Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.271
123.159.208
 
Friedrich Nietzsche: Lập-Ngôn Của Zarathustra 9
Nguyễn Quỳnh USA

 

Bản Việt-ngữ

NGUYỄN QUỲNH

Zựa trên

Also Sprach Zarathustra (Đức-Anh) 2000, và

Thus Spake Zarathustra (Anh), 1964

 

LẬP-NGÔN CỦA ZARATHUSTRA

 

(Tiếp theo kì trước, October 9, 2012)

VÀI GI-NHẬN QUAN-TRỌNG: Đây là những điều zành cho các em sinh-viên ban Triết ở Việtnam.

 

Đọc những trang mở đầu của Lâp-ngôn/ Also Sprach Zarathustra, một số rất ít người – Đông cũng như Tây – vì không thông Triết-học, và nhất là không đọc được tư-tưởng của Nietzsche, đã hiểu lầm tác-fẩm này. Kể từ những đoạn sau đây, chúng ta thấy Lập-ngôn của Zarathustra rất sáng-sủa chứ không fải là “huyền-bí” hay “bí-nhiệm” jì hết. Để biết rõ lối viết của Nietzsche, các em cần đọc nhiều tác-fẩm của Nietzsche, chẳng hạn cuốn Sự Ra Đời của Bi-kịch (The Birth of Tragedy). Tại sao? Trong cuốn sách này Nietzsche có bàn đến sự hội-thông của lí-trí và tình-cảm (Apollonian-Dionysian type). Làm sao một tư-tưởng thâm-sâu lại thiếu sự sáng-tạo bút-fáp. Rất nhiều điểm trong Lập-ngôn được trình-bày trong Chí Hùng-vĩ (Der Wille), và lối văn sáng-tạo của Nietzsche manh nha trong Lập-ngôn được zùng trong Der Wille, hay tới độ Heidegger đã viết bốn tập ca ngợi Der Wille là tác-fẩm ngệ-thuật.

 

Tuy nhiên, nếu thiếu học-thuật và không đọc nổi văn của Nietzsche thì rất zễ hiểu lầm. Lập-ngôn (Zarathustra), Chí Hùng-vĩ (Der Wille), và Les Chants de Maldoror là ba cuốn đã gây nguồn-hứng cho tôi khi 21 tuổi, và sau đó vài năm tôi đã viết một bài ngắn Đưa Vào Í-niệm Không-Mầu (Introduction au Sens de la Non-Couleur.) Tôi sẽ viết một bài về Les Chants, vì có người chắc chắn không đọc cuốn này nên đã viết Les Chants là loại tiểu-thuyết rất ngắn (không fải short stories).

 

Cuối bài này có gi-chú jải-thích rõ tư-tưởng của Nietzsche.

Bây jờ xin độc-jả đọc tiếp Lập-Ngôn

 

***

 

Trong thân-thể của ông anh còn có nhiều cái thông-minh xuất-chúng  hơn minh-triết của ông anh nhiều. Vậy thì có ai biết vì sao thân-xác của ông anh đòi hỏi nhiều minh-triết của ông anh không?

           

Đại-ngã 1 của ông anh chế-nhạo cái tôi của ông anh, và đã kiêu-hãnh nhẩy tưng tưng lên nói rằng: “Những cái nhảy vọt và những đường bay vào tư-tưởng của ta là ji?” Rồi Đại-ngã tự trả lời: “Chẳng qua vì mục-đích của ta. Ta chính là đường đi zẫn lối cho cái tôi. Ta chính là kẻ hành-động mau lẹ cho mọi suy-ngĩ của cái tôi.

           

Đại-ngã bảo cái tôi: “Hãy biết đau là jì!” Thế là cái-tôi đau, và biết làm sao để khỏi đau . Thế là cái-tôi biết suy-tư.

           

Đại-ngã bảo cái-tôi: “Hãy biết sướngt đi!”  Thế là cái-tôi khoái-tỉ sướng như điên và cái-tôi thường thường thích vui sướng. Thế là cái-tôi biết suy-tư.

           

Đối với những ai khinh bỉ xác-thân tôi xin có đôi lời. Khinh-bỉ xác-thân là vì qúa coi-trọng mình. Cái jì đã sinh ra vấn-đề qúa trọng và qúa khinh cũng như đã sinh ra já-trị và sinh ra í-chí hay ước-muốn?

           

Đại-ngã có khả-năng sáng tạo nên tự tạo cho mình lòng tôn-kính và sự khinh-bỉ cũng như vui buồn. Xác-thân có khả-năng sáng-tạo tạo cho mình sức mạnh tinh-thần coi đó như í-chí của chính mình.

