Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.109
123.142.847
 
Tư duy Camus (III) qua vai trò của người nghệ sĩ
Võ Công Liêm

 

 

 

      Camus đưa ra những câu hỏi về vai trò của người nghệ sĩ và cái thời của họ đang sống, có nghĩa con người là một dấn thân trước thực tại, đối đầu với những trạng huống sống thực của hoàn cảnh lịch sử cũng như hoàn cảnh xã hội, một chức năng cần thiết  không thể từ khước mà phải nhận lãnh như quy trình tự nhiên cho thân phận, một thân phận lưu đày và một tư duy phản kháng đó là mấu chốt mà Camus muốn nêu lên hoặc ở đây là một phản kháng nội tại, không ít thì nhiều trong toàn bộ tác phẩm của Camus đã ngấm ngầm nói lên điều nầy; hiện diện đó là vấn đề được đặc ra cho con người nghệ sĩ, một chứng nhân bao hàm, một đại diện của con người ’trí thức’ nói chung. Camus không đưa dữ kiện nầy vào những vai trò khác hơn? Không! Camus nhìn người nghệ sĩ có một tầm vóc vừa ý thức vừa nhận thức, bởi; con người nghệ sĩ là con người chấp nhận, dấn thân của ’lưu đày’ hay ’phản kháng’, một thức tĩnh nội tại để đi tới hiện hữu dấn thân. Thử đi vào tư duy nầy để thấy được chân tướng người nghệ sĩ dưới mắt của Albert Camus(*).

 

I.              Với tư cách người nghệ sĩ bạn chọn lựa vai trò của nhân chứng không? (As an artist have you chosen the role of witness?)

  Ở đây có thể coi như là một giả định hoặc một chức năng mà tôi cảm thấy thiếu hụt đôi điều. Vô tư mà nói là tôi không đặc vấn đề cho bất cứ vai trò nhưng tôi phải tìm cho ra lẽ cái thiên chức đó. Đối với con người; tôi có một kén chọn duy nhất là niềm hạnh phúc. Còn  đối với người nghệ sĩ; thì điều đó hình như tôi vẫn giữ được chức năng và nhiệm vụ làm người để làm sao mang lại cho cuộc đời tốt đẹp không cần phải có chiến tranh mới làm nên lịch sử hoặc do từ một luật lệ nào đưa ra mới thay đổi cuộc đời. Nhưng tôi đã tìm ra như mỗi cá tính riêng biệt đã tìm ra –but I have been sought out as each individual has been sought out. Những người nghệ sĩ của cái thời xa xưa ít nhất cũng có thể giữ im lặng trong cái hoàn cảnh đối đầu của chế độ chuyên chế độc tài –artists of the past could at least keep silent in the face of tyrannies. Những gì chuyên chế ngày nay không còn hợp thời, không cải tiến mà nó chỉ đưa trào lưu đó vào thoái trào; tất điều đó hẳn không còn để im lặng(chịu đựng) hoặc trạng thái nửa vời, lưng chừng (neutrality). Con người phải đứng dậy, một trong hai thứ đó hoặc chống đối. Tốt hơn trong trường hợp nầy; với tôi là phản kháng để chống lại mới có tự do thực sự dành cho người nghệ sĩ và tất cả trong chúng ta.

Nhưng đây không phải là nói lên sự chọn lựa thuận lợi cho vai trò chứng nhân. Mà nó chỉ là một chấp nhận đơn giản giữa lúc nầy; trong cái điều kiện ngắn ngủi là để tâm vào công việc riêng cho mình. Hơn thế nữa bạn quên luôn vai trò của bạn ngày nay là phán quyết, buộc tội và chứng nhân sự biến đổi vị trí, chức phận và mẫu thức xẩy đến tới tắp. Chọn lựa của tôi; nếu bạn cho rằng tôi muốn tạo ra sự thế đó, thì điều nầy cũng không thể ngồi trên cái ghế của công lý mà phán xét hoặc không xứng đáng để làm điều đó, thì ít ra cũng  giống như nhiều triết gia của chúng ta đã nói tới bản thể của con người trong mọi trạng huống đương đầu giữa hữu thể và tha thể, giữa hữu thực và vô thực của chọn lựa.

