chúng quá đẹp, đến nỗi không thể không tặng ông một cái gì đó. Ông kiếm đủ sống, đủ cho một người.

 

Bây giờ ông đã chứng ngộ – nhưng ông chỉ có một tài năng duy nhất, làm tượng cát. Dĩ nhiên, ông sẽ làm những bức tượng cát, chúng trỏ về phía sự chứng ngộ, nhưng đó là sự hiến tặng duy nhất mà ông có thể làm. Sự hiện hữu sẽ sử dụng cái đó. Những bức tượng của ông đều toát lên chất thiền. Chỉ đơn giản ngồi bên cạnh những bức tượng cát của ông, bạn có thể cảm thấy rằng, ông đem đến cho bức tượng một sự cân đối, một hình thể nào đó, một khuôn mặt nào đó, nó tạo ra một cái gì đó bên trong bạn.

 

Tôi hỏi ông, " Tại sao ông tiếp tục làm tượng Phật Gautama, Mahavira? Ông có thể làm tượng Rama, ông có thể làm tượng Krishna. Ông có thể kiếm được nhiều hơn – bởi vì đất nước này không phải là nước Phật giáo, và có rất ít người Jaina ... "

 

Nhưng ông nói, " Chúng sẽ không phục vụ cho mục đích của tôi; chúng không chỉ mặt trăng. Chúng sẽ là những bức tượng đẹp – tôi đã làm tất cả những bức tượng đó trước đây – nhưng bây giờ, tôi chỉ có thể làm cái mà nó là một lời giáo huấn, cho dù nó sẽ không khả thị [invisible][26] đối với hằng triệu người, hầu như đối với tất cả mọi người."

 

Vào thời gian tôi đến sống thường trú tại Bombay, ông đã mất, nhưng trước đó, bất cứ khi nào tôi đến đó, tôi tự nhủ, thế nào cũng phải đến viếng thăm ông. Ông làm việc trên bãi biển Juhu vào thời điểm đó. Suốt ngày nơi đó im lặng, người ta chỉ đến vào buổi chiều và vào lúc đó, những bức tượng đã sẵn sàng. Suốt ngày, không có sự quấy rầy nào.

 

Tôi nói với ông, " Ông có thể làm những bức tượng, tại sao ông không dùng cẩm thạch? Chúng sẽ tồn tại mãi mãi."

 

Ông nói, " Không có gì thường hằng cả" – đó là một câu trích dẫn từ đức Phật – "và những bức tượng cát này tái hiện đức Phật tốt hơn bất cứ bức tượng cẩm thạch nào. Một bức tượng cẩm thạch có một sự thường hằng nào đó, còn những bức tượng này thì phù du  –  chỉ một cơn gió mạnh, và chúng biến đi, một làn sóng biển, và chúng biến đi. Một đứa trẻ chạy đến vấp vào bức tượng, và nó biến đi."

 

Tôi nói, " Ông không cảm thấy tiếc hay sao – khi  ông làm việc suốt ngày, và bức tượng chỉ sắp xong, và rồi một cái gì đó xảy ra và công trình của một ngày biến mất?"

 

Ông nói, " Không. Tất cả mọi hiện hữu đều phù du; không có vấn đề phẫn chí. Tôi ưa thích việc tạo ra nó, và nếu một làn sóng biển ưa thích việc phá hủy nó, thì cả hai chúng tôi đều thích thú! [27]Tôi thích thú tạo ra  nó, làn sóng thích thú phá hủy nó. Do vậy, trong hiện hữu luôn có những niềm vui kép, cả hai cùng vui – thì tại sao tôi lại phải phẫn chí? Làn sóng có nhiều quyền lực đối với cát như tôi có; có lẽ có nhiều hơn."

 

Khi tôi đang nói chuyện với ông, ông nói.," Anh hơi kỳ lạ một chút, bởi vì không có ai nói chuyện với tôi. Người ta chỉ ném những đồng rupee. Họ ưa thích những bức tượng, nhưng không ai ưa thích tôi. Nhưng khi anh đến, tôi cảm thấy quá phúc lạc, vì  có một ai đó ưa thích tôi, một ai đó không chỉ quan tâm đến bức tượng, mà còn quan tâm đến cái ý nghĩa bên trong của nó, đến việc tại sao tôi đang làm nó. Tôi không thể làm bất cứ cái gì khác. Suốt đời tôi vẫn chỉ làm những bức tượng; đó là nghệ thuật duy nhất mà tôi biết. Và bây giờ tôi phó thác cho sự hiện hữu; bây giờ sự hiện hữu có thể sử dụng tôi."

 

Những người này sẽ vẫn mãi không được nhận ra. Một vũ công có thể là một vị Phật, một ca sĩ có thể là một vị Phật, nhưng những người này sẽ không được nhận ra, vì lý do đơn giản là những sự việc mà họ làm không thể trở thành một lời dạy. Nó không thể giúp người ta thực sự tỉnh dậy khỏi giấc ngủ của mình. Nhưng họ đang cố hết  sức; bất cứ cái gì họ có thể làm, họ đang làm.

