Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.177
123.147.450
 
Con nhện
Nguyễn Trung Dũng

 

 

“cuộc tình lên cao vút

 như chim mỏi cánh rồi

 như chim xa lìa bầy

 như chim bỏ đường bay”

tcs.

 

Một người đàn ông đi dạo trong công viên, chợt thấy con nhện vàng đu đưa trên võng lưới. Người đàn ông nhàn du nơi vườn cây vắng vẻ, bỗng có ý muốn bắt con nhện màu sắc đẹp đẽ đem về nuôi. Tư tưởng trước, hành động sau, ông ta đưa tay lên tóm con nhện. Con nhện bị tóm bất ngờ nhưng cũng kịp phản ứng bằng hai hàm răng nhọn trích một vết. Vết trích trên bàn tay làm ông ta cảm thấy buốt và sau đó là nhức nhối. Nó là con nhện độc cho nên tiêm nọc độc vào da ông ta. Phản ứng vung tay để buông con nhện, ông ta đã để con nhện rớt xuống đất rồi nó bò đi. Từ công viên về đến nhà, chỗ da bị nhện trích đã đỏ bầm rồi cộm phòng như một cái hạch hình tròn hạt đậu. Vết thương nặng nhẹ và có nguy hiểm đến tính mệnh ông ta không, thì chuyện đó như thế nào chẳng ai biết rõ.

 

Nghe kể, Bảo suy ra chuyện mình. Tình yêu vợ chồng của Bảo cũng chỉ là chuyện người đàn ông thích cái đẹp của con nhện vàng, bị nhện vàng trích xưng da tấy thịt, như chuyện Bảo ham mê sắc dục với Quyên. Thuở đó, Bảo quen Quyên rồi yêu, sau đó lấy làm vợ. Làm vợ rồi, lúc đó Bảo mới biết Quyên chỉ là người đàn bà tầm thường. Quyên không còn là Quyên của buổi đầu yêu nhau, tính tình vui vẻ, cử chỉ hiền hậu, khéo ăn khéo nói, biết nhường nhịn như điều Bảo tưởng. Mà đã tưởng thì cái đúng ít nhiều đã sai. Và đến bây giờ, thời gian sống chung ở đụng, cái sai về nhận định lúc ban đầu rõ ràng là sai thực sự.

 

Mật ngọt chết ruồi. Quả chua dụ nước bọt. Trái cấm thèm ăn. Sắc đẹp dụ khị lòng ham thích. Tất cả những cái rất bình thường đó chỉ là cái lưới nhện có con nhện đu đưa thân, muốn thỏa mãn cái muốn của mình, thì đều rơi vào mạng võng chỉ sợi. Nếu người đàn ông chỉ đứng ngắm màu sắc xác thân của con nhện mà đừng bắt, thì bàn tay ông ta chẳng thể bị trích nọc đọc gây ra thương tích. Nếu Bảo chỉ coi Quyên là người tình có nhan sắc mà không cưới Quyên về làm vợ, thì tình yêu của Bảo vẫn còn tồn tại mãi mãi khi nghĩ về Quyên. Cố ý chiếm đoạt như người đàn ông cố ý chiếm đoạt con nhện vàng, như Bảo cố tình chiếm đoạt Quyên về làm vợ, cái giá phải trả là cái giá quá đắt và cái có trước đây đã theo thời gian không còn nữa.

 

Ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm nối tiếp năm, cả vợ và chồng ăn cùng mâm, ngủ cùng giường đã trở thành thói quen nhàm chán. Những nhân nhượng, ý tứ, tử tế, nhường nhịn, hiền từ, ngoan ngoãn, ở con người thực của Quyên đã để lộ ra không cần che đậy. Như trước đây, sự che đậy đó rất kỹ và khéo, rất giả dối lừa gạt thật tinh vi, vì đó là lúc con nhện vàng thảnh thơi bình yên đu đưa võng nhịp. Cũng như Quyên thôi, Quyên cần phải đóng kịch, đóng để mua chuộc tình yêu của Bảo và dẫn Bảo sa vào lưới như con nhện khôn ngoan và quỷ quyệt nằm im đợi con mồi.

 

Kể từ khi mái ấm gia đình đã có lỗ dột để nước mưa lọt vào, thì chuyện đôi co từ tính khắc khẩu của hai người đã xẩy ra thường xuyên. Điều gì Bảo không muốn thì Quyên lại muốn. Điều gì Bảo không thích thì Quyên lại thích. Điều gì Bảo chê thì Quyên lại khen. Điều gì Bảo cho là xấu thì Quyên lại cho là tốt. Cứ những cái nghịch lý nghịch ngôn đưa đến cái mất hòa thuận cho cả hai chẳng lúc nào có thể tạo êm ấm bình yên được. Rồi trong lúc đấu khẩu, thay vì tiếng nói nhẹ nhàng, lời ngọt ngào thì đấy lại là tiếng la, tiếng quát tháo trong cơn tức giận của vợ, khiến Bảo mất bình tĩnh cũng phải lớn lối nạt nộ.