Tách khỏi lãnh vực nầy thời không phải là cơ hội hiếm hoi cho hành động trong mọi hoàn cảnh liên đới. Hiệu năng nghiệp đoàn lao động (Trade-unionism) đối với ngày nay là việc hàng đầu và gần như sinh lợi giữa đôi bên. Đó là vai trò của những người nghệ sĩ.

 

II.    Chẳng phải là lý thuyết ‘rởm’ mà là lời bình phẩm mới đây trong những tác phẩm của bạn, một lý tưởng hóa và lãng mạn xác quyết về vai trò của người nghệ sĩ? (Is not the quixotism that has been criticized in your recent works an idealistic and romantic definition of the artist’s role?)

Tuy nhiên những lời lẽ nêu ra đã làm hư hại đôi phần và gần như võ đoán; người nghệ sĩ  cung cấp đầy đủ cái nghĩa lý của họ đưa ra. Và chính câu hỏi đó rõ ràng cho tôi thấy rằng lãng mạn như thể là một trong những gì mà người ta chọn lựa là mãi mãi bất hủ đối với chuyển động lịch sử, một thiên anh hùng ca và là lời tuyên bố lạ lùng ngay cả ngày hôm nay. Nếu như tôi cố gắng xác định một đôi điều ở đây, thì là; có một cái gì đối kháng, một hiện hữu của lịch sử trở nên giản đơn, nhưng với nhân loại đời sống thường ngày đối với họ có thể là ánh sáng sẽ tạo ra một lúc nào đó, là một cố công kiên trì chống lại thoái trào của con người và ngay cho những người khác nữa. Và; đây cũng là điều gần giống như  chủ nghĩa duy lý và đó có thể đáng giá, cuối cùng đưa ra được tất cả sự thật với một ý nghĩa mang tính chất lịch sử; điều ấy không một ẩn ý nào khác hơn trong vai trò của người nghệ sĩ, ngoại trừ trường hợp đó ngụ ý có mục đích cho tính thần thoại hoang đường. Tuy nhiên điều nầy sẽ có thể là chủ thuyết hiện thực như một quy luật lịch sử dành cho tương lai. –nói một cách khác; đây chưa hẳn là tính lịch sử, chỉ có một vài điều của những gì thuộc về thiên nhiên thì chúng ta phải hiểu rằng ‘chẳng có gì’ là cần phải nói tới(?).

Hình như điều đó đối với tôi là một đối kháng nội tại là điều mà tôi đang tranh luận trong sự chiếu cố dành ưu đãi cho sự thật của hiện thực để chống lại mọi thứ có tính cách huyền hoặc mà cả hai triệu chứng đó đưa tới căn bệnh trầm thống và tử vong đồng thời chống luôn cả lãng mạn hư vô, cái sự lý đó có hay không, một là do cái tính trưởng giả hoặc viện dẫn là do từ cách mệnh mà ra. Nói lên sự thật; tách ra môi trường lãng mạn, tôi tin vào qui luật và mệnh lệnh là cần thiết hơn cả cho cả hai trường phái nêu trên. Nói một cách đơn thuần thì theo tôi không có vấn đề gì để đưa ra hay bất luận quy luật nào được thổi phồng cho lớn chuyện và có làm ngạc nhiên chăng nếu qui luật mà chúng ta cần đến bởi một xã hội vô trật tự, hoặc những học thuyết được tuyên bố như giải phóng chính nó từ mọi qui luật đề ra với tất cả những chi tiết cẩn trọng.

 

III.    Mát-xít và những tín đồ của họ đều nghĩ họ là những con người nhân bản. Nhưng đối với họ con người tự nhiên đã hình thành trong một xã hội vô giai cấp của tương lai (The Marxists and their followers likewise think they are humanists. But for them human nature will be formed in the classless society of the future).

