Mỹ học tiếp thụ là một thứ mỹ học, một thứ lí luận xuất hiện vào cuối thập niên 60 của thế kỷ 20 và gây ảnh hưởng rộng rãi toàn thế giới. Bối cảnh hình thành của nó ở liên bang Đức quốc, và cũng như chủ nghĩa Giải thích học mỹ học là do phản ứng của xã hội, chính trị, kinh tế và sự biến động của thế giới sau hai cuộc thế chiến. Hai đại biểu đầu tiên là Wellek và Warren họ thuộc văn phái phê bình văn thể hay giải thích nội hàm. Họ là những nhà lí luận văn nghệ và mỹ học từ trước thập niên 60, từng thống tri văn đàn học thuật của liên bang Đức. Họ cho rằng cơ cấu tác phẩm văn học là dộc lập thoát li kinh nghiệm hiện thực và nhiệm vụ của lí luận văn nghệ phê bình đối với tác phẩm là thuần túy ngôn ngữ; hình thức cơ cấu của mỹ học là phân tích và giải thích, và phản đối việc dùng nhân tố chính trị, kinh tế, tư tưởng sử, thậm chí cả tâm lí để phân tích thuyết minh. Nhưng đến niên đại sau 1968, tình hình biến đổi dữ dội, quốc tế phân hóa và mâu thuẩn quốc nội gia tăng đưa đến sự xung đột ý niệm mới cũ trong lãnh vực ý thức kì tích kinh tế đình trệ tạo thành mọi phá hoại đối với cái đẹp trước đó; đám cựu chủ nghĩa “phát xít” nỗi dậy khích động nhân dân, trường phái Francfort đưa ra tư tưởng phê phán xã hội, và chống lại các lí luận trong nhóm thanh niên mới phổ biến trường phái tiếp thụ. Các nước Tây Âu thì dùng khẩu hiệu đột phá chế độ giáo dục chống truyền thống, chống uy quyền, phản đối chủ nghĩa tư bản của thanh niên học sinh tạo thành phong trào rộng lớn, khiến liên bang Đức cũng xuất hiện thành phong trào lớn. Trong bối cảnh lịch sử như vậy, ý thức chính trị ngửng đầu lên, xúc tiến khuynh hướng phi chinh trị hóa và trở thành địa vị chủ đạo, tư tưởng văn hóa nghệ thuật cũng theo đà đó mà phát sinh mỹ học tiếp thụ.
Trường phái tiếp thụ được sáng lập tại trường Đại học Konstanz – liên bang Đức do nhóm thanh niên, học giả, nói chung một nhóm học thuật phi chính thức, về sau được gọi là trường phái Konstanz, mà đại biểu chủ yếu hai nhân vật là Hans Robert Jauss va Wolfgang Iser. Sở dĩ trường phái Konstanz làm mọi người kinh ngạc, và khắp nơi hưởng ứng là vì họ đã đưa ra mỹ học tiếp thụ chính xác như một đột phá, được giới văn học gọi là “văn học sử mông lung”. Hans Robert Jauss vốn là gíao sư văn học Pháp ở tại Konstanz, và là một trong những đại biểu chính trong việc sáng lập trường phái tiếp thụ. Ông vốn quan tâm đối với việc nghiên cứu văn học sử, nhất là đối với bản thân lí luận, yếu điểm lí luận của mỹ học tiếp thụ phát sinh từ đó. Theo quan điểm của Jauss giữa văn học và lịch sử có mối liên hệ bản chất chặt chẽ. Lịch sử phát triển không phải do bản thân nó quyết định mà là do tác giả, tác phẩm và độc giả nói chung là chủ khách giao hỗ quyết định. Ông phê phán chủ nghĩa lịch sử khách quan của lí luận thực chứng (pragmatism); chủ nghĩa này đã coi thường đặc tính nghệ thuật gia, cũng như coi thường nhân tố nặng nhẹ của độc giả, tức đem văn học lịch sử biến thành một thứ khép kín, hạ thấp nó xuống h àng hiện thực. Đồng thời Jauss cũng phê bình quan điểm văn học của phái hình thức. Ông khẳng định rằng, chủ nghĩa này phân tán sự thật văn học sử sáp nhập vào động thái phát triển của quá trình lịch sử, mà còn có mức độ thể hiện đặc trưng thẩm mỹ văn học. Nhưng quan điểm văn