Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.078
123.138.385
 
Bình luận về lời đối thoại trên núi thiêng
Nguyễn Hồng Nhung

 

 

HAMVAS BÉLA

 

 

    ( Trích tiểu luận triết học Scientia sacra)

Cain giết chết Abel (Peter Paul Rubens)

 

Nhan đề của chương XIII trong cuốn Corpus Hermeticum: Bài giảng trên Núi Thần bí. Người ta gọi là bài giảng trên Núi, cho dù chẳng có núi nào ở đây, truyền thống thường biểu hiện sự nhập định của người học trò bằng hình ảnh tượng trưng gắn với Núi Thiêng „Epi tés tou orous metabaseos

 

Núi ở Hy lạp là Olimpik, ở phương đông là Sinai, Tabor, ở Iran là Albodj, ở Ấn độ là Meru. Người ta thường gọi là Núi Thiêng của châu Âu, củaTây tạng, của da đỏ châu Mỹ.

 

Hai nhân vật của cuộc đối thoại: Toth và Hermes. Kẻ trước là học trò, người sau là thày. Hermes là nhân vật đã hellen hóa của một cái tên Ai cập cổ. Về nhân vật này chỉ cần ghi nhớ, rằng như thời cổ người ta hay nói Hermes xuất thân từ dân tộc Seth. Là con trai thứ ba của Seth Adam và Eva, là nhánh thứ ba của nhân loại đầu tiên.

 

 Cain là con người trần thế, là sinh linh từ bên dưới thức tỉnh, giống như sau này phái Ngộ đạo dạy: là nhà thờ thoái hóa. Nhà thờ (ekklésia) không được hiểu như một số đông mà như một cộng đồng tâm linh đã được chọn lựa.

 

Những cách gọi lâu đời này gần như không có ngoại lệ, trong mọi trường hợp đều nói đến các hiện sinh tâm linh, ví dụ như politheia: không có nghĩa là nhà nước, mà như ngôn ngữ ngày nay: là tâm lý cộng đồng (kollektiv psyche).

 

 Cain là hình ảnh tượng trưng của tâm linh bị hư hỏng của con người thế gian, con người vật chất mà làn khói, làn hơi thở mang tính chất nạn nhân hướng xuống lòng đất. Abel là con người từ trên cao đi xuống, là hình ảnh tượng trưng của nhà thờ trời. Tội ác giết người của Cain trong các thời gian cổ chỉ ra sự kiện đã phạm của nhân loại nguyên thủy, khi con người vật chất đã chiến thắng người trời.

 

Seth,  con trai thứ ba không đến từ trên cao hay từ lòng đất mà là một con người thật sự, không phải quỷ, cũng không phải thiên thần mà là con người, một thực thể bậc trung, hình ảnh tượng trưng của nhân loại. Trong Seth, dù vật chất cai trị, nhưng ký ức về những huyền bí lớn mang theo từ thế giới tinh thần vẫn còn sống động. Thế hệ của Seth  không chất chứa những đặc tính Thần của Abel, nhưng cũng không mang nỗi đam mê máu-thịt tăm tối và thèm khát, tính chất vật chất hóa nặng nề của Cain.

 

 Các thế hệ của Seth quay trở lại với thế giới của Adam Kadmon- những người thày và những kẻ đi thức tỉnh của nhân loại. Các nhà tiên tri, các nhà lập pháp, các giáo chủ, các trưởng tộc. Đại diện nổi bật nhất của thế hệ Seth là Henoch, nhà tiên tri khải huyền.

 

Thế hệ của Seth là kẻ lãnh đạo trên con đường Ánh Sáng” Trên con đường này bản thân sự dạy dỗ không quan trọng, mà là sự chuyển đổi bên trong không thể lường trước, được đánh thức do sự dạy dỗ.” Seth một mình mang theo tri thức” Bằng hành động, hiện thực, hình ảnh tượng trưng không đếm xuể quay trở về MỘT, và bằng tri thức này cảm nhận nổi, con người đánh mất gì, nếu sống ngoài MỘT”

Không được phép hiểu những cái tên Cain, Abel, Seth là những cá nhân, cá nhân con người lịch sử càng không được phép. Những cái tên, giống như ngôn từ, không ngoại lệ, đều để đánh dấu các hiện sinh huyền bí.

 

 Manu ở người Hindu, Buddha, Bodhisattva, Tulku ở Ấn độ và Tây tạng, Zarathustra ở Iran, Toth và Hermes ở Hy lạp đều đã từng là các hiện sinh huyền bí, không phải cái Tôi lịch sử. Con người lịch sử đã nhân cách hóa các hiện sinh này. Các hiện sinh này nhập thể vào con người. Nhập thể của Cain, Abel, Seth không có nghĩa là các cái Tôi cá nhân hóa của những đứa con của Adam và Eva tái sinh, mà có nghĩa là hiện sinh tinh thần cổ và vĩnh cửu một lần nữa mang hình dạng trần thế trong thực thể người.

 

Hermes, như một người thày của truyền thống Ai cập vô cùng cổ xưa, xuất thân từ các thế hệ của Seth, và sau nạn hồng thủy là kẻ đã cứu tri thức cổ trước tai họa vũ trụ,  là người đầu tiên giảng dạy tri thức cổ này. Từ đó đến nay Hermes trở thành hình ảnh tượng trưng của hiện sinh huyền bí như Seth: là kẻ nhập định, kẻ tiếp tục truyền bá tri thức Hermes cổ, Hermes đã nhập thể.

