Qua nhiều cuộc tranh luận giữa bạn bè cũng như những nhà tư tưởng triết học hoặc những buổi thảo luận chuyên đề với Sartre. Maurice Merleau-Ponty(*) cho phát hành một tiểu luận: ’Trận chiến vượt trên Chủ nghĩa hiện sinh/The Battle over Existentialism’.
Tập luận văn nêu trên đưa ra một khuôn thước để tranh luận trong thời kỳ chủ thuyết nhân bản xuất hiện. Đây là vấn đề mà Merleau-Ponty nhìn thấy: ’là muốn biết phần nào lề lối trình diễn chủ nghĩa tự do và dẫu có hay không chúng ta được quyền nhận ra một vài thứ chớ không không phải ban cho mọi thứ’ –is to know what part freedom plays and whether we can allow it something without giving it everything. Đó là những gì rõ ràng và chuẩn mực được thâu tóm gần như đầy đủ nhất: - điều gì là nơi thích hợp dành cho sự hiện hữu của nhân loại trong một thế giới vừa vật chất vừa văn hóa? Phản ứng đường lối chủ nghĩa duy vật, rõ nét nhất là chủ nghĩa duy vật biện chứng của Marx, là ngữ ngôn của những người theo trường phái duy vật (the Marxist dialectical materialists). Chủ nghĩa hiện sinh tranh luận rằng; hiện hữu của nhân loại có nhiều thứ cần hơn tất cả mọi thứ chớ không thâu tóm trong phạm vi của vật lý, sinh lý học và năng lực xã hội mà làm nên sự việc. ’Nhiều thứ’ là nhiều ý thức của dữ kiện ấy là điều mà chúng ta có thề đánh giá và đáp ứng như là một năng lực. Nhưng ’Phản ứng’ là thuộc về chủ nghĩa duy linh (spiritualist) mà Merleau-Ponty cho đó là thuộc cái Quyền tôn giáo (religious Right) như chúng ta thường thấy ngày nay; duy vật và duy linh là đối tượng của phản đề. Duy vật chủ nghĩa ’dùng’ duy linh chủ nghĩa như phương tiện để đạt mục đích chủ nghĩa; do đó người theo chủ nghĩa hiện sinh thường nhấn mạnh vào lập trường của chúng ta như một định vị rõ nét vai trò nhân bản và tự do là hai mặt thực của chủ nghĩa hiện sinh, khởi đầu bằng sự nhập thể nơi chúng ta, điều đó cho chúng ta một bối cảnh lịch sử và ngăn chận mọi viễn ảnh để cố gắng biến đổi sự hiện hữu của chúng ta và đi sâu vào những gì nơi một tinh thần tự do bềnh bồng, lởn vởn giữa chủ thuyết với chủ thuyết trong thế giới ngày nay. Có nghĩa rằng con người không minh định được đường lối chủ nghĩa một cách trong sáng, tư duy trở thành trào lưu, một thứ trào lưu chủ nghĩa, cơ hội chủ nghĩa làm khuấy động giá trị tư tưởng; trong khi những dữ kiện khác của hiện sinh nhân bản, hiện sinh tự do đang phát triển. Con người là đối tượng chủ thể để quyết định, lý thuyết chỉ là phương tiện...
Trong khi đó Merleau-Ponty nhiều lần nhấn mạnh:’Tôi không có thể xác, tôi là thể xác của tôi/I do not have a body, I am my body’ Gabriel Marcel cũng đã nói tương tự như vậy. Có nghĩa rằng giữa những siêu lý đó là của con người hiện sinh, một cố gắng thách đố để tạo nên cảm tính hiện hữu của con người. Merleau-Ponty giải thích như sau:
’Công lao của tân triết học là chính xác, đó là những thử thách trong quan niệm của tồn lưu là lối về của tư duy, liên quan đến điều kiện của chúng ta. Trong một cảm nhận hiện đại về ngữ ngôn; ’tồn lưu’ là một chuyển động, là một trào lưu xuyên qua mọi tầng lớp trong thế giới và dính dáng cả chính nó trong tình trạng sinh lý và xã hội cả hai thứ nầy trở nên mục đích của viễn ảnh thế giới ngày nay’(The merit of this new philosophy is precisely that it tries, in the notion of existence, to find a way of thinking about our condition. In the modern sense of the word, ’existence’ is that movement through which man is in the world and involves himself in a physical and social situation which then becomes his point of view on the world).
