Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.105
123.144.076
 
Một thời vàng son văn chương, nghệ thuật và triết lý Âu châu
Võ Công Liêm

 

 

    Lấy cái mốc thế-kỷ thứ-mười-bảy đề đánh dấu thời kỳ quá độ của các phong trào và chủ thuyết ở Âu châu, đáng chú ý nhất là văn chương Pháp quốc; đã một lần được coi là thời đại vàng son hơn hẳn mọi nơi. Đặc biệt đám văn nhân, chính khách ’xa-lôn’ phòng trà Paris thăng hoa, nở rộ –Parisian literary, politics salons were thriving and often considered to be the golden age. Sân khấu kịch nghệ được thành lập đầu tiên, những văn thi sĩ coi trọng và đãi ngộ, từ đó thành hình Hàn-lâm Pháp (L’Académie Francaise et le bon usage, correct usage) do Hồng y Richelieu chủ xướng vào năm 1635; là một hội đồng gồm những quan chức thẩm xét những tốt, xấu, đúng, sai trong ngữ ngôn; một hình thức gián tiếp ngăn ngừa những lời lẽ không đẹp của tầng lớp hạ lưu, bôi bát hoặc chống lại hoàng triều cũng như giới thượng lưu qúy phái; trọng tâm là làm cho ngôn ngữ chỉnh đốn, phải phép với đời sống của con người trong văn chương hay ngoài văn chương. Thời điểm đó người ta ra sức tìm kiếm một tinh thần tự do đúng nghĩa để đạt tới mục đích mong muốn, thiết lập một sự thật tuyệt đối có lề lối với đầy đủ lý do chính đáng.

 

                                                  Luận Bàn Về Một Số Học Thuyết:

Thảo Luận về học thuyết Cartesian (The Cartesian debate) qua những tác phẩm của René Descartes (1596-1650) đánh dấu sự khởi đầu của bộ môn triết học hiện đại Pháp và đó là điều kiện của trường phái duy lý, mà đến nay trường phái nầy vẫn duy trì và tồn tại ở Pháp. Trong tác phẩm nổi tiếng của Descartes: ’Tham luận về Phương thức / Discours de la Méthode/ Dicourse of the Methode’. Descartes đã phân tích tỉ mỉ một phương thức diễn trình cho một đòi hỏi của những gì thuộc khoa học và triết thuyết, bắt đầu bằng giọng điệu chứng minh cụ thể sự hiện hữu của bản thân ông: ’Je pense donc je suis/I think therefore I am/Cogito,ergo sum’/Tôi tư duy tức là tôi hiện hữu’. Descartes đã khẳng định hai sự thật hiển nhiên về ’trí tuệ và thể xác’(mind and body) Đó là thuyết nhị nguyên siêu hình giữa tinh-thần(trí tuệ) và vật chất(thể xác), để rồi trở nên học thuyết đầu tiên của Cartesianism, một trường phái chuyên ngành về triết học, điều đó là một cố sức để giải thích sự thật phù hợp như một cơ cấu chính yếu –mechanical principle.

Một địch thủ hùng biện về chủ thuyết Cartesianism là Blaise Pascal (1623-1662); một khoa học gia và một nhà toán học lừng lẫy; ở đây người đã tình cờ khám phá ra như một ước tính toán học. Ở câu nói của Descartes: ’Pensées/Thoughts/Tư-duy’ Pascal cho đây là một duy trì để thuyết phục cái lý thuyết bất-khả-tri (agnosticism) hoặc đây là một sự nghi ngờ, đa nghi để biến thành chủ nghĩa hoài nghi (scepticticism) của những kẻ dự cuộc (parier/wager) vào niềm tin Thượng đế bởi; thực tế chẳng có gì để tin, dòng đời và đau khổ cũng chẳng còn ý nghĩa. Pascal mô tả điều kiện cách con người như thể là giòng chảy không dứt để truy tầm về cái gọi là xao lãng hoạt động (divertissements), ấy là những gì con người tránh xa cái tàn tích còn lại, nghĩa là sống trực diện với cuộc đời như chính bản thân mình.Trong tri thức nầy, Pascal biết trước qua nhiều nhà văn hiện đại, đặc biệt Samuel Beckett, (người đã thay đổi hướng đi trong sân khấu trình diễn ở đầu thế kỷ hai mươi). Pascal luôn nhớ về một điều gì cao qúy trên hết, một bày tỏ về sự khiêm ái của con người, nhưng phải nhớ cho đó là một chức năng độc đáo giữa vũ trụ nầy: ’con người chỉ là cây sậy mỏng manh ở cõi đời nhưng con người là cây sậy biết suy nghĩ’ L’homme n’est qu’un roseau, le plus faible de la terre, mais c’est un roseau pensant.