học ấy về căn bản vẫn là một thứ khép kín, nó đem sự phát triển văn học qui kết thành sự phát triển hình thức, tự thân cắt đứt văn học với xã hội, cùng với mối liên hệ mật thiết về tư tưởng hình thái văn hóa. Jauss chỉ rõ “nhược điểm” của nó là sự đối lập “tân cựu hình thức” và sự thẩm mỹ văn hóa không chỉ để giải thích sự sinh trưởng văn học. Vấn đề phương hướng hình thức văn học, trước sau không sao trả lời được, vì tự thân nó tiến hành hình thức sáng tác đều không thành cô lập mà thành đặc tính của nghệ thuật. “Sự phát triển văn học cùng liên hệ với sự biến hóa xã hội cũng không phải đơn phương do phủ định mà là do sự còn mất của mặt địa cầu”. Chính là do nó đem cái thuộc tính của lịch sử văn học qui kết thành sự biến hóa văn học thực (xét : hình thức biến hóa đơn thuần), tức hạn chế đối với sự lí giải lịch sử biến hóa.
Jauss cho rằng muốn khắc phục chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa khách quan thực chứng luận của lịch sử, và phản ảnh tính giới hạn của chủ nghĩa Marx, chỉ có thể dựa vào trung tâm sự tiếp thụ mỹ học của độc giả. Ông nói:”Tính lịch sử của văn học không nên dựa vào sự quyết đoán (post festum) (của thần thánh quá khứ) tổ chức chỉnh lí “ sự thực hiện văn học”, không bằng nói rằng sự quyết đoán là do kinh nghiệm của độc giả trước hết đối với tác phẩm văn học. Nói một cách cụ thể, ông chủ trương phải dựa vào thẩm mỹ của độc giả “ nhìn xa vào thị vức” cùng với sự biến hoá khái niệm trung tâm miêu tả lịch sử tiếp thụ văn học sử. Ông cho rằng: tác gia, tác phẩm và độc giả đều liên tiếp tiếp thụ, và sự diễn biến văn học câu thông với sự phát triển xã hội. Cái gọi là “tầm nhìn xa” là chỉ trong hoạt động tiếp thụ, nguyên độc giả tiếp nhận các thứ kinh nghiệm, sự thích thú, sự rèn luyện hắng ngày, lí tưởng v..v… tổ hợp hình thành; đối với tác phẩm văn học có một thứ thưởng ngoạn và tiêu chuẩn của nó, trong sự duyệt độc cụ thể, biểu hiện thành một thứ tiềm tàng có tầm nhìn xa. Jauss cho rằng, trong văn học sử một bộ tác phẩm coi như là một sự kiện văn học, tính tương quan của nó về cơ bản có thể là đương đại, và độc giả về sau, các nhà phê bình, kinh nghiệm văn học của tác gia là sự kì vọng ở tầm nhìn xa (horizon of expectation) là tầng lóp trung gian có sự thống nhất. Như thế tức là nói rằng sự cô lập của tác phẩm văn học là nhờ vào tác giả và độc giả (bao gồm cả phê bình gia), kì vọng ở tầm nhìn xa mà đạt được mối liên hệ và thống nhất, mà những mối liên hệ và thống nhất là thể hiện lịch sử tính đặc biệt của “sự kiện văn học”, tạo thành mắc xích lịch sử văn học tiếp thụ. Ở đây Jauss đề nghị hãy thiết lập môt thứ văn học sử tiếp thụ mới, hay một thứ nguyên tắc cơ bản “về hiệu quả lịch sử”. Ông muốn đem một bộ văn học sử miêu tả tân tác phẩm cùng với độc giả vốn có sự kì vọng mâu thuẫn (thóat li thẩm mỹ) đến thống nhất (thông qua) “sự biến đổi thị giới” để khắc phục cự li, lại từ tân mâu thuẫn đạt đến tân kỳ thống nhất, như vậy một cái luôn luôn đả phá sự bình hành kiến lập cái “hiệu quả” quá trình lịch sử bình hành mới. Cái quá trình ấy bao quát cả hai phương diện chủ khách thể thẩm mỹ, ý nghĩa nội tại của nó là thông qua sự tiếp thụ của độc giả “biến đổi thị giới” mà đạt được sự thực hiện đối với sự kiện tiềm ẩn thâm sâu trong tác phẩm, cùng