 

Số rất ít người mà trở thành đạo sư, là những người trong nhiều kiếp đã thủ đắc một biện tài nào đó, một tri kiến sâu sắc về từ ngữ, ngôn ngữ, âm của từ, sự đối xứng và thi ca của ngôn ngữ. Nó là một điều hoàn toàn khác. Nó không phải là vấn đề ngôn ngữ học hay ngữ pháp; đúng hơn, đó là vấn đề tìm ra trong ngôn ngữ bình thường một thứ âm nhạc phi thường nào đó, là vấn đề tạo ra phẩm chất của thi ca vĩ đại trong văn xuôi bình thường. Họ biết cách chơi với từ ngữ, để mà có thể giúp bạn vượt lên từ ngữ.

 

Không phải là họ đã chọn việc làm đạo sư, và cũng không phải là sự hiện hữu đã chọn họ làm đạo sư. Đó chỉ đơn giản là một trùng hợp ngẫu nhiên: trước khi chứng ngộ, họ đã là những "giáo thụ" [teacher] vĩ đại và họ trở nên đạo sư [master] bởi vì họ đã chứng ngộ. Bây giờ họ có thể biến việc dạy của họ thành một "thiện nghệ”  – và chắc chắn đó là cái phần khó khăn nhất.

 

Những ai mà vẫn cứ im lặng và biến mất một cách bình an, mà không ai biết đến họ, những người đó có một con đường dễ dàng; nhưng một người giống như tôi, không thể có một con đường dễ dàng. Nó không dễ dàng khi tôi là "giáo thụ"  – làm thế nào nó có thể dễ dàng khi tôi là một đạo sư? Nó nhất thiết là phải khó khăn.

 

Vấn đề nảy sinh  cho hầu hết mọi người, là cái cách tôi nói chuyện thì khá kỳ lạ. Không có diễn giả nào trên thế giới nói giống như tôi – về mặt kỹ thuật, nó sai; nó phải mất gần như gấp đôi thời gian! Nhưng những diễn giả đó có một mục đích khác hẳn  – mục đích của tôi thì hoàn toàn khác với mục đích của họ. Họ nói bởi vì họ được chuẩn bị cho việc đó;  họ chỉ đơn giản lặp lại một cái gì đó mà họ đã diễn tập. Thứ hai, họ đang nói để áp đặt một ý thức hệ nào đó, một ý tưởng nào đó lên bạn. Thứ ba, đối với họ, nói là một nghệ thuật – họ tiếp tục tinh luyện nó.

 

Trong trường hợp của tôi, thì tôi không phải là cái mà họ gọi là một diễn giả, hay một nhà hùng biện. Đối với tôi, nó không phải là một nghệ thuật, hay là một kỹ thuật; về mặt kỹ thuật, tôi tiếp tục trở nên càng ngày càng tệ! Nhưng những mục đích của tôi và của họ thì hoàn toàn khác nhau. Tôi không muốn gây ấn tượng lên bạn, để "thao túng" [manipulate][28] bạn. Tôi không nói với mục đích là để thuyết phục bạn. Tôi không nói để "cải đạo" bạn thành người Kytô giáo, thành người Hindu giáo, hay Hồi giáo, thành một người hữu thần hay vô thần – đây không phải là những mối quan tâm của tôi.

 

Việc nói năng của tôi thực sự là một trong những "thủ thuật” của tôi cho việc thiền định. Việc nói năng chưa bao giờ được sử dụng trong cách này: tôi nói không phải để trao cho bạn một thông điệp, mà để làm cho tâm trí của bạn ngừng vận hành.

 

Tôi không nói điều gì đã được chuẩn bị trước [29]–  chính tôi không biết cái từ kế tiếp sẽ là từ nào; do vậy,  tôi không bao giờ phạm một sai lầm nào. Người ta phạm sai lầm nếu người ta được chuẩn bị. Tôi không bao giờ quên bất cứ cái gì, bởi vì người ta quên nếu người ta vốn hằng nhớ nó. Do vậy, tôi nói với một sự tự do mà có lẽ không ai khác từng có khi nói.

 

Tôi không quan tâm về việc mình có nhất quán hay không, bởi vì đó không phải là mục đích của tôi. Một người mà muốn thuyết phục bạn, và thao túng bạn qua việc nói của y, thì y phải nhất quán,  phải hợp logic,  phải  chinh phục lý trí của bạn. Y  muốn thống trị qua lời nói.

Một trong những cuốn sách rất nổi tiếng của Dale Carnegie [30] là về việc nói và gây ảnh hưởng trên mọi người, xem đó là một nghệ thuật – nó được bán chạy chỉ sau Kinh Thánh – nhưng tôi sẽ rớt những kỳ thi của ông. Ông thường điều hành những khóa học tại Mỹ để huấn luyện những nhà truyền giáo, những giáo sư đại học, và những nhà hùng biện. Tôi sẽ rớt trên nhiều phương diện.  Trước hết, tôi không có động cơ muốn cải đạo bạn; tôi không có ước muốn "gây ấn tượng"  trên bạn, ở bất cứ nơi đâu.  Và tôi không nhớ tôi đã nói gì ngày hôm qua, cho nên tôi không thể bận tâm về việc phải nhất quán – cái đó gây ra quá nhiều lo lắng. Tôi có thể tự mâu thuẫn một cách dễ dàng, bởi vì tôi không đang cố truyền thông với cái tâm trí mang tính tri thức, hợp lý tính của bạn.