           

Hỡi những người khinh-bỉ xác-thân, xin nhớ rằng ngay cả trong lúc điên-khùng cũng như khinh-bỉ, mỗi thứ này cũng đều fụng-sự Đại-ngã của bạn. Nên nhớ, chính Đại-ngã của bạn muốn chết và không muốn sống.

           

Thế thì Đại-ngã của bạn không còn có thể làm điều jì nó muốn nhất, ví zụ: sáng-tạo vượt qua khỏi sức mình. Sáng-tạo vượt qua khỏi sức mình là điều Đại-ngã mong muốn nhất và nó chính là đam-mê thù-thắng.

           

Hỡi những người khinh-bỉ xác-thân! Nhưng vì đã muộn rồi cho nên Đại-ngã của bạn chỉ còn muốn chết.mà thôi.

           

Vì Đại-ngã của bạn muốn chết cho nên bạn mới trở-thành kẻ khinh-bỉ xác-thân. Bởi vì bạn không có thể nào làm hơn những jì bạn muốn. Bây jờ lòng tị-hiềm trong vô-thức của bạn zâng lên cho nên bạn mới sinh lòng khinh cái nọ, gét cái kia.

           

Hỡi những người khinh-bỉ xác-thân. Tôi không theo con đường của bạn, vì bạn không fải là những nhịp cầu để tôi đạt tới Siêu-nhân!

 

 

V. NIỀM-VUI VÀ LÒNG ĐAM-MÊ

 

           

Này ông anh của tôi, khi ông anh có đức-độ thì không ai bằng được ông anh.

           

Ông anh có thể đặt tên cho đức-độ của mình và nâng-niu nó để sướng lòng mình.

           

Khi zanh-đức của ông anh ảnh-hưởng tới mọi người thì nó khuất-fục quần-chúng và quần-chúng noi theo đức-độ của ông anh!

           

Nhưng ông anh nên nói thế này: “Chưa đủ! Cái không-tên mới là cái chua cay và cái ngọt-ngào cho linh-hồn của tôi,2 và cũng chính cái không-tên3 mới là điều tôi mong muốn,”

           

Thế thì chúng ta hãy đặt i-niệm về zanh-đức hay đức-độ thật là cao để không có cái tên quen thuộc nào  sánh được, và nếu bạn có muốn nói về đức-độ, thì ông anh chớ có buồn nếu ông anh nói chẳng nên lời.

           

Ví-zụ ông anh nói lắp ba lắp bắp thế này: “Đó là tính-thiện của tôi. Tôi iêu tính-thiện, vì tính-thiện làm tôi hoàn-toàn hạnh-fúc, và tôi chỉ khát khao tính-thiện mà thôi.”

           

Tôi iêu tính-thiện không fải đó là luật của Trời, chẳng fải là luật zo con-người làm ra, cũng không fải vì con-người cần tính-thiện cho nên tôi iêu tính-thiện, và cũng chẳng fải vì tính-thiện đưa tôi tới những thế-jan siêu-đẳng và những thiên-đàng.

           

Chính đức-độ ở trần-jan là điều tôi qúi-mến. Trong đức-độ ấy chúng ta chỉ cần một chút thận-trọng và minh-triết hằng-ngày.

           

Cho nên, khi con chim làm tổ cạnh tôi, tôi iêu nó, nhất là khi nó ấp những qủa trứng vàng.

           

Bởi vậy ông anh cứ bập bà bập bẹ ca-tụng đức-độ của mình đi.

            Khi ông anh có đam-mê và ông anh gọi đam-mê là xấu. Nhưng bây jờ ông anh có đức-độ. Đức-độ của ông anh đến từ đam-mê đấy chứ.

           

Ông anh đã trồng mục-đích của ông anh trong tim của đam-mê, cho nên đam-mê ấy đã trổ thành đức-độ và niềm-vui của ông anh.

           

Zù cho ông anh là loại người nóng tính, đĩ thoã, cuồng-tín hay sáng-suốt, những đam-mê của ông anh cuối cùng vẫn trở thành đức-độ. Chúng chính là những thiên-thần táo-bạo của ông anh.

           

Một lần ông anh có những con chó trong nhà, nay chúng đã trở thành những con chim và những nữ ca-sĩ rất là khả-ái.

           

Hảy biến nọc-độc trở thành loại thuốc thơm-tho. Lúc buồn, ông anh hãy vắt sữa bò, và uống ngay sữa ngọt chảy ra từ bẹ sữa.

