TOMTOM là một hiệu máy chỉ đường dùng cho xe khi người lái không biết địa chỉ đến. Cứ theo hướng dẫn như người mù. Chỉ đâu đi đó. Chỉ khi đến nơi thì mới biết đến nơi...đúng địa chỉ hay trật nơi muốn đến....hoặc đi hoài...đi mãi mà chẳng tới đâu cả mới biết rằng là lạc đường !
Máy chỉ đường có hàng thật...hàng giả...hàng dỏm...hàng nhái...hàng chánh hãng...hàng hết hạng sử dụng !
Biết hàng nào thật...hàng nào giả...hàng nào dỏm...hàng nào nhái...chánh hãng là hàng nào...lúc nào là hết hạng sử dụng ?
Biết bao người mách cho ta biết hiệu máy này tốt hơn hiệu kia...hiệu kia tốt hơn hiệu nọ...hiệu đó tốt hơn hiệu tê...hiệu ni tốt hơn hiệu nớ.
Chỉ có xài rồi...biết rồi...ngộ rồi...nghĩa là chỉ cỏ kinh nghiệm hao tổn mới cho ta bài học đau thương đáng đích.
Gặp phải trục trặc mà trách máy thì có khi oan cho máy. Máy đã hết hạng sử dụng mà vẫn cứ xài thì gặp rắc rối là cái chắc. Tình huống...mặt bằng đã thay đổi mà hãng máy đó không cập nhật kịp thời thì máy dẫn đi loanh quanh là chuyện bình thường...lộn đường là hẳng nhiên.
Máy cùng nhản hiệu, không rành...không phân biệt được thật giả…hàng nhái...thì chỉ có "rốt cục" rồi mới hay !
Tin theo máy...theo máy thì đi lầm đường...lạc lối là chắc ăn nhất !
Và "tin theo máy", trong trường hợp này không thể nghe theo lời khuyến cáo của Mạnh Tử cảnh báo: "tin theo sách thì thà rằng không có sách. " Sách cũng vạch đường chỉ lối cho ta đi như cái TOMTOM kia thôi, nhưng đã gắn máy lên xe rồi thì không thể đưa thêm nghi ngờ vào như thể nghi ngờ sách. Tin sách phải có chừng có mực - ý của Mạnh Tử là hãy xét cho kỹ...điều đáng tin thì hãy tin, còn bèn không thì nên kính nhi viễn chi - còn chiếc máy chỉ đường kia...ta không thể nghi ngờ gì được vì nó dẫn ta đi theo cái lộ trình ta không biết...chưa hề biết...lấy đâu ta suy này xét nọ ! Thôi thì nhắm mắt đưa chân !
TOMTOM như vị Gourou...vị Đại sư hướng dẫn. Cứ tin thác vào Đại sư ắt có ngày gặp họa.
Hàng tỷ người đàn ông vẫn tin rằng trên Thiên Đàng có bảy nữ thiên thần còn gin đang chờ họ mà họ đâu có ngờ mình bị TOTO giả lừa !
[xin xem thêm “Bảy nữ thiên thần” : http://www.youtube.com/watch?v=aaQzdsFwUYU
Cũng hàng tỷ người khác bị TOMTOM.DOM dẫn qua Vatican mà vẫn cứ ngỡ minh đã đến được Nazareth ! Kahlil Gibran đã có lần và Dostoivsky cũng một lần đưa Đức Jesus đến nơi dân Chúa để nhờ Ngài xác nhận cái máy chỉ đường này đưa đến có đúng địa điểm đã hẹn không.