với giai đoạn tiếp thụ của lịch sử mà thực hiện được ý nghĩa khi nó hướng về phán đoán mà lí giải (xét: chỉ độc giả) hiển hiện được tự thân, thì tiềm năng của nó liên tục triển khai. Ý nghĩa tiềm tàng trong tác phẩm là do thị giới lịch sử của độc giả cải biến dần dần hiển hiện cùng tự thân thực hiện. Cứ theo cách nhìn của chủ thể tiếp thụ, cũng cần phải tiếp tục lí giải trong đời và liên tục biến đổi thị giới của tự thân, cùng với tác phẩm là đại biểu của tác giả và thị giới truyền thống đạt đến trình độ hòa nhập với thị giới mới có thể thâm nhập vào đáy chốt của tác phẩm mà lí giải. Rõ ràng nhất dòng tư tưởng này là hấp thụ sự lí giải của Gadamer trong giải thích học có liên quan đến sự “hòa nhập thị giới” và “hiệu quả lịch sử”, v…v…, cùng hấp thụ những hiệu quả mỹ học của chủ nghĩa hình thức. Nhưng ông đã đem cái biện chứng vận động nhập vào thị giới tiếp thụ của độc giả cải biến và hội nhập vào trong vận động biện chứng. Tại đây, mối quan hệ giữa độc giả và văn học biểu hiện thành nội hàm lịch sử. Sự lí giải của độc giả thứ nhất sẽ tạo thành mắc xích tiếp tục từ đời này đến đời khác đầy đủ và phong phú. Ý nghĩa lịch sử của một bộ tác phẩm lại được xác định trong quá trình, giá trị thẩm mỹ của nó cũng trong qúa trình đó được chứng thực. Trong quá trình tiếp thụ lịch sử, đối với sự thưởng ngoạn lại tác phẩm trong quá khứ đồng thời cùng với khoảng cách của nghệ thuật hiện tại; sự đánh giá truyền thống với khoảng cách, sự thưởng ngoạn văn học hiện tại cùng tiến hành không hề gián đoạn sự điều tiết đồng thời vẫn phát sinh. Như vậy, Jauss lợi dụng các phạm trù : “cải biến thị giới” và “hoà hợp” đem lồng vào khung văn học sử thiết lập thành hoạt động tiếp thụ cơ sở của độc giả, thu gọn vào sự lí giải và kinh nghiệm đề xuất một thứ cấu tứ nghiên cứu thành tân văn học sử.
Jauss cũng không phạm lại cái lầm lẫn của chủ nghĩa hình thức, là cắt đứt mối liên hệ giữa xã hội và văn học, mà trước sau cho độc giả tiếp thụ với lịch sử cùng kết hợp với một loại lịch sử. Ông đề xuất một “nhiệm vụ của văn học sử là coi văn học sử tự thân như là một thứ lịch sử duy nhất liên hệ với lịch sử đặc biệt”. Cách thức mà ông giải quyết vấn đề là chức năng của văn học đối với xã hội, từ góc độ tiếp thụ của độc giả mà thảo luận “hiệu quả xã hội của tác phẩm chỉ có trong tình huống như sau mới thể hiện đầy đủ tinh khả năng chân chính: người tiếp thụ đạt được kinh nghiệm trong khi duyệt độc, rồi tiến sâu vào sự sinh hoạt thực tiển của tầm nhìn xa, tu chỉnh đối với sự lí giải thế giới cùng lúc chống lại tác dụng hành vi của nó đối với xã hội. Nói như thế tức là chức năng của văn học đối với xã hội là thông qua sự cải biến của độc giả thực hiện tầm nhìn xa của nó. “Chỉ có từ góc độ biến đổi thị giới mà quan sát, mới thấy việc phân tích hiệu quả văn học cùng với kích thước của văn học sử của độc giả.” Đó là thực hiện hiệu quả văn học cùng với sự tiếp thụ thống nhất với trọng điểm miêu tả của văn học sử. Văn học sử - hiệu quả với việc tiếp thụ lịch sử là một ý tưởng vô cùng táo bạo, đối với việc nghiên cứu văn học sử truyền thống; không chỉ là một sự khiêu khích đầy lực lượng, mà Jauss còn giải quyết được tính mông lung mù mờ của văn học sử, vốn là một vấn đề nan giải. Jauss đã đưa ra một đáp án.
