Khổng Đức biên dịch
Vấn đề đặt ra, làm thế nào tác phẩmđược tồn tại? Có nhiều cách giải đáp. Ở đây chúng ta chỉ nêu ra các điểm khái quát như sau:
1.- Căn cứ theo quan điểm tính chất linh hóa của vật, chúng ta bài xích tính vật chất của tác phẩm nghệ thuật, do đó chúng ta coi thường cái đẹp của hình thức.
2.- Tác phẩm thực sự tồn tại – Chúng ta hãy thảo luận tính song trùng ngữ cảnh của tác phẩm. Tác phẩm mà chỉ nhắm biêu hiện lại sự hiện thực thì không phải là tác phẩm nghệ thuật chân chính tồn tại. Phương diện biểu hiện hiện thực ấy chỉ có tác dụng là tài liệu trong tác phẩm nghệ thuật.Tác phẩm phải thông qua “tính trần thuật tổng hợp”, trong tài liệu cơ cấu có liên quan đến tính tưởng tượng hình thành “tượng ý”. Tượng ý là biểu hiện tính chất đặc biệt của sự vật do sự thể nghiệm sinh tồn của con người thành ra “vật tượng được hiển linh hóa”.
3.- Trong tác phẩm từ sự tiến hành “ngữ điệu song trùng”, tức là thực hiện hai giọng điệu đi đôi: là ngữ điệu của đối tượng và ngữ điệu của giá trị tình cảm. hai ngữ điệu ấy liên hệ hỗ trợ cấu tạo cho tác phẩm “ hoàn thành hình thức ngữ cảnh”; sự hoàn thành hình thức ngữ cảnh là tạo điều kiện cho sự tồn tại của toàn thể tác phẩm. Nhưng vấn đề tồn tại tác phẩm vẫn chưa kết thúc, chúng ta còn phải đưa vấn đề đó ra và hướng đến phương diện căn bản, tức nghệ thuật trong tác phẩm phải làm sao phát sinh được “chân lý nguyên thủy”; có thông qua được sự giải đáp vấn đề đó mới có thể xác nhận sự tồn tại của tác phẩm.
Như đã nêu ra ở trên, tượng ý là hình tượng sự vật được linh hóa, ban cho hình ảnh sự vật lạ, ý thích thú, nhưng nó cũng chỉ mới là trình hiện từng mảnh những thể nghiệm sinh tồn. Và cho dù cả nhóm, cả tổ hình ảnh cũng chưa đủ yếu tố để coi đó là sự tồn tại của toàn thể tác phẩm, mà phải triển khai cảnh trí vượt lên trên “tượng ý”. Vậy thế nào là “siêu việt tượng ý”, tức là có một lực lượng cao hơn tượng ý, chính lực lượng đó khiến cho tượng ý có khả năng, bảo trì được tượng ý và tạo thành sự tồn tại của tác phẩm. Nhưng lực lượng đó là cái gì, không sao nói ra được; tạm thời hãy dùng bài từ của Mã Trí Viễn làm thí dụ, bài từ như sau :
Khô đằng lão thụ hôn nha
Tiểu kiều lưu thủy nhân gia
Cổ đạo tây phong sấu mả
Tịch dương tây hạ
Đoạn trường nhân tại thiên nhai
Tạm dịch: Cây khô dây héo quạ kêu
Dưới cầu nước chảy bên lểu vắng tanh
Đường xưa gió thổi ngựa trành
Vầng dương tây lặn xa xanh
Chân trời lữ khách ngậm vành đắngcay…
Bài từ từng được Vương Quốc Duy ca tụng : sơ sài chỉ có mấy câu mà đã đạt được
cái đẹp của tuyệt cú đời Đường. Thi nhân đã đưa ra những hình ảnh sự vật, mục đích không phải chỉ ra đối tượng tồn tại ở bên ngoài sự vật, mà chính là nêu ra những ý tượng, đọc qua bài từ, chúng ta cảm động như đứng trước cảnh trí, do các hình ảnh sự vật có tính hấp dẫn đưa chúng ta đến trạng thái thích thú đặc biệt. Từ đó sinh tình cảm thảm sầu sâu xa sống động; cho nên tiến đến sự suy tư trạng thái cảnh vực cô tịch của con người’ Tất cả đều qui về câu cuối cùng của bài thơ.