 

                                                                    Sân Khấu Cổ Điển:

Sân khấu kịch nghệ cổ điển (Classical Theatre) là gì?. Là một lối diễn ‘cười ra nước mắt’ phát nguồn từ bi-kịch Hy Lạp (Greek tragedy) và hài-kịch thâm thúy Ý Đại Lợi (Italian commedia erudite). Riêng ở Pháp đầu thế-kỷ thứ-mười-bảy đã khai mở thêm bằng hai cách riêng biệt khác của thể loại bi-kịch và  hài-kịch.

Sân khấu thuộc về bi-kịch thường có những cái nhìn thẩm sát để nhận biết ba điều hợp nhất ’les trois unités’ để làm sao khi trình diễn nó dính liền vào nhau như là một và có một kết quả xẩy ra như một sự xuất hiện không có trong ngày hay trong một nơi chốn. Như trường hợp của kịch tác gia Pierre Corneille (1606-1684) tác giả của hai kịch phẩm lừng danh ’Vinh quang/la gloire’ và ’Le Sid’. Là người hùng vượt ra khỏi giữa lý tưởng cao thượng và con người đầy đam mê nhiệt huyết; đó là những gì đạt được thành quả và tự do mà Corneille đã cố ý đưa vào để làm sống lại giữa hoài vọng của con người.

Hài-kịch ở thế  kỷ thứ mười bảy là một thứ  hài đỏm dáng, bộ điệu, hài hước và thường châm biến chỉ trích đời, biếm đời qua những kịch phẩm của Molière (1622-1673) một tài năng của ông liên hợp những yếu tố khôi hài và hoạt kê, cấu tạo hình thức cổ điển, một đối thoại bằng ngữ điệu thanh tao và vẽ lên một chân dung tinh xảo qua vai trò của những con người yếu đuối trong xã hội. Điều đó như thể hiện chức năng hài kịch Pháp ’la comédie Francaise’ mà những kịch tác gia đã thực hiện vào thời đó một cách sâu sắc.

 

             Chủ Nghĩa Lãng Mạn, Chủ Nghĩa Hiện Thực , Chủ Nghĩa Biểu Tượng

                                                            Ở Thế-kỷ Thứ-Mười-Tám:

Giữa năm 1789 và cuối thế-kỷ thứ-mười-chín. Pháp kinh qua hai cuộc cách mạng, ba chế độ Cộng hòa, phục hồi lại thể chế quân chủ và hai triều đại đế quốc. Dữ kiện như thế đưa nước Pháp đến một bước thay đổi khác; tốt đẹp về mặt khoa học và tiến bộ kỹ thuật đó là mầm mống đưa tới cách mạng kỷ nghệ. Điều đó thay đổi bộ mặt kinh tế, đem lại nhiều ngạc nhiên vật chất, chính trị và xã hội, những biến cố xẩy ra đã cho thế gìới có cái nhìn đặc biệt hơn, kể cả những trào lưu văn học: dựng nên những học thuyết, lý luận, đó là những luồng tư tưởng bộc phát để đối chiếu, tương phản của những khuynh hướng, trào lưu: Lãng mạn, Hiện thực và Biểu tượng.

Khoa học đối đầu với những gì thuộc tinh thần thiêng liêng –science versus spirituality. của hai nhà triết học Auguste Comte (1798-1857) và Henri Bergson (1859-1941).

Đối với Comte nhìn thấy được những khám phá thuộc về khoa học như là chià khóa mở ra cho một tiến trình vật chất và mang lại hạnh phúc cho nhân loại; mở mang một chiều hướng văn minh, tiến bộ đó là ý niệm của Comte muốn nói và từ đó đưa đến lý thuyết thuộc chủ nghĩa thực nghiệm. Ông đã thực dụng phương pháp khoa học , không những dành cho thế giới hữu dụng nhưng được du nhập vào xã hội giới nhưng thực ra là tạo nên khuôn phép cho khoa xã hội học mà bản thân Comte có thể xử sự như đối tượng khoa học nhưng đây chỉ là một dự đoán cho tương lai. Comte tin tưởng một cách quả quyết về sức lực của khoa học đã góp phần vào những tác phẩm của những tác giả về sau: như nhận định, phê bình của sử gia Hippolyte Taine, xã hội học của Emile Durkheim và tiểu thuyết gia Emile Zola.