 

Mục đích của tôi thì quá “ đặc biệt” [unique]  – tôi đang dùng những từ ngữ chỉ để tạo ra những khoảng trống im lặng. Những từ ngữ thì không quan trọng, cho nên tôi có thể nói bất cứ điều gì mâu thuẫn, bất cứ điều gì phi lý, bất cứ điều gì không ăn nhập, bởi vì mục đích của tôi chỉ là tạo ra những khoảng trống.  Những từ ngữ là thứ yếu; những khoảng im lặng giữa những từ ngữ đó mới là chủ yếu. Đây chỉ là một "thủ thuật" để cho bạn một thoáng nhìn về thiền định. Và một khi bạn biết rằng nó là điều khả dĩ đối với bạn,  thì bạn đã đi xa về hướng bản thể [being] [31] của riêng bạn.

 

Hầu hết mọi người trên thế giới không nghĩ rằng tâm trí có thể im lặng. Bởi vì họ không nghĩ rằng nó có thể, họ không cố. Làm thế nào để cho người ta nếm một chút thiền vị   –  đó là lý do căn bản của tôi, tại sao tôi  nói chuyện;  do vậy,  tôi có thể tiếp tục nói chuyện vĩnh viễn  – tôi nói cái gì, điều đó không quan trọng. Cái quan trọng, là tôi cho bạn một ít cơ hội để im lặng, một điều mà bạn thấy khó khăn khi ban đầu bạn thực tập một mình.

 

Tôi không thể cưỡng bách bạn im lặng, nhưng tôi có thể tạo ra một "thủ thuật",  trong đó một cách tự phát, bạn buộc phải im lặng. Tôi đang nói, và giữa một câu, khi bạn đang mong đợi một từ [word] khác theo sau, thì không có gì theo sau, ngoài một khoảng trống im lặng. Tâm trí bạn đang chăm chú để lắng nghe,  chờ đợi một cái gì đó theo sau, và không muốn bỏ sót nó – tự nhiên nó trở nên im lặng. Cái tâm trí đáng thương có thể làm gì? Nếu nó biết rõ tại những điểm nào tôi sẽ im lặng, nếu bạn được thông báo rằng, tại những điểm như thế , như thế, tôi sẽ im lặng, thì bạn có thể xoay xở để suy nghĩ – bạn sẽ không im lặng. Rồi bạn biết: "Đây là cái điểm nơi mà ông ấy sắp im lặng, bây giờ mình có thể tán gẫu một chút với chính mình." Nhưng bởi vì nó đến một cách hoàn toàn bất ngờ… Chính tôi không biết tại sao tôi ngừng lại tại những điểm nhất định nào đó.

 

Bất cứ cái gì giống như thế này, ở bất cứ một nhà hùng biện nào trên thế giới, sẽ bị chỉ trích. Bởi vì một nhà hùng biện mà cứ ngừng lại nhiều lần, thì có nghĩa là anh ta không được chuẩn bị tốt, anh ta đã không làm "bài làm ở nhà" [homework].[32] Nó có nghĩa là, trí nhớ của anh ta là không đáng tin cậy, là đôi khi anh ta không thể tìm ra cái từ [thích hợp] phải dùng. Nhưng bởi vì nó không phải là hùng biện, tôi không quan tâm về những người mà sẽ chỉ trích tôi – tôi quan tâm đến bạn.

 

Và nó không chỉ ở đây, mà ở chốn xa xôi … bất cứ nơi nào trên thế giới mà ở đó người ta sẽ lắng nghe băng ghi hình hay ghi âm [của tôi], thì họ sẽ đi tới cùng một sự im lặng tương tự. Thành công của tôi không phải là việc thuyết phục bạn, thành công của tôi là cho bạn nếm một chút thiền vị thực thụ để mà bạn có thể trở nên tin chắc rằng, thiền định không phải là một hư cấu [fiction][33]; rằng trạng thái "vô–trí" [no-mind] [34] không phải chỉ là một ý tường triết học, mà nó là một thực tại; rằng bạn có khả năng hành thiền, và nó không cần bất cứ điều kiện chuyên môn đặc biệt nào.

 

Có thể bạn là một kẻ tội lỗi, có thể bạn là một vị thánh – cái đó không thành vấn đề. Nếu kẻ tội lỗi có thể trở nên im lặng, hắn ta sẽ đạt tới cùng một "sự tỉnh thức" [consciousness] [35] như vị thánh.