 

Trong lời đối thoại, Hermes đã dẫn dắt học trò Toth lên núi Thiêng nhập định. Cốt lõi của lời dạy dỗ: sự tái sinh.

 Lời đối thoại tất nhiên chỉ là một mức độ duy nhất của sự nhập định. Các mức độ trước đấy:  điều kiện của các đối thoại nói về sự suy tư chìm đắm, về sự trong sạch đạo đức. Và đây là quá trình quyết định cùng với những điều này: người học trò đã được chuẩn bị về huyền bí giờ đây lần đầu tiên cần quay vào bên trong.

 

Đây là bước chuyển đổi (metanoia). Thực ra việc tự đánh giá nỗi suy tư chìm đắm, kỷ luật đạo đức ngặt nghèo không có. Tất cả chỉ tạo ra khả năng đưa con người bước qua, đi qua metathésis, chuyển đổi từ thế giới vật chất sang thế giới tinh thần.

 

Sự giác ngộ phụ thuộc vào sự trong sạch của các tầng chăn bao phủ thực thể người: cần nhìn thấu suốt bến mê và ảo ảnh. Bởi vậy cần sống trong sạch về mặt đạo đức. Porphürios nói: Thần không xuất hiện chừng nào linh hồn chưa trong sạch, hay chừng nào con người chưa xua đuổi ma quỷ.

 

Sự tiếp nhận đạo đức, sự trong sạch, trinh nguyên, khổ hạnh dùng để làm chùng xuống mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên vật chất, và để con người nhậy cảm với những kinh nghiệm siêu nhiên. Mục đích: sự nhậy cảm. Bởi vậy Thánh Pal trong Lá thư gửi những người Do thái đã viết: gắn chặt bởi niềm tin.

 

Từ „niềm tin”  trong hình dạng ngày nay được sử dụng nhầm lẫn một cách cơ bản, và điều này làm đảo lộn đến tận cùng toàn bộ tôn giáo hàng thế kỷ nay. Niềm tin không phải một hoạt động tri thức hay cảm xúc hoặc bất kỳ một hoạt động tinh thần hay linh hồn của con người: mà niềm tin là kinh nghiệm và sự nhạy cảm siêu nhiên.

 

Niềm tin không đối chọi với tri thức- Thánh Saint-Martin nói-niềm tin là một cử chỉ phép thuật, không phải là tri thức.”

Niềm tin tâm trạng, sự nhạy cảm, sự cởi mở và khả năng siêu nhiên khiến con người hiểu thêm về những thế gian vượt qua thiên nhiên vật chất. Bởi vậy từ Hy lạp pisztisz -niềm tin -không dở nhưng không diễn tả được điều này.

 

Thánh Pal dạy dỗ về niềm tin, là thứ gợi sự tươi tỉnh, liên quan đến tâm trạng siêu nhiên, không kêu gọi sự mù quáng. Niềm tin là kinh nghiệm cao hơn tạo khả năng cho con người chuyển đổi, biến động, tạo ra bước ngoặt lớn.

 

 Bởi vậy Saint-Martin cho rằng niềm tin là phép thuật. Là bước chuyển ẩn náu trong tín đồ, sâu nhưng có tính chất quyết định, bởi vì:”Kẻ được niềm tin chỉ đường đi về phía Thượng đế, kẻ đó cần thay đổi hoàn toàn đến tận từng tế bào vật lý.”

 

2.

 

Bước ngoặt lớn của sự nhập định: quay vào bên trong. Tri thức của sự chuẩn bị này: ấn tượng về MỘT. Kẻ học trò hiểu về MỘT như một hiện thực bất biến, không thể đổi thay, vĩnh cửu, không mất đi.

 

Những câu nói trong lập luận về bản chất vĩnh cửu bất biến của MỘT có thể thấy trong các chương của kinh Veda nói về átman, trong Kinh Dịch về dương, trong Đạo đức kinh về đạo, trong kinh Kabbala về một hay về alef.

 

Khi ấn tượng về MỘT tương đối mạnh, trong kẻ học trò một tia sáng mờ nhạt bắt đầu le lói, rằng thiên hình vạn trạng của cảm giác nhìn bằng mắt trần là một ảo thuật thật sự. Hiện thực: MỘT. Trong giây phút ấy nó kêu lên:” Cha ơi, con nhìn thấy toàn bộ, con nhìn thấy bản thân trong cái vĩnh cửu.” Lúc đó Hermes lên tiếng:” Con trai ta, đấy là sự hồi sinh.”

 

Sự nhập định không bắt đầu bằng lập luận này, cũng như không kết thúc bằng điều đó. Bước ngoặt lớn nhất của quá trình quay vào trong- ngưỡng quyết định. Nhưng đây không phải ngưỡng đầu tiên và cũng không phải là cuối cùng.

 

Ở đây thực ra sự sống bắt đầu. Là „Niềm tin”. Sự nhạy cảm siêu nhiên giờ đây thức tỉnh. Kẻ học trò giờ đây phá tung đời sống bị khóa kín và bước vào sự sống mở.

