(Tiếp theo October 2, 2012)
Xin xem Gi-chú và Thuật-ngữ cuối bài.
Tặng Em,
Thực-hành không có ngĩa là từ-bỏ lí-thuyết. Nếu thực-hành không có lí-thuyết và ngược lại thì việc làm của chúng-ta “không nhìn ra gốc-ngọn.” 1 Thực-hành khác với lí-thuyết không fải vì trong lí-thuyết chúng-ta chỉ jản-zị để í tới zữ-kiện. Trong thực-hành chúng ta làm 2 cho nên hành-động vẫn fải zùng đến kiến-thức của lí-thuyết 3 nếu lí-thuyết ấy không mù-quáng. Tại sao?
Bởi vì trên thực-tế khả-năng quan-sát của chúng-ta là một cách nhìn vào nguyên-thủy trong khi ấy đối-tượng được quan-sát mới chính là hoạt-động. Việc làm lí-thuyết của chúng-ta mới chỉ là nhìn chứ không hoàn-toàn thấu-đáo vấn-đề. Nhưng, cái-nhìn chưa thấu-đáo này không có ngĩa là không theo fương-fáp jì cả; ngược lại quan-sát là định ra qui-tắc (canon) mà chúng-ta gọi là fương-fáp (method).
Những jì sẵn có không fải là những thu-họach trong lí-thuyết, cũng chẳng fải là cái jì mà công-trình thấu-đáo của chúng-ta trưng ra theo thể-tài rõ-ràng và sát với chân-lí. Điều khó-hiểu đối với chúng-ta là cái jì chúng-ta thấy hiển-nhiên có sẵn ở đây thế mà chúng-ta vẫn fải lôi nó ra để xét kĩ lại cho đúng cốt chỉ để biết rõ là điều ấy có thực và hiển-nhiên 4. Như vậy, mọi vật chúng-ta zùng hằng ngày zường như không chỉ là “zụng-cụ” (die Werkzeugeselbst). Ngược lại “zụng-cụ” chính-là í-chỉ hay khao-khát của chúng-ta, được chúng-ta tạo ra ở một thời-jan nào đó và nó sẵn-sàng ở đó cho chúng-ta zùng. Việc-làm – bất kể việc jì – đều có một khối liên-hệ đó đây và ngẫu-nhĩ gặp nhau 5.
Một công-việc hay một tác-fẩm sẽ được làm đều có định-hướng rõ ràng về những jì cụ-thể, ví-zụ làm một cái búa, một chiếc máy bay, hay một cái kim đều có một thứ gọi là Nguồn-sống (Sein) gắn liền vào công-việc hay vào tác-fẩm 6. Đôi jày sẽ được làm ra cốt để sỏ chân vào (Schuhzeug) và chiếc đồng-hồ để điểm thời-jan … Việc-làm mà chúng-ta chú tâm chỉ thấy rõ khi chúng-ta làm việc đó (das in Arbeit befinslichẹ) – là việc-làm có tính ứng-zụng nằm ngay trong iếu-tính hay lẽ-sống của việc-làm 7.
Chính trong lẽ sống của việc-làm chúng ta mới thấy mục-đích của việc-làm và mục-đích ấy là tính ứng-zụng của việc-làm. Một việc làm có người đặt mối chỉ vì tính hữu-zụng của việc-làm cho nên nội-zung của việc-làm sẽ được thấy rõ trong việc-làm.8
Nhưng việc-làm hay một tác-fẩm sẽ được tạo ra không fải chỉ vì tính ứng-zụng mà thôi. Chính sự sản-xuất ra việc-làm tự nó cho thấy vấn-đề zùng cái jì để tạo ra cái jì. Trong một việc-làm hay trong một tác-fẩm cũng còn có liên-hệ đó đây hay cách zùng các vật-liệu khác nhau.
Một việc-làm hay một tác-fẩm ví như làm cái ví xách tay fải fụ-thuộc vào (angewiiesen auf) những thứ như za thuộc , chỉ và kim vân vân. Hơn nữa, za-thuộc đến từ za-thú, mà za-thú là za súc-vật con-người nuôi để lấy za. Còn có nhiều súc-vật ở trong thế-jan này không cần con-người nuôi-zưỡng. Tóm lại, súc-vật tiếp-tục sinh-tồn trong hoang-sơ cũng như trong môi-trường quyết-định bởi con-người.