Tư duy của Henri Bergson có tính cách đối địch mãnh liệt hơn về cái gọi chủ nghĩa thực nghiệm là cái điều không đáng để ý đến nhất là ở Anh và Mỹ cho dù có một tầm ảnh hưởng lâu dài ở Pháp. Bergson nhận thức qua kinh nghiệm về sinh vật học, sinh lý học và tâm lý học cho ông một ý niệm về sự tiến hóa với lý thuyết của ông ’l’élan vital’ là động lực thức đẩy tối thiểu, một bẩm sinh cơ bản đưa tới một cơ chế để tiếp tục đem lại một nổ lực  hoàn hảo hơn cho vi65c canh tân và thay đổ đường lối; giống như chủ thuyết hiện sinh xẩy ra về sau nầy, Bergson khảng định về những gì thuộc tự do cá nhân và sức năng sáng tạo, ông tin rằng con người tạo ra cái gì cho chính mình như một giá trị luân lý. Một cá biệt mà ông dựng ra giữa những gì thuộc về thời gian tính và thời gian như có tính kinh nghiệm là âm vang từ từ sự khai mở của Proust và Beckett.

 

                                                   Chủ Nghĩa Lãng Mạn:

So sánh triết học thế-kỷ thứ-mười-tám; thì trường phái lãng mạn là một âm vang, đầy màu sắc, hình tượng và cảm thức. Đương nhiên vai trò và nhân cách lãng mạn cung cấp một dữ kiện cho văn chương như một thể loại đặc biệt,một phản chiếu ẩn tàng qua một rung động u buồn, đau khổ của cá nhân qua một siêu tưởng lãng mạn, nhất là tìm thấy một bày tỏ của ngữ ngôn thi ca. Có lẽ vang danh thể điệu của Alphonse de Lamartine (1790-1869) một số thi sĩ lừng danh, thơ của họ được phổ thành nhạc; dù có một số bài thơ không phổ biến rộng rãi, tuy nhiên những bài thơ phản phất ít nhiều chất lãng mạn đều được đón nhận; bởi lãng mạn có một sức lôi cuốn mãnh liệt, đủ khả năng để cầm giữ được hình ảnh. Cơn bão lãng mạn đã ảnh hưởng  khá nhiều thi sĩ Alfred de Musset(1810-1857) và đi sâu vào tiểu thuyết của nữ sĩ George Sand(1804-1876), liền sau đó có cả Gérard de Nerval(1808-1855) nhập cuộc qua những giòng thơ trữ tình lãng mạn chứa độc dược ’drug-induced’ trong thơ, gây ra nhiều ảo tưởng chảy dài trong thơ của ông, chính cái đó đã gợi lên nhiều tư duy trong thơ và tràn khắp thế giới. Đau đớn thay cho thi nhân, định mệnh đã đẩy đưa nhà thơ vào con đường vật chất để rồi tự treo cổ ở ngục thất Paris.

Ngoài thơ tứ ra, thành phần tiểu thuyết lãng mạn chiếm cứ vị trí quan trong ở thời điểm chủ thuyết lãng mạn ra đời ở Âu châu. Sáng giá một: Alexandre Dumas (1802-1870) của ’Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ ’Les Trois Mousquetaires/The Three Musketeers’. Cùng thời có Victor Hugo (1802-1885) với ’Thằng Gù thành Đức Bà/Notre-Dame de Paris/The Hunchback of Notre-Dame’ và  ’Những Kẻ Khốn Cùng/Les Misérables’. Hai tác phẩm nầy đã làm cho Hugo đội mồ sống lại. Có thể! Chứa đựng và ẩn tàng một tình yêu lãng mạn. Hugo trở nên anh hùng dân tộc/Hugo became a national hero. Lừng lẫy!

 

                                                      Chủ Nghĩa Hiện Thực:

Giữa lúc cao trào lãng mạn đang nở rộ, một vài văn nhân đương đại như Honoré de Balzac(1799-1850) và Stendhal(1783-1842) họ đã biểu lộ cụ thể những chi tiết hoặc viết lên những đối tượng, vai trò từng cá thể cũng như những gì tồn tại xã hội về sau liên kết thành chủ thuyết hiện thực. Balzac gợi lên hình ảnh con người như một sinh vật đặc biệt, đưa ra nửa thực nửa hư của từng cá nhân con người và những cộng đồng, đoàn thể, hiệp hội như : báo chí, công chức, quan lại và doanh thương, tất cả được mô tả như một nhóm tham nhũng, cướp bóc. Đó là những gì hiện thực mà xã hội dung nạp, bao che hoặc đó là trách nhiệm xã hội; cái lý đó Balzac cho là nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi – the half-concealed animal nature of the individual and of social groups such as journalists, bureaucrats and financiers whom as pack of rapacious predators. Sự thật là thế đấy!