 

Ở mà như thế, gọi hai chữ gia đình e ra quá gượng. Ở mà phải chịu đựng đòn thù tra tấn, một chữ nhà cũng đồng nghĩa với chữ nhà tù. Đã tới lúc, xiềng xích gông cùm cần phải tháo bỏ, Bảo nghĩ tới chuyện ly dị. Còn không ly dị, chẳng có cách nào khác là Bảo phải miễn cưỡng khép thân chịu đựng, luyện thân xác làm thân xác con giun để nhận sự dày xéo suốt một đời người.

 

Niềm vui nếu có chỉ đến với Bảo vào những lúc ngồi nghĩ lại Quyên, thuở Quyên còn là người tình. Quyên thật đẹp với sắc đẹp có sức quyến rũ. Quyên thật hiền với lời nói nhẹ và êm. Quyên thật duyên dáng với cách ăn mặc áo quần đúng mốt. Quyên đi lại khép nép như một con chim nhỏ bé sợ có người. Quyên cười với nụ cười xinh như bông hoa mới nở. Quyên ... là thế của ngày Bảo mới quen. Và bây giờ, Quyên hóa thân làm con nhện vàng sẵn sàng nhả độc khi cần nhả. Con nhện vàng nom rất hiền nhưng khi hàm răng nhe ra để cạp con mồi thì hiện nguyên hình con quỷ dữ.

 

Suốt thời gian sống chung dưới cùng một mái gia đình, nền hòa bình không ổn định. Mỗi người là một thế giới phân ranh ở căn “mobile home”. Hi hữu mới có cơ hội hòa giải để họ ngồi ở phòng khách, bàn chuyện này chuyện kia, hàn huyên tâm sự những cái thiên hạ sự mà họ nghe và biết được. Hàn gắn vết rạn nứt dù ngắn ngủi và tạm thời, có còn hơn không, đã là điều kiện giúp cho cả hai có một đêm chung chăn chạm gối khi bóng tối đưa họ đi tìm thịt da của vợ và chồng. Yên ổn đơn giản chỉ có thế nên rất mong manh qua mau như biển khơi lúc vắng sóng. Sóng vẫn ẩn mình dưới sâu mặt nước hệt con kình ngư nhởn nhơ bơi khi cá chưa nổi giận quẫy đuôi. Và sóng hay cơn bất hòa còn ngủ yên, biển lặng, Quyên hiền lành, thì mọi chuyện vẫn bình thường yên ổn cả. Ở Quyên và Bảo, cái trạng thái thời tiết không ổn định, đổi thay bất thường, đã gây xáo trộn cuộc sống và tình cảm cho cả hai.

 

Bữa  cơm chẳng lành canh chẳng ngọt là kẽ nứt rạn lâu ngày phải vỡ toác. Nó bể tới lúc phải bể không cách gì chịu nổi lúc nó đã có quá nhiều đường chỉ chạy. Ở Bảo là nỗi rầu rĩ muộn phiền đưa đẩy Bảo tới chuyện giải khuây bằng thuốc lá và rượu. Nỗi buồn bực càng ngày càng nặng, càng làm cho Bảo lún sâu trong đám bùn lầy ngập ngụa. Sự lạnh nhạt như tảng băng lạnh bắt đầu từ đó ở con người Bảo về tình cảm cũng như tình dục đối với Quyên. Bảo buông lơi thả lỏng cuộc sống trăm năm vào cõi cô đơn bất tận và tự hóa thân thành con chim cuốc lủi dưới bụi bờ cây cối. Còn ở Quyên, nàng chẳng màng tới chuyện đó vì nàng vẫn tạo ra niềm vui với cách sống của mình. Cũng đôi khi thể xác vỡ ra những đòi hỏi ham muốn, Quyên muốn gần Bảo, nhưng sự tự ái thường nhanh chóng đến với nàng, ngăn không cho nàng đi xa thêm nữa. Quyên không thể quỵ lụy, xin xỏ bất cứ điều gì ở người khác mà nàng không ưa, không cần ai cho cái họ cho với lòng miễn cưỡng. Vì thế, mười lần như một, Quyên tự kiềm chế cái khát khao chốc lát bùng lên của thể xác. Ngày xưa, lúc còn nhỏ, đã có lần nàng bất chợt nhìn thấy con gà trống gạ con gà mái. Hình ảnh đó chẳng là gì nhưng suốt đời nàng, con gà trống với cựa dài ở cặp chân, với cái mào đỏ ở đầu, với bộ lông tuyệt đẹp, với cái mỏ vàng thật bóng, kêu cúc cúc với vòng quay tròn bên con gà mái tơ để tỏ tình. Khi con mái gập đôi cẳng nằm bẹp xuống, con trống đã nhẩy vội lên lưng, đã hối hả áp úp nơi cần úp, rồi lại nhẩy xuống đập cánh gáy một tiếng gáy hả hê. Những lần Bảo làm con gà trống đó, Bảo cũng chỉ hấp tấp vội vàng cho xong cơn điên, rồi cũng vội vàng bỏ chạy. Đi lại ngắn và gọn như thế còn thua xa cơn sóng từng đợt đánh vào bờ, đánh tới tấp lên thềm cát, đánh làm sụt lở nơi sóng đánh. Đấy là những đêm Quyên tìm đến Bảo và ngược lại. Bây giờ, khói thuốc lá và chất men rượu đã ngấm vào cơ thể Bảo, đã phá tanh banh ý chí và sức khỏe của Bảo, đã biến Bảo thành một con bò kiệt sức, bất lực và lười biếng. Chẳng còn gì để trông đợi ở Bảo những cuộc tung hoành ham hố trong căn phòng đã tối với bóng tối, và khi thịt da đã nóng bừng với những mũi kích thích như tên đạn bắn đi.