 

Bước đầu tiên của kỹ thuật phép màu của sự nhập định là kẻ học trò hướng toàn bộ sự chú ý của mình đến một điểm bên ngoài thế gian. Đây là tác động của sự tập trung tư tưởng đến một điểm extramundális (ngoài thế gian), rằng nếu tri thức con người dưới tác động của những căng thẳng ngày càng mạnh và kỷ luật có chủ ý, trong một khoảnh khắc sẽ đứt rời khỏi hiện thực giác quan, cần phải có một cái gì cho nó bám lấy.

 

Cần thiết một điểm ngoài thế gian, bởi từ thế giới giác quan chỉ những gì thật sự nằm ngoài thế giới giác quan ấy mới gắn bó được với con người. „ Chỉ cái gì hoàn toàn khác biệt với cái Tôi mới có thể giải phóng và giải phóng nổi nó.” Ý nghĩa của khoảnh khắc này bất tử, bản chất, quyết định, và sâu sắc đối với toàn bộ số phận con người.

 

Bởi trong con người không phải một tri thức từ trước tới nay xa lạ chưa từng biết mở ra, mà là” một tri thức được ghi trong bầu khí quyển eter”, một tri thức nhất định mà Hermes Trismegistos đã”viết vào khí quyển eter”.

 

Linh hồn trong tri thức này nhận ra cội nguồn và hiện thực đích thực của bản chất mình. Nó thức tỉnh rằng” Con người chỉ là bản sao, bản gốc chính là: Thượng đế.” Đây là tri thức thiêng liêng, là khoa học thiêng liêng. Đây là bắt đầu và kết thúc và thực chất là ý nghĩa của mọi sự nhập định. Đây là điều mà ở Ấn độ người ta gọi là adhjátma-vidja.

 

Manu nói:” Kẻ nào không biết tri thức này, nó trống rỗng trong mọi hành động và tư tưởng…Chỉ kẻ nào biết tri thức này, kẻ đó có thể chỉ huy có hiệu quả quân đội, có thể kết án một cách quang minh, có thể cai trị một cách anh minh.”

 

Trong giây phút hiện tại chỉ có ngần này: là kỷ luật tự thân, sự từ bỏ, chay tịnh, thực hành khổ hạnh, lời cầu nguyện, thiền định và các hoạt động chuẩn bị sự nhập định, cái những kẻ giả kim gọi là lửa; tiếng sanskrit gọi là tapas, ngọn lửa tự phủ nhận bản thân.

 

 Cuộc sống khổ hạnh không là gì khác ngoài sự thức tỉnh của nguyên tố lửa vũ trụ. Lửa „tạo lập” các sự vật trong vũ trụ, lửa của Herakleitos và Jakob Böhme, hay đúng hơn là logos, nguyên tố tạo dựng các thế gian.

 

Trong bản thân kẻ khổ hạnh ngọn lửa cháy bùng lên và bắt đầu tiêu hóa nó. Giữa chừng nó hướng toàn bộ sức lực của mình vào một điểm độc lập với thế gian. Điểm này là hình ảnh cổ ban đầu (elemental).

 

Hình ảnh cổ này là nước của Thales, là apeiron của Anaximandros, là số của Pitago, là trung của Khổng tử, là đạo của Lão tử. Lịch sử triết học gọi những hình ảnh cổ, điểm ngoài thế gian (extramundális)  này là lý thuyết cơ bản (principium). Không có lý thuyết cơ bản nào ở đây. Các hình ảnh cổ không phải là lý thuyết mà là các ý nghĩa.

 

 Và các ý nghĩa không đứng riêng tách rời:” Mọi ý nghĩa giữ trong bản thân nó cái toàn bộ khác.”( Saint-Martin) Những hình ảnh cổ ban đầu là các logos, hay như người Hindu gọi: mahavakja, những ngôn từ lớn của sự thông thái, các nguyên tử tạo hóa, hieroi logoi, như nhóm Pitago khẳng định. Là tư tưởng” Lửa Thiêng”.

 

Không phải là những lý thuyết bởi chúng không tách rời nhau, không mang đặc đính độc lập và riêng biệt. Ý nghĩa của chúng chỉ cùng có trong” sự toàn hảo của sự vật”(pléroma), bởi sự toàn hảo của sự vật là ở nơi tất cả các ý tưởng của thế gian, nguyên tượng của tất cả vũ trụ tinh thần( intelligibilis kozmos) cùng tồn tại.

 

3.

 

Lửa khổ hạnh và sự tập trung vào một điểm ngoài thế gian dần dần tước linh hồn con người khỏi thế giới cảm giác. Bước ngoặt lớn, khi đạt đến một mức độ lỏng lẻo khiến linh hồn đứt đoạn khỏi thiên nhiên vật chất.

 

Trong giây phút đó linh hồn cảm thấy thế gian vật chất mà nó tưởng là hiện thực duy nhất, nứt toác ra dưới chân. Đây là khoảnh khắc đầu tiên và khó khăn nhất của sự nhập định: chân không. Linh hồn bị tước ra khỏi thế giới vật chất, bước ra khỏi thế giới giác quan. Ý thức không biết bấu víu vào đâu. Kinh nghiệm bên ngoài đứng lại. Đây là khoảnh khắc của sự đứt đoạn ý thức.

 

Giờ đây, khi sự liên tục của ý thức bị đứt, bên trong con người nhắc nhở tới một cái gì sơ khai hơn ý thức.Ở châu Âu người ta phân tích quá trình này một cách sai lầm, cần phải sửa lại điều này. Người ta cho rằng tựa như ở đây con người rơi vào một thế giới vô thức- mọi giá phải”vô thức”.