Sự hiện hữu thì không quá hà tiện, quá keo kiệt như các tôn giáo vẫn hằng dạy bạn. Sự hiện hữu thì không giống như KGB hay FBI – quan sát mọi người để xem bạn đang làm cái gì, để xem bạn có đang đi xem phim với chính vợ bạn không, hay với vợ ai khác. Sự hiện hữu không quan tâm chút nào cả. Đó chỉ là một vấn đề nhân tạo. Trong sự hiện hữu, không có cái gì giống như hôn nhân. Bất kể là bạn đang ăn cắp tiền, lấy từ két sắt của một ai đó, hay từ chính két sắt của mình, sự hiện hữu không và không thể quyết định sự khác biệt. Bạn đang lấy tiền từ két sắt – đó là một sự kiện – nhưng két sắt thuộc về ai, đó hoàn toàn không phải là mối quan tâm của sự hiện hữu.

 

Một lần George Bernard Shaw được hỏi, " Một người có thể sống một cách quá lười biếng, chỉ đơn giản thọc tay vào túi mình và hưởng thụ không ?" Shaw trả lời, "Vâng, chỉ có điều, đó phải là cái túi của một ai khác!"

 

Thọc tay vào túi của riêng mình, bạn không thể sống sót! Và sự kiện là, hầu hết mọi người đều thọc tay vào túi của một ai khác. Và cái gã đó có thể thọc bàn tay của hắn vào túi của một ai khác, cho nên hắn không thể ngăn chận bạn, bởi vì, bằng cách ngăn chận bạn, hắn sẽ bị ngăn chận. Do vậy, hắn phải chấp nhận nó (it), và nếu hắn thọc bàn tay mình vào  một cái túi "nặng" hơn, thì hắn không quan tâm về bạn:  "Hãy cứ  tiếp tục làm bất cứ cái gì mà bạn đang làm, chỉ đừng tạo ra một sự rối loạn."

 

Sự hiện hữu không có một "đạo đức tính" [morality][36] như thế – nó là "phi luân".  Đối với sự hiện hữu, không có gì sai và không có gì đúng. Chỉ có một điều đúng – việc bạn tỉnh giác và "tỉnh thức".  Rồi thì bạn được phúc lạc.

 

Thật kỳ lạ, rằng không có tôn giáo nào định nghĩa "cái đúng" như là phúc lạc,  hay định nghĩa "đức hạnh" như là phúc lạc.  Nếu họ định nghĩa nó y hệt như cách tôi đang định nghĩa nó, thì họ sẽ gặp khó khăn – bởi vì họ lo ngại khi thấy rằng,  trên thế giới, những người mà họ nghĩ là những kẻ tội lỗi, thì lại có vẻ như hạnh phúc hơn những người mà họ nghĩ là những vị thánh! Những vị thánh nom có vẻ hoàn toàn bất hạnh. Và nếu họ nói rằng sự phúc lạc là tiêu chí để phân biệt đúng hay sai, thì họ sẽ phá hủy toàn bộ cái siêu cấu trúc [superstructure][37] của họ. Những vị thánh sẽ nom có vẻ giống như những kẻ tội lỗi, và những kẻ tội lỗi sẽ nom giống như những vị thánh.

 

Nhưng cái này là tiêu chí của tôi, bởi vì tôi không quan tâm về những kinh điển, tôi không quan tâm về những nhà tiên tri, tôi không quan tâm về quá khứ – đó là việc của họ, vấn đề của họ. Tôi có đôi mắt của riêng mình để nhìn, tại sao tôi lại phải lệ thuộc vào đôi mắt của ai khác? Và tôi có "ý thức" của riêng tôi, mà tôi phải nhận biết, thì tại sao tôi lại phải lệ thuộc vào Phật Gautama, hay Bồ Đề Đạt Ma,  hay Jesus Christ? Họ sống đời họ theo sự hiểu biết và thị kiến của họ; tôi sống đời tôi theo sự hiểu biết và thị kiến  của tôi.

 

Nỗ lực của tôi ở đây – khi nói chuyện với bạn – là trao cho bạn một cơ may để thấy rằng bạn có khả năng trở thành một "vô–trí" như Phật Gautama – rằng, nó không phải là một phẩm chất đặc biệt ban cho một ít người, rằng nó không phải là một tài năng. Mọi người không thể là một họa sĩ và mọi người không thể là một nhà thơ – đó là những tài năng. Mọi người không thể là một thiên tài – đó là những phẩm chất được ban cho từ lúc chào đời. Nhưng mọi người đều có thể chứng ngộ – đó là điều duy nhất mà về nó chủ nghĩa cọng sản có lý. Và thật khá kỳ lạ, đó là cái duy nhất mà chủ nghĩa cọng sản phủ nhận.

 

Sự chứng ngộ là điều duy nhất, kinh nghiệm duy nhất, nơi mà mọi người đều bình đẳng – có khả năng ngang nhau . Và nó không tùy thuộc vào những hành vi của bạn, nó không tùy thuộc vào những lời cầu nguyện của bạn, nó không tùy thuộc vào việc bạn có tin Thượng đế hay không. Nó chỉ tùy thuộc vào một điều, và đó là nếm một chút hương vị  – và đột nhiên bạn trở nên tin chắc rằng bạn có khả năng thực hành nó. Việc nói chuyện của tôi chỉ là để trao cho bạn sự tin tưởng. Do vậy, tôi có thể kể một câu chuyện, tôi có thể buông ra một lời nói đùa  – hoàn toàn không ăn nhập!