Chủ nghĩa hiện sinh đòi hỏi và yêu cầu rằng chúng ta đang ở trong thế giới có một tương quan hiện hữu của mâu thuẩn, một chủ thể thuộc về hình hài của chúng ta, thế giới riêng của chúng ta và một trạng huống thuộc chúng ta, bởi những biến đổi bất thường qua từng thể loại. Như có lần Heidegger đã nói đến, nhưng với Merleau-Ponty giải thích rằng, đây là trọng điểm đáng chú ý của ông trên bước đầu của kiếp đời mà chúng ta đã sống. Dù Merleau-Ponty muốn đưa chủ nghĩa hiện sinh đi xa hơn về phiá cuối đời ông, cống hiến những gì còn lại với tư duy của con người hiện sinh trong ông và ông đã phân tích một cách gần gũi tính nhân bản và lòng khao khát tự do là hai chủ nghĩa đi sát cuộc đời nói lên thân phận hiện hữu (bodily being) và hướng tới một thế giới toàn thiện của xã hội hiện hữu mà con người đang dự cuộc, điều nầy hình như Sartre đã có lược qua. Những tác phẩm trước đây của Merleau-Ponty phần lớn nói về sinh học và ông đã phân tích rõ nét về cá tính hiện sinh ở nơi ông để chứng minh giữa Merleau-Ponty và Sartre là cùng một chí hướng và một trong hai là thành viên đảng Cộng Sản; từ đó hợp đồng cùng với một số thân hữu như Simone de Beauvoir thành lập tờ báo ‘Thời Đại/Les Temps Modernes’ chủ trương xây dựng xã hội theo hướng Cộng Sản và thành lập Cánh Tả (Left-Wing). Và; trở thành tiếng nói Pháp quốc (voice of French) một phần khai mở thuyết hiện sinh như truyền thông khắp nơi, kêu gọi bằng mọi nổ lực cho chủ nghĩa nhân bản và quyền tự do của con người; lý thuyết hiện sinh còn kéo dài cho tới bây giờ.
Đặc biệt cho vấn đề được nhấn mạnh ở đây là ủy thác vào cái quyền tự quyết của cá tính độc đáo để bảo vệ quyền hạn tự nó và một nhu cầu liên đới, hổ tương để đạt tới mục đích: ’Một tổng thể toàn quyền và một thứ tự do trọn vẹn, ấy là người tự do, người ta phải thiết lập tự do bởi một sự dàn trải rộng lớn, có thể đó là một chọn lựa của con người’.
“Totally committed and totally free, it is this free person who must be set free by expanding their possibilities of choice” Merleau-Ponty giải thích thêm:’ Mục đích của chúng ta là hoạt động để hướng tới sự thành hình vững chắc, thay đổi được bộ mặt xã hội quanh ta – our intention is to work toward producing certain changes in the Society that surrounds us. Đó là vấn đề hết sức tự nhiên, kêu gọi tinh thần đoàn kết ‘solidarity’ là điều cần thiết để theo đuổi đến kỳ cùng. Như chúng ta biết Sartre là con người theo con đường Cộng Sản cho tới khi ông sa ngã vào con đường chủ nghĩa. Với Merleau-Ponty thì ngược lại. Dù rằng ông chưa hẳn gia nhập vào đảng Cộng Sản như Sartre, mà chỉ là kẻ đứng bên lề; ông chỉ là người có thiện cảm với chủ nghĩa Marx (Marxism) để rồi cho xuất bản tập ‘Chủ nghĩa Nhân bản và Kinh hoàng/Humanism and Terror’ (1947) với chủ ý ngăn chận xáo động xã hội, điều cần thiết là thiết lập và xây dựng chủ nghĩa Cộng Sản, trong khi kẻ thù đang vây bủa và tàn phá. Sự cớ đó đưa tới tranh luận giữa ông với Sartre; vì cho rằng Sartre đã lạm dụng vào chủ thuyết