Stendhal thì lại khác, tránh né những văn phong trữ tình và mở một cái nhìn cảm thông nhiều hơn là ngăn chận và cách thức châm bếm, mai mỉa. Và hoàm toàn không đếm xiả đến những giáo điều luân lý và những gì giá trị xã hội, một thể thức tự nhận thức đó là cái đi trước của thuyết hiện sinh, một tư tưởng của thế-kỷ hai-mươi.

Nhà hiện thực tác giả của ‘par excellence’ đó là Gustave Flaubert(1821-1880) chuyên chở một tinh thần khoa học để có một cái nhìn khách quan vào mọi vấn đề tương quan ấy là quan điểm và xuyên qua mọi môi trường của mỗi cá tính như nói lên từng chi tiết khác nhau. Flaubert là một con người chuẩn mực. kiểu cách, phóng khoáng, một nổ lực để đi tìm từng con chữ ‘le seul mot’ và tạo ra vần trong mỗi câu và chia ra từng phân đoạn. Đó là lý do mà ông đã bỏ công sức 5 năm để hoàn tất tác phẩm chính của ông là Madame Bovary; mô tả câu chuyện của Emma Bovary, một phụ nữ thuần tính nhưng trong người lại có những giấc mơ lãng mạn; thế nhưng cuộc đời là cạm bẩy, đó là hiện hữu tồn lưu.

Khác với Emile Zola(1840-1902) viết lên thảm kịch xã hội, viết về những công nhân làm việc ở những công trường, nhà máy ở miền Bắc Pháp. Những gì dành lại không là một chi tiết nghiêm trọng về cuộc đời bi thảm, khốn cùng của sự sống. Tiểu thuyết của Zola là một trải nghiệm có tính khoa học và môi trường cho nên được xem như là vai trò mở mang, khai phá. Cho nên giữa Flaubert và Zola là hai nhà văn đều hướng đến khoa học, lấy khoa học làm chuẩn cuộc đời nhưng cả hai vẫn không đem lại một tư duy thực tiễn, nó còn ở trong những tư duy khác biệt mặc dầu họ đã ra công nghiên cứu.

 

                                                       Chủ Nghĩa Biểu Tượng:

Baudelaire và Biểu Tượng (Baudelaire et les symbolists) để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong thơ ở cuối thế-kỷ mười-chín. Charles Baudelaire(1821-1867) nhà thơ biểu-tương.

Ông đã thành công qua thơ, lý tưởng hóa như một chủ thuyết; đối kháng với chủ nghĩa hiện thực; khơi lên một ngữ ngôn chất chứa những gì là bí ẩn thâm cung trong thơ. Tuyển tập của nhà thơ Baudelaire dưới tựa đề :’Tàn Một Kiếp Hoa/Les Fleurs du Mal/Flowers of Evil’ mô tả nỗi lòng đau đớn của nhà thơ, giọt lệ giữa uất nghẹn ‘le spleen’ có nghĩa là nỗi lòng và một cái gì ray rứt, một khát vọng cho lý tưởng ‘l’idéal’ cho một thế giới đẹp đẻ và một tinh thần thanh cao. Thơ của Baudelaire thuộc thể loại cổ điển và gợi hình, tỉnh lược thường dùng như một ngữ ngôn cao độ và riêng biệt, đổ vào thơ những gì bẩn thỉu đó là vấn đề chủ thể, điều đó chúng ta bắt gặp do từ những nguyên nhân nội tại của nhà thơ. Baudelaire săn đuổi những đìều hay sự phải của những văn nhân nhưng không có nghĩa là lập lại những gì của người ta đã nói, đã làm, ông tránh né điều đó để giữ cho mình độc lập trong tư duy cũng như trong ngữ ngôn của thi văn. Một ảo giác đầy trí tưởng của vũ trụ thơ như trong bài ‘Biểu hiện của rừng/forêt de symbols/forest of symbols’ đánh dấu bước trưởng thành của giòng thơ hiện đại vừa đương đại của Baudelaire.