Để bắt đầu cớ sự nầy; đây là một chứng tỏ rằng họ thực sự chối bỏ hoàn cảnh giữa lúc này, vậy thì những gì chúng ta nhận ra được nơi họ: lòng nhân đạo ở đây như lời phán quyết của kẻ buộc tội con người. Như thế thì có làm cho chúng ta ngạc nhiên ít nhiều về lời đòi hỏi, yêu cầu đó và có thể khai triển trong một phiên tòa thế giới? Nhóm Mát-xít từ khước con người của ngày nay trong cái gọi là con người của tương lai –Marxists rejected the man of today in the name of the man of the future. Cái đó là đòi hỏi của những kẻ cả tin (tôn giáo) trong phép tự nhiên. Tại sao điều đó sẽ có thể xẩy ra nhiều lý lẽ để biện minh rằng là một trong những điều phát sinh từ những thông bạch  của thể chế quân chủ mà ra? Nhưng trên thực tế giai đoạn cuối của lịch sử hẳn nhiên không thể có mà bên trong vẫn có những giới hạn riêng tư của chúng ta đưa ra, bất luận một xác định cụ thể nào. Mà ở đây chỉ là một sự thể, một đối tượng của niềm tin và một ít của mê hoặc mới. Mê hoặc chính là ngụy tín tạo một sự bí ẩn cho hôm nay là khôg có cái gì to tát hơn cái đó thuộc về nền tảng áp đảo của thuộc điạ cũ dựa vào sự cần thiết để cứu rỗi những linh hồn ngoại tín giáo.

 

IV.    Chẳng phải là gì cả mà đó là những gì thực sự cách ly bạn từ một tri thức về tả phái? (Is it not that which in reality separates you from the intellectuals of the left?)

Nghĩa là bạn cho rằng  sự cớ đó là những gì tách ra khỏi cái tri thức về hệ phái tả khuynh? Tập quán tả phái thường đưa tới cuộc chiến chống trả sự bất công xã hội, một lý thuyết mù mờ che đậy và một kiểu thức của áp bức. Ấy là điều luôn luôn có một tư duy riêng biệt; đó là những gì thuộc về hiện tượng khác lạ hổ tương nhau để kết thành sự kiện. Quan niệm ấy như là cái lý mơ hồ khó hiểu, chận đứng tiến trình nhân loại hoặc khai phóng (obscurantism) để đưa tới hợp lý, hợp pháp, một đất nước hoàn toàn giải phóng, là hoàn toàn mới mẻ. Sư thật đó là điều chắc chắn nhận thức được từ tả phái (không phải là thuận lợi hoàn toàn) mà ngày nay không còn mê hoặc bởi một năng lực hay một hiệu năng nào khác hơn, mà đây là tri thức của chúng ta về cái quyền làm người đã có trước đây và ngay cả trong thời chiến. Thái độ của tả phái hoàn toàn khác biệt, nhưng hành động chối bỏ, từ khước của họ vẫn duy trì như cũ. Việc đầu tiên cần có một xã hội hiện thực tính nhân bản chủ nghĩa, kế đến cần có một hiện thực chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn cuối cùng họ phản bội, chối bỏ chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa xã hội mà trong cả hai được coi như cùng một chủ nghĩa hiện thực từ giờ cho đến về sau không còn là tranh luận và được xem như nguyên thủy, không còn gạt gẫm, hảo huyền, một kỷ thuật hiệu nghiệm.

Sau rốt chỉ là điều tạm thời được hiểu như thế. Tuy nhiên đây là vấn đề được nhìn tới, một vị trí mới của con người, mà người ta tự xét đến. Tất cả những gì đưa ra chỉ là một luận án của một người vốn đã nổi tiếng. Với tôi luôn luôn chối bỏ con đường đó. Mà cho phép tôi được thu xếp để chống lại mục đích do từ tập quán, thói quen gây nên; đó là những gì đã xẩy ra cho đến nay vẫn còn duy trì, cái đó gọi là tả phái: tất cả những tay ngồi trên bàn để hành quyết đều là người trong gia đình trị - Allow me to set up against in the traditional point of view of what has been hitherto called the left: all executioners are of the same family. Điều đó không còn xa lạ đối với chúng ta ngày nay.