“Trên giàn lửa thiêu rực rỡ
Kẻ tà giáo ghê tởm trút linh hồn”
“Không phải Ngài muốn trở lại trong ánh vinh quang rực rỡ từ Đông sang Tây với những cuộc triển lãm tội ác tầy trời như vậy. Không, Ngài muốn xuống thăm con của Ngài giữa nơi lửa thiêu những kẻ theo tà giáo. Ngài trở lại là người có diện mạo đúng với diện mạo của Ngài ngày xưa. Ngài đi qua các phố tấp nập của tỉnh miền nam ấy [thành phố Sêvi Y Pha Nho]; hôm qua người ta vừa thiêu độ một trăm người theo tà giáo trước mặt vua, cận thần, công thần, giáo chủ và các công nương đẹp nhất triều đình. Ngài từ từ tiến đến, không muốn cho ai để ý đến mình, nhưng kỳ diệu thay, ai cũng nhận ra Ngài. Quần chúng bị lôi cuốn chạy ùa đến và đi theo Ngài. Ngài yên lặng đi giữa đám đông, trên môi, một nụ cười nhân từ vô lượng. Trái tim Ngài tràn đầy tình yêu, mắt Ngài sáng ngời Trí Huệ, hiểu biết và sức mạnh làm tim con người cũng rung động tình yêu. Ngài dang tay đón, ban phép lành; mọi người nắm tay Ngài, sờ áo Ngài để lấy phước. Một ông già lòa từ lúc bé xin với Ngài: “ Xin Ngài chữa mắt cho tôi để tôi được trông thấy Ngài.” Tức thời màng mộng tan hết, ông già trông thấy ánh sáng. Dân chúng mừng rớt nước mắt và quỳ xuống hôn bước chân đi của Ngài. Ngài dừng lại trước thềm giáo đường Sêvi, giữa lúc người ta khiêng đến một cổ quan tài trắng, đứa trẻ bạc phước là con gái một thân hào. Áo quan phủ đầy hoa.
“ Dân chúng reo hò bảo người mẹ đang khóc rưng rức: “ Ngài sẽ cứu con bà sống lại.” Một vị thầy tu đến trước quan tài, cau mày dáng sửng sốt. Người mẹ chạy đến ôm chân Ngài cầu xin: “ Nếu Ngái là Chúa xin Ngài cho con tôi sống lại !” Ngài nhìn cổ quan tài, thương xót lắm, Ngài lại từ từ niệm chú “ Talitha koum”. Đứa con gái sống lại, nó nhỏm dậy ngồi nhìn mọi người chung quanh, mĩm cười ngạc nhiên, tay cầm bó hoa hồng bạch để trên linh cữu. Giữa lúc ấy giáo chủ Đại Pháp Quan Tôn Giáo tiến lại. Giáo chủ là một ông già gần 80 tuổi, mặt khô đét, mắt sâu hoắm, nhưng còn tia sáng tinh anh. Ông không mặc chiếc áo lộng lẫy mà hôm qua ông đã mặc để dự lễ hỏa thiêu những kẻ thù của Giáo Hội La Mã; ông chỉ mặc chiếc áo thụng cũ bằng vải thô. Người tùy tùng và toán lính của Thánh Đường kính cẩn theo sau, cách khá xa. Giáo chủ dừng lại trông cổ quan tài, đứa con gái hồi sinh, mặt ông sa sầm xuống. Ông cau mày, cặp mắt sáng lên một tia ghê rợn. Ông giơ ngón tay chỉ thẳng vào Ngài và ra lệnh cho quân lính bắt Ngài. Uy quyền của Giáo Chủ rất lớn, dân chúng đã quen phục tòng, run sợ mà nghe lời răm rắp, dân chúng bảo nhau tránh ra xa; quân lính nắm lấy Ngài, điệu Ngài đi giữa chổ vắng lặng như nhà mồ. Mọi người nhất loạt cúi đầu sát đất, vị Đại Pháp Quan Tôn Giáo ban phép lành cho họ, không nói năng gì, rồi ông ung dung ra về. Người ta đưa Ngài về một căn nhà cổ tối tăm trong Thánh Đường, giam