Một số nhà thơ biểu tượng khác là Stéphane Mallarmé(1842-1898), Arthur Rimbaud(1854-1891) và Paul Verlaine(1844-1896) thường có những giấc mơ và hình ảnh lạ kỳ, âm thanh trong ngữ ngôn thơ và lớp lan, lược chiết trong từng câu thơ có nghĩa rằng tiết lộ, phơi bày một thế giới lý tưởng ẩn tàng trong mỗi khi xuất thành thơ. Trong khi đó những vần thơ của Mallarmé để lại một cái đẹp mờ ảo mà độc giả vẫn xác quyết đó là lòng chân. Điều đó cho chúng ta thấy thêm về nhà thơ Rimbaud, người đã chuyên chở đến những đam mê, hoài vọng và một giao động nội tại, một phản kháng thuộc tư duy của người thanh niên khao khát niềm sống trong ‘một thứ tôi luyện thơ/une alchimie poétique/poetic alchemy’. Cũng vì thế mà đem lại cơn giông bão ái tình với Verlaine để rồi lâm vào cảnh ám hại nhau, dơn do cũng đi từ cái đam mê hoài vọng mà ra cả. Tác haị!

Chấn động đó Rimbaud xúc cảm thành một bài thơ xuôi(prose poem) dưới đề tựa : ‘Mùa Điạ Ngục/ Une saison en enfer/A Season in Hell’. 19 tuổi và về sau thơ văn Rimbaud đời đã bỏ quên như một đứa con hoang, lưu lạc giữa rừng núi Phi châu… mới phục hưng lại.

Để tiếp cận trào lưu biểu tượng của một số thi sĩ lừng danh, đơn cử ra đây một đọan thơ ngắn của Verlaine để tìm thấy cứu cánh của họ. Tiếc thay dịch thơ là phản-hồn-thơ (nôm na cái gọi ‘dịch là phản’). Không biết có thấu đáo hồn thi nhân(?). Như sau; ’nhạc tính đứng trước mọi thứ/la musique avant toute chose/musicality above all’:

                                                            Cơn đau dài

                                                         Của tiếng vĩ cầm

                                                             Ôi mùa thu

                                                      Làm đau đớn con tim

                                                       Với bao tiếng u trầm

                                                             Điệu thu sầu.

                                                                                              (phỏng dịch vcl)

 

                                                         Les sanglots longs

                                                              Des violons

                                                            De l’automme

                                                         Blessent mon cœur

                                                            D’une langueur

                                                                 Monotone

                                                         Chanson d’automme.

                                                                                                             (P.V.)

 

                                                       Đi Tìm Bản Ngã Tự Tại :

Tại sao lại đi tìm bản ngã tự tại ? Là đi tìm bản thân mình đã đánh mất – A la Recherche du Temps perdu, một tìm kiếm chủ thể là một khám phá bừng dậy trong đối tượng tự nhiên của thời gian và tri thức với một hoài niệm bất chợt – la mémoire involontaire. Cái lý lẽ nầy có đôi phần của nhà văn Marcel Proust(1871-1922) người đã đi tìm cho chính mình –The search for self  như chuyện cổ tích mà ông chịu ảnh hưởng vào giòng văn chương hiện đại, Proust lao đầu vào tập truyện dày 4000 trang, 8 phân đoạn trong trường thiên tiểu thuyết ; có phải đó là thời đánh mất – In search of Lost Time của Marcel Proust ? Một tác phẩm mà sau 87 năm vẫn còn tái bản : ‘Du côté de chez Swann’. Một tác phẩm tiêu biểu, một tiểu thuyết trở thành triết thuyết hiện thực  ở thế-kỷ thứ-mười-chín. Mùi hương của ‘madeleine’ được ướp vào trà hoặc hương hoa phản phất có thể bắt giữ một thời đã qua, dù là khơi dậy từ tiềm thức. Proust cho đó là ‘self’ tự tại.

Một câu nói để đời của Marcel Proust : ’Lâu lắm rồi, tôi muốn đi ngủ sớm/longtemps, je me suis couché de donne heure’. Cái đáng giá của Proust là viết chăm và cố sức của một nhà văn đó là thời kỳ trọng yếu vắng bóng mọi thứ để vun xới mảnh đất tinh thần vào tiểu thuyết của ông và những bức xúc, rối ren được xen lẫn trong một thứ văn phong ẩn chứa được phê nhận như một thứ trí tuệ cao siêu ‘high-minded critics’.

André Gide(1869-1951) Gide giống Proust, một trong những nhà văn đưa ra vấn đề tự-thức (self-conscious), một ý niệm về ‘ngã/self’ trong tiểu thuyết. ‘Hang Đức Mẹ ở Vatican/Les Caves du Vatican’ và trong ‘cảnh tình cho không biếu không/un acte gratuit/a gratuitous act’  là một thí dụ điển hình. Gide phản ảnh những nhân vật hư cấu là đối kháng của mỗi cá nhân, ông đã trải nghiệm như một thứ đồng tình luyến ái tạo ra một thứ gò bó, nghiêm khắc của giáo phái Tin Lành ở cuối thế-kỷ thứ-mươòi-chín. Tin tức thời sự về ông cho đó là một cái gì hấp dẫn, say mê trong niềm tin sáng suốt của ông qua những tác phẩm mà ông đã viết ra. Văn chương Paris thời đó cho cái nhìn của Gide như mặt trận xẩy ra trước mắt họ.