Nếu bỏ đi câu cuối mà chỉ mô tả cảnh và cảnh thì như không có gì cả; cái gọi là vật gây nên ý thú đặc biệt là nhắm vào sức sống, nỗi thảm sầu sâu xa… Do đó câu cuối cùng bao hàm một thứ lực lượng, mà lực lượng ấy đến từ “tịch dương tây hạ”(mặt trời đã lặn về tây) và “đoạn trường nhân”(con người như đứt từng đoạn ruột) có tác dụng liên hệ bao trùm. Bên chữ “tịch dương tây hạ” thống nhiếp hình tượng cảnh vật ở trước, và sự bao trùm ấy lại liên hệ đến ”đoạn trường nhân”. Nương theo sự thống nhiếp cai quản bao trùm và sự liên hệ, vật tượng ở trước đều hòa nhập vào cảnh trí chân trời mênh mông bao la, từ đó mà tạo ra sự thành công của tác phẩm là toàn thể tồn tại; khiến cho sự thể nghiệm nhân sinh thành ra sự biểu hiện một thế giới. Thứ thống nhiếp và liên hệ ấy là một thứ lực lượng biểu hiện sự thể nghiệm sinh tồn, nhờ lực lượng ấy cuối cùng thực hiện được sự tồn tại của tác phẩm. Lực lượng ấy biểu hiện tính linh tối cao của con người, nó là nghệ thuật tối cao của nghệ thuật tưởng tượng. Nó đem lại một thứ gì đó, mà thứ đó dường như không có danh vị, nhưng rất chân thực, nó tạo thành sự tồn tại tác phẩm; chính vì nó không có danh vị nên chúng ta mới gọi nó là “tính thần bí trong nghệ thuật”. Hiện thời chúng ta muốn nói lên điều thần bí không thể nói ra được, tạm thời chúng ta cấp cho nó một cái tên gọi là “thị vức nội tại” Anh ngữ gọi là internal vision. Trên kia tác dụng của câu cuối cùng trong bài thơ cai quản là một sự liên hệ khiến cho “đoạn trường nhân” thành đại biểu cho một phần thể nghiệm sinh tồn, hóa nhập vào vật tượng đề ra làm thí dụ, khiến cho vật tượng đoạn trường nhân như hiện ra trước mắt. Cho nên gọi cái thị vức ấy là “nội tại”, vì thật ra chúng ta không có cách gì thông qua hình thức cảm tính của tác phẩm mà xác định được sự nhận thức ra nó – nên gọi là “hóa cảnh”. Tỉ như một tác phẩm hội họa thì tự nó có hình thể trọn vẹn, như một bức phong cảnh do núi sông hay hạ lưu tạo nên, nhưng toàn thể hình tượng cấu tạo nên không phải là internal vision mà là external vision (ngoại bộ thị vức), thị vức ngoại bộ có thể nhìn thấy được, còn nội tại thị vức thì không sao thấy được.
Nhưng “thị vức nội tại” vẫn là thị vức, vì nó trước sau vẫn là lãnh vức do cảm tính nhận được, và nó không phải là khái niệm hay là thuộc quan niệm phản tư. Đối với việc cầm nắm chân chính sự tồn tại tác phẩm, tức ý nghĩa đã tiến nhập vào thị vức nội tại. Nhưng điều đó không thể nói là thông qua hình thức cảm tính của tác phẩm mà tiến vào sự liên tưởng đạt đến quan niệm biểu hiện và tư tưởng. Tuyệt đối không thể đem các loại thuộc tư tưởng quan niệm mà coi như là thị vức nội tại của tác phẩm. Quan niệm và tư tưởng không ở trong cảm tính, nhân đó không phải là thị vức. Đối với việc phê bình một tác phẩm nghệ thuật là phải nêu ra những hình thức cảm tính cấu tạo thành một thứ thị vức nội tại, và ý nghĩa thị vức nội tại là cái gì nằm ở đâu? Phải thông qua những phân tích mới gọi là tiếp thụ chân tướng tác phẩm, mới có thể nhận được chính xác giá trị nghệ thuật của tác phẩm, phải thông qua sự phê bình thị vức nội tại của tác phẩm thì sự phê bình ấy mới có giá trị. Cơ cấu tạo được lãnh vức thị giác nội tại, thì sự chế tác tính tồn tại của tác phẩm mới thực sự hoàn thành. Sự tồn tại của một họa phẩm không phải ở màu sắc, đường nét hay ánh sáng bóng tối tương phản mà là ở cách dùng phương pháp thể hiện của nghệ sĩ hình thành được lãnh vức thị giác nội tại (tức ý nghĩa ẩn trong bức tranh,như bức tranh đôi giày của Van Gogh).
