Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
961
123.137.123
 
Lý thuyết và nguyên lý (Teoria) ( Trích tiểu luận triết học Patmosz.I)
Nguyễn Hồng Nhung

HAMVAS BÉLA

 

Sự khác biệt giữa lý thuyết và nguyên lý (teoria), là sự khác biệt giữa câu hỏi và vấn đề, giữa ý tưởng và và tư tưởng. Nhà báo có ý tưởng, nhà thơ có tư tưởng. Chính trị gia, hoặc nhà tài chính có câu hỏi, kẻ gặp những khó khăn hiện sinh có vấn đề.

 

Sự khác biệt giữa lý thuyết và nguyên lý không ở chỗ, lý thuyết thì quá độ, còn nguyên lý không thể thu hồi. Lý thuyết cũng không bắt buộc. Lý thuyết vì một lý do nào đấy không phù hợp, tôi làm ra lý thuyết khác có thể dở hoặc hay. Nhưng với nguyên lý, không thể né tránh.

 

 Nguyên lý có hậu quả sẵn, và trước hết cần phải hiện thực hóa nó, nếu không, đấy không phải là nguyên lý.  Người nào không đi theo lý thuyết của họ, không sao, nhưng nếu kẻ nào không đi theo nguyên lý của họ, kẻ đó phản bội và dối trá.

 

Lý thuyết phần lớn là sự nổi hứng, còn dấu hiệu chắc chắn của nguyên lý là sự phổ quát, hay đúng hơn là trạng thái tích cực một cách đạo đức và hiện sinh.

Quyền sống còn của lý thuyết không phải là sự thực hành,  không bao giờ là sự thực hành, bởi vậy lý tưởng chủ nghĩa hay duy vật chủ nghĩa, hay một triết học châu Âu nào đó đều chỉ là lý thuyết.

 

Lý thuyết chỉ là lý thuyết, bởi  không phải, và không thể là thực hành, không thể  thực hiện nổi, nó sừng sững một cách trừu tượng phi hiện thực và không thể thực hiện nổi, đúng hơn, nó là sự cuồng nhiệt và nhầm lẫn, là ý tưởng giả dối và hoang đường, một thứ không biết gì về chính điều này từ bản thân nó.

 

Lý thuyết là thứ dựng sự vật lên theo thứ tự một cách cảm hứng và tùy tiện,  không mang tính trật tự. Người ta còn gọi nó là thế giới quan. Thế giới quan là một thứ khung, mẫu.

 

Nguyên lý tạo dựng trật tự sống, và bởi vậy nếu không được hiện thực hóa, không mang ý nghĩa gì. Lý thuyết xây dựng, hoặc ít nhất mang ý đồ xây dựng; nguyên lý tạo lập, và sự tạo lập lớn hơn sự xây dựng. Con người lý thuyết chỉ nhận biết, còn con người nguyên lý nhìn.

 Lý thuyết không phải là nguyên lý bị tha hóa, như lý tưởng bị tha hóa của ý tưởng và tôn giáo bị tha hóa của quan điểm. Các lý thuyết một mặt tuyên bố sự ưu tiên của các lý thuyết, mặt khác tuyên bố sự ưu tiên của thực hành.

 

Trong nguyên lý không có sự khác biệt giữa lý thuyết và thực hành. Nguyên lý dựa trên yếu tố, rằng không có sự xác định nào thiếu vắng trọng lượng hiện sinh và hậu quả đạo đức.

 

Lý thuyết không có mức độ, bởi vậy không duy trì được những gì trừu tượng hoặc cụ thể. Chỗ đứng của lý thuyết  là khoa học và triết học, còn chỗ đứng của nguyên lý là nghệ thuật và tôn giáo.

 

Kẻ nào xây dựng một nguyên lý, kẻ đó cần thay đổi toàn bộ đời sống của mình.