 

                                                      Hành Động và Phản Ảnh :

Thập niên 1930 có nhiều nhà văn chịu ảnh hưởng vào chính trị trong suốt thời gian hơn mười năm. Trong số đó có André Malraux(1901-1976) đã dính liền với đảng Cộng Sản với nhiều văn nhân khác cùng thế hệ. Malraux đã đan kết những tình huống xã hội và con người vào trong tiểu thuyết của ông, tác phẩm nổi tiếng ‘Điều kiện Con người/La Condition Humaine’, là một kinh nghiệm đầy triễn vọng và sáng tỏ trong sự nghiệp của ông bao gồm khảo cổ học, truyền thông, tuyên truyền báo chí về thời sự nội chiến Tây Ban Nha, chiến tranh thuộc điạ Đông Dương và kháng cự Thế chiến 2 của Đức quốc xã. Sau thời hậu chiến Malraux tham gia chính quyền với những chức vụ quan trọng, nhưng không ngừng sáng tác.

Bên cạnh đó một ghi nhận khác về một chàng hoa tiêu trẻ tuổi đó là Antoine de St. Exupéry(1900-1944), có khuynh hướng như Malraux một con người phiêu lưu, gan dạ với một tinh thần nhân ái. Ông mạnh dạng đưa vào truyện những khám phá mới như tập truyện ‘Bay Đêm/Vol de nuit/Night flight’. Nhưng tác phẩm đáng kể nhất là ‘Hoàng tử Bé/Le Petit Prince/The Little Prince’ đã phát hành trên 50 triệu cuốn và 102 ngôn ngữ khắp toàn cầu. Tuy số lượng của hai nhà văn không nhiều, nhưng được chú ý rộng rãi bởi tư duy của nhà văn xây dựng đúng hoài bảo của độc giả khắp nơi và được coi là một thể loại văn học Pháp và một số quốc gia khác. Một hành động hợp lý, hợp thời đại.

 

                                                        Chủ Nghĩa Siêu thực :

André Breton(1896-1966) người hô hào và thành lập chủ thuyết siêu-thực, vẽ lên một hình ảnh lý thuyết của Freud những gì thuộc về tiềm thức và  khẳng định quả quyết về năng lực của hình ảnh và mộng mơ là một chặn đường đưa tới nhận thức. Là một hình ảnh được tiếp dẫn bên nhau (juxtaposition), đó là mức độ thẩm định hợp lý không có sự giao liên, ấy là vai trò của siêu thực, nhất là giòng thơ siêu-thực, một thể hiện trong sáng đầy chất siêu thực : ‘Nỗi Đau Chính/Capitale de la Douleur/Capital of Pain’ của Paul Eluard(1895-1952). Bài thơ như sau :

                                         Tóc em vàng bay lộng gió giữa cõi đời,

                                   Bao la lồng lộng của khung cửa ô phản một thứ

                                                             im lặng nặng nề

                                         Và bóng tối nơi đâu rơi vào lòng tay tôi

                                       che khuất những tia sáng lấp lánh trong em.

                                                                                                                   (phỏng dịch vcl)

                                       Ta chevelure d’oranges dans la vide du monde,

                                             Dans la vide des vitres lourdes de silence

                                     Et d’ombre où mes mains cherchent tout tes reflets.

                                                                                                                              (P.E)

Eluard cô đọng vào thơ ông vừa lãng mạn vừa siêu thực; ngần ấy đủ nhận ra cái gì gọi là ngữ ngôn siêu thực. Đúng nghĩa cho cái gọi là ‘surrealist poetry’. Thiết nghĩ không cần phải lý giải nầy nọ, nọ kia, đúng sai hay thực giả. Siêu thực biến hóa thành siêu-lý là thế !

 

                                                             Thuyết Hiện-sinh :

Hình ảnh thông thường của hiện-sinh là lược giải về yếu tính của sự hiện hữu như thể là : bộ quần áo đen, suối tóc huyền và những gì ăn ngay, nói thật, chơi thiệt (sexually-frank) đó là thể hiện thực chất trung thực của cuộc đời đang sống.