Do điểm xuất phát của ông, cho văn học sử là văn học của độc giả, căn bản tác phẩm văn học là sự chú thích và xác định , nói chung là sự sáng tác của những người tiếp thụ. Cho nên độc giả ở đây được đột xuất thăng hoa thành quan trọng. Trước tiên Jauss cho rằng, trong mối quan hệ của ba vai trò: tác gia, tác phẩm, độc giả; thì độc giả không phải là nhân tố bị động, không phải là mắc xích phản ứng, mà đó là một lực lượng sáng tạo lịch sử. Nói như thế tức là trong quá trình duyệt độc tác phẩm không phải do tác giả và tác phẩm dùng ý nghĩa và hình ảnh rót vào độc giả, và độc giả trong quá trình tiếp thụ chỉ là bị động. Mà điểm thứ nhất như đã nói trên, trong hoạt động khởi thủy tiếp thụ, bất cứ độc giả nào đều có cái tầm nhìn xa của mình, tức đối với mỗi tác phẩm đều có ý hướng (một thứ cao hơn phản ứng tâm lí, cao hơn ý hướng lí giải chủ quan đặc biệt của độc giả), Jauss gọi đó là thứ “tiền lí giải”(pre unsderstanding). Đó là khái niệm của Heidegger; đó là ý hướng và thị giới có trước khi duyệt độc, nó quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm, mà độc giả đọc chấp nhận tiêu chuẩn nào nên lấy, tiêu chuẩn nào nên bỏ, nó cũng quyết định những trọng điểm tuyển chọn trong duyệt độc cùng quyết định luôn thái độ cơ bản và bình giá.
Điểm thứ 2, đối với ý nghĩa của tác phẩm, độc giả cũng có những lí giải và giải thích đặc biệt. Sự tiếp thụ ấy là “tính giải thích của sự tiếp thụ”, điều đó tất nhiên là mang lại vấn đề chủ quan trong giải thích; cái thú vị là sự thưởng lãm khác nhau của độc giả hay vấn đề chênh lệch của độc giả, tạo thành hàng ngàn Hamlet, nếu có hàng ngàn người đọc Hamlet. Điểm thứ 3, sự duyệt độc là quá trình tái sáng tạo và tưởng tượng của độc giả. Một bản văn của một tác phẩm mới là khơi gợi sự thuộc làm lòng của độc giả đến từ sự đợi chờ rất sớm của bản văn và qui tắc của thị giới; như vậy những bản văn mới mẻ mới sớm gây ra sự động đạt, tu chỉnh, cải biến, hay nghiêm trọng hơn là thậm chí có thể chế tác. Đó là điều Jauss kì vọng đối với thẩm mỹ được miêu thuật trong tâm lí học là “cải biến thị giới”. Khi tân tác phẩm khơi gợi độc giả đối với đồng loại hay tác phẩm có liên quan đến kinh nghiệm thẩm mỹ quá khứ, và hình ảnh, độc giả có thể đem thị giới kinh nghiệm quá khứ cùng với tác phẩm ở trước mặt thể hiện thị giới tưởng tượng và so sánh ra một thị giới mới. trong khi nó tiếp thụ tác phẩm mới, thực tế đồi với tự thân nó đã có một thị giới trước với ý hướng tiến hành tu chỉnh và cải tạo, thậm chí còn “trùng tân chế tác” (làm mới trở lại). Thực tế sự cải biến thị giới thẩm mỹ không phải chỉ do tác phẩm “khơi gợi”, mà còn là tính tưởng tượng sáng tạo cùng với kết quả nhận thức tham dự của độc giả.. Điểm thứ 4, từ tầng cao của lịch sử mà nhìn xuống, cuộc sống của một bộ tác phẩm nghệ thuật lâu dài hay ngắn ngủi, căn cứ vào ý nghĩa quyết định của độc giả trong sự tiếp thụ. Có một số tác phẩm mới đầu được hoan nghênh, nhưng kết quả lại mau chóng bị con người quên đi; trái lại có một số tác phẩm ban đầu không được chú ý lắm, nhưng về sau lại được lịch sử ca tụng, mà nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu độc giả. Có như thế mới thấy cuộc sống lịch sử của một bộ tác phẩm văn học; nếu không có sự tham dự tích cực của người tiếp thụ thì không thể suy tư được. Vì chỉ có thông qua quá trình truyền đạt của độc giả, tác phẩm mới tiến vào thị giới kinh nghiệm biến hóa liên tục. Như vậy Jauss mới xác lập trong 3 mắc xích hoạt động văn học độc giả không thể thiếu vắng địa vị quan trọng.