Thế-thì, có môi-trường trong đó một số thực-thể hiện-ra trong tầm-tay của chúng-ta mà tự chúng không có lẽ sinh-tồn, ví-zụ cái búa, cái kìm, cái kim. Chúng chỉ có liên-hệ với vật-chất như thép, sắt, kim-loại, đá, gỗ là những chất-tính riêng của chúng.
Trong số những zụng-cụ chúng-ta zùng có cái gọi là “Nhiên-tính” hay “Bản-chất” 9. “Nhiên-tính này chỉ hiện ra trong trong cách-zùng của zụng-cụ. Tóm lại, chúng-ta chỉ thấy được “Nhiên-tính” trong các zụng-cụ theo lẽ tự-nhiên mà thôi 10.
Tuy nhiên, chúng-ta chớ nên hiểu “Nhiên-tính” hay “Thiên-nhiên” là cái jì sẵn có ở tầm tay, hay là “lực của Thiên-nhiên”. Gỗ ở trong rừng cây, núi là quặng-đá, sông là sức-nước, còn jó là sức-manh thổi cánh-buồm. Khi chúng-ta khám-fá ra môi-sinh tức là cùng một lúc chúng ta khám-fá ra “Nhiên-tính”, ở đây có ngĩa là “lẽ tự-nhiên”. Nếu chúng-ta không nhận ra Lẽ Tư-nhiên có Nguồn-sống (Sein) ngay trước mặt chúng-ta thì “Nhiên-tính” này vẫn tự nó hiện ra ngay trước mắt chúng-ta. Lúc đó “Nhiên-tính” như một fong-cảnh “vùng lên sống-động, ào-ạt” lôi-cuốn chúng-ta, nhưng thực ra “Nhiên-tính” vẫn còn ở trong cõi mơ-hồ. Cái cây của một nhà chuyên ngiên-cứu về cây-cỏ không fải là những bông-hoa trong bụi-cây và suối-nguồn mà nhà Địa-zư tìm ra cho một zòng sông không fải là thác đổ ở trong thung-lũng.
Việc-làm hay một tác-fẩm được tạo ra không chỉ zính-záng đến mục-đích hữu-zụng của việc-làm và zính-záng tới cái jì có trong việc-làm ấy; zưới những điều-kiện đơn-jản của tài người. Việc làm còn liên-quan đến người sẽ sử-zụng việc-làm hay việc-làm jống như một cái áo để khoác lên mình.
Việc-làm, ví-zụ như i-fục được cắt may theo thước-tấc của người. Cho nên người fải ở kia để cùng hiện ra với việc-làm. Ngay cả khi một đồ-vật được sản-xuất hàng-tá thì fương-fáp thích-ngi theo qui-tắc như trên vẫn không thể thiếu. Chỉ có vấn-đề là việc-làm cần fải được đặt thành câu-hỏi (indefinitely), có tính không đồng nhất và hợp tiêu-chuẩn.
Cho nên, cùng với việc-làm chúng-ta không chỉ đương-đầu với những jì sẵn có mà chúng ta còn chợt thấy một thứ Nguồn-sống (Sein) của Lẽ-sống-đang-có-mặt- ờ-kia (Dasein), tức là chúng-ta thấy những jì mà việc-làm trở thành cụ-thể trước mặt chúng-ta. Rồi với tất cả những thứ ấy chúng-ta mới thấy thế-jan trong đó người sử-zụng việc-làm đang có mặt cùng lúc với chúng-ta.
Bất kể việc-làm nào mà chúng-ta để í đều có ngay trước mắt chúng-ta không chỉ vì việc làm ấy ở trong môi-trường sản-xuất như vì việc-làm ấy có mặt trong thế-jan chung. Với thế-jan chung hay thế-jan của quần-chúng Tính bản-nhiên chung-quanh chúng-ta (die Umweltnatur) hiện ra cho tất cả mọi người tham-zự. Chúng ta khám-fá ra Nhiên-tính rất rõ-ràng trên đường-fố, cầu-cống và zinh-thự. Nhà ga xe lửa có mái che để đương đầu với thời tiết xấu; cột đèn được trồng lên để thắp sáng ban đêm hay ở chỗ ánh-sáng ban-ngày của mặt-trời không chiếu tới.