hiện sinh mà đánh mất thực chất nhân bản và tự do. Cuối cùng tình ‘đồng chí’ giữa Sartre và Merleau-Ponty tan vỡ bởi ý hướng khác nhau và từ đó ông rút ra khỏi những hệ lụy chính trị. Merleau-Ponty viết thêm:’hành động chính trị vốn đã không trong sạch, bởi đó là hành động của một người có cái nhìn khác và đó chỉ là hành động dành cho một tập đoàn nào đó mà thôi’ – political action is of its nature impure, because it is the action of one person upon another and because it is collective action. Sau đó Merleau-Ponty từ nhiệm chức chủ bút tờ Thời Đại và công khai chối bỏ đường lối Soviet-Marxism qua tác phẩm ‘Phiêu lưu của Giáo điều/Adventures of the Dialectic’ (1955) là luận cứ của Marx-Hegel, đó là cơ bản chính yếu của thuyết duy vật biện chứng trong đó hàm ý những lời phê phán chua cay chính trị của Sartre dưới tựa đề: ‘Sartre và chủ nghĩa quá khích Bolshevism/Sartre and Ultrabolshevism’. Tựa đề nầy nói lên tất cả mặt trái của nó, và dứt khoát đoạn tuyệt giữa Sartre và Merleaud-Ponty. Cái đó là phong cách nói lên quan điểm của mình và những gì khác biệt của cái nhìn nhân bản và tự do, xé toạt ra từng mảnh để thấy được những chất liệu hổn hợp (media) bên trong. Một ý thức về mặt xã hội, chủ nghĩa hiện sinh trở nên thời đại (of age) và chính nỗi đau đó thành hình qua những tác phẩm của Merleau-Ponty là bằng chứng cụ thể.
Đối với Merleaud-Ponty thì đây là một trường hợp đặc biệt. Hiện tượng lạ lùng đến từ trong ngữ ngôn của những buổi ban đầu là dấu hiệu làm sáng tỏ phần nào luận thuyết của ông. Merleaud-Ponty nhìn thấy ngôn ngữ như một diễn tả qua từ ngữ xử dụng, một thể điệu giữa những bộ môn khác và giữa những lớp người khác nhau và ông cho đây như một công tác ủy nhiệm đem lại một thân tâm đang sống trong một chủ đích; ấy là những gì mà Husserl tồn trữ trong ý thức. Ý niệm đó được trải qua bằng những kinh nghiệm dày đặc, đan kết vào nhau để đưa tới bối cảnh của thân tâm hiện hữu. Ông nhấn mạnh rằng ngữ ngôn là một tác động căn bản, cuối cùng tự chính nó như một thể thức của hiện hữu. Nhưng với những khám phá về cấu trúc khoa ngữ học của Ferdinand de Saussure trong năm 1940 ông mới nhận ra ngữ ngôn luôn biến dạng và thay đổi. Với ngữ ngôn; Merleaud-Ponty giờ đây chỉ có một nhận xét: ‘là một hệ thống hoàn toàn khác biệt xuyên qua những gì có một cá tính ăn khớp rõ ràng và riêng biệt; một tương quan trong thế giới ngôn ngữ’ –is the system of differentiation through which the individual articulates his relation to the world. Nhưng cái còn lại trong con người của Merleau-Ponty là ký thác toàn bộ văn phẩm của mình vào con đường hiện sinh chủ nghịa; nói lên giá trị tuyệt đối vai trò tự do và trách nhiệm của những gì chống trả hay nhượng bộ để có một cơ cấu hòa giải đó là đường lối của ngữ ngôn, dùng lời ‘nói/speaks’ đến với chúng ta là một phương sách tốt hơn là đàm đạo. Trọng tâm lý thuyết Merleau-Ponty đưa ra là nhấn mạnh hướng đi và xây dựng đường lối giá trị nhân bản chủ nghĩa và tự do(Humanisms and Freedoms).