vào một phòng nhỏ. Đêm hôm ấy thành Sêvi nóng rực oi bức, không khí thoang thoảng hương hoa nguyệt quế. Bất thần cửa ngục mở ra, vị Đại Pháp Quan xuất hiện, tay cầm bó đuốc. Ông dừng lại trước thềm nhìn khuôn mặt thánh thiện của Ngài rất lâu. Rồi ông lại gần đặt bó đuốc xuống mà rằng: “ Ông đấy à, Ông? ”. Ngài không trả lời, ông lại nói: “Ông đừng nói gì lại hơn, vả chăng, ông biết nói gì bây giờ? Tôi biết rõ lắm. Ông không có quyền nói thêm một lời vào những câu ông đã nói ngày trước. Tại sao ông xuống đây làm phiền chúng tôi ? Hẳn ông cũng biết rằng ông làm thế là làm khó dể cho chúng tôi. Ông có biết ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì không ? Tôi không biết có phải ông thật không hay chỉ là cái bề ngoài của ông. Nhưng ngày mai tôi sẽ lên án ông, và ông sẽ chết thiêu như kẻ tà giáo tồi tệ nhất. Ngày mai tôi chỉ giơ tay lên là đám quần chúng đã hôn tay hôn chân ông sẽ chạy ồ lại đốt giàn hỏa thiêu ông. Ông biết thế không ? Có lẽ ông biết. Ông nói đoạn đứng trầm ngâm, mắt vẫn không rời Chúa trời bị giam.”
…………………………………………………………………………
“ Ông già nín lặng một lát đợi Chúa trả lời. Sự yên lặng ấy nặn nề cho ông lắm. Chúa yên lặng nghe ông nói, chỉ nhìn ông với cặp mắt bình tĩnh và sâu sắc, Chúa đã quyết định không trả lời. Ông già muốn Chúa nói vài lời, dù là lời chua chát và ghê gớm. Bất thần Chúa lại gần ông già và hôn đôi môi lợt lạt của ông. Đó là câu trả lời của Chúa. Ông già rùng mình, tiến lại cửa mở ra và bảo Chúa: “ Chúa đi đi, đừng bao giờ trở lại đây nữa!
Chúa lững thửng đi vào thành phố tối tăm…”
[ DOSTOIEVSKI – “anh em nhà KARAMAZOV” – VŨ ĐÌNH LƯU dịch – NGUỒN SÁNG xb. Trích đoạn trong cuốn 2/5: các trang 282-283-284 và 302 ]
Xin mượn mấy vần thơ của Khalil Gibran để kết thúc trích đoạn trên:
“ Cứ mỗi một trăm năm,
Trên những ngọn đồi Liban.
Giêsu Nadarét gặp Giêusu của người Kitô.
Sau những cuộc đàm đạo lâu dài
Trong một của các khu vườn,
Mỗi người lại đường ai nấy đi.
Và mỗi lần như thế,
Giêsu Nadarét nói với Giêsu của người Kitô:
“ Ông bạn ơi, tôi sợ là không bao giờ,
Không bao giờ chúng ta có thể đồng ý với nhau được. ”
[dẫn lại từ “cônggiáo và dântộc” nguyệt san số 7- tháng 7-1995 – tr.49]
Gs.tiến sĩ Nguyễn Tường Bách, người uyên bác Phật học cũng bị TOMTOM Đốn Ngộ dẫn về núi Linh Thứu năm xưa gặp đức Phật trao cành hoa cho Ca Diếp ...chỉ thấy một cảnh hoang tàn đổ nát...mà cho đến giờ Gs. vẫn chưa biết mình lộn đường...chưa tĩnh !
“Tại Đông Bắc Ấn Độ có một tiểu bang đặc biệt tên gọi là Bihar. Trong Bihar có một thành phố nay đã tàn tạ mang tên Vương Xá (Rajgir). Ngày xưa Vương Xá chính là kinh đô của một tiểu quốc mệnh danh là Ma-kiệt-đà (Magadha). Nằm ở phía Nam Vương Xá là một ngọn đồi nhỏ có tên là Linh Thứu (Gijjhakuta). Linh Thứu là nơi mà Phật Thich-ca sống khoảng 7 năm.