 

Sai lầm ở chỗ, đối diện với ý thức người ta chỉ nhắc đến cơ cấu gương của ý thức, cái vô thức. Ý thức là một bộ phận nằm trong thế giới vật chất. Nhưng một phần lớn của cái vô thức cũng như vậy. Đây là cái Tôi nằm dưới ý thức. Đây là cái Tôi samsara-luân hồi, là Kẻ Vật Vờ- chính là kẻ bằng cơ hội nhập định, người tu hành muốn thoát khỏi nó.

 

Khi sự liên tục của ý thức đứt đoạn không chỉ cái Tôi vô thức, mà cả cái Tôi siêu ý thức cùng đột nhập. Bên ngoài ý thức có một cái gì đó cao hơn và có một cái gì đó thấp hơn. Một cách dễ dãi có thể gọi những cái này là những cái Tôi. Cần gọi những thứ nằm dưới cái Tôi có ý thức, thân xác, ban ngày, kinh nghiệm, cá nhân là cái Tôi vô thức, cái Tôi cộng đồng; đây là cái mà tâm lý học hiện đại nhận biết. Còn thứ ngự trị trên cái Tôi cá nhân: cái Tôi vũ trụ; đây là điều tâm lý học hiện đại không nhận biết.

 

Cái mà tâm lý học hiện đại không nhận biết trái lại là cái mà những người thày cổ xưa rất biết: trong khoảnh khắc chân không, trong sự nhập định cần gọi tên cái Tôi vũ trụ chứ không phải cái Tôi vô thức.

 

Điểm ngoài thế gian( extramundális) bởi vậy cần thiết vì khi trong con người chân không mở ra và đất lở dưới chân nó, nó cần bám vào một điểm tuyệt đối nằm bên ngoài thế gian này. Thiếu điểm bám này sự đứt đoạn của ý thức liên tục trở thành một nỗi nguy hiểm vô hình.

Kỹ thuật phép thuật của người thày thời cổ rất biết điều này; người thày biết một phương pháp mà bằng nó đánh thức được cái Tôi bên trong, cái Tôi siêu việt, cái Tôi mang tính chất Thần, pratjagatma „Thượng đế”. Nếu cái Tôi vô thức đột nhập trước, phần lớn đây sẽ là trường hợp”tử vong”;

 

Nếu cái Tôi siêu ý thức đột nhập: đây là sự tái sinh. Nhưng cái Tôi siêu ý thức là tinh thần chủ quan. Bởi điều mà sự nhập định hướng tới, là giải phóng linh hồn con người khỏi những ràng buộc khóa kín của thiên nhiên vật chất, thoát khỏi luân hồi, khỏi nhu cầu và mở ra cho nó một sự sống mở. Đây là kaivaljam, là hiện thực hóa cái MỘT cổ, là sự tan hòa vào sự thống nhất của vũ trụ.

 

Chỉ cái Tôi siêu ý thức có thể bước vào sự sống phổ quát. Đây là cái Tôi mang tinh thần vũ trụ, biết tất cả, tỉnh táo, giác ngộ- là THẦN. Đây là cái Tôi không dính mắc vào những hình ảnh vật chất tăm tối và vào những sự lặp lại của các hình ảnh này, không dính mắc vào sự vật vờ như cái Tôi vô thức.

 

Ở đây tiếp theo là sự phân biệt của truyền thống Hindu: bhéda-buddhi sống trong và nhìn thấy thiên hình vạn trạng; adhéda-buddhi vượt qua thiên hình vạn trạng để sống trong MỘT và nhìn thấy MỘT. Đây là hai dạng của trực giác tâm linh. Abhéda-buddhi là trước nhất. Đây là tầm nhìn cổ. Hen panta einai, Herakleitos nói.

 

Đây là tầm nhìn của kẻ đã nhập định, tầm nhìn của Thần, siêu việt, hiện thực, tuyệt đối, chân chính, vĩnh cửu, tỉnh táo, là tầm nhìn tâm linh. Tầm nhìn tuyệt đối tâm linh này tiếng Hy lạp cổ gọi là theoria (nguyên lý). Đây là sự thông thái, là tầm nhìn trong sáng, tầm nhìn mang tính chất Thần. Con người nhìn thấy và đọc được những gì Hermes Trismegistos ghi trong bầu khí quyển eter. Đây là ta-va, là tầm nhìn sâu sắc-huyền bí, như người Tây tạng nói.

 

Cái Tôi trên con đường tập trung tư tưởng tới một điểm ngoài thế gian, nó bay ra khỏi thiên nhiên vật chất và bình tĩnh lại ở điểm nằm ngoài thế gian này. Từ đây, từ điểm này linh hồn soi rọi lại bản thân mình và thế gian. Nó được giải phóng. Tất cả mọi điều, cái xảy ra, xuất hiện, có, nó đều kiểm tra được. Nó có đo lường của nó. Có logos của nó- Bởi vì logos trong ngôn ngữ cổ Hy lạp cũng có nghĩa là đo lường.

 

Nó đứng ngoài thế gian và không bao giờ cần quan tâm đến thế gian nữa. Nó có quan điểm độc lập, có sự đo lường chắc chắn. Điều này có nghĩa là đạo, là trung, là logos, là nước,apeiron. Linh hồn tước bỏ thiên nhiên vật chất từ bản thân nó và nâng bản thân nó lên cao từ vật chất.