Khi nhìn đồng-hồ chúng-ta thầm-lặng ngiệm ra vị-trí của mặt-trời theo cách đo đều đặn của Thiên-văn. Khi chúng-ta theo máy-tính của đồng-hồ, chúng-ta thấy ngay máy đó trước mắt chúng-ta. Nó gần chính-xác với Nhiên-tính hay Lẽ Tự-nhiên, nhưng cũng khó lòng thấy được Chúng-ta cứ bị ám-ảnh bởi thế-jan vận-chuyển gần gũi nhất với chúng-ta 11 . Mối ưu-tư ấy khiến chúng-ta tò-mò khám-fá. Khả-năng khám-fá này còn tùy-thuộc vào đối-tượng ưu-tư của chúng-ta.
Những jì nằm trong thế-jan được đưa vào việc-làm hay được đưa vào tác-fẩm 12 sẽ nằm iên ở đó nên chúng-ta có thể thấy được theo mọi trình-độ hiểu biết thấu đáo của chúng-ta.
Cái-thể của Nguồn-sống (Sein) nằm trong những vấn-đề kể trên (cái búa, cầu-cống. zinh-thự, đồng-hồ …) là những-jì-hiện-ra-trước-mắt chúng-ta. Tuy nhiên, sự-kiện này không thể nào hiểu được nếu chúng-ta chỉ có sự-kiện ấy trong tay, như thể chúng-ta đang nói về “những khía-cạnh” ấy trong những vấn-đề mà sự-thực chúng-ta mới thấy gần kề mà thôi. Hoặc là chúng ta đang nói tới những khía-cạnh kia như thể có cái jì đó ở thế-jan chưa hẳn là ở ngay-trước-mặt chúng-ta. Nói một cách bóng bẩy là “những khía-cạnh kia là những sự-kiện còn mang mầu-sắc chủ-quan”.
Chúng-ta gọi sự-kiện kể trên là một thứ ziễn-zịch. Thứ ziễn-zịch này có thể không để í tới một sự-kiện là trong trường-hợp này những vấn-đề kể trên trước hết nên được hiểu và nên được khai-thác như một cái jì thuần-túy trước mặt chúng-ta và những vắn-đề này fải là đối-tượng ưu-tiên và fải đi tiên-fọng theo thứ-tự những jì ở thế-jan. Trong thế-jan này cái jì chúng-ta khám-fá ra hay sáng-tạo ra là của chúng-ta.
Nhưng luận như thế là hoàn-toàn ngịch lại í-ngĩa về bản-chất của í-thức mà chúng-ta đã trình-bày ra như thể một cách khám-fá ra Nguồn-sống-ở thế-jan 13. Để thấy rõ những-jì-ở-trước-mặt chúng-ta không hơn không kém, thì trước tiên í-thức của chúng-ta fải đi thật xâu và vượt xa hẳn những jì chúng-ta để í đến đang-ở-trước-mặt chúng-ta. Bởi vì, cái-jì-đang-ở-trước-mặt-chúng-ta là cái trong đó mọi vấn-đề hiện ra rất rõ-ràng trong bản-chất. (Theo cách viết ngiêng của Heidegger). Đúng thế, cái-jì-ở-trước-mặt-chúng-ta thì cái ấy “lù lù” ở ngay kia. Tuy-nhiên, nói vậy có fải là vấn-đề đặt ra chỉ có ở lúc này mà thôi, cho nên cái-jì-ở-ngay-đây hiện ra theo bản-chất vì nó ở-ngay-đây hay không?
Cứ cho là lối Trình-bày theo í-ngĩa về bản-chất của chúng-ta còn đi xa hơn nữa, thì liệu cái-jì-ngay-đây có fải cho chúng-ta thấy rõ nó là một loại Nguồn-sống có những cơ-cấu gần gũi với thề-jan và ở trong thế-jan hay không? Ngay cả cái-jì-ngay-đây so có cần fải sánh được với cái-jì-ngay-đây xác-thực bằng minh-chứng và được jải-thích đầy đủ không cần fải hiểu hiện-tượng bản-chất của thế-jan hay không?