Tính thần bí của lãnh vức thị giác nội tại tuy không thể xác định bằng hình tượng cụ thể, nhưng nó vẫn là cảm tính, vẫn là hình tượng. Thí dụ như ta xem một tác phẩm điêu khắc, nếu chúng ta chỉ nhận thức hình tượng của sự vật đó, là chúng ta thưởng ngoạn không đúng nghĩa của nó. Mà chúng ta phải xuyên qua hình tượng đó thấy được lãnh vức thị giác nội tại của nó. Chỉ có thấy được lãnh vức thị giác nội tại đó, chúng ta mới tiến vào thế giới thể nghiệm sinh tồn trình hiện trong tác phẩm. Tiếp thụ thẩm mỹ đúng nghĩa là sự tiếp thụ xâm nhập được vào lãnh vức thị giác nôi tại của tác phẩm, chứ không phải dừng lại ở hình thức cảm tính ( perception). Phê bình tác phẩm nghệ thuật đừng có quan tâm đến việc chế tác, mà cần chỉ ra sự tồn tại của tác phẩm. Đối tượng chính của nghệ thuật phê bình là lãnh vức thị giác nội tại.
Hưởng thụ nghệ thuật là gì”? Là chỉ trong sự thể nghiệm sinh tồn nơi thế giới ý tưởng, con người chụp bắt được sự soi rọi tự ngã; chính đó mới có ý nghĩa là hưởng thụ nghệ thuật. Tự ngã quan sát sự thể nghiệm sinh tồn, đó là tâm linh con người cá thể có sự hưởng thụ tối cao. Ý nghĩa của sự hưởng thụ đó là tự do tĩnh lặng, nó thống nhất với tính tối cao của tình cảm.
Nếu như sự thể nghiệm của chúng ta thực sự sâu sắc tiến nhập vào trong lãnh vức thị giác nội tại một tác phẩm nào đó, bộ tác phẩm ấy trở thành một thế giới có sự hấp dẫn. Cái thế giới ấy làm cho chúng ta cảm động và cuốn hút chúng ta vào trong đó không muốn quay về; nói như thế là chúng ta lãng quên như đắm đuối trong thế giới phi hiện thực. Sự lãng quên không nên giải thích là một trường mộng ảo giống như đắm chìm trong cơn ma túy tạm thời né tránh được sự phiền não hay khốn khó; ý nghĩa cảnh quan ấy là hưởng thụ nghệ thuật mà vẫn thực hiện trong chủ nghĩa tâm lý.