 

V.     Người nghệ sĩ có thể làm được gì trong thế giới ngày hôm nay? (What can the artist do in the world of today?)

Người nghệ sĩ không đưa vấn đề ngay cả viết về một hợp tác hay đàm đạo một điều gì đi nữa, mà lịm dần vào giấc ngủ như để lãng quên cái sự đau đớn chịu đựng bởi những kẻ khác đã trải dài trong lịch sử. Và từ đó bạn đặc vấn đề với tôi để nói về cá nhân con người. Vâng!Tôi có thể làm được những gì mà tôi xét là giản đơn, thuần hóa. Được coi như đây là vai trò người nghệ sĩ; có lẽ chúng ta không cần gây trở ngại  trong vấn đề của thế giới. Nhưng được coi như tư duy của con người. Đúng thế! Người thợ mỏ khai phá bằng chất nỗ để tìm thấy, người nô lệ thì phải hầu hạ, những thứ đó đều là thuộc điạ thực dân; đó là lực lượng đàn áp phủ khắp thế giới ngày nay mà thời nào cũng có. Họ cần có tiếng nói để đối chất kể cả sự im lặng của họ là nhắc nhở đến họ. Tôi không viết gì hơn từ ngày nầy qua tháng nọ, chiến đấu từng thời khắc và trải nghiệm tu tập, tôi không một mảy may gì trong một cố gắng đấu tranh chung bởi; tôi mong muốn thế giới bao trùm qua những tượng thần Hy Lạp và những công trình kiệt tác cổ Hy. Nhân loại đầy rẫy những ao ước là hiện hữu trong tôi. Ngoại trừ có một vài thứ mà người nghệ sĩ đã có hơn là cuộc đời nhỏ giọt từng khi để tạo nên những hình ảnh cho họ. Nhưng từ những trang mục đầu tiên của những sách tôi viết sau này là những gì tôi đã viết quá nhiều và; có lẽ quá nhiều thì phải, bởi tôi không thể giữ lấy cho từng ngày qua trong đời tôi. Người ta đã lăng mạ và chạm phải phẩm cách tôi. Người nghệ sĩ cần niềm tin yêu và hy vọng và nếu dữ kiện đó được giữ yên hoặc nếu họ được chọn lựa giữa giữa hai thể loại của nhạo báng thì chính họ sẽ là kẻ bị cướp niềm hy vọng để rồi chúng ta cũng như họ. Hình như đối với tôi không thể nào chịu đựng nổi cho một ý tưởng hoặc không những thế mà người nghệ sĩ còn phải chịu đựng để rồi thiếp dần trong tháp ngà của họ. Như bạn đã thấy, không dựa vào luân lý đạo đức nhưng xuyên qua một thể loại có cơ cấu, tổ chức không nhân nhượng. Đó là những gì mình cảm nhận được hoặc không cảm nhận được. Thực vậy; tôi thấy quá nhiều người rơi vào sai lầm để cảm nhận, nhưng với tôi không thể đem lòng ghen tị với giấc ngủ dịu êm của họ.

 