Giống như Sartre hô hào và chủ xướng thuyết nhân bản, với; Merleau-Ponty là gia tăng nhạy cảm để đi tới mức độ có tính xã hội lịch sử (sociohistorical) của ý nghĩa nhân bản mà những điều đó đưa chúng ta lãnh hội kịp thời ngay trong cuộc đời mà chúng ta đang sống. Merleaud-Ponty sẵn sàng tiếp thu những hiện tượng luân lý (phenomenological) một cách đầy đủ có nghĩa là chấp nhận tính lịch sử chính xác, không lờ mờ, úp mở để trở nên một hiện tượng bất khả tư nghị. Viễn ảnh nầy không phải gợi lên một cái gục đầu bất đắc dĩ về hướng chủ nghĩa thực dụng và những gì thuộc tính lịch sử mà chủ yếu là bảo trì cơ cấu và thực tiễn, ngôn ngữ và phép tắc lời nói trong sáng tạo khẩn trương –this view does suggest a certain nod toward pragmatism and the historical that maintains structure and pratice, language and speech act in creative tension. Lấy cái gì để duy trì sự khẩn trương nầy; ấy là những gì mà Merleau-Ponty gọi là ‘cơ chế/institution’. Ông định nghĩa:
‘Những gì chúng ta nhận thức được bởi ý niệm của thiết lập một cơ chế là những gì biến động từ trong kinh nghiệm mà ra là hổ trợ nó với tinh thần mực thước bền vững, trong một tương quan bao gồm từng loạt kinh nghiệm khác nhau và sẽ là điều mong muốn đạt được ý nghĩa của nó, hình thức nầy sẽ là điều hiều rõ cho hằng loạt hoặc sẽ là lịch sử; hoặc biến động trở lại những thứ đó có nghĩa là cặn bã trong tôi, không những đó là sinh tồn và đồ thừa , nhưng ở đây được coi như người dự vào hậu quả đã xẩy ra; có thể đây là một sự cần thiết cho tương lai’. (What we understand by the concept of institution are those events in experience which endow it with durable dimensions, in relation to which a whole series of other experiences will acquire meaning, will form an intelligible series or a history –or again those events which sediment in me a meaning, not just as survivals and residues, but as the invitation to a sequel, the necessity of a future).
Vậy thì ở đây Merleau-Ponty mở ra một thứ phiêu lưu đầy kinh nghiệm –the adventures of experience; một cơ cấu có tính cục bộ trên một bàn tròn, có nhiều cục diện khác nhau luôn luôn nằm trong giới hạn, trong những hoàn cảnh; thì đây chỉ dành cho con người hiện sinh dựa vào để nói lên một cái gì để cống hiến cho những gì quan trọng của trường phái thiết lập và cũng từ đó đánh mất luôn nền tảng cơ bản của tự do và nhân bản.
Giống như Merleau-Ponty; Sartre có lần nói rằng; vấn đề ngữ ngôn là song song với vấn đề của thân phận : ‘Tôi không thể nghe ở chính tôi ngay cả không nói không thấy ở chính nụ cười tôi/I cannot hear myself speak nor see myself smile’. Một thực tế hiện hữu (ontologicalcal) nghĩa là ngữ ngôn tùy thuộc vào thể loại của ‘hiện hữu cho những hiện hữu khác/being-for-others’ trong học thuyết của ‘Hiện hữu và Hư vô/Being and Nothingness’. Đây là một sự trưng bày của Sartre nói lên ‘tự do chỉ có thể là cơ bản nồng cốt qua qui luật của ngữ ngôn’. Vậy thì ‘being-for-others’ với ‘being-with-others’ chỉ là phương thức khởi sự (the primordial mode) Sartre khẳng định rằng đó là kinh nghiệm không tương nhượng của cái gọi là ‘với’ mà như đây là ‘cụm từ’ (a collective group) và thêm vào đó kinh nghiệm của ‘chúng ta’ thì đó thuộc về tâm sinh lý hơn hẳn cả hiện tượng thuộc về thực-tế-hiện-hữu. Merleau-Ponty tranh luận rằng ‘hiện hữu với hiện hữu khác/being-with-others không dính dấp gì với ‘hiện hữu cho những hiện hữu khác/being-for-others’ mà đó chỉ là phương thức khởi sự, mở đầu cho một sự kiện.
