Nhà xuất bản Hội Nhà Văn vừa phát hành tập truyện cực ngắn "101 truyện 100 chữ" của Nguyễn Thị Hậu, tiến sĩ Khảo cổ học. Đây là tập truyện cực ngắn thứ tư, sau Đi và tìm trong đất (Ký và tản văn, 2008), Quay qua quay lại (Tản văn, 2010), Buổi trưa trong quán cà phê (Tạp bút, 2012).
Nguyễn Thị Hậu hiện nay là Viện phó Viện nghiên cứu phát triển TPHCM, Phó Tổng thư ký Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, Tôi đồng cảm với nhà văn Lê Anh Hoài thì "Đọc loạt truyện cực ngắn này, không cần nghĩ ngợi đến những chức tước, học hàm học vị, sẽ thấy một cái nhìn nhạy cảm rất đàn bà, một kết cấu truyện gọn sắc như những cú đấm của dao găm, và cả tiếng cười như sắp phá bung ra đằng sau sự lạnh lùng của con chữ".
Truyện cực ngắn vì không thể là truyện dài, ngoài ý nghĩ ngoài ý nghĩa của giới hạn chữ, cô đọng và chính xác, tuy ngắn như lát cắt nhưng chuyên chở đầy sức năng, không phải sức nặng của những phiến mỏng tập hợp lại, mà trọng lượng mỗi truyện cực ngắn.
Xin trích 2 truyện cực ngắn:
Bao Thơ
Có vài cuộc họp người tham dự được nhận bao thơ, bên trong ít thì vài chục nhiều thì vài trăm ngàn. Người nhận có khi nhẹ nhàng cất vào túi xách, khi vội vàng nhét vào túi áo, lại có người hé ra xem, hớn hở hay thất vọng ra mặt...Nhưng nhiều người moi hết tiền ra, bao thơ vo lại vứt toẹt xuống đât.
Dù nhàu nát nhưng bao thơ không buồn vì nó đã làm tròn phận sự. Đôi khi nó còn thấy mình tử tế hơn nhiều người moi tiền từ nó.
Truyện thứ hai thời sự hơn.
Giải Nobel
Bạn bè viết lách tụ tập cà phê, kháo nhau: nhà thơ X. cả quyết sang năm ông sẽ được đề cử Nobel Văn chương, nhà văn Y. bảo chị ta được ai đó đề nghị giải Nobel Hòa bình... Nghe phát ham! Nhà phê bình bèn nói với vợ: anh sẽ chuyễn sang viết tiểu thuyết để tranh giải giải Nobel Kinh tế!
Vợ than: Trăm tội là tại Nobel. Ông chế ra thuốc nổ làm chi để miểng văng tùm lum vậy?!
Tôi đã đọc các truyện cực ngắn của Nguyễn Thị Hậu trên vanchuongviet, bây giờ đọc lại trên sách vẫn thấy mới, vẫn thấy tủm tỉm.
Vẫn thấy chất thơ từ những dòng văn xuôi. "... Cũng giống như trong Thơ, ở truyện cực ngắn, tác giả chỉ phát ra một số gợi ý để người đọc, chính người đọc mới là kẻ hoàn tất tác phẩm. Nguyễn Hưng Quốc"