Tác phẩm vĩ đại làm ta lãng quên rằng đó là thế giới “phi hiện thực”, nhưng không phải là một thế giới giả tạo; ngược lại cái thế giới đó là thế giới của “chân lí nguyên thủy phát sinh”. Chân lý nguyên thủy phát sinh là cảm tính, do đó khi nó phát sinh thì tính linh con người cảm động ngay; chúng ta từ ý nghĩa đó mà luận bàn về cảnh giới tối cao của sự thưởng ngoạn nghệ thuật, nó đối với sự thỏa mãn tình cảmvà nguyện vọng giả tưởng không có liên hệ gì. Thỏa mãn của giả tưởng là đến từ sự mê luyến bản thân hình thức của cảm tính trong tác phẩm. Trong sự mê luyến ấy thậm chí có thể bao trùm cả sự mến thích nhân tố tình dục trong tác phẩm. Và chúng ta làm sao có thể coi sự mê luyến ấy là hưởng thụ nghệ thuật được? Đối với tác phẩm chúng ta trực tiếp thu nhận, hiển nhiên đó là hình thức cảm tính, nhưng ý nghĩa chân thực của hình thức cảm tính lại tạo ra lĩnh vực thị giác nội tại. Vì hình thức cảm tính trong tác phẩm có tính chất nước đôi nó tạo ra rồi lại che đi lãnh vức nội tại. Làm sao đột phá sự che đậy của hình thức cảm tính để đạt đến lãnh vức thị giác nội tại của tác phẩm. Điểm then chốt là coi cái thị vức nội tại như là sự sáng chế nội tại của tác phẩm mà ra . Chúng ta không thể đem cái thị vức nội tại đó mà hiểu là một thứ khách thể, giống như như nó bắt được trực giác của chúng ta. Đó là điểm thường bị lảng quên, con người thường có thói quen coi tác phẩm như là một thứ, một công cụ thuộc tính thẩm mỹ, hay là một thứ khách thể cấp cho gía trị thẩm mỹ. Theo sự lí giải của Heidegger, nếu cứ nhìn theo quan điểm thường tình đó thì tác phẩm không có cách gì thành tác phẩm, vì điểm chính trong tác phẩm là “chế tác ra sự tồn tại”. Ông nói rằng tác phẩm được chế tác ra sự tồn tại thì trong đó mới biểu hiện sự hiện thực tức là dùng tác phẩm làm phương thức, ông có đoạn văn như sau:
“Bất cứ một sản phẩm nào sinh ra, chỉ cần được chế tác, được khẳng định là nó có thể ban cho những gì được sinh sản được xác nhận có sự tồn tại. Nhưng trong tác phẩm nghệ thuật tính tồn tại được sáng tác ở trong tác phẩm, tính tồn tại được sáng tác như vậy cũng là phương thức đặc biệt, theo như cách thế đó thì những gì trong sản phẩm sinh ra đột nhiên xuất hiện. Nếu đúng như vậy điều mà chúng ta có thể phát hiện và thể nghiệm trong tác phẩm là sự tồn tại được chế tác.”
Điều được nói ra ở đây nằm trong tác phẩm sáng chế là “ tồn tại sáng tác”. Cũng như những điếu chúng ta nói trong tác phẩm là “ lãnh vức thị giác nội tại”. Chỉ có tiến vào được lãnh vức đó, mới có thể gọi tác phảm là thành phẩm và tồn tại. Tuy nhiên hình thức cảm tính của tác phẩm làm hoa mắt xúc động con người, và tính tồn tại được chế tác lại thường trải qua bị tác phẩm che dấu đi; chúng ta sẽ đem cái hình thức trực tiếp “ bản thân là mỹ” kể như là sự tồn tại của tác phẩm, từ đó quên đi tinh tồn tại chân chính của tác phẩm.