 

Buổi sáng vào một ngày mùa Thu, Quyên đến phòng mạch bác sĩ để khám bệnh. Nói đúng ra, nàng chẳng có bệnh gì cần để khám cả. Nhưng khám, khám cái bệnh của đàn bà mà người ta gọi là thử PAP. Báo đăng, đài nói, TV lên hình, cứ ngày này tháng nọ ra rả lời khuyên phụ nữ đi khám tử cung. Thật lắm chuyện và bôi vẽ cái bệnh ung thư quái quỷ mà giới bác sĩ bầy ra dọa nạt đàn bà. Nào là số người tử vong vì chứng bệnh này lên tới 80 phần trăm ở tuổi từ 50 trở lên. Nào là phụ nữ Việt Nam ở Mỹ theo thống kê được xếp hàng thứ nhì số người mắc bệnh. Nào là đủ thứ với chữ nào để nói về cái bệnh hiểm nghèo của nữ giới không miễn trừ một ai. Khuyến cáo hay khuyến dụ thì đằng nào cũng lôi kéo được các bà biết lo xa lo gần ghé đến phòng mạch. Đến để tránh cái bệnh tưởng nó ám ảnh đầu óc, nó hành hạ mình bị hay không bị. Thế thì đi khám để xem tử cung có ung thư hay không cho rõ trắng đen. Đấy là lý do thúc đẩy Quyên đến phòng mạch .

 

Đường Santa Clara, đối diện với tòa cao ốc, bên này có những cửa tiệm buôn bán, tiệm ăn, tòa báo, văn phòng dịch vụ khai thuế, bán bảo hiểm, kiện tụng, còn có các bác sĩ mở phòng mạch nhận khám bệnh cho bệnh nhân. Một nơi chẳng xa lạ gì đối với Quyên vì ngày hai buổi, đi đến sở làm và lượt về, nàng phải qua con phố đó để lấy Alum Rock xuống tới đường White, chỗ làm của nàng. Đi và về ngày hai lần như thế, những cái bảng tên phòng mạch bác sĩ, những cái bảng tiệm buôn bán và cửa hàng, nhũng cái bảng quảng cáo lớn thật lớn, dựng cao thật cao, đứng với hai cái chân sắt ở vài khu đất trống hay bãi đậu xe, Quyên đã nhẵn mặt, quen mắt. Điều đó chỉ là chuyện bình thường mà chẳng mấy cần chú mục ngoại cảnh nàng vẫn thấy được. Và thấy sau nhiều lần nhìn thì tự nhiên hình ảnh ở khu phố đó, con đường có những dẫy nhà đó, nó đã là khu phố và dẫy nhà đi từ nhãn quan nhập tiềm thức trong bộ não Quyên rồi.

 

Bây giờ, cùng với ba người đàn bà khác, Quyên ngồi ở phòng đợi với họ. Sau ba người đàn bà vào rồi ra khỏi phòng khám, cuốn sổ ghi danh được cô nhân viên trẻ và đẹp cầm lên ngó mắt xuống. Tên Quyên được đọc. Đấy là lúc nàng biết đã tới lượt mình. Nàng đứng dậy và đi dọc cái hành lang nhỏ, hẹp và ngắn, mở cánh cửa căn phòng mà ở trong đó, vị bác sĩ đang ngồi chờ con bệnh. Đối diện với người đàn ông không cao không thấp, đeo mắt cặp kính gọng vàng, tóc đen nhưng chân tóc lại trắng, đón Quyên với một nụ cười nửa miệng. Ông ta thản nhiên với một cánh tay đưa ra, bàn tay mở, ra dấu hiệu mời nàng ngồi. Cái ghế kê trước cái bàn không lớn lắm, có vài dụng cụ y khoa và một cuốn sổ mở với một cây bút.