 

4.

 

Không chỉ lập luận của Hermes Trismegistos, mà tất cả các văn bản truyền thống, khi nói về con người và xướng danh từ „con người”, không bao giờ, một lần cũng chưa từng nhắc đến cái Tôi cá nhân. Con người luôn luôn là con người, và không phải con người chung chung, tất cả mọi người,mà là con người phổ quát, homo aeternus, kẻ mà cái Tôi cá nhân chỉ là sự xuất hiện phần nào của nó, đúng như cách thức sự xuất hiện này là nhân loại của các thời kỳ lịch sử, là nhiều dân tộc, chủng tộc, quốc gia.

 

 Không được phép quên nhân tố này. Từ „con người” không mang nghĩa nói chung và không ngoại lệ cho tất cả mọi người, mà chỉ nói đến con người vĩnh cửu. Nhân chủng học thời cổ không chỉ ra con người sống trong thời gian lịch sử nhất định (dzsiva), mà là homo aternus.

Một ghi nhớ thứ hai cũng quan trọng. Sự quay vào trong không có nghĩa là trái ngược với hướng quay ra ngoài. Hình ảnh nói về điểm nằm ngoài thế gian sẽ khiến điều này dễ hiểu hơn. Linh hồn quay lưng với thiên nhiên giác quan: từ lúc ấy nó bắt đầu nhìn xa hơn- đúng như cách thức sự hiểu biết nhìn xa hơn trên từng sự vật và có thể nhận ra mối liên hệ của chúng- đúng như cách thức của trực giác lập tức nhìn thấy các mối liên hệ nhanh như ánh chớp lóe.

 

Từ đây linh hồn bắt đầu nhìn thấy từ dưới, từ bên trên và vào trong. Bởi vì cái Tôi siêu nhân, CON NGƯỜI vĩnh cửu, linh hồn bất tử, cái Tôi mang tính chất Thần không ở bên trong, mà có ở bên trong, bên ngoài, bên trên. Đây là hạt nhân, là thực thể bí ẩn. Cái bên trong không phải kết cấu gương của cái bên ngoài mà là một thế gian trên cả các giác quan và thiên nhiên.

 

Nếu giờ đây một người bằng bước chuyển đổi của linh hồn bắt đầu phát hiện trong bản thân mình con người vĩnh cửu, con người vũ trụ và bắt đầu hiện thực hóa nó trong bản thân, ý thức vũ trụ trong nó thức tỉnh. Ý thức này không ở dưới và ở trên ý thức, mà là”con người-thần”, là khả năng ẩn náu của „con người thượng đẳng”.

 

Sự thức tỉnh của ý thức không chỉ về nhận thức, mà còn cả về hành vi, ý tưởng, thần tượng, bản năng, sự trong sáng.Ý thức vũ trụ nâng mức sống người lên đúng như cách thức nó bứt con người ra khỏi thiên nhiên vật chất và chuyển đổi vào sự sống mở. Con người vật chất tự trị trong thiên nhiên, cá nhân trong đời sống; sau sự nhập định con người trong thế giới tinh thần là theocentrikus; đây là theonom, con người vĩnh cửu.

 

Như vậy con người tiến đến gần một bước chuyển lớn mà những văn bản của Hermes đặt tên là müstérion mega. Mức độ thứ nhất của nhập định là học tập; mức thứ hai là: tầm nhìn, tầm nhìn của con người vĩnh cửu; mức độ thứ ba: sự quan tâm. Cái tôi cá nhân và con người vĩnh cửu tan hòa làm một.

 

 Sau sự rún động tiêu cực chân không là pleroma- ấn tượng tích cực của toàn hảo sự sống. Và chỉ trong kẻ ý thức vũ trụ tồn tại tỉnh táo mới đạt đến nơi đây, nơi số phận được giải quyết và giải thể- lüsis tes heimarmenes. Đây là kết quả lớn lao của sự nhập định.

 

Kẻ học trò sau bước đầu tiên cần lựa chọn giữa con đường của những đê mê trần thế (pravritti-marga) và con đường thiêng (nivritti-marga). Nó chọn con đường thiêng. Cần từ bỏ các khoái lạc. Cái Tôi trần thế cần đốt cháy trong lửa khổ hạnh, trong tapas, trong sự chối bỏ bản thân. Giờ đây con đường thiêng đã mở. Số phận dính mắc với thiên nhiên vật chất tan rời ra khỏi nó.

 

 Ấn tượng này nhanh tới mức, thành một quá trình diễn tiếp sau đó. Đây là sự tái sinh. Đây là müstérion mega, là điều lớn lao nhất của mọi huyền bí. Là sự bắt đầu cuộc đời của con người tinh thần. Đây là sự rún động Platon từng nhắc đến, rằng đấy là sự bắt đầu của triết học: bởi vì từ thaumadzein mang nghĩa một sự thức tỉnh rún động, không phải như khoa học thời hiện đại tin rằng, đấy đơn giản chỉ là một sự”đáng ngạc nhiên”

 

Trước kẻ nhập định rốt cuộc mở ra một cộng đồng con người phổ quát mới, vượt trên cộng đồng vật chất tự nhiên hỗn loạn hời hợt từ ngôn ngữ, giống loài, dân tộc. Truyền thống Hermes đặt tên cho cộng đồng mới „gặp gỡ trong tinh thần của Thần” là giống loài logos. Những con người của giống loài logos này là những Toth, những Hermes, những Bodhisattva, và Tulk -hậu duệ của Seth.