Bây giờ chúng ta lại bàn đến quan điểm của hình thức “bản thân của mỹ”, tại sao nó lại tách bản chất của nghệ thuật. Trước tiên chúng ta hãy xem lại đoạn văn của J.P. Sartre - triết gia của Pháp, trích dẫn từ trong tác phẩm “Tâm lý học của tưởng tượng”:“Chúng ta đề cập ngay vào vấn đề, sản phẩm nghệ thuật là một thứ “phi hiện thực”. Tất nhiên chúng ta phải xem đến, chỉ có hiệu quả khi nét bút gây xúc động, trên bức họa có điểm nhấn mạnh và hoa văn cùng màu sắc rực sáng lên mới là nét hiện thực chân chính, Nhưng những sự vật vừa nêu không phải là đối tượng của thẩm mỹ. Chúng ta không thể thông quasự thể nghiệm tri giác cái mỹ của sự vật, bản tính quyết định của nó là cái ở thế giới bên ngoài….Cái bí mật ở đây là nơi căn bản họa sĩ không có đem cái ý tượng gói kín bất động trong đầu bày ra nơi bức họa, mà họa sĩ chỉ sáng tạo theo ý tượng mô phỏng tính chất của sự vật. Nhất đán con người xem đến vật mô phỏng đó thì hiểu ngay hình ảnh ấy; nhưng mặc dù hình ảnh ấy biểu hiện hình dáng ở bên ngoài, cuối cùng cũng chỉ là hình ảnh. Thứ hình ảnh ấy không có khả năng hiện thực hóa mà cũng không phải là khách quan hóa. Mục đích mỗi nét bút trên bức họa đều không phải là tự thân họa sĩ, thậm chí cũng không cấu tạo được một cái hiện thực thống nhất toàn thể. Nó cùng đi đôi với cái phi hiện thực mà sinh ra thể tổng hợp, mục đích của nghệ thuật gia là phải dùng sắc thái hiện thực cấu tạo nên cái toàn thể, cái toàn thể ấy mới khiến cho hình ảnh phi hiện thực hiển hiện. Do đó chúng ta phải coi bức họa ây như một vật thể ( trong khi người thưởng ngoạn phát huy sự tưởng tượng của nó) thì không khi nào nó lại tiếp thụ cái hình ảnh phi hiện thực; cái thứ hình ảnh phi hiện thực ấy mới là khách thể của bức họa. Nó khiến chúng ta khi ngắm vào sắc thái hiện thực giả tạo của bức họa ấy lại thấy khoái trá. Hiện tượng khoái lạc thẩm mỹ là thực tại, nhưng mục đích không phải là đi tìm cái sắc thái hiện thực như hiện thực mà tạo ra bản thân của khoái lạc. Thẩm mỹ đúng đắn chính là chúng ta nhận thức cái phương thức của một thứ đốitượng phi hiện thực, đối tượng ấy không phải là bức tranh hiện thực.”
Ở đây Sartre hoàn toàn phủ định giá trị thẩm mỹ của bản thân hình thức cảm tính (chú ý: thực tế ông đã phân chia “khoái lạc thẩm mỹ” với “giá trị thẩm mỹ”, phủ định hình thức cảm tính cá biệt tạo thành sự khoan khoái cảm quan là không có giá trị thẩm mỹ, đồng thời cũng phủ định hình thức tác phẩm được cấu tạo hoàn bị cũng không có giá trị thẩm mỹ. Nhưng hình thức hiện thực ấy là sự vật có thể nhìn thấy trực tiếp đều không có giá trị thẩm mỹ, tức nói giá trị thẩm mỹ là kí thác ở thể tổng hợp phi hiện thực, bản thân của nó không thể thấy trực tiếp được; nhưng nghệ thuật gia lại cần đòi hỏi phải truy tầm cái hình thức có thể vận dụng trực quan.
Rõ ràng cái thể “tổng hợp phi hiện thực” tức là điều mà chúng tôi gọi là “lãnh vức thị giác nôi tại” của tác phẩm; cách dùng từ có khác nhau, nhưng tư tưởng như nhau.Ông ta còn chỉ dẫn rõ cái tác dụng “thể tổng hợp của phi hiện thực “ là ở chỗ để cho hình ảnh phi hiện thực được biểu hiện, vậy hình ảnh phi hiện thực là cái gì? Ông đáp: Nó là “sự vật khách thể trong bức họa”, chỉ có cái khách thể đó mới là mỹ. Do đó tác phẩm nghệ thuật được coi như là đối tượng thẩm mỹ, một mặt là mỹ còn một mặt là phi hiện thực; chúng ta có thể gọi đó là “hình ảnh thẩm mỹ”.
Bản tính của hình ảnh thẩm mỹ quyết định ở bên ngoài thế giới hiên thực; cho nên nói đến cội nguồn muốn cảm nhận được nó không phải thông qua tri giác. Mà chỉ do tính chất đặc biệt của sự vật cùng với hình thức cảm tính đưa đến hiện tượng khoái lạc thẩm mỹ, nhưng không thể coi đó là sự tồn tại của tác phẩm, vì khoái lạc thẩm mỹ không phải là sự hình thành của hình ảnh thẩm mỹ. Theo quan điểm của Sartre thực tại khoái lạc thẩm mỹ trực tiếp không phải là bản thân mục đích của nghệ thuật, mà chỉ là phong cách vận dụng của nghệ thuật.