Ngày nọ bước lữ hành đưa khách đến Linh Thứu. Trong một buổi chiều nhiều gió, khách leo lên đỉnh của ngọn đồi con. Khách nhìn xuống Vương Xá, ngày nay chỉ là một con đường nhựa nhỏ chạy giữa hai triền núi. Khách cố tìm lại dấu tích của Phật, lòng xiết bao xao xuyến.
Trên đỉnh núi này, trong một buổi giảng pháp, Phật không nói gì, chỉ cầm một đóa hoa nhìn đại chúng. Chẳng ai hiểu gì, chỉ một vị đệ tử có tên Ca-diếp mỉm cười thầm lĩnh hội. Về sau Ca-diếp trở thành truyền nhân của Phật trong một dòng truyền thừa mà ta gọi là Thiền tông. Dòng truyền thừa này lan toả qua Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, đến nay vẫn còn.
Chuyện kể về một người cầm hoa - một kẻ mỉm cười được người đời sau gọi là Niêm hoa vi tiếu, chỉ một dạng thức tâm truyền tâm, không cần đến ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ là chiếc áo ngoài của tư duy nên đây là một phép truyền thừa vắng bóng tư duy” ……
“Không thể dùng ngôn từ để mô tả tình trạng này cũng như không thể dùng lời nói để mô tả sự im lặng. Nhớ Descartes, khách không khỏi thú vị khi nhận ra một sự đối xứng bất ngờ. Descartes nói “Tôi tư duy nên tôi hiện hữu”. Thiền giả biết “Tôi không tư duy nên tôi không hiện hữu”. …
“Câu nói của Descartes chính là âm bản của Niêm hoa vi tiếu. Âm bản hay dương bản đều chỉ nói về một sự thật duy nhất. “
Nguyễn Tường Bách
“Trên đỉnh Linh Thứu nhớ Descartes”
Nguồn: Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn cuối tháng, số ra mắt, ngày 25.4.2007
- Xem trên <thuvienhoasen.org> http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-121_4-10798_5-50_6-2_17-74_14-1_15-1/
- Xin xem thêm phần chú thích ở cuối clip:
http://www.youtube.com/watch?v=TZwBC6U5524&feature=channel&list=UL
Cao Đài cũng hố hàng với cái máy second hand TOMTOM nhái này:
[“Theo sách Tông môn Tạp lục”]:
"Vương An Thạch, tức Vương Kinh Công, hỏi Tuệ Tuyền Thiền sư:
- Thiền Tông nói Đức Phật Thích Ca giơ cành hoa lên là có xuất xứ ở kinh điển nào?
Tuệ Tuyền đáp:
- Tạng Kinh cũng không thấy chép việc nầy.
Vương An Thạch nói:
- Tôi vào trong Hàn Uyển, ngẫu nhiên thấy có bộ Đại Phạm Thiên Vương Vấn Phật Quyết Nghi Kinh, gồm 3 quyển, nhân đó mà đọc, thấy sách ghi chép rất tường tận việc Phạm Vương đến núi Linh Sơn, dâng Phật một cành hoa Ba-la vàng, rồi xả thân làm sàng tọa, thỉnh Phật vì chúng sanh thuyết pháp.
Đức Thế Tôn đăng tọa, giơ cành hoa lên cho đại chúng xem. Nhân thiên trăm vạn không ai hiểu ý gì, chỉ có một vị đầu đà nước da vàng ánh rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn bèn nói:
- Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu tâm, Thực tướng Vô tướng, trao lại cho Ma Ha Ca Diếp
.
Kinh nầy nói nhiều đến việc các đế vương tôn sùng thỉnh vấn Phật, cho nên giữ làm Bí Tàng, người thế tục không được biết đến." (Theo Từ Điển Phật Học Hán Việt)
Câu chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu nầy được xem là hột giống Thiền mà Đức Phật Thích Ca đã gieo vào Phật giáo lúc Phật còn sanh tiền.