 

 Đối với họ nền tảng cộng đồng không phải nòi giống, ngôn ngữ, dân tộc, quốc gia, huyết thống mà còn sâu sắc và nhất thiết hơn thế: ngay từ ban đầu họ đã cùng với nhau trong tinh thần của Thượng đế, được buộc vào nhau bằng những sợi vĩnh cửu, được linh thiêng hóa trong huyền bí của logos.

 

Các cộng đồng người tan vỡ, không chỉ trong cái chết, mà trong cả thời gian nữa. Đấy là những cộng đồng hữu hạn, không phải những sự thống nhất thật sự, chỉ là những bản sao không hoàn hảo của MỘT.

 

Cộng đồng lớn, cộng đồng của giống loài logos: là thể thống nhất trong tinh thần vĩnh cửu. Đây là sự tuyệt đối, là hiện thực, là sự bất tử không bao giờ có thể giải thể, là: ekklesia

 

5.

 

Sau đây là những lời giải thích có liên quan đến các phần: tên gọi Trismegistos có liên quan đến nhân vật Hermes đầu tiên, kẻ đã cứu tri thức cổ có trước nạn hồng thủy và lần đầu tiên giảng dạy nó cho nhân loại sau nạn hồng thủy. Nhưng cùng lúc đó Trismegistos là mức độ nhập định, và là một trong những mức độ nhập định cao nhất.

 

Thiên nhiên ban đầu (primer)”thứ vật chất vượt quá các giác quan” là thiên nhiên chưa bị vật chất hóa.

Còn cách gọi Con của Thượng đế rất có thể mang xuất xứ gnostikus (ngộ đạo). Ở phương đông đấy là Con trai của Trời, thường được gọi là con trai của Vũ trụ.

 

Sự dạy dỗ của loài giống này không có, nhưng nếu nó muốn, có thể làm nhớ lại ký ức của Thần”-đây đang nói về loài giống logos- Không thể giảng dạy logos. Nhập định không phải sự dạy dỗ. Cái con người có thể học được chỉ là kiến thức vật chất, tiếng Sanskrit gọi là vidnya, tiếng Tây tạng gọi là rtogspa. Nhập định là sự thức tỉnh; sự tỉnh táo tiếng Sanskrits là vidja, tiếng Tây tạng là rtogpas.

Tri thức có thể chắt lọc từ sách, có thể sở hữu hóa trong phòng, bên cạnh bàn.  Trên con đường của những quá trình khổ hạnh khó khăn và nguy hiểm sự tỉnh táo chỉ có thể thu thập được bằng sự giúp đỡ của người lãnh đạo- Hermes, guru.

 

Tôi biến thành một cơ thể không bao giờ có thể chết.” cơ thể bất tử này ở Ai cập người ta gọi là sáhu. Theo kinh Kabbala trong cơ thể con người giữa xương sống có một đốt xương nhỏ bất tử, đây là mầm của cơ thể bất tử, cơ thể lúc phục sinh hồi sinh từ đây.

 

Mơ khi ngủ nhưng không có giấc mộng.” – chỉ dẫn đến trạng thái cao hơn của ý thức. Đây là cái mà sau này nhiều lần người ta gọi là eksztázis. Con người giống như đang ngủ, bởi vì đối với thế gian vật chất nó đã bị mất, nhưng nó không mơ ngủ, mà: thấy.

 

Smriti (Ký ức) trong kinh Veda có ba guna: tamas, radzsasz và szattva, thực ra là ba mức độ của nhập định. Khi con người chìm vào vật chất tối tăm đậm đặc tamas ngự trị nó; khi lửa trong nó tắt, radzsasz mê muội cháy; khi con người bước qua những cấp độ cao nhất của tâm linh, lúc đó nó ở trạng thái szattva.

 

Các mức độ của phái Pitago: Trước tiên là sự chuẩn bị- tinh thần hóa tư duy; bước thứ hai thanh lọc- đây là kỷ luật đạo đức, tapas, khổ hạnh; bước thứ ba sự hoàn hảo- đây đã là mức độ tâm linh; bước thư tư theophania-  hiện thực hóa các sức mạnh của Thần: sự hoàn thành.

 

Giải nghĩa quá trình quay vào trong: những nỗ lực cá nhân, danh vọng cá nhân, nếu biểu hiện trong học tập, trong sáng tạo, trong hành động, luôn luôn chỉ ở mức độ con người vật chất, cùng lắm là vượt lên trước một số người. Các nghệ sĩ, người cầm đầu nhà nước, các nhà tư tưởng có thể thể hiện những hoạt động của họ, và bằng điều này các thực thể sống khác bị họ bỏ lại sau lưng, như vậy, người ta thường bảo, họ vượt lên trước thời đại của họ.Nhưng những thế hệ tiếp theo đuổi kịp họ.Tại sao? Bởi vì hoạt động cá nhân (individuális) không bao giờ có thể nâng quá mức vật chất và lịch sử.

 

Sự quay vào trong, nói đúng hơn: hướng quay về phía thế giới siêu nhiên không song song với con đường lịch sử mà vuông góc. Đây là nỗ lực mang tính vũ trụ, có nghĩa là sự nâng cao theo chiều dọc. Những con người của giống loài logos là các thực thể siêu lịch sử, những kẻ từ thời gian đột phá theo chiều dọc và sống trong sự thống nhất của thế gian siêu nhiên. Đây là ekklesia.