Còn một điểm nữa cũng rất quan trọng, theo Jauss nhận định là bản thân ý nghĩa cũng như giá trị của tác phẩm văn học không phải chỉ có tác giả cung cấp hay tự bản thân tác phẩm bao gồm mà chính là do độc giả duyệt độc tăng bổ làm cho tác phẩm thành phong phú. Jauss từng chỉ rõ “ một bộ tác phẩm văn học cũng không phải là sự kiện tự tại độc lập, mà đối với mỗi thời đại, mỗi vị độc giả đều đưa ra đồ cảnh khách thể giống nhau. Nó cũng không phải là một tòa độc bạch tuyên cáo của bia kỉ niệm mang tính chất siêu thời đại, mà giống như là một bảng nhạc phổ để khảy trên giây đàn, nó luôn luôn khơi gợi nơi độc giả cái âm hưởng mới mẻ, cùng giải thoát tài liệu từ ngữ của bản văn tác phẩm, ban cho các tính tồn tại của hiện thực. Nói như thế có nghĩa là giá trị và ý nghĩa của tác phẩm văn học không phải là vĩnh hằng bất biến, cũng không phải là thuần khách quan, mà đối với tất cả các thời đại, cùng giống như đối với tất cả độc giả đều hoàn toàn giống nhau, càng không phải là do ý đồ của tác giả hay cơ cấu của bản thân tác phẩm quyết định; mà là do độc giả duyệt độc mới dần dần đạt đến sự thực hiện. Do dó ý nghĩa và hệ thống giá trị của tác phẩm văn học là đường cong kéo dài đến vô cùng và biến đổi; một là do tác giả và độc giả cùng tham dự chủ khách thể giao hỗ tác dụng mô thức động thái thực hiện. Trong hệ thống đó, Jauss đột xuất đưa ra tác dụng sáng tạo tham dự của độc giả đã bị lãng quên quá lâu (chủ thể tiếp thụ), cho rằng giá trị và ý nghĩa của tác phẩm văn học chỉ có nơi tính sáng tạo duyệt độc của độc giả mới thực hiện được sự tồn tại và sự sống; nếu không có chẳng qua chỉ là đống giấy ấn loát những phù hiệu văn tự chết mà thôi. Theo đó, có lúc Jauss đem cái tiếp thụ từ thị giới nhìn xa của độc giả hình dung bản văn tác phẩm biến thể thành “đồng vị tố”( nghĩa là cùng một yếu tố đồng đơn vị như nhau), cho rằng giá trị hiện thực của một bộ tác phẩm chính là do độc giả thưởng ngoạn thể hiện và tổng hòa hợp. Jauss nói:”một bộ tác phẩm văn học sinh ra cái thời khắc lịch sử, dùng các phương thức đầy đủ, siêu việt, buổi đầu độc giả vạch ra lỗi lầm hay bài xích, cái phương thức ấy hiển nhiên là xác định giá trị thẩm mỹ đưa ra một thứ tiêu chuẩn. Nhưng Jauss không để độc giả tham dự vào ý nghĩa và giá trị tác phẩm với tác dụng sáng tạo đảo điên cực đoan. Ông cũng thấy rõ và thừa nhận bản thân nội dung tác phẩm đối với độc giả phải qui định và ước chế sự tái sáng tạo. Cuộc