Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
634
123.195.901
 
Con tim nhà thơ…
Khổng Ðức

 

 

Khổng Đức dịch (Dis-moi,ton coeur parfois của J,M.Maulpoix)

 

                  Chớ có khinh khi cảm xúc con người.Sự cảm xúc của mỗi

                  cá nhân, chính là thiên tài của nó.(Charles Baudelaire)

 

         Theo cách hoán dụ thì quả tim là hình ảnh của sự chân thiết, là cường độ của con người, nó mở ra và khép lại, nó bí ẩn và tràn đầy. Nó là hầm mộ khép kín và phát ngôn, nó đầy tràn cái âm thanh nội tại, nó lặng thinh và đấy máu huyết.

 

Tim là nơi trong sạch nhất, là nhịp đập của cá thể tồn tại. Nguyên lí của cuộc đời biểu hiện bằng nhịp đập, nó là sự biểu hiện đầu tiên bằng hơi thở. Nếu đặt để nó như trụ sở cao cả của tình cảm và sự cuồng nhiệt thì đó là những xúc động thành nhịp tim gia tốc hay từ tốn làm đỏ mặt mày. Sự biêu hiện nội tại thanh luồn tuôn ra ngoài, nó phóng chiếu những cử động nội tại tan ra da dẻ.

 

Nguyên tắc được đặt để thành kiến thức đầu tiên:”Do cảm xúc từ trong tim mà tôi biết mọi người”(Je sens mon coeur et je connais les hommes -Rousseau).Nó cung cấp một nhận thức mẫu mực khác mà coi đó như là lí trí: cảm xúc tức khắc và không bàn cải.

 

Xúc động, đó là ý chí trào dâng, nó là sự chứa đựng chỉ chực tuôn ra. Tập trung và tuôn chảy, ý niệm dấn thân thành cơ động, cùng lúc nó cũng cố định, (vì nó là chỗ cư trú của con người) hay là sự đồng nhất. Nó vừa là nguyên lí tuyển chọn, vừa là nguyên lí thuần lí (như bài thơ và như tình yêu). Nó là cơ quan chính của sự cử động (máu huyết) và là cơ cấu (cơ thể). Nó thiết lập chung nơi cư trú và là động cơ  của chủ thể. Nó làm nhiệm vụ vừa bảo chứng sự kết hợp vừa có chức năng một trạng thái và kết nối.

 

Hình ảnh con tim cũng bao trùm một loạt những nghich lí :

- Nó chân thiết kín đáo, mà cũng mởrộng.

- Con tim, tôi tin là có thể dâng hiến mà cũng là của cải chính xác của tôi.

- Con tim là trụ sở của can đảm, mà cũng là quả bom của nước mắt.

- Con tim là nơi tập trung và tình cảm.

Nó đưa ra những mâu thuẩn mà cũng chỉ quả tim tự biết hay suy tư bằng những nhịp đập. Khi bám thắt và lúc thư giản, nó ghi ấn thành nhịp điệu và tiếp nhận nhịp điệu đó ( nó biến đổi những tình cảm), nó diễn dịch bằng nhịp điệu đối thoại với bên ngoài và bên trong.

Đó là những nghịch lí nó thiết lập như là hình ảnh: không gian tiếp nối/ đứt đọan, ở đó sự trái nghịch tự kết hợp và dính liền. Vị trí phù hợp và chuyển tiếp vô cùng, con tim tham dự vào quá trình đồng nhất với chủ thể. Nó biểu dương hay không hài lòng, thương hay ghét, đau đớn hay vui mừng, bài thơ biêt được cái nguyên tắc của nó:

 

Cơ quan trung tâm của cơ thể, trong sự biểu hiện và  trong khả năng biểu hiện, nó trở thành nguyên lí đầu tiên thực hiện bằng ngôn ngữ hình ảnh, một tập nguyên thủy công bố nền tảng cuộc đời mẫu mực chức năng của tâm hồn con người.

 

Vậy con tim là chủ thể cảm xúc phong phú hơn là một ẩn dụ đơn giản, thậm chí  hơn cả ẩn dụ đặc huệ, đặc quyền, hay trung tâm cảm xúccủa cuộc đời: nó là hình ảnh đầu tiên hay là hình ảnh mẹ, từ đó phân phối ra những số khác.

 

Vì thế không có gì phải ngạc nhiên, vào giữa thế kỷ 19 khi các nhà thơ lớn bị khủng hoảng vì hình ảnh tình cảm và định nghĩa về thi ca thì con tim là hình ảnh ưu tiên được đề cập tới. Tim được trùng tân, tim bị thống khổ, tim bệnh hoạn, tim phù thủng, ở cơ quan cảm xúc ấy chủ nghĩa lãng mạn đặt tiếng nói thành đối tượngđối xử khác nhau mà không phải sắp đặt gì cả.

Bây giờ quan tâm đến dục vọng, sử dụng trong huyết quản vấn đề thi ca hiện đại, với nhà thơ sự phúng dụ chiếm vị trí quyết định, và ông ta cũng thú nhận là mang nặng những hình ảnh của đam mê : Charles Baudelaire.

 

Hình ảnh biểu hiện của nhà thơ là những sáng tạo: con hải âu, chàng công tử quí phái, gả nhặt giẻ rách tồi tàn, người thợ cắt kiếng xấu xí hay người treo cổ, một con ma cà rồng hút máu, khi trở lại người yêu hay kẻ sát nhân, nhà kiếm thuật hay con bọ chét, nơi hầm mộ hay phòng khách phụ nữ….

 

 

 

 

 

Khổng Ðức
Số lần đọc: 2103
Ngày đăng: 11.03.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
ngệ-thuật của Hoàng Ngọc Biên The Art of Hoàng Ngọc Biên - Nguyễn Quỳnh USA
Một thời vàng son văn chương, nghệ thuật và triết lý Âu châu - Võ Công Liêm
Nguyễn Văn Sâm, Nhà Văn Viết Về Những Lập Nghiệp Lên Từ Sông Bến Nghé - Trần Văn Nam
Ca dao và thi ca II là triết lý cuộc đời - Võ Công Liêm
Mỹ học tiếp thụ - Khổng Ðức
Hát bội, đờn ca tài tử và sự hình thành cải lương từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 (phần 2) - Nguyễn Đức Hiệp
Hát bội, đờn ca tài tử và sự hình thành cải lương từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 ( phần 1) - Nguyễn Đức Hiệp
Giải thích học mỹ học hiện đại - Khổng Ðức
Nghệ Thuật Chơi Cây Cảnh - Vương Trung Hiếu
Sáng-Tạo Và Ngệ-Thuật Một Tí Finnegans Wake. Một Kinh-Ngiệm Cá-Nhân - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)