Zẫu sao, trong khi suy-ziễn những cơ-cấu nằm-trong-thế-jan này, chúng-ta luôn luôn “jả-thiết”có một thế-jan. 14 Ngay cả nếu chúng-ta gom mọi cơ-cấu ấy lại với nhau chúng ta vẫn không thể biến chúng thành một thế-jan. Như vậy, nếu chúng-ta khởi đầu với những cơ-cấu kể trên thì liệu có cách nào júp chúng-ta trình-bày hiện-tượng của thế-jan (Seinenden) hay không? [Điều này Heidegger rất tâm-đắc với Wittgenstein] 15
16. Làm sao sắc-thái của thế-jan chung-quanh chúng-ta có mặt trong những cơ-cấu nằm-ngay-trong-thế-jan? (Viết ngiêng theo Heidegger).
Heidegger trả lời: “Thế-jan không fải là cơ-cấu nằm-trong-thế-jan. Mà thực ra thế-jan rất quan-trọng cho những cơ-cấu kể trên chỉ vì nhờ CÓ một thế-jan cho nên chúng mới xuất-hiện – xuát-hiện ngay trong Nguồn-sống (Sein) của cơ-cấu. Nhưng bằng cách nào để có một thế-jan?
Nếu lẽ-sống (Dasein) đang có mặt ở kia xét đúng theo bản-chất là Nguồn-sống-trong-Thế-jan-này, và nếu hiểu-biết của chúng-ta về Nguồn-sống (Sein) theo đúng như Iếu-tính của Nguồn-sống (Sein) thì zù cho í-thức hay hiểu-biết ấy có vô-biên đến mấy chăng nữa Lẽ-sống (Dasein) ở kia vẫn không fải là cái-thức về thế-jan hay sao? Nó không fải là í-thức có trước cả bản-chất hay sao? Tức là nó không cần đến những hiểu biết qúa rõ ràng về bản-chất (ontologically) hay sao?
Với những vấn-đề trên như chúng-ta đã thấy trong-thế-jan-này, chúng-ta tự-hỏi: “
Với tính-chất của những vấn-đề nằm-trong-thế-jan, thì cái jì trông như thế-jan tự nó có fải là Nguổn-sống-trong-thế-jan đáng để chúng ta lưu-í hay không? Liệu chúng-ta có thấy cái jì trước khi có hiện-tượng này hay không?
Liệu chúng ta có luôn luôn cảm-nhận việc này trước khi hiện-tượng xảy ra mà không cần fải fân-tích bản-chất của nó hay không? Trong khi hiểu rõ vấn-đề ngay trước mắt liệu Lẽ-sống-đang-ở-kia (Dasein) có đúng là Nguồn-sống (Sein) trong Nguồn-sống ấy Tính Thế-jan (Worldhood) của tất cả thực-thể 16 Trong-Thế-jan, và cùng với ưu-tư Trong-Thế-jan này có trở nên sáng-tỏ cho mọi thực-thể hay không?
Nếu tất cả lẽ hiển-nhiên của Nguồn-sống (Sein) zành cho Lẽ-sống-ở-kia (Dasein) có thể thấy được rõ ràng trong hoạt-động ưu-tư của Nguồn-sống (Sein), thì con-đường tiến về ngiên-cứu hiện-tượng vừa mới loé lên, hãy cố-gắng nắm trọn lấy lấy nó, truy-tầm nó coi nó như những cơ-cấu tự-chúng sáng-tỏ từ trong ra ngoài.
Đối với Nguồn-sống-trong-thế-jan có mặt hằng ngày chúng-ta còn thấy một số vấn-đề. Những vấn-đề này đưa mọi sự-kiện theo mối quan-tâm của chúng-ta để chúng-ta thấy rõ “Tính Thế-jan” nằm Trong-Thế-jan tưng-bừng sống-động.
Khi chúng-ta băn-khoăn về một chuyện jì đó thì chúng-ta thấy những vấn-đề ngay trước mặt chúng ta trở nên vô-zụng và không zính-záng jì tới chuyện chúng-ta muốn làm. Có thể zụng-cụ để làm bị hỏng hoặc vật-liệu để làm không thích-hợp. Trong mỗi trường-hợp vừa kể chúng-ta đều có máy-móc ở ngay ở ngay trước mặt chúng-ta. Tuy-nhiên, chúng-ta thấy rõ sự vô-zụng của máy-móc không chỉ bởi nhìn ra điều đó và những chức-năng của nó, mà chúng-ta cũng còn thấy rõ qua sự chú-tâm của chúng-ta vào mọi cách sử-zụng khi chúng-ta zùng máy ấy. Khi đã khám-fá ra chức-năng vô-zụng của máy thì vấn-đề của máy hiện ra qúa rõ-ràng.