nghiên cứu thời kì sau, Jauss nghiêng hẵn về kinh nghiệm thẩm mỹ. cái điều phát sinh trong sự biến hóa, không phải ông biến đổi phương hướng nghiên cứu, mà là đi sâu vào việc nghiên cứu nội dung. Vì theo cách nhìn của Jauss, kinh nghiệm thẩm mỹ là tiếp thụ và lịch sử tiếp thụ là nghiên cứu vấn đề hạch tâm. Ông sớm ý thức đến nền móng của giá trị văn học sử về mỹ học tiếp thụ là phải quyết định thông qua kinh nghiệm thẩm mỹ đối với quá khú, tiến hành liên tục sự vận dụng toàn thể cái tác dụng tích cực. Chỉ có thông qua sự thâm nhập nghiên cứu kinh nghiệm t hẩm mỹ mới có thể tiếp thụ sự tiên tiến về phía trước mỹ học. Jauss không đồng ý vối “tính phủ định” của Adorno về sự phê phán mỹ học xã hội, căn bản thủ tiêu kinh nghiệm thẩm mỹ và thích thú, hay cho rằng truy tầm sự khoái thích đơn giản trong thẩm mỹ là qui về cách nhìn của thái độ văn hóa của giai cấp tư sản. Và cho rằng thực chất của kinh nghiệm thẩm mỹ là thẩm mỹ khoái thích, từ đó mà duy trì kinh nghiệm thẩm mỹ có địa vị then chốt trong vòng lí luận văn nghệ.
Do đó xuất phát sự phân tích lịch sử khoái thích thẩm mỹ có ba phạm trù cơ bản: sự sáng tạo (poiesis), mỹ giác (aisthesis), và tĩnh hoá (catharsis), chỉ có ba phạm trù khác biệt đó mới biểu hiện phương diện sinh sản thẩm mỹ kinh nghiệm, phương diện giao lưu và tiếp thụ, động thái cọng đồng của chúng cấu tạo nên cái nội hàm toàn bộ của kinh nghiệm thẩm mỹ..Trước tiên Jauss khảo sát sự sáng tạo (poiesis), đó là sự diễn biến lịch sử của một khái niệm. Ông chỉ rõ thời Hi Lạp xưa, từ poiesis tức là thơ, chỉ có chế tạo, sáng tạo ra ý nghĩa, nó lệ thuộc vào thực tế, định đoạt thực tiển; đến thời kì văn nghệ Phục hưng, từ thế kỉ thứ 18 ý nghĩa khái niệm ấy mới biến hóa, nó không chỉ là tái hiện hoàn thiện, và mô thức năng lực chân lí, mà còn là văn nghệ sáng tạo đối với tác phẩm hoàn thành, một thứ khả năng sinh ra sự hoàn thiện hay hoàn thành năng lực thực tiển “ngoại quan mỹ”. Từ thế kỉ 19 đến nay, poiesis không chỉ là năng lực của nghệ thuật gia mà còn bao gồm chức năng của độc giả tạo thành tác phẩm nghệ thuật, do đó mà có cọng đồng sinh sản và sự tiếp thụ sáng tạo thành tác phẩm. Jauss truy nguyên lịch sử diễn biến của khái niệm poiesis, từ đó tạo ra lịch sử mỹ học tiếp thụ, tất nhiên có chỗ nương tựa. Do đó có thể thấy, poiesis sinh ra phương diện kinh nghiệm thẩm mỹ, chủ yếu chỉ rõ trong năng lực tự thân sáng tạo của con người phát huy được sự khoái thích.