 

Mọi người trí thức sẽ chê bai tôi;  họ nói, " Đây là loại ‘thuyết giảng’ gì thế?" Nhưng mà anh ta đã không hiểu mục đích của tôi; nó không phải là một bài diễn thuyết. Nó chỉ là một "dụng cụ" để mang niềm tin tưởng đến cho bạn và trái tim bạn, rằng bạn có thể im lặng. Bạn càng trở nên tin tưởng, bạn sẽ càng có năng lực để làm điều đó. Không có việc nói chuyện của tôi, bạn sẽ bắt đầu tự mình tìm kiếm những dụng cụ.  Chẳng hạn, bạn có thể tiếp tục lắng nghe những con chim – chúng đột nhiên ngừng lại, chúng đột nhiên cất tiếng hót.  Hãy lắng nghe… không có lý do tại sao con quạ này gây ra những tiếng ồn, rồi ngừng lại. Nó chỉ đơn giản trao cho bạn một cơ hội. Bạn có thể tìm thấy những cơ hội này, một khi bạn biết cách – thậm chí tại nơi họp chợ, nơi mà có quá nhiều sự ồn ào, mọi sự đang diễn ra, điên rồ.

 

Việc nói chuyện của tôi không có tính chất hùng biện; nó không phải là một học thuyết [doctrine][38]mà tôi đang rao giảng cho bạn. Nó chỉ là một dụng cụ võ đoán, để cho bạn nếm một chút, để biết "hương vị" của sự im lặng là gì, và để làm cho bạn xác tín rằng, nó không phải là một tài năng – rằng nó không thuộc về những người có chuyên môn đặc biệt nào, rằng nó không thuộc về những sự khổ hạnh lâu dài, rằng nó không thuộc về những người tự gọi mình là đức hạnh. Nó thuộc về mọi người, không có điều kiện nào cả; bạn chỉ phải nhận biết nó. Đó là toàn bộ mục đích của tôi trong việc nói chuyện với bạn.

 

Một khi bạn đã chắc chắn rằng bạn có thể im lặng, thì toàn bộ tiêu điểm của bạn sẽ thay đổi. Nó không phải là một vấn đề kỷ luật, nó không phải là một vấn đề cầu nguyện, không phải là vấn đề tin vào Thượng đế và mọi loại vớ vẩn. Nó là vấn đề cảm nhận chính khả tính của bạn, và một khi đã biết khả tính đó và trở nên xác tín về nó, thì toàn bộ nhãn quan [vision][39] của bạn sẽ có một mầu sắc khác.

 

Kinh nghiệm của riêng tôi là, bạn có thể im lặng, và nếu bạn có thể vượt lên tâm trí, và "tâm thức" [consciousness] của bạn có thể tăng trưởng, thì không quan trọng vấn đề bạn đang làm cái gì; những hành động của bạn không được tính đến một chút nào, chỉ "tâm thức" của bạn mới là quan trọng. Hành động chỉ là những chuyện rất nhỏ, nhưng cho đến nay, mọi tôn giáo đều vẫn đang xem trọng những hành động của bạn, chứ không phải "tâm thức"[consciousness] [40] của bạn. Các tôn giáo đã và đang huấn luyện bạn cách nào để hành động đúng, và cái gì cần phải tránh. Nhưng không ai đang nói rằng, trừ khi "sự tỉnh thức” của bạn khởi lên, bạn sẽ không có tính tôn giáo đích thực.

 

Nhưng một điều ngạc nhiên với tôi, là,  khi bạn trở nên im lặng, khi bạn trở nên có tỉnh thức, tỉnh giác hơn, thì những hành động của bạn bắt đầu thay đổi – chứ không phải ngược lại. Bạn có thể thay đổi những hành động của mình, nhưng cái đó sẽ không làm cho bạn tỉnh thức hơn. Khi bạn trở nên tỉnh thức hơn, thì hành động của bạn sẽ thay đổi – cái đó là hoàn toàn đơn giản và khoa học. Bạn đang làm một cái gì đó xuẩn ngốc; nhưng khi bạn trở nên tỉnh giác hơn, và nhiều tỉnh thức hơn, bạn không thể làm nó.

 

Đó không phải là một vấn đề thưởng và phạt. Chính sự tỉnh thức của bạn, sự im lặng của bạn, sự bình an của bạn, là cái khiến cho bạn nhìn thật xa và thật sâu sắc vào trong mọi sự mà bạn làm. Bạn không thể làm hại bất cứ ai; bạn không thể bạo động, bạn không thể giận dữ, tham lam, bạn không thể tham vọng. "Sự tỉnh thức” của bạn đã cho bạn quá nhiều phúc lạc… sự tham lam có thể cho bạn cái gì ngoài những lo âu? Lòng tham vọng có thể cho bạn cái gì? Chỉ là một cuộc đấu tranh liên tục để lên cao trên một chiếc thang nào đó.