Phê bình của Merleau-Ponty về ý niệm tự do của Sartre là việc làm không phải gạ gẫm của ông qua một vài giòng đầu của chương cuối trong ‘Hiện tượng học của Tri giác/Phenomenology of Perception’ với chủ đề Tự-do. Có một vài khác biệt quan trọng giữa ý niệm tự do của ông và trong những chương xác quyết minh bạch tư duy của Sartre,
dẫu vói giọng điệu thiện cảm đi nữa thì chẳng qua điều đó Merleau-Ponty cũng đã thừa nhận từ bước đầu trong thời kỳ giao hảo với Sartre, giải thích ngọn nguồn chủ thuyết của Sartre; dù rằng có thảo luận đáng kể trong một môi trường văn chương hạng trung về những gì có hay không hoặc cho dù Merleau-Ponty phê nhận bằng những lời châm biếm ở trong những chương đầu và cuối của hiện tượng và tri giác’(P.P.:434-456) Bởi những lý lẽ kỳ cục, nghịch lý riêng tư của Sartre ‘pseudo-Sartre’…
Lần phê bình đầu tiên của Merleau-Ponty về chủ thuyết của Sartre (Sartrean) coi như là lời xác quyết về tự do của chúng ta trong một tình trạng đáng chú ý, là đối thoại những gì nếu đó là trường hợp đem lại tự do cho chúng ta cùng chung một hành động, để rồi điều đó không thể là liên kết vào nhau mà mỗi hành động xẩy ra thường được coi là tự do. Tự do là con đường sáng, không vướng lụy qua một hoàn cảnh nào (P.P.436). Sau tất cả, tự do không thể đo lường trong một liên hệ nào khác hoặc một phương cách đặc biệt của thói tính (habituality). Không phải khởi từ khi có nô lệ để đòi hỏi tự do; dù có hay không có tự do người nô lệ cũng đã bức sợi xích xiềng để có tự do. Lý lẽ của Sartre nằm trong phạm trù nầy, nhưng Merleau-Ponty cũng lưu ý về vấn đề thúc đẩy trong một văn phong mạch lạc nhưng chất chứa một yêu cầu tự do có tính nhân bản và những gì cơ bản trong thuật phê bình qua chủ thuyết của Sartre mà lấy làm trọng thì điều đó coi như luôn luôn bình đẳng và tự do. Tự do ở đây là một chủ động tự nó như sự thể của đối tượng bên ngoài được nhìn thấy cụ thể hơn. Vì; Merleau-Ponty cần cái sự lý đó như soi rọi vượt qua mọi thời kỳ. Nếu sự lý đó là một tự do hiện hữu, thì phải cưỡng chế mọi thứ và cưỡng chế một cái gì ngoài tầm mà chỉ là một sự kiện có thực. Để phù hợp ý hướng của Merleau-Ponty thì đây là một thể hiện thích nghi bầu khí quyển của tự do và nhân bản hơn những gì mà Sartre đã nêu, bởi những gì Sartre nói không hẳn là một diễn tả vai trò của ý thức đến môi trường mà chúng ta đang thích nghi. Trọng điểm của Merleau-Ponty là bàn tới thân tâm chịu đựng của chúng ta đang sống, ấy là một tổng thể minh bạch, chúng ta không phải luôn luôn ý thức đến và cũng không còn chọn lựa nào hơn. Merleau-Ponty cho rằng phải cần có một một sự hiểu biết về thân tâm trong một lối riêng tư thì đó mới là môi trường thích nghi, hợp hoàn cảnh.
Tự do; Merleau-Ponty không những chỉ nói lên như một dữ kiện mà để tâm suy xét về những dẫn chứng và đặc vấn đề qua những tường trình của Sartre là đúng và cảm nhận được giá trị tự do và nhân bản; song le đây là một quyết định để cho chúng ta tiếp tục hay không hoặc đưa lại sự nhàm chán, ở đây không phải là chuyện ngẫu nhiên để chọn lựa một cách lập tức. Ông có ý cho rằng: ’ở đây chúng ta phải thừa nhận rằng một thặng dư, cặn bả trong đời sống của chúng ta, một thái độ hướng tới thế giới mà trong lúc đó đã chấp nạp, xác nhận một cách thông thường, dành cho việc ưu đãi đối với chúng ta’ –here we must recognise a sedimentation to our lives, and attitude towards the world which, when it has received frequent confirmations, acquires favoured status for us.(P.P:441).