Thế thì, trong trường-hợp kể trên, rõ-ràng zụng-cụ (máy-móc) ở ngay trước mặt chúng-ta nhưng trong một í-ngĩa nào đó có ngĩa là “máy-móc hay zụng-cụ” ấy không sẵn-sàng để chúng-ta sử-zụng. Nói khác đi, sự-kiện ám-chỉ rằng có cái jì ở ngay đây không zùng được. Cái đó là í-niệm “Vật”/”Ding” có hình záng và lúc nào nó cũng ở ngay đây. 17
Cái jì ở ngay đây cho chúng-ta thấy rõ cái ấy là zụng-cụ mà chúng-ta để í đến và chúng ta cần sữa-chữa nó vì nó có vấn-đề. Trưng ra cái jì có mặt nhưng “bất khiển-zụng” không có ngĩa là cái ấy không sẵn-sàng để chúng-ta zùng. Trong trường-hợp này, zụng-cụ có mặt trước chúng-ta không fải chỉ jản-zị không fải là “Vật”/ Ding” ở bất kì nơi nào khác. Sự hư-hại của zụng-cụ không thay đổi í-niệm về “Vật”/”Ding”. Sự hư-hại ấy cũng không thay đổi sắc-tình của vật có-mặt-trước-chúng-ta.
Tuy nhiên, trong những việc làm chúng-ta suy-ngĩ hẳn-hoi chúng-ta không fàn-nàn về những jì “không thể zùng được” trong í-ngĩa “vật-sẵn-sàng-có-mặt ở-ngay đây. Chúng ta còn fải tìm ra “cái jì thiếu sót, tức không fải chỉ là “tính hữu-zụng” mà fải nói là “chưa sẳn-sàng để chúng-ta sử-zụng (zur Hand), như lưỡi zao không sắc thì mài nó đi.
February 1, 2013
(Còn tiếp nhiều kì cho đến hết)
CHÚ-JẢI
-
“không nhìn ra gốc-ngọn”. Macquarrie và Robinson biết rõ ngữ-căn ở tiếng Hi-lạp (không gi lại ở đây), thì câu trong nguyên-tác của Heidegger: “…im Sinne der Sichtlosigkeit” đã được chuyển thành “… in the sense of sightlessness”. Trong tiếng Hi-lạp có hai ngĩa liên-hệ với nhau: “Lí-thuyết và không Lí-thuyết” hay lí-thuyết và thực hành. Nếu chuyển-ngữ theo nguyên-bản thì chúng-ta có thể trình bày thế này: “Thực-hành không có ngĩa là từ bỏ lí-thuyết theo quan-niệm xưa của tiếng Hi-lạp vì “thực-hành và lí-thuyết gắn bó với nhau”.
-
Nguyên-ngữ tiếng Đức “gehandelt wird” Động-từ “handeln” có ngĩa là làm một việc jì. Tôi đổi thể “Thụ-đỗng” trong nguyên-tác thành thể “hoạt-dộng” cho nên mới có chủ-tự “Chúng-ta”.
-
“Kiến-thức của lí-thuyết”. Đúng vậy, nhưng fải nói rõ như thế này. Zùng hiểu-biết để fác-thảo ra (outline/rationale) kế-hoạch. Thế không có ngĩa là “chết cứng” trong kế-hoạch.
-
Bản tiếng Đức gi là “zurückziehen” được chuyển sang Anh-ngữ là “withdraw” theo sách của Macquarrie và Robinson, (1962), trang 99. Tuy rất sát ngĩa nhưng cần được jải-thích bằng một câu hỏi: “Tại sao fải kéo “cái hiển-nhiên” ấy ra?” và kéo ra như thế “Để làm jì?” Fải chăng để xác-định lại xem cái ấy có đúng không. Cho nên tôi chuyển động-từ “zurückziehen” thành “xét kĩ lại cho đúng.”
-
Ở đây tôi xin cám ơn Macquarrie và Robinson. Trước khi đọc lối fân-tích ngữ-fáp của hai vị này, tôi đã nhận xét đúng chữ “Werk” mà Heidegger zùng trong Sein und Zeit. Nó có ngĩa là tác-fẩm hay việc làm chứ không fải là “cách làm tác-fẩm”.