 

Khi "tâm thức" của bạn trở nên càng ổn định, thì tất cả mọi mẫu mực sống của bạn sẽ thay đổi. Cái mà những tôn giáo đã gọi là tội lỗi, sẽ biến đi từ cuộc đời bạn, và cái mà chúng gọi là đức hạnh, sẽ tự động tuôn chảy từ bản thể của bạn, từ những hành động của bạn. Nhưng các tôn giáo đã và đang làm ngược lại: trước hết, thay đổi những hành vi. Nó như thể là bạn đang ở trong một ngôi nhà tối tăm và bạn đang té vấp vào đồ đạc, và bạn được bảo rằng, trừ khi bạn ngừng vấp té, thì không thể có ánh sáng. Cái mà tôi đang nói, là: hãy mang đến ánh sáng, và sự vấp té sẽ biến đi, bởi vì khi có ánh sáng, thì tại sao bạn lại vấp té vào đồ vật chứ? Mỗi lần mà bạn vấp té, mỗi lần mà bạn đụng đầu vào tường, nó gây đau đớn. Tự nó là một sự trừng phạt  – một hành vi sai tự nó là một sự trừng phạt; không có ai đang ghi chép những hành vi của bạn cả. Và mọi hành động đẹp đẽ, tự nó là một phần thưởng. Nhưng trước hết, hãy mang ánh sáng vào cuộc đời bạn.

 

Thiền định là một nỗ lực mang lại ánh sáng, niềm vui, sự im lặng và phúc lạc, và từ thế giới đẹp đẽ này của thiền định, bạn không thể làm bất cứ điều gì sai.

 

Do vậy, tôi đã thay đổi nó một cách hoàn toàn. Những tôn giáo đang nhấn mạnh trên hành động; sự nhấn mạnh của tôi là trên "sự tỉnh thức” [consciousness][41] – ý thức và sự tỉnh thức chỉ tăng trưởng trong im lặng. Im lặng là miếng đất thích hợp cho sự "tỉnh thức". Khi bạn ồn ào, bạn không thể rất tỉnh giác và "tỉnh thức." Khi bạn tỉnh thức và tỉnh giác, bạn không thể ồn ào – chúng không thể đồng hiện hữu.

 

Do vậy, việc nói chuyện của tôi không nên được đưa vào một phạm trù với bất cứ loại hùng biện nào. Nó là một "thủ thuật" cho thiền định, để mang đến sự tin tưởng trong bạn, sự tin tưởng mà đã bị những tôn giáo lấy mất. Thay vì là sự tin tưởng, chúng đã cho bạn [mặc cảm] tội lỗi, nó kéo bạn xuống và kềm giữ bạn trong nỗi buồn. Một khi bạn đã trở nên tin tưởng rằng, những điều vĩ đại đang ở trong tầm tay của bạn, bạn sẽ không cảm thấy tự ty, bạn sẽ không cảm thấy tội lỗi  – bạn sẽ cảm thấy phúc lạc. Bạn sẽ cảm thấy rằng, sự hiện hữu đã chuẩn bị cho bạn trở thành một trong những đỉnh cao của "sự tỉnh thức”.

 

Phải mất một ít thời gian để đạt tới sự tin tưởng – đó là lý do tại sao tôi đã và đang nói, sáng chiều, liên tục trong gần 30 năm. Có lẽ 2 – 3 lần trong 30 năm này, tôi đã ngừng lại bởi vì tôi không được khỏe; nếu không thế, thì đã không có sự đứt quãng. Nhưng bởi vì tôi không thể tiếp tục nói suốt ngày để giữ cho bạn ở trong những khoảnh khắc thiền định, tôi muốn bạn trở nên có trách nhiệm. Chấp nhận rằng bạn có khả năng im lặng, cái đó sẽ giúp bạn khi bạn thiền định một mình. Biết được năng lực của bạn … và người ta đi tới chỗ biết năng lực của mình chỉ khi nào người ta thể nghiệm nó. Không có cách nào khác.

 

Hãy chú ý nhiều hơn đến nó,  đến việc tại sao bạn trở nên im lặng. Đừng bắt tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự im lặng của bạn, bởi vì điều đó sẽ tạo ra một khó khăn cho bạn. Một mình, bạn sẽ làm gì? Rồi thì nó trở thành một loại nghiện ngập, và tôi không muốn bạn bị "nghiện"  tôi. Tôi không muốn mình là một loại ma túy đối với bạn.

 

Những người mệnh danh là đạo sư [master] và "giáo thụ" [teacher] của những tôn giáo trên toàn thế giới – tôi đã gặp hầu hết mọi loại và mọi phạm trù các vị giáo thụ   – đều muốn đệ tử của mình "nghiện" họ, lệ thuộc vào họ. Đó là cái " cái ngáng quyền lực"[42] của họ. Tôi không muốn cái "ngáng quyền lực" nào cả. Tôi yêu mến bạn, bất luận bạn có ở cùng tôi hay không. Tôi muốn bạn độc lập, và xác tín rằng, bạn có thể đạt tới những khoảnh khắc quý giá này, một cách tự mình.