Phong trào hiện sinh nở rộ, phát khởi, huy động, một cuộc ‘cách mạng văn hóa’ khơi mào ở Paris (Pháp) và lan tràn khắp cả Âu châu. Nơi du nhập nhóm Cánh-tả thường la cà ở những quán cà phê, tụ họp để truyền bá chủ thuyết và cũng là nơi giới trí thức trao đổi hoặc tranh cải. Jean-Paul Sartre(1905-1980) chủ soái của thuyết hiện-sinh. Một người ngoại đạo, Sartre tin rằng không có một giá trị tuyệt đối nào cả ở cõi ngoài kia (có nghĩa là ông không vin vào) mà đó chỉ là cá tính riêng biệt sáng tạo ra từ chính ông. Qua bao nhiêu luận văn và kịch, đặc biệt nhất là ‘Con đường Tự Do/Les Chemins de la liberté’ tác phẩm nầy là một quan tâm của Sartre, một đối kháng giữa sự liên đới chính trị và một cá tính tự do, liên đới đó chính là bảo vệ quyền sống trên mọi lãnh vực.

Những tiểu thuyết hiện-sinh và những tác phẩm thuộc vế triết học của Simone de Beauvoir(1908-1986) là phần đời bà đã gắn chặt quan hệ tình cảm với Sartre năm mươi lăm năm ; chắc có một cái gì phủ mờ qua những tác phẩm của người đàn ông(Sartre) vĩ đại đó. Tuy nhiên ; qua những lời phê bình quả quyết cho rằng Sartre đã ‘trộm’ những lời hay ý đẹp của de Beauvoir mà làm nên đôi phần. Bà là người đàn bà nổi tiếng và đánh động giới phụ nữ qua tác phẩm ‘Giới-tính Hai/Le Deuxième Sexe/The Second Sex’.

 

Nói đến ‘giới Tính Hai’một tác phẩm lớn cho ra đời 1949, ấy là điều không còn ngạc nhiên đối với bà mà ở đây đã động đến giới mày râu Pháp và làm kinh hoàng đến giới tu sĩ và rồi cuốn sách đó nằm trong danh mục cấm kỵ. Lời khẳng định mạnh dạng : ‘anh không phải sinh ra đàn bà để anh trở thành đàn bà/on ne nait pas femme, on le devient’. De Bauvoir phân tích cái xã hội thượng lưu tộc trưởng Pháp và thách đố cái quan niệm hôn nhân và vai trò làm mẹ như một số phận an bài tự nhiên. Những nhà văn nam giới lên án gắt gao chủ thuyết nầy. Francois Mauriac nói thẳng rằng nó đã làm cho tôi muốn mửa và Albert Camus trả lời với giọng điệu đau đớn, cuốn sách đó đã hạ nhục đám sĩ phu chúng ta ‘ce livre déhonore le mâle francais’ Và sau đó 1960/1970phong trào phụ nữ đòi quền sống được dựng nên như một cao trào giải phóng phụ nữ (Mouvement de Libération des Femmes). Tác phẩm ‘Giới TínhHai ‘đã thu về lượng và phẩm cao, nhất là ở Mỹ.

 

Albert Camus(1913-1960) đóng góp một vai trò hiện sinh trong văn chương và chu kỳ triết học của Pháp, nhưng Camus từ chối cái thời kỳ đó và quan điểm của Sartre. Tác phẩm đầu đời ‘Người Khách Lạ/L’Etranger/The Outsider’ và tập truyện triết học ‘Thần thoại Sisyphe/ Le Mythe de Sisyphe/ The Myth of Sisyphus’ Camus giới thiệu sự hiện diện của con người trước vũ trụ như một kẻ ngu xuẩn, vô nghĩa và vô tư duy, nhưng sự tương quan đó phải đành chấp nhận giữa đời này một cách đầy đủ. Với ‘Dịch Hạch/ La Peste/ The Plague’ được cắt nghĩa trong niềm tin nhân loại của Camus là một diễn trình để đối phó với cái chết. Đối kháng ngấm ngầm qua tư duy của Sartre. Trong cái đơn sơ của Camus lại có chất dục tính trong đó .Thiết nghĩ tự nó đã có cường độ của tình yêu trong cái thế giới tâm sinh lý của con người thì làm sao Camus tránh khỏi. Dù có đi tu !