-
Đây là điểm khá gần-gũi với í-niệm “Shinto” của Nhật. Điều khác nhau là chữ “Wessen “ hay “iếu-tính” trong văn-hóa Shinto (Thần-đạo) Nhật đã trở thành tập-quán và hành-động. Trong khi ấy í-niệm “Wessen” trong Triết-học là một kinh-ngiệm, truy-tầm và khai-fá trong tinh-thần Nhận-thức, bởi vậy nó không có tính jáo-điều (doxa). Kể từ Kant, chữ “Wesen” có ngĩa là “Sein” hay đúng hơn fải là “Dasein”. Xin đọc The Critiques of Judgment (Kritik der Urteiskraft) của Kant. Bản Việt-ngữ - Đọc và Fê-bình Thẩm-mĩ (Judgment (Urteiskraft) – của Nguyễn Quỳnh đang được khai-triển và sắp sửa đến tay độc-jả.
-
“Lẽ-sống của việc làm” hay “để hết mục-đích và tinh-thần” vào việc làm.” Cặm-cụi cả jờ đâu fải là một hành-động vô í-thức. Cũng vậy một việc thành-hình bao gổm nhiều iếu-tố cần-thiết bổ-túc cho nhau.
-
Nội-zung của việc làm cho thấy những iếu-tố bổ-túc trong việc làm. Xin xem lại chú-jải số 7.
-
“Nhiên-tính” hay “bản-chất” của một vật hiện ra trong khi ứng-zụng. Theo lẽ tự nhiên, chúng-ta kinh-ngiệm “cái vồ” đê đập vào “cán zao điêu-khắc” có trọng lượng lí-tưởng (đúng) để cho “nét cắt” trên đá đi theo đúng í của ngệ-sĩ và không làm vỡ viên-đá. Khoa-học cho chúng ta biết khi “lưỡi zao điêu-khắc” và “cái vồ” hợp nhau thì tiếng vang trên đá nge “rất thanh”; ngược lại, sẽ không có tiếng vang thanh; và như thế điêu-khắc sẽ là một việc làm vất vả, không hợp lẽ tự-nhiên.
-
“Lẽ tự-nhiên”. Xin trở lại chú-jải số 9.
-
“Gần-hũi nhất chúng-ta” ngĩa là “cái jì ở ngay trước mắt chúng-ta”, một í-niệm và cũng là kinh-ngiệm mà Heidegger đang cố gắng trình-bày.
-
Tiếng Đức “beigebrachte” có ngĩa “đưa vào”. Trong fần này, Heidegger zùng chữ “việc-làm”. Tôi tự í thêm vào hai chữ “tác-fẩm” để í-ngĩa rộng hơn, và một đôi khi thích-hợp hơn.
-
Bản Anh-ngữ của Macquarrie và Robinson zựa trên bản Đức-ngữ: “… ein zünächst an sich vorhandener Weltstoff …” không jống như bản Đức-ngữ trước đó, gi là: “…zünächst ein an sich vorhandener Weltstoff.”
-
“Jả-thiết một thế-jan” hay “cho đó là một thế-jan”. Như vậy, chữ “thế-jan” trong trường-hợp này là một “suy-ziễn mơ-hồ” vì cho rằng thế-jan ấy có một Nguồn-sống (Sein). Cho nên Heidegger gọi là “một loại Nguồn-sống”. Nguồn-sống (Sein) đích-thực fải là Nhân-bản. Xin đọc cuốn Thư về Nhân-bản Luận (Bief über den Humanimus) của Heidegger.
-
Trong Tractatus, Wittgenstein đã nhận-đĩnh rằng: “Mọi sự-kiện (hoạt-động sống) làm thành thế-jan. Nếu vật làm thành thế-jan thì khi vật biến đổi, như cái búa, thế-jan sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, chữ “Gegenstand/object” hay “vật/sự-kiện/vấn-đề” trong Tractatus rất zẽ bị hiểu sai. Đây là một vài ví-zụ trong Tractatus:
-
Thế-jan là mọi sự-kiện (Gesamtheit) chứ không fải là mọi vật (Dinge).