 

Hình ảnh về mười hai đao phủ của Corpus Hermeticum (về mười hai chướng ngại của sự nhập định: sự vô thức, sự tuyệt vọng, sự vô độ, dục vọng, bất công, tham sắc, lừa dối, ghen tỵ, giả dối, giận giữ, vội vã, độc ác) giới thiệu sự hoạt động phức tạp và khó khăn bên trong của sự nhập định.

 

Tính chất cá nhân không là gì khác ngoài điều sau đây: con người cần nhiều thời gian. Đến mức thời gian không bao giờ đủ, luôn luôn hết „trước thời hạn”. Sự nhập định kéo dài thời gian, cho linh hồn thấy nó vĩnh cửu và bất tử. Từ khoảnh khắc ấy trở đi linh hồn thôi chết ngạt trong sự vội vã tuyệt vọng, để đạt đến chính bản thân mình nữa. Nó không bao giờ rơi vào trạng thái khủng khiếp vội vã ở một vị trí nữa. Nó biết rằng nó không chậm trễ và không thể chậm trễ.

 

Số Mười Hai không là gì khác ngoài hình ảnh tượng trưng của đời sống sống trong thế giới vật chất: Zodiakus (hoàng đạo). Còn số Mười là thế giới siêu nhiên: ở Iran có mười amsaspand, ở Judea có mười sefiroth; hệ thống số của Pitago là mười.

 

 Ở Ai cập mười là hình ảnh tượng trưng của cái toàn bộ. Số Mười Hai và Mười có trong quan hệ với nhau như thế gian (thiên nhiên vật chất) và tinh thần (abszolutum). Ở đây là vấn đề huyền bí học của cầu phương hình tròn.

 

6

 

Kẻ trông coi Con Người, Poimandres, là luận điểm có ý nghĩa nhất của truyền thống Hermes. Cần giải thích cặn kẽ phần XXI. trong văn bản Hermes nói về các bậc sinh thành trong mối quan hệ với tái sinh.

 

Quan điểm nhân chủng học thời cổ mang ý nghĩa phổ quát. Ý nghĩa của điều này diễn đạt bằng ngôn từ ngày nay: chỉ coi thực thể bị rơi vào sự u mê là thực thể và cái Tôi cá nhân. Kẻ mang trong mình chút ít sự tỉnh táo le lói, kẻ đó đã được coi và hiểu trong các phạm trù phổ quát. Hiểu như lời tuyên ngôn nào đấy của tinh thần vĩnh cửu.

 

Cái Tôi cá nhân không phải là lời tuyên ngôn của bất kỳ tinh thần nào, bất kỳ logos nào, bất kỳ hiện thực cổ nào, chỉ là hiện tượng luân hồi (samsara) chỉ là một kẻ từ hỗn loạn vật vờ của thiên hình vạn trạng. Cần tước bỏ cái Tôi cá nhân, biến nó thành phổ quát để con người trở thành thực thể tinh thần.

 

Đẳng cấp thời cổ không là gì khác ngoài các lĩnh vực của tinh thần vĩnh cửu. Sự nhập định đẳng cấp ý thức hóa điều này trong các thành viên của các đẳng cấp. Đẳng cấp tinh thần-giáo chủ, đẳng cấp chiến binh- cai trị, đẳng cấp kinh tế từng có sự nhập định riêng, nhưng tất cả cũng đều dự phần vào sự nhập định phổ quát.-

 

 Ở Ấn độ trong việc dạy dỗ của kinh Veda, ở Judea trong sự dạy dỗ của Kinh Thánh và kinh Kabbala, ở Ai cập trong sự nhập định Hermes. Ở đất nước Hy lạp cổ Orpheus và Pitago từng thử đưa vào một quá trình nhập định lớn thời cổ. Các nguyên lý triết học đầu tiên là tiếng vang của nỗ lực này, mà Platon là kẻ sau cùng; trong mắt Platon không rõ ràng đấy là cái gì, ông muốn gì thậm chí ông cần muốn cái gì.

Sự nhập định trong đẳng cấp, trong nghề nghiệp, trong công việc khác với điều người ta gọi là Seth, là giống loài logos, là Hermes, là Tulku, là Bodhiszattva. Đây đang nói về sự thức tỉnh của chủ thể tâm linh. Chủ thể tâm linh cần hoàn toàn có quan hệ mật thiết với chủ thể tâm linh khác.

 

 Trong thời cổ chưa từng có lời tuyên ngôn cá nhân. Tất cả hiện tượng tinh thần đều phổ quát, có nghĩa là trong sự thống nhất siêu nhiên cần gặp gỡ với một chủ thể khác, ngoài ra không mang ý nghĩa gì.

 

Kẻ học trò không nhìn thấy, sống với, kinh nghiệm được ông thày như một cái Tôi cá nhân, mà như với guru, người lãnh đạo, Hermes, như một lời tuyên ngôn tuyệt đối của tinh thần phổ quát. Còn Hermes, người lãnh đạo không là kẻ dạy học mà-điều này rất quan trọng: là người cha sinh thành- là người mang bản chất chân chính của học trò ra thế gian.