 

Trong lúc đó Jacques Prévert(1900-1977) thì không là thành viên của phong trào, chủ thuyết siêu-thực hay hiện-sinh. Đứng ngoài cuộc nhưng lại chịu ảnh hưởng khá nhiều hai trường phái nầy. Ông là sư của những ca khúc, thơ trữ tình, đặc biệt lôi cuốn thế hệ trẻ sau thời hậu chiến ÌI. Prévert vẫn là nhà thơ tình nổi tiếng Pháp, thơ ông được đưa vào giáo trình và lấy tên trường trên 550 học đường. Bài thơ lừng danh thế giới dưới tựa đề ‘Barbara’. Khởi đầu thể nhạc-thơ (musicality poetry). Đọc thử xem sao, có thực như thế không :

                                                        Barbara em nhớ cho

                                           Mưa vẫn mưa bay trên-tầng-tháp-cổ

                                                          Ngày đó ở Brest

                                                        Dài-tay-năm-ngón

                                                   Và anh bước theo nụ cười

                                             Lộng lẫy thay mưa-vẫn-mưa-bay

                                                      Phất phới ướt-mi buồn

                                                                 trong mưa

                                                          Barbara em nhớ cho.

                                                                                                        (phỏng dịch vcl)

                                                        Rappelle-toi Barbara

                                        Il pleuvait sans cesse sur Brest ce jour-là

                                                     Et tu marchais souriante

                                                   Epanouie ravie ruisselante

                                                             Sous la pluie

                                                      Rappelle-toi Barbara.

                                                                                                                  (J.P)

Hình như Prévert để lại cái gì gần gũi trong ta và nghe như âm thanh quen thuộc nhưng tưởng như không quen nhau( !). Cho nên thơ nhạc, nhạc thơ là một cái gì thật huyền ảo.

 

                                                                           *

 

Nói tóm lại một thời vàng son trong văn chương, nghệ thuật, triết lý  ở Âu châu là một tập hợp những biến chuyển triết học, chính trị, tâm sinh học và những gì thuộc về ngôn ngữ ; cơ duyên  đưa tới nhiều hứa hẹn trong một chiến trường văn chương qua nhiều thể loại khác nhau, vạch ra những dặm đường đầy sáng tạo, ảnh hưởng vào văn, thơ, họa được xem là diễn đàn tranh luận của các học phái, đáng chú ý nhất trường phái hiện-sinh. Ngoài ra còn cho thấy những hiện tượng khác xuất hiện những lý thuyết gia văn hóa(Cultural theorists) như :Xây đựng, Phá hủy, Tiểu thuyết mới… trong những thời kỳ cuối của thế-kỷ hai-mươi và tiếp tục xẩy ra và trải rộng khắp toàn cầu như qui luật tự nhiên. Đó là thời kỳ khám phá và phát huy. Nói cho ngay những dữ kiện nêu trên chỉ là tóm lược một vài yếu tố chính mà tất cả hầu như phát nguồn từ Pháp, cái nôi văn hóa Âu châu. Paris là nơi hội tụ văn nhân như phương hướng, như kim chỉ nam, một ‘cầu chứng’ cho một nền văn học nghệ thuật quốc tế. Một diễn đàn vững chắc và sáng tỏ.

 

 (ca.ab. áp-tết năm Tỵ 2/2013)

 

SÁCH ĐỌC: ‘The New Oxford companion to French literature in French’ by: France, Peter. (Oxford;OUP 1995)

 

TRANH VẼ : ‘Người Mũi Bự và Chim / The Big-Nose & Bird’. Khổ 12’X16’.Trên giấy cứng. Acrylics+Acrylicink+Mixed Media. Vcl 2013 #1322013.

 

                            Người Mũi Bự và Chim / The Big-Nose & Bird

 

 

                                                                   

 

     

      

     

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3413
Ngày đăng: 17.02.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nguyễn Văn Sâm, Nhà Văn Viết Về Những Lập Nghiệp Lên Từ Sông Bến Nghé - Trần Văn Nam
Ca dao và thi ca II là triết lý cuộc đời - Võ Công Liêm
Mỹ học tiếp thụ - Khổng Ðức
Hát bội, đờn ca tài tử và sự hình thành cải lương từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 (phần 2) - Nguyễn Đức Hiệp
Hát bội, đờn ca tài tử và sự hình thành cải lương từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 ( phần 1) - Nguyễn Đức Hiệp
Giải thích học mỹ học hiện đại - Khổng Ðức
Nghệ Thuật Chơi Cây Cảnh - Vương Trung Hiếu
Sáng-Tạo Và Ngệ-Thuật Một Tí Finnegans Wake. Một Kinh-Ngiệm Cá-Nhân - Nguyễn Quỳnh USA
Nghệ Thuật Và Chính Trị: Trường Hợp Nguyễn Đình Thi - Hoàng Hưng
Hoà-Tấu Khúc “K” Cho Guitar - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)