Nhưng hột giống ấy không nẩy nở được ở đất nước Ấn Độ, phải chờ đợi đến đời Tổ Sư thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma, Ngài mới đem hột giống Thiền ấy gieo vào đất Trung Hoa thì nó mới nẩy nở và phát triển rực rỡ vào thời Lục Tổ Huệ Năng, và được truyền lại cho đến ngày nay.”
Đã vậy...Gs Lê Anh Dũng lại bị cái TOTO.CAODAI nhái lừa đi loanh quanh lòng vòng cái núi Linh Thứ giả mới sinh ra cái "Nỗi Lòng Giấy Trắng":
-"Khi Phật truyền tâm ấn cho Nhị Tổ Ca diếp, cũng không có văn tự. Sử chép rằng: Ngày kia, Phật tại núi Linh Thứu trước đông đảo đệ tử Phật bắt đầu thuyết pháp bằng cách im lặng (vô ngôn) và cầm một cành hoa đưa lên trước đại chúng (niêm hoa). Mọi người bàng hoàng chẳng hiểu ý chi. Riêng đại đệ tử thứ ba là Ca diếp nhoẻn miệng cười (vi tiếu). Phật thấy Ca diếp đã lãnh hội được, bèn truyền tâm ấn cho Ca diếp làm nhị Tổ Thiền tông vối lời lẻ như sau: "Ngã hữu chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, vi diệu pháp môn, thực tướng vô tướng, kim phó chúc Ma ha Ca diếp. (Ta có kho tàng con mắt của chánh pháp, tâm huyền diệu của niết bàn, của pháp vi diệu, thực tướng vô tướng, nay trao lại cho Đại Ca diếp).
- "Tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn độ là Bồ đề Dạt ma qua Trung quốc làm sư tổ Thiền và năm 520 cũng tóm tắt tôn chỉ lập giáo của Ngài như sau:
Bất lập văn tự.
Giáo ngoại biệt truyền.
Trực chỉ nhân tâm.
Kiến tánh thành Phật.
Tôn chỉ của Đạt ma có nghĩa là: không thông qua chữ nghĩa, không sử dụng kinh điển giáo lý, nhắm thẳng vào nội tâm con người, hễ thấy bản tánh thì thành Phật." - Lê Anh Dũng "Giải mã truyện Tây Du" -
Sau bao nhiên trần tình và khuyến cáo nhưng vẫn còn có người chắc mấp Đức Phật có trao cho Ca Diếp một cành hoa (Niêm hoa vi tiếu) tại núi Linh Thứa năm xưa:
“Cành hoa mơ được Mãn Giác đưa vào bài kệ cũng do một dụng ý khác nữa là gợi cho người nghe nhớ lại truyền thuyết "Niêm hoa vi tiếu" của Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu;
Sách “Tông môn tạp lục” đời Tống (960-1127) có kể lại câu chuyện:
Phạn Vương đến Linh Sơn hiến Phật cành hoa “Ba la” và thỉnh Phật thuyết pháp. Thế Tôn đăng tòa đưa cành hoa lên cho mọi người xem; tất thảy đều không hiểu ngài muốn nói gì, đều lặng thinh, chỉ có Kim Sắc Đầu Đà Ca Diếp tươi nét mặt và mỉm cười. Thế Tôn liền nói: Ta đã có Chánh pháp nhãn tàng, Niết bàn diệu tâm, Thực tướng vô tướng, nay phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp…
Theo Thiền Tông, Phật im lặng đưa lên một cành hoa là cách "Dĩ tâm truyền tâm" và Ca Diếp đã đốn ngộ được chân lí.”
