Ngạc nhiên ở phương Tây
Bình luận của Bernhard Zand
SPIEGEL, 12/12/2012
http://www.spiegel.de/international/world/north-korean-rocket-launch-shows-dearth-of-information-a-872490.html
Vụ phòng tên lửa tầm xa của Bắc Triều Tiên là một nhắc nhở về việc thiếu nguồn thông tin đáng tin cậy về đất nước bưng bít này. Nó cũng là một cảnh báo để phương Tây theo dõi chặt chẽ những cuộc chuyển giao chính phủ đang diễn ra ở Viễn Đông, một khu vực cũng quan trọng đối với phương Tây chẳng kém gì Trung Đông.
Phương Tây mù tịt về Bắc Triều Tiên. Đó là bài học đầu tiên từ vụ phóng một tên lửa tầm xa hôm thứ Tư của Kim Jong Un. Trong ngày bắn thử, các hãng tin đã báo cáo rằng Bình Nhưỡng đã hoãn vụ phóng, và rằng tên lửa đã được tháo khỏi bệ phóng và được đưa về phòng họp.
Tuyên bố này, dựa trên phân tích về “những hình ảnh vệ tinh hiện tại” của các chuyên gia ở Nam Triều Tiên - trong nhiều năm những suy luận của mọi người về Bắc Triều Tiên dựa trên đánh giá của chính những chuyên gia này. Họ hiếm khi bị bối rối một cách rõ ràng như thế, và hiếm khi những think-tank và truyền thông của thế giới có lý do lớn hơn để suy nghĩ lại về cơ sở của phân tích của chính họ về Bắc Triều Tiên.
Cái tên lửa mà Bắc Triều Tiên nói là đẩy một vệ tinh thời tiết lên quĩ đạo, đã bị Hoa Kỳ, Nam Triều tiên và Nhật Bản liệt vào loại thử nghiệm công nghệ một ngày nào đó có thể phong một đầu đạn hạt nhân có khả năng nhằm những mục tiêu ở tận lục địa Hoa Kỳ.
Vào 09.51 giờ địa phương tên lửa Unha-3 tách khỏi trạm phóng vệ tinh Sohae, ở một vịnh biển tuyết phủ gần biên giới Trung Quốc. Nó xoắn vọt lên khỏi một quả cầu lửa và bay vọt lên trên Hoàng Hải, tại đó nó vứt lại tầng thứ nhất, trước khi bay lên giữa Đài Loan và Okinawa trên Biển Philippine, tại đó nó ném tầng thứ hai xuống. Tên lửa thứ ba bay vào quĩ đạo nằm đâu đó trên Nam Thái Bình Dương – không giống như những chiếc tiền bối của nó, hầu hết chưa bao giờ đi xa đến thế.
Vụ phóng có thể chỉ diễn ra tốt hơn cho Kim Jong Un, nhà độc tài thứ ba của cái triều đại quái đản của ông ta, nếu các kĩ sư của ông ta đã định thời gian phóng vào ngày 17 tháng 12, ngày giỗ đầu của bố ông ta, Kim Jong Il.
Điều kiên thời tiết tỏ ra không thích hợp cho ngày đã định, nhưng đó chỉ là suy luận. Trước đây Bắc Triều Tiên chưa bao giờ thử phóng một tên lửa vào mùa đông.
Bị xao lãng vì những náo động ở Trung Đông
Điều có thể hiểu được, là sự chú ý của phương Tây gần đây tập trung vào Trung Đông, vào Syria, Ai Cập, giải Gaza và Iran. Vụ phóng tên lửa ở Sohae là một nhắc nhở rằng Viễn Đông đang ở giữa thời kì chuyển đổi chính trị tác động đến một tỉ rưỡi người và một khu vực kinh tế mà ý nghĩa của nó làm cho Trung Đông trở nên bé tí.
Kim Jong Un lên thay cha năm ngoái, và cách đây bốn tuần, Trung Hoa, nước láng giềng và đồng minh do dự của Bắc Triều Tiên thay đổi lãnh đạo. Chủ nhật tới Nhật Bản bầu nghị viện mới, và Nam Triều Tiên sẽ bầu một tổng thống mới vào thứ Tư sau đó.
Từ sau Chiến tranh Việt Nam, châu Á đã trải qua những cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị, và những thảm hoạ thiên nhiên của nó, một cách hoà bình hơn nhiều so với Trung Đông. Nhưng không có gì bảo đảm điều này sẽ kéo dài mãi.
Dù cho các cuộc bầu cử được tiến hành có dân chủ hay không - cả bốn chính phủ mới ở Tây Thái Bình Dương sẽ phải hợp pháp hoá kẻ cầm quyền của họ trong những tháng tới. Họ sẽ dùng đến chính sách ngoại giao cứng rắn chứ không mềm mỏng để làm việc đó. Dù sao, ba trong bốn nứoc đó có những phong trào dân tộc chủ nghĩa mạnh. Ở Bắc Triều Tiên, bản thân chính phủ thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc ấy.
Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle, cũng như các ngoại trưởng Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã lên án cuộc phóng tên lửa và cảnh báo về sự xấu đi của tình hình căng thẳng ở Viễn Đông.
Hoa Kỳ lên án vụ phóng này là “khiêu khích” và là sự vi phạm các quy tắc của Liên Hiệp Quốc, trong khi đặc phái viên Nhật Bản tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi một cuộc họp Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao nói những sự trừng phạt cứng rắn hơn nữa từ Hội đồng Bảo an khó có thể xảy ra, vì Trung Quốc đồng minh lớn duy nhất của Bắc Triều Tiên sẽ phản đối.
Các chuyên gia về Bắc Triều Tiên nay đang suy luận về phạm vi của mối đe doạ do tên lửa của Kim đặt ra.
Chắc chắn Phương Tây mong muốn một Viễn Đông ổn định chẳng kém gì mong muốn một Trung Đông ổn định.