           

Như vậy, còn jì xấu-xa ở trong ông anh đâu, trừ fi đức-dộ của ông anh có những jì gọi là xấu-xa.

           

Ông anh của tôi ơi, nếu may mắn, ông anh chỉ cần có một thứ đức-độ thôi, thì ông anh mới zễ qua cầu.

           

Muốn trở thành lừng-lẫy thì hãy ôm-đồm nhiều đức-độ, nhưng đó là một số-mệnh nặng-nề cho nên nhiểu người đã tự-tử trong hoang-zã vì qúa mệt-mỏi fải tranh-đấu vì đức-độ.

           

Ông anh của tôi ơi, có những cuộc-chiến xấu-xa không? Thực-sự lúc này có cuộc-chiến xấu xa chỉ vì lòng tị-hiềm, ngi-kĩ và nói xấu nhau jữa những con người mang đức-độ.

           

Chao ôi! Làm sao lại có đức-độ tham-lam muốn ăn trên ngồi chốc, muốn chiếm-đoạt tinh-thần, muốn ôm tất cả quyền-lực vào mình, trong cơn thịnh-nộ, ganh-gét và iêu-thuơng!

 

Đức-độ nào cũng mang lòng ganh-tị, cho nên điều nguy-hiểm nhất là lòng ganh-tị. Ganh-tị có thể làm cho đức-độ tiêu-ma.

           

Bất cứ ai để cho ngọn-lửa ganh-tị thống-trị thì cuối cùng lòng ganh-tị jống như con bọ-cạp châm ngòi độc vào ngay người đó.

           

Này ông anh, có bao jờ ông anh thấy đức-độ tự đào hố chon mình hay không? Con-người fải vượt lên khỏi con-người và fải iêu đức-độ của mình nếu không con người sẽ chết vì đức-độ.

 

Đó là những jì Zarathustra vừa nói.

 

VI. KẺ FẠM-TỘI NHẸ

 

Hỡi các vị quan-toà và những người sống với hạnh hi-sinh! Các vị không jiết một con-vật cho tới lúc con-vật ấy cúi đầu nhận tội fải không? Kẻ fạm tội nhẹ đã cúi đầu. Trong mắt của kẻ ấy đã để lộ lòng khinh-bỉ không sao tả được.

 

“Tôi fải thắng cái-ngã của tôi. Đối với tôi thì cái-ngã của tôi chính là thói khinh-người” Diều này đã để lộ ra đôi mắt.

Khi kẻ đó biết tự fê là lúc kẻ đó rất tuyệt-vời. Vậy thì chúng ta đừng để kẻ đó lại rơi vào cái thấp-hèn của hắn!

Kẻ đó đâu có được lòng cứu-rỗi nên hắn chỉ còn khổ đau ngoại trừ cái chết mà thôi.

 

Xin các vị quan-toà, nếu có jiết thì hãy jiết với lòng thương-hại, chứ đừng jiết vì thù-hận. Khi jết xin qúi-vị hãy lưu-í xem qúi vị làm có đúng với cuộc đời không!

 

Liệu qúi-vị có nên suy ngĩ cho kĩ trường-hợp qúi-vi quyết-định fải jiết một kẻ fạm-tội. Qúi-vị hãy chuyển lòng sót-thương thành tình-iêu của một bậc siêu-nhân. Tức là qúi-vị biết rõ qúi-vị còn ở trên đời!

 

Qúi-vị hãy nói: “Hắn là kẻ-thù” chứ đừng nói “Hắn là thằng hèn-hạ!”. Qúi-vị hãy nói: “Hắn là kẻ sinh ra không được bình-thường!” chứ đừng nói: “Hắn là kẻ có tội!”.

 

Qúi-vị là là những quan-toà có lương-tâm, xin qúi vị hãy nói thật to là những jì qúi-vị fán xét đều đã được suy-ngĩ kĩ-càng. Thế thì có vị nào hãy hô lên: “Vứt cái zơ-bẩn này đi! Vứt con rắn-độc này đi!”

 

Tuy nhiên chúng ta có đến ba thứ, một đằng là tư-tưởng, một đằng là hành-động, và  thứ nữa cái í của hành-động. Cái jì gọi là nguyên-nhân không nằm trong những thứ này.

 

Cái í của chúng ta bảo một người nào đó  “iếu” tức là chúng ta ngĩ rằng người đó “iếu”. Người nào có khả-năng làm thì việc-làm của hắn rõ ràng. Nhưng nếu người đó chỉ ngĩ đến làm mà thôi thì hắn đâu có thấy việc làm.