“Mạc Vị Xuân Tàn Hoa Lạc Tận Đình Tiền Tạc Dạ Nhất Nhất Chi Mai” Nguyễn Cẩm Xuyên
<vanchuongviet.org ngày 4/10/2012.>
Từ cánh hoa “bala”…bà Tâm Nguyện chế ra thành “hoa sen” rồi múa:
“Ngài Ca Diếp nở nụ cười, vì hiểu được ý nghĩa của Cành Hoa Sen mà Phật muốn nói với đại chúng: Loài Hoa Sen, sống trong bùn mà vẫn nở hoa thanh khiết. Giống như người tu Phật, nhờ vào công năng tu tập theo Đạo mà sống giữa phiền não không bị phiền não làm ô nhiễm”.
Tâm Nguyện: CHƯƠNG III “CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA và TUYỆT ĐỐI LUẬN CỦA THIỀN SƯ NGUYỆT KHÊ”
[ http://newvietart.com/index4.1136.html ]
Nhưng sự thật Đức Phật có trao cành hoa dầu là bala hay hoa sen cho Ca Diếp tại núi Linh Thứa khi xưa không ? TOMTOM chánh hãng thấy TOMTOM của mình dẫn đi tầm bậy quá bèn thu hồi máy cũ (như hãng Toyota vậy) để đưa ra loạt máy được chỉnh đốn lại chứ kéo dài mãi sẽ mất sạch hết khách:
Nói về chuyện “Niêm hoa vi tiếu”
Linh Sơn Pháp hội Phật niêm hoa
Hội chúng vị tri Phật tác ma
Ca Diếp tức tâm Tâm hoát ngộ
Bản vô biệt sự “tiếu” liên hoa
Niêm hoa, vi tiếu truyền tâm ấn
Chánh pháp Như Lai hữu nhãn tàng
Bất dụng tư lường “vi tiếu” ý
Phàm tình, Thánh giải lưỡng sai yên.
Tảo Chửu Phàm Phu
Vào thời kỳ Nam Bắc triều (giữa thế kỷ V – VI), Phật giáo Trung Quốc bắt đầu có những trứ tác tự thuật về những “Pháp thống” Phật giáo như quyển: “Phó Pháp tạng nhân duyên truyện”, đến thời Tùy Đường (589-907) các tông phái Phật giáo hưng khởi, lợi dụng cái quan niệm “Pháp thống” đương thời mà biên soạn riêng “Pháp hệ” để dương danh sự truyền thừa Chánh pháp Phật của tông phái mình – Dĩ tâm truyền tâm, giáo ngoại biệt truyền, kỳ thật đó cũng là nét đặc thù của “phán giáo” và “lập tông” của Thiền tông vậy.
Vây quanh việc truyền tâm ấn Phật, Thiền tông đã ghi chép rất nhiều câu chuyện Thiền thật sinh động (ngữ lục), thậm chí còn biên tạo Phật kinh để chứng thuyết Thiền, như chuyện “Niêm hoa vi tiếu”, chuyện “28 vị Tổ Tây thiên”.
..
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn” quyển 5, có đoạn ghi chép như sau:
Vương Kinh Công (Vương An Thạch) hỏi Thiền sư Tuyền Phật Huệ:
- Thiền gia nói Thế Tôn niêm hoa có từ kinh điển nào vậy?
Tuyền nói:
- Tạng kinh không thấy có.
Công nói:
- Nơi Hàm Uyển, tôi thấy có ba quyển "Đại Phạn Thiên Vương Vấn Phật Quyết Nghi kinh”, bèn đọc, trong kinh văn ghi thật rõ: Phạn Vương đến Linh Sơn hiến Phật cành hoa “Ba la” màu vàng kim, buông mình làm sàng tọa, thỉnh Phật vì chúng thuyết pháp. Thế Tôn đăng tòa đưa cành hoa lên thị chúng, nhơn thiên hội chúng lúc đó có cả trăm vạn thảy đều ngơ ngẩn lặng thinh, chỉ có Kim sắc Đầu Đà Ca Diếp nở mặt cười mỉm, Thế Tôn liền nói:
Ta đã có Chánh pháp Nhãn tàng, Niết bàn Diệu tâm, Thực tướng Vô tướng, nay phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp.