Có người thích âm sắc của nhạc cụ tây phương có thể đạt đến trình độ, ngồi trong phòng biểu diễn, trong khi buổi diễn tấu âm nhạc chưa bắt đầu mà người ta chỉ điều chỉnh nhạc điệu, thanh âm phát ra vô cùng hổn tạp, thế mà khán giả ngồi đợi đã tự thấy thỏa mãn thích thú rồi. Sự khoái thích ấy có thể hiểu được, nhưng không thể nói đó là sự khoai thích của thẩm mỹ. Ví như có người nào từng hiểu biết về âm thanh thích âm sắc của một thứ nhạc khí nào rồi, thì chăc chắn không thể nhận đó là sự biểu diễn của âm nhạc. Đúng như Sartre nói:“ nếu chúng ta khảo sát về sự hưởng thụ đơn độc thì không hề có tính chất thẩm mỹ, mà chỉ có sự khoái cảm đơn thuần mà thôi”.
Nếu như không cô lập mà gia tăng sự khảo sát suy tư, thì phải thừa nhận sự hưởng thụ ầy xác thực là tham dự vào sự tiếp thụ thẩm mỹ đối với tác phẩm, do đó có ý nghĩa thẩm mỹ, vì trong việc thưởng ngoạn nghê thuật, tóm lại là có hàm ý tính chất thích thú đối với tính vật chất của tác phẩm. Không thể cho rằng đối với âm sắc của nhạc Tây phương có thich thú và yêu thích thì bị “tẩy sạch”, thực tế vẫn còn có thể thưởng thức nhạc giao hưởng của tây phương. Không có khoái thích là không đúng; đối với tính hấp dẫn đặc biệt của sự vật mà không cảm thụ là không đúng. Có khi đối với các sụ vật đặc biệt. có thái độ cách xa hay cự tuyệt, tóm lại là chúng ta không ngớt tiến vào loại hình nghệ thuật.
Trong lãnh vức âm nhạc, âm sắc đặc biệt của nhạc khí, như thang âm trầm lắng thấp, v…v… đều là đặc tính của tác phẩm vật chất, do chúng đựợc đưa ra trong tác phẩm âm nhạc, đạt đến tính “linh hóa của vật” cấu tạo thành tri giác cơ sở kinh nghiệm thẩm mỹ âm nhạc của chúng ta. Do đó hình ảnh thẩm mỹkhông phải thông qua tri giác cảm thức, nhưng tri giác vốn phải thông qua hình ảnh thẩm mỹ. Tác phẩm đối với khán giả, trước tiên là phải dùng hình thức cảm tính mà trực quan. Thực chất của vấn đề là ở nơi phải trùng tân tri giác lí giải cái ý nghĩa trong việc tiếp thụ nghệ thuật.
Cái tri giác trong việc tiếp thụ nghệ thuật là thứ tri giác nào? Nó không phải đơn thuầnlà thứ cảm tri bị động, mà cấu tạo thành một thứ năng động tham dự đối với tác phẩm là thị vức nội tại. Chính trong sự năng động tham dự mới đưa vào trong tác phẩm “ sự tồn tại sáng tạo”, mới có thể đối diện với khán giả đột ngột xuất hiện; từ đó khiến cho tác phẩm chân chính thành “phương thức tác phẩm hiện trường”. Cũng chỉcó sựtham dự của khán giả vào lãnh vực nội tại của tác phẩm, thì tác phẩm mới hoàn thành.