Đối với aithesis bao gồm sự khoái thích có hàm ý cái cảm giác, Jauss giới định là cảm giác thẩm mỹ., chỉ có thể dịch là “mỹ giác”. Mỹ giác là phương diện tiếp thụ kinh nghiệm thẩm mỹ, thông qua thẩm mỹ phát sinh sự khoái thích. Đối với mỹ giác Jauss cũng khảo lịch sử. Thẩm mỹ cổ đại là do tâm hiếu kì cùng với hiếu kì nhận thức hổn hợp thành một trạng thái, cho nên mỹ giác đối với hình tượng và ý nghĩa vốn nắm chắc thống nhất từ nguyên thủy, đến trung thế kỉ mới chia ra làm hai, mỹ giác chỉ quay về đối với loại thơ vô hình, điều ấy là do nghệ thuật Cơ Đốc giáo tiếp thụ. Đến thời văn nghệ Phục hưng mới xuất hiện tác phẩm khế hợp liên kết linh hồn nội tại với ngoại tại thiên nhiên. Từ đó mỹ giác như là phương diện tiếp thụ kinh nghiệm thẩm mỹ, rồi tính quan trọng của nó mỗi ngày mỗi tăng. Đến cận đại khoa học tự nhiên phát triển, đối với tự nhiên được chia cắt rất tinh vi, từ đó việc nắm toàn thể thiên nhiên chỉ còn dựa vào mỹ giác mà thôi. Chủ nghĩa lãng mạn cận đại lại đề cao vai trò tĩnh quan, và qui kết vào địa vị thiên nhiên, nhưng đó là một việc đánh mất dòng tư tưởng luyến ái của quá khứ, đó là một thứ mỹ giác của hình thức hồi ức. Hình thức mỹ giác hiện đại được chia ra làm hai nguồn: Một nguồn lấy Flaubert, Valery, Robert Cassier , v…v… làm đại biểu, tác phẩm của họ có chức năng ngôn ngữ phê bình, chỉ nhắm phá hoại và đề xuất vấn đề, nó tiềm tàng khả năng tính sanh ra sự thủ tiêu kinh nghiệm thẩm mỹ; còn một nguồn lấy Beaudelaire, Proust làm đại biểu, tác phẩm của họ có một mẫu người có chức năng của “vũ trụ luận”, thông qua sự điều chỉnh hồi ức, để cho mỹ giác phát sinh, Jauss khẳng định cái nguồn sau và phê bình nguồn trước. Ông ý thức rằng sự thẩm mỹ nghệ thuật đương đại bị hủy hoại, kinh nghiệm thẩm mỹ bị phủ định nên có khuynh hướng ngoi đầu lên, với ý đồ khôi phục trùng tân địa vị của kinh nghiệm thẩm mỹ, và mỹ giác mới vùng dậy có tác dụng quan trọng: “ Trong quá trình đó kinh nghiệm thẩm mỹ với các tầng lớp mỹ giác đảm nhiệm vai trò chống lại trọng nhiệm dị hóa của xã hội tồn tại ngày càng tăng. Trong đó nghệ thuật sử lần dầu đảm nhiệm sứ mệnh: lợi dụng ngôn ngữ phê bình mỹ giác thẩm mỹ và chức năng sáng tạo, phản kích “kinh nghiệm suy thoái” và “ văn hóa công nghiệp”, trong đó có phụ thuộc đến địa vị ngôn ngữ, bảo tồn thế giới kinh nghiệm của con người thể hiện, duy trì bảo vệ cái thế giới cọng đồng. Điều đó biểu hiện ý đồ của Jauss là chấn hưng lại nghệ thuật và mỹ giác nghệ thuật, đối kháng lại văn minh vật chất hiện đại do xã hội tạo nên và tha hóa con người.