Kinh này ghi chép nhiều về chuyện các đế vương thỉnh vấn Đức Phât, nên coi như “bí tạng”, thế gian khó nghe thấy được.
Theo như trên, chuyện “Niêm hoa vi tiếu” không những có thật, mà còn được ghi chép trong kinh Phật, sở dĩ kinh này thế gian khó nghe thấy được, bởi nằm bí tạng trong Hàn uyển (nơi chứa thư tịch cung đình).
Như chúng ta đều biết, Thiền tông cường điệu “bất lập văn tự”, là để chứng minh tông môn mình vẫn là đích truyền tâm pháp từ chư Phật chư Tổ, đương nhiên họ cũng phải viện dẫn kinh sách điển tịch để mà nói; nhưng ở đây chúng tôi muốn nêu lên vấn đề, theo như câu chuyện trên, chính mắt Vương An Thạch (1021-1087) đọc được trong kinh “Đại Phạn Thiên Vương Vấn Phật Quyết Nghi kinh”, nhưng căn cứ theo các nghiên cứu của các học giả từ trước đến nay đều cho rằng đó là hoàn toàn do người sau biên tạo, đương nhiên tuy kinh do người sau biên tạo, nhưng xét ra cái ý chỉ “Như Lai niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu” chúng ta nhận thấy nó gần với lời của Trang Tử (Đạo gia) từng nói: “Mạc nghịch vu tâm, tương thị nhi tiếu” (không trái trong tâm, nhìn nhau mà cười), đều để nói lên cái mà trong cảnh giới giao lưu gọi là hỗ tương truyền đạt ý mình mà người kia hiểu được qua tâm tâm tương ấn, do đó thiền tông rất hân nhiên chấn phát tông môn y cứ theo truyền thuyết thần kỳ này. Điều đó đã vén mở ra cho chúng ta thấy được cái tánh đặc thù của sự truyền thừa Thiền pháp của nó – không trọng kinh giáo, chuyên trọng vào tự tâm chứng ngộ tức thì (đương hạ tức thị) của Thiền đốn ngộ, và từ đó nó cũng hé lộ rõ cái dấu ấn đặc trưng của nền văn hóa Thiền Phật giáo Trung Hoa.
Đọc “Một người nhấc hoa đưa lên, người kia nở mặt mỉm cười”, cũng như đọc một đại sự chư Tổ lập ra tông phái Thiền của đạo Phật – Phật Phật, Tổ Tổ, tục Phật tuệ mạng. Đó cũng chỉ là một chút gì đó người viết dựa theo kinh sách dịch giải ra hiến bạn đọc luống qua “sát na” trong cuộc sống xô bồ của xã hội hôm nay vậy.
PHÁP NHƯ Lý Lược Tam (Theo “Như Lai Thiền”)
PHẬT HỌC» THIỀN TÔNG 29/05/2008 giacngo online
“-Kant viết: "Khai minh là việc con người đi ra khỏi sự không trưởng thành do chính mình tự chuốc lấy". Không trưởng thành là sự bất lực không biết dùng đầu óc của mình mà không có sự hướng dẫn của người khác.
Vì thế, ông bảo: khẩu hiệu của sự Khai minh là: "Sapere aude!" (Latin: "Hãy dám biết!"), hãy có gan dùng đầu óc của mình. Con người rất thích ở yên trong tình trạng không trưởng thành, vì mọi việc đã có người khác chỉ dẫn, sắp đặt, lo liệu. Thoát khỏi "xiềng xích êm ái" ấy, con người thấy bơ vơ, lúng túng, vì không quen suy nghĩ và vận động tự do..” [Bùi Văn Nam Sơn]
Họ không tự cởi trói cái dây lòi tói mà họ đã tự buộc họ vào cây cột chân lý của họ. Cái “xiềng xích êm ái ấy” chính là cái “hầm tối bình yên” của họ. Họ đang sống trong kỷ văn minh hái lượm của mình./.