 

Con người hiện đại sống giữa các quá độ. Ý tưởng, và câu hỏi, và lý thuyết. Họ có khoảng ba loại lý thuyết: chủ nghĩa Darwin (Darwinizmus) chủ nghĩa Freud (Freudizmus) và chủ nghĩa Marx ( Marxizmus).

 

Nền tảng của chủ nghĩa Darwin, như Betrand Russell đã giải thích, đơn giản là một sự nhầm lẫn. Darwin đưa tư tưởng cơ bản của một nhà lý thuyết kinh tế Anh thế kỷ mười tám vào quá trình sinh học, theo đó thiên nhiên bằng con đường ngắn nhất và những công cụ đơn giản nhất kiếm tìm lợi ích lớn nhất.

 

 Chúng ta đều biết quan niệm cho rằng đời sống của thiên nhiên dựa trên những nguyên lý cơ bản của kinh tế học là một sự nhầm lẫn. Logic của thiên nhiên tuyệt đối không mang tính chất cần kiệm, trái lại mang tính thừa thãi, và bởi vậy thiên nhiên không kiếm tìm lợi ích lớn nhất, mà không ngừng cung cấp sự dồi dào (theo Bataille)

 

Chủ nghiã Freud và chủ nghĩa Marx gây khó chịu không chỉ vì nó chọc tức, mà vì nó khiến người ta nghi ngờ, chúng sinh ra không để làm gì khác ngoài việc chọc tức con người. Ẩn náu giữa các điều kiện của các chủ nghĩa này là những ý đồ mơ hồ không có ý định tìm kiếm sự thật, mà muốn bắt quả tang một cái gì đó từ con người. Rất có thể, chủ nghĩa Freud và chủ nghĩa Marx ra đời để lăng mạ chất thị dân con người trong sự biếng nhác ngơ ngẩn.

 

Nếu nó là sự thật, dù bằng phương pháp nào, nó có thể tuyên bố gánh chịu bản chất không mấy dễ chịu của con người, thậm chí ở một phương diện nào đấy các lý thuyết này được chấp nhận một cách dễ dàng hơn. Nhưng phương pháp của Freud không chữa chạy tâm lý con người, mà tìm ra những tính chất ngớ ngẩn vô cảm trước khó khăn, bất bình thường hơn trong chính bản thân con bệnh.

 

Lý thuyết xã hội của Marx không ổn định các rối loạn cộng đồng, mà mong muốn tạo ra một đám đông không thèm để ý đến các phức tạp tất yếu. Con người không  có khát vọng cần phải tâng bốc sự thật, nhưng cũng chẳng cần bị sự thật xúc phạm.

 

Chính bởi vì, tác động chung của những lý thuyết như thế cần đến một kiểu người phù hợp với nó. Một lý thuyết cần gây một tác động  như thế  giờ đây  không cần điều kiện cho phép ít nhất đạt đến một trình độ mà những phụ kiện ngày Noel thường đại diện.

 

Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung

 

                  ( Hà nội 2013-01-10)

 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2695
Ngày đăng: 12.02.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tự lực văn đoàn trong cái nhìn của lý luận – phê bình văn học ở miền nam 1954 – 1975 - Trần Hoài Anh
Hermes Trismegistos ( Trích tiểu luận triết học Scientia sacra) - Nguyễn Hồng Nhung
Đọc và fê-bình sein und zeit/ nguồn-sống và thờu-jan của Heidegger (tiếp theo October 2,2012) - Nguyễn Quỳnh USA
Trách nhiệm của thi nhân - Khổng Ðức
Tính chất tồn tại của tác phẩm - Khổng Ðức
Chân dung cái Đẹp (3) -phần 2 - Bùi Đức Hào
Sekina - Nguyễn Hồng Nhung
Chân dung cái Đẹp (3), phần 1 - Bùi Đức Hào
Luận về khái niệm Destruktion của Heidegger - Đặng Phùng Quân
DOSTOEVSKY Với HỒI KÝ VIẾT DƯỚI HẦM - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)