 

Nếu bây jờ người đó luôn luôn thấy mình chỉ làm một việc mà thôi. Tôi gọi đó là “điên-khùng” vì trong người đó điều này trở thành kỉ-luật.

Nếu đống bụi fấn lừa được con gà; thì cái gõ tay của người đó cũng lừa được lí-lẽ iếu-đuối của người đó. Tôi gọi điều này là “điên-khùng” theo sau hành-động.

 

Xin các vị quan-tòa hãy lắng nge! Còn một thứ “điên-khùng” nữa. Đó là “điên-khùng” trước khi hành-động. Qúi-vị chưa rõ vấn-đề này!

Bởi thế vị quan-tòa có lương-tâm mới nói: “Tại sao tên này lại jiết người? Hắn muốn cướp của chứ ji!” Tôi có thể trả lời: “Hắn khát máu, chứ không muốn ăn-cướp. Tức là hắn thèm hạnh-fúc của con zao!”

 

Nhưng lí-trí iếu-đuối của hắn không hiểu “điên-zại” là jì, bởi thế “điên-zại” đã ảnh-hưởng đến hắn. Cái “điên-zại” nói: “Máu thì có ji!” “Ít ra nhà ngươi đâu có muốn ăn- cướp hay trả thù ai đâu?” 4

 

Thế là hắn nge tiếng gọi lí-trí iếu-đuối của hắn:  Lí-trí iếu-đuối ấy như kẻ đầu têu jeo lời vào trong đầu hắn cho nên hắn cướp của jiết người. Hắn không biết hổ-thẹn vì “điên-zại”.

 

Bây jờ, thêm một lần nữa cái điên-zại mang tội vào hắn vì lí-trí iếu đuối của hắn tê-liệt đến độ chẳng biết jì.

 

Liệu hắn có thể lắc đầu để cho của nợ tan đi; nhưng ai sẽ lắc cái đầu đó?

 

Người này là jì? Là những bệnh-hoạn đổ vào thế-jan qua ngả tinh-thần. Qua tinh-thần ấy bệnh-họan đi tìm nạn-nhân.

Người này là jì? Là khúc uốn-lượn của nhiều con rắn ít khi iên-lặng, cho nên chúng bò đi tìm nạn-nhân ở thế-jan.

 

Xin qúi-vị hãy nhìn xác-thân khốn-khổ này! Một linh-hồn đáng-thương khổ-đau và điên-zại tự thấy nó rõ ràng. Nó là một khát-khao nguy-hiểm, chỉ vì hạnh-fúc của con zao.

 

Bây jờ hắn tởm rồi. Cái xấu-xa lộ rõ xấu-xa. Hắn đi tìm cái đau đớn làm hắn đớn đau. Nhưng còn nhiều thời-đại khác và còn cái xấu cũng như cái tốt khác nữa.

 

Có lúc hồ-ngi là xấu. Có lúc í-chí tiến về Đại-ngã. Khi đó kẻ sinh ra mất thăng-bằng trở thành fù-thủy hay kẻ vô-thần. Cả hai thứ này khốn-khổ cho nên chúng tìm cách jeo rắc khổ đau.

 

Nhưng ông anh dừng có để tai nge những thứ này. Chúng làm hại đồng-hương của ông anh. Nhưng tôi đâu có để í đến đồng-loại tốt của ông anh đâu!

 

Rất nhiều cái tốt ở đồng-loại của ông anh làm tôi tởm, mà thực ra họ đâu có xấu-xa jì. Tôi mong rằng họ có cái “điên-khúng” để chết, như con người fạm-tội nhỏ bé này!

 

Thật vậy tôi mong rằng cái “điên-khùng” của họ là chân-lí, là trung-thực hay là công-lí. Họ có đức-độ để sống lâu zài trong niềm vui nội-tại đã tang-hoang.

 

Tôi đang đi theo jòng nước cuốn. Ai muốn níu lấy tôi xin cứ níu tôi đi. Tôi đâu có fải là đôi nạng để cho qúi-vị chống đâu.

 

Đó là những jì Zarathustra vừa nói.

 

(Còn tiếp nhiều kì cho đến hết)

October 9, 2012

 

CHÚ-THÍCH  

 

1.       Chữ “Đại-ngã” (Self) này không có ngĩa như “Đại-ngã” trong Veda của Ấn-độ. Í-niệm về “Đại-ngã” ở đây chỉ về cái-ngã cao-hơn “cái tôi”, tức là “thân-xác”.