 

“Đây là lần đầu bà đi thử PAP, ông bác sĩ nói. Vì lần đầu cho nên tôi cần biết một vài chi tiết để chẩn bệnh. Đừng vì thế nghĩ tôi tò mò khi bà bị tôi hỏi”.

 

Quyên nghe vừa khẽ gật đầu với một tiếng “dạ”.

 

“Bà có nhớ bà có kinh nguyệt lúc mấy tuổi không?”.

“Thưa không. Đã quá lâu nên tôi chẳng còn nhớ được”.

“Không sao. Còn mấy lúc sau này, đường kinh nguyệt của bà có đều đặn theo định kỳ không, có đau bụng ra máu không, có ...”

Mỗi câu hỏi của ông bác sĩ đưa ra đều được Quyên trả lời rõ ràng cả. Nghe và ghi vào tờ giấy để ở bàn, bác sĩ khám nội khoa thấy đã đủ thì thôi không hỏi nữa.

 

“Ở căn phòng trong kia, có móc trên móc một cái áo choàng, bà có thể vào đó cởi bỏ áo quần rồi mặc vào người cái áo choàng đó”.

 

Hướng theo hướng ngón tay trỏ của ông bác sĩ, Quyên đi vào căn phòng nhỏ và hẹp có tấm màn che. Ở bên trong, Quyên biết việc gì mình phải làm mà chẳng cần tới ông bác sĩ chỉ vẽ nhiều thêm nữa. Đó là thoát y rồi choàng vào người cái áo choàng bằng vải trắng phủ từ vai xuống tới đầu gối.

 

“Bà nằm lên giường và đợi tôi khám cho bà”.

 

Lại vẫn một tiếng “dạ” Quyên dạ khi nghe ông bác sĩ nói thế. Từ lúc bước vào phòng cho đến lúc đặt lưng nằm trên cái giường có bánh xe đẩy, Quyên chỉ biết “vâng” khi thấy cần “vâng” và “dạ” khi thấy cần “dạ” trước mọi lời nói của vị bác sĩ. Lúc này, Quyên thấy mình nhỏ bé quá, yếu mềm quá trước mỗi khẩu lệnh của ông bác sĩ, như thể nàng không phải là con bệnh mà là một phạm nhân bị hỏi cung trước nhân viên công an hình sự. Đúng như vậy, Quyên bị mất tự chủ bản thân, mất tính cứng rắn của ý chí, mất quyền quyết định khi mình bị sai khiến hoàn toàn dưới mỗi lời nói của vị bác sĩ phán bảo mình.

 

Nàng nằm thẳng người với hai chân co lên ở thế khép lại. Nhưng khi vị bác sĩ đã đến đứng dưới chân giường, đầu gối hai chân nàng được hai bàn tay ông bác sĩ nhẹ nhàng đặt xuống rồi dang rộng nó ra. Cái áo khoác thuộc về phần dưới cũng được ông ta kéo hai vạt để tránh vướng víu trong Nguyễn Trung Dũng

Số lần đọc: 2091
Ngày đăng: 30.03.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Sét đánh pho tượng - Hoàng Xuân Hoạ
Có thể lắm - Nguyễn Hồng Nhung
Đôi mắt - Nguyễn Trung Dũng
Quả táo đỏ và con rắn lục - Nguyễn Trung Dũng
Cõi Niết bàn tuổi thơ - Từ Sâm
Khách sạn đá trắng - Hướng Dương
Để vui lòng bố - Nguyễn Trung Dũng
Sự nô lệ - Nguyễn Hồng Nhung
Còn đó những nỗi buồn - Nguyễn Phương
Blogger sợ chữ - Phan Trang Hy
Cùng một tác giả
Kẻ đầu hàng (truyện ngắn)
Tàn Theo Khói Thuốc. (truyện ngắn)
Người Tình Cô Đơn (truyện ngắn)
Dọn Chết (truyện ngắn)
Ngôi Nhà Ma Ở (truyện ngắn)
Người Tình (truyện ngắn)
Nỗi Buồn Của Mẹ (truyện ngắn)
Nhan Sắc Người Tình (truyện ngắn)
Đời Xin Có Nhau (truyện ngắn)
Bức Chân Dung (truyện ngắn)
Đêm Mùa Hè (truyện ngắn)
Cái Nạng (truyện ngắn)
Để vui lòng bố (truyện ngắn)
Đôi mắt (truyện ngắn)
Con nhện (truyện ngắn)
Tiền dâm hậu thú (truyện ngắn)
Chợt thấy mùa Xuân (truyện ngắn)