Đối với phương pháp hưởng thụ nghệ thuật chân chính Sartre cùng nhất trí với phương pháp của Heidegger; cả hai đều coi việc hưởng thụ nghệ thuật thành ra sự lãnh hội chân lí phát sinh. Chỉ có cách diễn đạt thì khác nhau, Heidegger nói rằng:”ở đây sự tồn tại phát sinh không còn bị che đậy, và thứ phát sinh ấy vẫn là lần thú nhất”. Trong khi Sartre thì cho rằng:”Sự vật thực tại vĩnh viễn không phải là mỹ…Ý nghĩa mỹ đối với thế giới hiện thực, cơ cấu thực tế bị phủ định. “Lời nói ở đây không phải là giả định, chân lí xác thực phát sinh ở trong sự phủ định tính hiện thực trực tiếp. Sartre cho rằng hoạt động thẩm mỹ là một phương thức nhận thứcđối tượng phi hiện thực. Sự phán đoán của ông rất đúng. Khi chúng ta cảm thụ một thứ sắc thái đặc biệt hấp dẫn, hay âm sắc của một thứ nhac khí đặc biệt hấp dẫn. Sự hấp dẫn ấy tồn tại, là vì chúng dắt dẫn đến việc trình hiện sự tồn tại mang tính siêu việt. Chúng giống như sắp đặt thành một đường thông suốt đến việc trình hiện thể nghiệm sinh tồn, dẫn đến trong sự trình hiện phát sinh chân lí.
Sự phát sinh chân lí, ý nghĩa là “trạng thái sự thực” hiện thực thành ra siêu việt, và nó thông qua một thế giới phi hiện thực. Do đó phát sinh chân lí nguyên thủy, về bản chât tức có ý nghĩa là do sự tưởng tượng kích động cao độ. Hưởng thụ nghệ thuật đến cảnh giới tối cao cần phải hiểu rõ điểm căn bản đó,
Tác phẩm dựa vào lãnh vức thị giác nội tại của nó, sức tưởng tượng tạo ra hiện thực siêu việt cung cấp cho không gian. Ý nghĩa trong tác phẩm vĩ đại vĩnh viễn là đạo sư của con người, nó đề cao chúng ta như là sự tồn tại luôn luôn khải phát sự bảo tồn của chúng ta và phát triển một thứ tưởng tượng thành năng lực của một thế giới phi hiện thực. Nghệ thuật chân chính nuôi dưỡng gia tăng tâm linh và bồi dưỡng sức tưởng tượng của chúng ta. Sức tưởng tượng nghệ thuật nhất đán khô kiệt thì lấy gì mà sáng tạo, thậm chí đến tính độc sáng trong lãnh vức khoa học thiên nhiên cũng hết khả năng. Việc nghiên cứu sáng chế thành công trong lãnh vực khoa học vẫn thuộc phạm vi tưởng tượng vĩ đại của tính tồn tại siêu việt chứ không phải do suy luận logic.
Tác phẩm nghệ thuật chân chính không phải cung cấp cho chúng ta một thứ khách thể thẩm mỹ thú vị đầy đủ; tác phẩm tạo ra sự tồn tại là ở nơi lãnh vức thị giác nội tại, do sự hình thành hình ảnh cung cấp một “không gian”, đó cũng là khả năng cung cấp cho sự phát sinh chân lí. Sự phát sinh chân lí với sự thỏa mãn thích thú là đại biểu cho hai quan điểm nghệ thuật khác nhau.
Con người không phải cần đến nghệ thuật theo ý nghĩa như sau: cảm quan phảng phất như thỏa mãn một nhu cấu, tức là hình thức cảm tính đối với sự vật ở bên ngoài có một thứ đòi hỏi sự thẩm mỹ thích thú. Nhưng nếu đối đải với nghệ thuật theo cách nhìn như vậy, thì nghệ thuật vĩnh viễn là một thứ sản phẩm phụ thuộc trong sự sinh hoạt là một hiện tượng tùy thuộc, một thứ sinh hoạt khô khan hay chỉ là một thứ trò chơi.
Tóm lại như vừa nêu ở trên, Mỹ là thẩm mỹ hình ảnh và đúng như Heidegger từng nói:”Bản chất của tác phẩm nghệ thuật là nơi phát sinh chân lý”; nên trong cuộc sốngcon người nguyên nhân căn bản là phải cần đến nghệ thuật.
(7-2012)