 

Nếu bạn có thể đạt tới chúng với tôi, thì không có lý do gì mà bạn lại không thể đạt tới chúng mà không có tôi, bởi vì tôi không phải là cái nguyên nhân tạo ra chúng.  Bạn phải hiểu cái gì đang xảy ra : lắng nghe tôi, bạn đặt tâm trí bạn sang một bên. Lắng nghe đại dương, hay lắng nghe tiếng sấm của những đám mây, hay lắng nghe tiếng mưa đang rơi nặng hạt, chỉ đơn giản đặt cái ego của bạn sang một bên, bởi vì nó không cần thiết. Đại dương không định tấn công bạn,  cây cối không định tấn công bạn – không cần phải tự vệ chút nào. Để cho mình mở ra – dễ bị tổn thương  –  với cuộc đời như nó là thế, với sự hiện hữu như nó là thế, bạn sẽ có được những khoảnh khắc này một cách liên tục – chẳng bao lâu, nó sẽ trở nên chính cuộc đời  bạn.

 



[1] Những vùng đất khác.

[2] Universal.

[3] Genius.

   [4] “Như vậy, tôi đang đọc những cuốn sách lạ, những kinh điển lạ từ khắp nơi trên thế giới; thế nhưng tôi chỉ là một kẻ quan sát, bởi vì riêng phần tôi,  thì tôi đã về tới nhà. Tôi không có gì để học từ việc đọc sách đó; việc đọc là dành cho một mục đích khác, và cái mục đích đó là để làm cho thông điệp của tôi được phổ quát, đại đồng, để tránh khỏi những giới hạn địa phương.” [ Osho] Cần lưu ý, rằng vào năm 21 tuổi, Osho đã chứng ngộ, và ông vào đại học không phải là để “ học” như một sinh viên bình thường. mà để có một cái nhìn toàn diện về “ kiến thức” của nhân loại, để có thể “ hoằng pháp” một cách thuận lợi hơn.

[5] Humanity.

   [6]  “Nếu không vì một mục đích riêng, thì hẳn là tôi không bao giờ muốn bị dính dáng về bất cứ phương diện nào với ‘tôn giáo’. Toàn bộ lịch sử của tôn giáo chỉ bốc mùi thối tha.”  Bạn đọc lưu ý, Osho dùng chữ “ tôn giáo” ở đây, theo nghĩa “ tôn giáo có tổ chức.” [ Osho] Nói rõ ra, thì Osho chỉ chống lại các “ giáo hội”, chứ thực ra, ông là một người rất “ tôn giáo”. Nói rằng ông là kẻ “ phi tôn giáo”, thì lại hoàn toàn không đúng! [ Chỉ có điều, thứ “ tôn giáo” của ông rất khác với các tôn giáo hữu thần luận như Kytô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo].

[7] Amoral.

[8] Hammer.

[9] Seek them out.

[10] Available.

   [11] “Nhưng cái mà tôi đang nói về – dưới chiêu bài tôn giáo – thì không giống như người ta thường hiểu cái từ này. Bây giờ, việc này chỉ đơn giản là một sách lược. Tôi đang dùng những từ ngữ của họ – Thượng đế, tôn giáo, sự giải thoát, moksha – và tôi đang gán cho chúng những ý nghĩa của tôi.” [ Osho] Khi đọc Osho, ta cần nhớ đến điều này – nhất là khi ông nói về các tôn giáo lớn.

[12] Fanatic.

[13] “ Và tôi đã phải ‘giữ bí mật,’ biết rằng tôi chẳng dính dáng gì tới Jesus, và rằng, cái mà tôi đang nói, thì có thể là thậm chí Jesus cũng không có khả năng để hiểu.” [ Osho] Cần lưu ý điều này.

[14] You are something! [ Tạm dịch như trên].

   [15] “Và tôi vẫn luôn chống lại Thượng đế.   Trước khi tôi rời bỏ trần gian, tôi sẽ phanh phui mọi sự.” [ Osho] Lưu ý: Có 2 loại “Thượng đế”: 1. Sáng tạo ra vũ trụ và con người; có ngôi vị, toàn năng, toàn trí ; có quyền thưởng phạt; luôn can thiệp vào mọi hoạt động của vũ trụ và con người. Đây là vị Thượng đế của Kytô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo… 2. Vô ngôi vị, [impersonal], vô nhân trạng, thường được gọi là “Nền tảng tối hậu của Hiện hữu.” Đây là vị “ Thượng đế” của phiếm thần luận [pantheism]. Đạo của Lão Tử thuộc loại “ Thượng đế” này. Cần biết, Osho chỉ chống lại loại Thượng đế thứ nhất, nhưng ông chấp nhận loại Thượng đế thứ hai. Do vậy, Osho chỉ là người “ phi Thượng đế” theo loại thứ nhất.