 

2.       “Cái “không-tên” mới là cái chua cay và ngọt-ngào của tôi.” Tức là mặc zầu tuyệt-vời nhưng rất vất-vả. Làm sao đạt tới được í-niệm “không-tên”? Bằng lời nói như Lão-tử fán, hay bằng hành-động? Làm sao để có kinh-ngiệm “không-tên”? Nếu không kinh-ngiệm ra nó, thì í-niệm “không-tên” hoàn-toàn trống rỗng. Thế thì nói ra để làm jì? Ít nhất, Niezsche đã nhận-định rằng nói đến “không-tên” như khi hút một điếu thuốc-fiện, có cảm-jác “lâng-lâng”, tưởng là mọi vấn-đề đã được jải-quyết. Trên thực-tế biết được “không-tên” đòi hỏi quá nhiều công-sức. Nếu đạt được “không-tên” thì thế-jan đã có câu trả lời và như vậy vấn-đề chấm zứt. Mọi chuyện trên đời đâu có hồi chung-cuộc. Cho nên “cái chết” không jải-quyết được chuyện jì. Chết chỉ có ngĩa “không còn ở thế-jan này.”

 

3.       Í-niệm “không-tên” ở đây khiến chúng ta liên-tưởng tới í-niệm “không-tên” của Lão-tử. “Zanh khả zanh fi thường zanh.” Chúng ta cần xác-định rằng, cá-nhân nào cũng có tư-tưởng và xã-hội nào cũng có tư-tưởng. Nhưng không fải ở đâu tư-tưởng cũng được fân-tích, chia xẻ và đối-thọai để trở thành Triết-học. Tầu có nhiều í hay nhưng không có tinh-thần fân-tích cho nên xuống zốc và fải học Tây từ Toán, Khoa-học, Kĩ-thuật đến Triết-học. Người Việt không thấy được sự iếu kém của Tầu cho nên vẫn cứ “bú” Tầu, từ miếng ăn cho đến lời nói. Tưởng rằng zùng chữ Tầu là có học! Sai bét! Lão-tử vẩn-vơ bỏ con-người vào chữ-ngĩa hỗn-mang. Tây-fương coi hành-động là qúi, chữ-ngĩa đâu có jải quyết được chuyện jì! Tầu coi tư-tưởng như “thần-thánh”. Tây-fương coi Triết-học chỉ những nỗ-lực fê-bình hiểu biết mà thôi. Có jì đâu mà fải thờ-fụng.

 

4.       Đây là một nhận-thức độc-đáo của Nietzsche. Mọi zụng-cụ đều có sức quyến-rũ rất tự-nhiên của nó. Cho nên, một hỏa-tiễn, một khẩu-súng, một thanh-gươm, hay một con-zao đếu có chất “tinh-thần hiếu-chiến” của chúng. Chính cái quyến-rũ ấy đã lôi cuốn sự thử thách của con-người có những zụng-cụ đó trong tay. Ở một lúc nào đó, ở một hoàn-cảnh nào đó, và ở một tâm-trạng nào đó chúng có ma-lực quyến rũ con người. Có người tự-tử chỉ vì ở vào lúc hay hoàn-cảnh í-chí qúa iếu đuối nên khẩu súng của người đó đã quay lại chính mình. 

 

 

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2546
Ngày đăng: 11.10.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc Và Fê-Bình : Cơn Khủng-Hoảng Của Khoa-Học Tây-Fương - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và Fê-bình SEIN UND ZEIT/ NGUỒN-SỐNG VÀ THỜI-JAN của HEIDEGGER 8 - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc Cương-Lĩnh Luận-Lí 1 Và Vài Nhận-Xét Về Nền-Tảng Toán-Học Của Wittgenstein - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc Và Fê-Bình Truy-Tầm Triết-Học - Nguyễn Quỳnh USA
Mỹ Học Và Văn Chương 4 - Đặng Phùng Quân
Mỹ Học Và Văn Chương 3 - Đặng Phùng Quân
Mỹ Học Và Văn Chương 2 - Đặng Phùng Quân
Mỹ Học Và Văn Chương 1 - Đặng Phùng Quân
Đọc Cương-Lĩnh Luận-Lí 1 Và Vài Nhận-Xét Về Nền-Tảng Toán-Học Của Wittgenstein - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc Cương-Lĩnh Luận-Lí 1 Và Vài Nhận-Xét Về Nền-Tảng Toán-Học Của Wittgenstein - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)