Giờ đề cập đến phạm trù thứ ba của kinh nghiệm thẩm mỹ là tĩnh hóa (carthesis). Jauss cho rằng đây là một phạm trù thể hiện sự giao lưu giữa tác phẩm nghệ thuật và người tiếp thụ. Đó cũng là một phạm trù được Aristote đề cập rất sớm trong tác phẩm thi học, khi nói đến chức năng bi kịch. Hai ngàn năm qua giới mỹ học đối với vấn đề đó tranh luận không thôi. Jauss xuyên qua sự khảo sát lịch sử đưa sự tĩnh hóa như là đối tượng giải thoát va thăng hoa tâm linh người tiếp thụ. Trong chương hai của kinh nghiệm thẩm mỹ và giải thích học mỹ học, ông cũng cho rằng đối với nhà phê bình và người tiếp thụ có năm mô thức quan hệ hỗ tương mà tiến hành phân tích chu đáo, thì trong đó có bao hàm mô thức tĩnh hóa. Sự phân tích ấy đem nội hàm kinh nghiệm thẩm mỹ của tác phẩm cùng giao lưu với người tiếp thụ triển khai thêm một bước nữa. Ông nói rằng, sự hình thành thẩm mỹ “đặc biệt” người thưởng ngoạn tự do thẩm mỹ trong khoản đối tượng phi hiện thực đung đưa qua lại trong sự thưởng ngoạn thẩm mỹ chủ thể trải qua phạm vi toàn bộ thái độ; “thái độ” ấy tức chỉ vào năm mô thức xem xét là : liên tưởng, ngưỡng mộ, đồng tình, tĩnh hóa, và phản phúng. Jauss còn liệt kê thuyết minh năm mô thức đặc trưng tâm lí thẩm mỹ như sau : I.- mô thức liên tưởng, đó là giai đoạn phát triển thấp nhất của xã hội, cái yếu tố quyết định của người thương ngoạn là tích cực gia nhập và tham dự, người thưởng ngoạn xuyên qua sự liên tưởng của mình dùng sự tưởng tượng của nhân vật thứ ba làm môi giới tiến nhập vào vai trò đạt được sự khoái thích của thẩm mỹ. 2.- là mô thức ngưỡng mộ, chủ nhân ông là thánh nhân, hiền triết, người tiếp thụ coi đó như là mô thức hình thành sự khâm phục, thái độ thẩm mỹ là mô phỏng. 3.- là mô thức đồng tình hay liên mẫn, thương xót cho chủ nhân vì không hoàn mỹ, người thưởng ngoạn do đó mà đặt mình vào địa vị đó như là đồng hoạn nạn, cùng số phận, hình thành cùng một thứ tình cảm thẩm mỹ. 4.-là mô thức tĩnh hóa; đặc điểm của nó là người tiếp thụ không kể là bi kịch hay hí kịch đều hình thành, đều duy trì một thứ cự li thẩm mỹ, tuy cùng với chủ nhân ông vui hay buồn, nhưng không phải là không tiết chế tình cảm tràn lan, mà muốn khống chế để tự mình thoát ra khỏi tính giám biệt trực tiếp, đem sự truy xét thăng hoa đến chỗ biến hiện sự phán đoán sự vật và phản ứng, như vậy cái tâm linh của kẻ thưởng ngoạn được giải thoát hay siêu việt. 5.- là mô thức phản phúng, đặc biệt là người thưởng ngọan cách li với tác phẩm, đối lập. phá nát đến độ thất vọng hay chỉ mong tiêu hủy; Jauss cho rằng lọai mô thức này trong văn học hiện đại thường biểu hiện đột xuất, điều đó ông rất lo lắng dối với văn học tây phương hiện đại, nhất là bộc lộ hết trách nhiệm. Với năm mô thức giám biệt, Jauss không hoàn tòan đặt song song với nhau, nhưng vẫn như hiện rõ là Jauss đối với lịch sử văn học tiếp thụ tạo thành một thứ lí luận khái quát, tức dùng năm thứ mô thức tiếp thụ, giám biệt, xem xét và phân biệt ( phê bình) khiến phạm vi văn học tiếp thụ mạnh mẽ và sự thưởng ngoạn phát triển, tuy nhiên ông không minh xác rõ ràng.
Từ sự đột phá mông lung (mơ hồ) của văn học sử, đề xuất lí luận tiếp thụ, về sau chuyên sâu vào việc nghiên cứu lịch sử kinh nghiệm thẩm mỹ, phạm trù và nội hàm, tức là Jauss khai sáng con đường tiếp thụ mỹ học vậy.
Khổng Đức biên dịch