[16] Godliness.

   [17] Cần phân biệt Thượng đế và Thượng đế tính. Chữ Thượng đế [God] thường được hiểu như là có ngôi vị, có nhân trạng, sáng tạo ra vũ trụ và con người. Có những phẩm chất: toàn năng, toàn trí… Nhưng từ “ Thượng đế tính” [ Godliness] dùng để chỉ một vị Thượng đế vô ngôi vị [impersonal]. Xin xem lại ghi chú số 274 ở trên.

[18] The cream.

[19] Fold.

[20] Befool.

[21] Theosophical.

   [22] “Tôi đang nói ngôn ngữ của họ, dùng những thành ngữ tôn giáo của họ, trích dẫn kinh điển của họ, và gửi thông điệp của tôi.” [ Osho] Khi đọc những sách của Osho nói về một tôn giáo nào đó, ta đừng quên những câu nói này.

[23] Flocks.

[24] Amoralist: phi-luân. Trong tiếng Việt, có 2 từ “ phi luân” [ amoral] và “ vô luân” [immoral’. Bình thường, kẻ “ vô luân” là  kẻ làm trái với tiêu chuẩn đạo đức thông thường, nhưng không theo một tiêu chuẩn đạo đức nào khác. Trái lại, kẻ “phi luân”, thì họ “ vượt lên” đạo đức thông thường, và họ theo một tiêu chuẩn đạo đức khác, thường là cao hơn tiêu chuẩn thông thường. Có thể nói, Lão Tử,  Osho, Krishnamurti, Nietzsche… đều là những “ kẻ phi luân”, nhưng họ không hề là “kẻ vô luân” !

[25] Bondage.

[26] Invisible.

   [27] “  Không. Tất cả mọi hiện hữu đều phù du; không có vấn đề phẫn chí. Tôi ưa thích việc tạo ra nó, và nếu một làn sóng biển ưa thích việc phá hủy nó, thì cả hai chúng tôi đều thích thú!”  [ Osho] Đoạn này, Osho đang nói về một vị đã chứng ngộ, nhưng không đi hoằng pháp, mà chỉ làm những pho tượng cát ở bãi biển. Chỉ có một bậc đã chứng ngộ, mới có thể nói một câu như trên.

[28] Manipulate.

   [29] “Tôi không nói điều gì đã được chuẩn bị trước.”  [Osho] Krishnamurti cũng không bao giờ chuẩn bị cho bài nói chuyện của mình.

[30] “ Một trong những cuốn sách rất nổi tiếng của Dale Carnegie là về việc nói và gây ảnh hưởng trên mọi người, xem đó là một nghệ thuật – nó được bán chạy chỉ sau Kinh Thánh – nhưng tôi sẽ rớt những kỳ thi của ông.” [ Osho] Đây chính là cuốn Đắc nhân tâm, qua bản dịch của Nguyễn Hiến Lê [và nhiều dịch giả khác].  Công bằng mà nói, cuốn sách này khá tốt cho “ quần chúng rộng rãi.” Tuy nhiên, như chính Nguyễn Hiến Lê sau này đã nhận xết, thì cuốn Sống Đẹp [the Importance of Living] của Lâm Ngữ Đường, mới là cuốn sách bàn về nghệ thuật sống, còn cuốn Đắc Nhân Tâm, chỉ bàn về kỹ thuật sống. Đó là một nhận xét rất chính xác. Phải thừa nhận rằng, “kỹ thuật sống” thì cũng cần thiết, nhưng đó không phải “ nghệ thuật sống.” Đối với kẻ “ có tâm”, thì những “ kỹ thuật” này có thể tạm dùng ở mức độ nào đó; nhưng, đối với con người thiếu “ cái tâm”, thì những hành vi “đắc nhân tâm” [theo kiểu Carnegie] chỉ còn là những “ thủ thuật” vụ lợi, thấp hèn.

[31] Being.

[32] Homework.

[33] Fiction.

[34] No-mind.

[35] Consciousness.

[36] Morality.

[37] Superstructure.

[38] Doctrine.

[39] Vision.

[40] Consciousness.

[41] Consciousness.

[42] Power trip.

 

Đỗ Tư Nghĩa
Số lần đọc: 2179
Ngày đăng: 21.09.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tự Truyện Osho 5 - Đỗ Tư Nghĩa
Tự Truyện Osho 4 - Đỗ Tư Nghĩa
Tự Truyện Osho 3 - Đỗ Tư Nghĩa
Tự Truyện Osho 2 - Đỗ Tư Nghĩa
Tự Truyện Osho 1 - Đỗ Tư Nghĩa
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay 12 - Tạ Tỵ
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay 11 - Tạ Tỵ
Hoài niệm Vũ Hoàng Chương (1915-1976) - Đặng Tiến
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay 10 - Tạ Tỵ
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay 9 - Tạ Tỵ
Cùng một tác giả
Tự Thú 1 (chân dung)
Tự Thú 2 (chân dung)
Tự Thú 3 (chân dung)