Riêng đối với Sartre thì không có gì lớn lao và giảm thiểu về mức độ của tự do. Nhưng với Merleau-Ponty có cả hai thứ đó như một nhập thể thích nghi đến thế giới mô phỏng và trong đó có khả năng sắp xếp của chúng ta; nếu như không bao giờ đem lại một quyết định hoàn toàn.
Điều quan trọng trong bản ghi ở đây, những tác phẩm của Merleau-Ponty mà ở đó : ‘những gì đã xẩy ra là bầu khí quyển trong tôi’ (the past is the atmosphere of my present).
Và; ông cho rằng chẳng phải sắp đặt cho một biến động nào ở một khoảng cách nào trong ông. Nhưng đối với Sartre; quá khứ của chúng ta chỉ là một khía cạnh hay diện mạo của sự kiện, nhưng với Merleau-Ponty sự kiện hẳn nhiên dự phần một lần nào đó cho cái tự nó ‘for-itself’ tốt hơn trong bất cứ cái riêng biệt tuyệt đối giữa sự kiện của tự do và nhân bản là một biểu hiện nhập thể của con người, là một định vị giữa tất cả của hai cực tính (polarities). Có nghĩa rằng; ở đây chúng ta có cả hai: tự do và quả quyết để rồi chúng ta trở về trong ý nghĩa của nó. Với phạm trù văn chương triết học, chúng ta cắt nhặt được một số tư duy của Merleau-Ponty như sau:
- Hình hài và thói tính / The body and habits.
- Tối nghĩa / Ambiguity.
- Thế quân bình / Equilibrium.
- Tự do / Freedom.
- Đối kháng / Conflict.
- Hiện hữu cho hiện hữu khác, là nhiểu phương cách khởi thủy / Being-for-others, is the more primordial mode.
Tất cả những sự kiện trên tập trung trong một chiều hướng đến tự do và nhân bản là chủ đề đối kháng những gì mà học thuyết Jean-Paul Sartre đưa ra và cổ vũ tính nhân bản trong triết thuyết của Sartre đã nêu. Merleau-Ponty muốn có một thế đứng cách riêng trong tư thế chủ thể, một xác quyết minh bạch đường lối của mình. Tuy nhiên xác quyết đó chưa hẳn là một định đề cố hữu. Bộ môn triết học đòi hỏi một trí tuệ tuyệt đỉnh và một ý thức trong sáng, vừa linh động vừa hợp thời. Mỗi lý thuyết có một thế đứng và giá trị của nó. Chúng ta là những người đang theo dõi. Dù biến trình của thời gian thay đổi ./.
VÕ CÔNG LIÊM (ca. ab. Xuânphân 3/2013)
* Maurice Merleau-Ponty (1908-1961). Cha mất sớm. Lớn lên trong tay mẹ. Cùng lớp với Simone de Beauvoir. Sau Sartre 2 năm. Ban triết ở Trường Cao đẳng Normale 1933. Chủ biên trong tờ ‘Thời Đại/Les Temps modernes’. Tác phẩm chính : ‘Hiện tượng học và Tri giác’ 1945. Chết đột ngột trên bàn viết. Để lại tác phẩm chưa hoàn tất :’Hữu Hình và Vô Hình/The Visible and Invisible’. Thi hài chôn ở Pháp.
SÁCH ĐỌC:
- EXISTENTIALISM by Thomas Flynn. Sterling Publishing, Co USA 2009.
- MERLEAU-PONTY: Sense and Non-Sense. by H. Dreyfus & Dreyfus (trans). Evanston Northwestern Univercity Press 1964. Il. USA.
TRANH VẼ: ’Người Đàn Bà mặc Áo Dài Đỏ/The Woman in Red ’Ao-Dai’. Khổ 12’X16’ trên bià cứng. Acrylics+ Mixed media. vcl .
Tranh vẽ: võcôngliêm #vcl 2932013
NGƯỜI ĐÀN BÀ Mặc ÁO DÀI ĐỎ/ THE WOMAN In RED AO-DAI