 

Về khía cạnh này nảy sinh một ánh sáng mới hoàn toàn về mọi truyền bá cho học trò của Sokrates. Sokrates cũng là một nhập thể -Hermes, người giúp học trò cởi mở linh hồn, tuy ông hoàn toàn không có ý thức về điều này. Quả khá là đặc biệt. Nhưng nếu ai quan tâm tới các văn bản truyền thống người đó cần phải làm quen với một thứ ngôn ngữ nhanh nhậy hơn ngôn ngữ ngày nay rất nhiều.

 

Ở Ấn độ, Iran, Tây tạng guru là cha-mẹ. Người học trò khi bước qua ngưỡng cửa lớn nhất của tâm linh: chết đi và tái sinh. Chết đi, có nghĩa là bước ra khỏi hàng ngũ thiên nhiên. Cha không bao giờ còn là cha, mẹ không bao giờ còn là mẹ, bởi vì nó không bao giờ còn là thực thể, là đứa con của cha-mẹ thiên nhiên nữa.

 

Cha của nó là guru, là người lãnh đạo tinh thần. Là Hermes. Mẹ của nó trong các huyền bí tâm linh khác là Sophia. Bởi vậy tái sinh nếu là con trai của Sophia: sinh ra từ Trinh Nữ. Nếu là con trai của Isis: sinh ra từ Thánh mẫu.

 

Thực ra mức độ Isis trong các hàng nhập định là một trong những mức độ cao nhất. Phù hợp với điều này ở Hy lạp cổ có mức độ Demeter Eleusis. Ở Ấn độ có mẹ Maja hoặc Sakti. Ở Tây tạng có Vadzsrajogini, vị nữ thần bảo trợ của các nhà khổ hạnh. Linh hồn đã nhập định sẽ là con gái của Thánh Mẫu Magna Mater- từ Hy lạp là: Perszephone.

 

Là con gái bởi vì trong thời trung cổ muộn mằn sau này người ta gọi linh hồn là cô dâu: là kẻ đợi chờ và khao khát, là người yêu của chú rể trời. Đây là những hình ảnh cực kỳ sống động nảy sinh trực tiếp từ ấn tượng của sự nhập định.

 

Khi người học trò tái sinh từ đấng sinh thành Trời và tinh thần, nó nhận lấy tên mới. Ý nghĩa của việc đặt tên đặc biệt lớn. Bởi vì đặt tên một người nghĩa là đặt lên nó một quyền lực. Việc xướng danh mang ý nghĩa đánh thức. Tôi gọi tên một người, tôi đánh thức người ấy và người tôi đặt tên người ấy là của tôi.” Tôi ngự trị trên nó bởi cái tên

 

Sự lựa chọn tên ở các vị vua chúa và các giáo phái không hề tùy tiện. Do cái tên con người có quan hệ với tinh thần vũ trụ, từ bỏ cái Tôi cá nhân và mong muốn gánh vác, đại diện tiếp tục, và gìn giữ tinh thần phổ quát mang trong cái tên. Bởi vậy các giáo phái thường  lấy những cái tên các thánh. Bởi vậy vua chúa thường lấy tên những kẻ trị vì trước đó, vì muốn cai trị trong tinh thần của họ.

 

 Kẻ nhập định thẩm thấu cái Tôi cá nhân, cải hóa nó, nâng nó lên và thay đổi nó. Truyền thống gọi kẻ chưa nhập định là con trai của đàn bà, gọi kẻ đã nhập định là con của Thượng đế hoặc con của Trời.

 

Đối diện với sự sinh ra thiên nhiên người ta gọi sự tái sinh cũng là sự sinh ra từ Thượng đế. Với Thánh Pal đây là sự khác biệt giữa con người thiên nhiên và người Trời. Sự tái sinh thực ra là sự sinh ra: ousiodes genesis. Như Thánh Pal nói: „Ta nói cho các ngươi biết, kẻ không sinh ra từ bên trên kẻ đó sẽ không nhìn thấy vương quốc của Thượng đế.”

 

Bằng điều này đã mang lại ánh sáng mới cho văn bản Hermes. Truyền thống Hermes, tri thức của các thế hệ Seth: sự nhận biết về bí ẩn sinh ra từ bên trên. Và về điều này Đối thoại trên Núi Huyền bí cũng đã từng dạy.

 

     Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung

     ( Budapest.2013.02.08)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2705
Ngày đăng: 14.03.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
“Đỉnh Gió Hú” của Emily Bronte, sách đọc thêm cho chương trình học văn lớp 9 xưa - Trần Văn Nam
Friedrich Niezsche Der Wille Zur Macht Chí Hùng-Vĩ (Í-Chí vươn tới quyền-lực)( tiếp theo) - Nguyễn Quỳnh USA
Cái gương - Nguyễn Hồng Nhung
Sisiphus tự vẫn - Trịnh Ngọc Thìn
Phiến sách ngày Xuân ngồi chấm câu - Chế Diễm Trâm
Đọc và fê-bình sein und zeit/nguồn-sống và thời – jan của Heidegger (Tiếp theo January 1, 2013) - Nguyễn Quỳnh USA
Người muôn năm cũ - Trương Văn Dân
Lý thuyết và nguyên lý (Teoria) ( Trích tiểu luận triết học Patmosz.I) - Nguyễn Hồng Nhung
Tomas Transtromer: nhà thơ của rừng xanh – Dave Bonta - Cao Thu Cúc
Tự lực văn đoàn trong cái nhìn của lý luận – phê bình văn học ở miền nam 1954 – 1975 - Trần Hoài Anh
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)