1.11 Sự-kiện (die Tatsachen) làm thành thế-jan.
2.014 Vạn-vật *(Gegenstände) chính là sự-kiện (Sachlagen).
2.02 Cho nên vạn-vật (der Gegenstand) rất chi-li (đơn-jản).[Số it không có Umlaut]
2.021 Vạn-vật (die Gegenstände) tạo-thành cốt-tủy của thê-jan. Cho nên vạn-vật không fải là sự-kiện fa-trộn.
2.0211 Nếu thế-jan không có cốt-tủy thì í-ngĩa của câu nói này có thể fải tùy-thuộc vào lẽ đúng hay sai của câu nói khác.**
2.04 Tất cả sự-kiện (Sacverhalte) có iếu-tính căn-bản làm thành thế-jan.
*Tuy chữ “object” trong tiếng Anh tương đương với chữ “Gengenständ” nhưng rất có thể zễ bị hiểu lằm, nhất là đối với người ngoại-quốc. Cái “búa” là “vật”, nhưng “cái búa” không có nguồn-sống tự chính nó. Như vặy, “cái búa” không fải là iếu-tính của thế-jan. Nên hiểu chữ “Gengenständ” ở đây là “vạn-vật”. Zo đó, áp-zụng chữ “vật” vào iếu tố “nhỏ bé nhất” trong ngôn-ngữ rất chỉnh. Vì một mệnh-đề có đời-sống i như một thế-jan. Nhưng trong Tractatus, Wittgenstein luận về chữ “vật” trong í-ngĩa bao-trùm đi vào nguồn-sống cho nên người đọc fải ngĩ ngợi nhiều. Đây cũng chính là một trong vài điểm không rõ ràng trong Tractatus, mà sau này Wittgenstein đã chấp nhận, và gần đây tôi đã bắt đầu khai-triển thành một luận-cương so-sánh Tractatus với hai cuốn của Wittgenstein: Truy-tầm Triết-học và Bàn-về Nền-tảng Toán-học, fần đầu của chuyên-luận này đã đăng trên VCV.
** “Í-ngĩa của câu nói” (ein Satz Sinn). Ỡ đây Wittgentsein rất rõ ràng trong luận-cương về ngôn-ngữ. Tuy nhiên bàn rộng ra theo ngĩa những sự-kiễn hay cơ-cấu cơ-bản làm thành thế-jan, thì có lẽ câu 2.0211 nên viết lại như sau:
“Nếu thế-jan không có cốt-tủy thì í-ngĩa của câu nói này hay của sự-kiện này có thể fải tùy-thuộc vào lẽ đúng hay sai của câu nói khác khác, hoặc sư-kiện khác.”
-
“Tính-Thế-Jan”/”Worldhood” còn có ngĩa thế-jan của tất cả fù-sinh, tiến tới Nhân-bản-luận (Humanismus), là một í trong Triết-học của Heidegger.
-
Í-niệm về Vật (Ding) trong Sein und Zeit của Heidegger sâu sắc hơn í-niệm về “Vật” trong Tractatus của Wittgenstein. Vì trong Tractatus í-niệm “Vật:/”Ding” không được bàn kĩ-lưỡng.
THUẬT-NGỮ TRONG CUỐN SEIN UND ZETT/NGUỒN-SỐNG VÀ THỜI-JAN
Dasein: Lẽ-sống hay Cái-đang-có-mặt-ở-kia (kể cà con-người và sự-kiện, trong không-jan và thời-jan). Vì có ngĩa “thời-jan” nên Dasein hay cái-đang-ở-kia nằm trong í-ngĩa “thói-thường” (Worldly) hay hiện-tượng trong í-ngĩa “trong-thế-jan” (innerwelt) hoặc “thuộc-về-thế-jan” (weltzugehörig)
sein (không viết hoa): Lẽ-sống (người và sự-kiện)
seindes (không viết hoa): Cái-đang-có-mặt ngay đây sát cạnh chúng ta. Gần gũi với chữ So-sein (Có mặt ở đây. Có mặt như thế này)
Was-sein (Wesen): Iếu-tính. Cáì jì thế nào thì hiện ra như thế
So-sein: Có mặt ở đây. Có mặt như thế náy
Zu-sein: Sống rõ ràng. Hiện ra rõ ràng (trần-trụi)
Je-meines: Mỗi-trường-hợp-của-tôi-là của-tôi.
Như vậy, Cái-đang-ở-kia (Dasein) fải được hiểu là Cáí-đang-ở-kia lệ-thuộc vào không-jan và thời-jan, cho nên Dasein vẫn còn là lẽ-sống trong hiện-tượng, chứ chưa fải là lẽ-sống cụ-thể.hay Nguồn-sống (Sein).