Tuy nhiên đây không có nghĩa là chúng ta phải hiến dâng hay hy sinh cái tính tự nhiên người nghệ sĩ của chúng ta như thế hoặc đi tới một lời khuyên nhủ riêng tư hoặc khác hơn. Tôi đã nói điều nầy ở một vài nơi tại sao người nghệ sĩ cần có những gì cần thiết cho chính họ. Nhưng nếu chúng ta dự phần như một con người thì đó là kinh nghiệm sẽ là hiệu quả xẩy ra lần nào đó trong ngữ ngôn của chúng ta. Và; nếu chúng ta không phải là người nghệ sĩ trong cùng một ngôn ngữ, thì người nghệ sĩ đó thuộc loại người gì đối với chúng ta? Dù cho chúng ta chiến đấu cho cuộc sống đi nữa thì điều ấy tợ như chúng ta thốt lên lời lẽ giữa chốn không và biến thành một thứ tình yêu vị kỷ mà đó chỉ là sự việc cuộc đời của chúng ta đang sống, là cả nguyên nhân đưa tới đấu tranh, một âm vọng đặc biệt đến từ con người, với con người là hoang vu, trống vắng và đó là tình yêu chân thật (true-love).–Even if, militants in our lives, we speak in our works of deserts and of selfish love, the mere fact that our lives are militant causes a special tone of voice to people with men that desret and that love. Chắc chắn một điều là tôi không có chọn lựa giữa lúc nầy, trong khi chúng ta bắt đầu lià xa cõi hư vô mà bên cạnh là phủ nhận ngu xuẩn một giá trị sáng tạo trong cái sự mến chuộng giá trị nhân bản hoặc ngược lại. Trong tâm trí tôi không một ai hơn là khi nào cũng tách ra khỏi người khác và tôi đo lường, thẩm định giá trị tối thượng của vai trò người nghệ sĩ (Molière, Tolstoy, Melville) bằng một sự tương xứng của quan niệm. Ngày nay dưới sức ép của những biến động, chúng ta buộc lòng vận chuyển mọi thứ trong cuộc đời một cách căn thẳng gần giống như cuộc đời ta đang sống. Đây là điều tại sao nhiều nghệ nhân bẻ cong ngòi bút dưới một sức nặng quá tải, để rồi tìm nơi dung thân trong tháp ngà hoặc cúi đầu vâng lệnh dưới một xã hội giáo phái. Nhưng; đối với tôi, tôi thấy cả hai chọn lựa (tháp ngà và nhà thờ) giống như một đạo luật của khước từ; đồng thời giữa lúc đó chúng ta tiếp nhận cả hai đau đớn và hạnh phúc. Một chịu đựng kiên trì và dài lâu, một cường độ cao, một tâm tư kín đáo như kiểu thức phục vụ có nhân đức ấy là sự thành hình rất phục hưng mà chúng ta cần đến.

Một điều khác như tôi nghĩ là phải nhận biết chớ không thể cho đó là trọn vẹn mà không qua những chướng ngại và đắng cay khác. Chúng ta phải chấp nhận mọi gian truân: kỷ nguyên này chức vụ của người nghệ sĩ không còn nữa, nhưng chúng ta đành phải chấp nhận khổ lụy vai trò người nghệ sĩ của ngày hôm nay. Đó là một trong những nét đặc thù của người nghệ sĩ là chính họ tin tưởng vào cái cảnh cô chiết đó –one of the temptations of the artist is to believe himself solitary. Và; trong sự thật họ nghe tiếng gào ở họ với niềm hân hoan vô tận. Nhưng nhớ cho; đây chưa hẳn là sự thật. Con người nghệ sĩ đứng trước đám sương mù vây quanh, trong cùng một hàng ngũ tương tợ; không những thành hay bại với tất cả những gì trong đời, con người phải tiếp tục hoạt động và tiếp tục đấu tranh. Với chức năng của người nghệ sĩ là đối đầu với sức ép đè nặng là mong sao được mở rộng cánh cửa nhà tù và dẫu mang lại lời u buồn và họ vẫn vui thích đón nhận. Nghệ thuật ở đâu giữa lúc nầy, bởi nghệ thuật tự nó đã nói lên và có thể không tạo ra được phục hưng nhưng ngụ ý nói lên công lý và tự do. Nhưng chưa hẳn là thế, phục hưng đó có thể không có thể thức, vậy thì; có thể là hư không. Không có văn hóa thì sự tương quan với tự do không có; nghĩa là bề mặt nầy thuộc về xã hội. Đây là điều tại sao bất cứ một sáng tạo nào dù rõ ràng chính xác đi nữa vẫn được coi là món quà tặng dành cho tương lai mà thôi .

 

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab. 1/3/2013)

*   Albert Camus (1913-1960)

SÁCH ĐỌC:’The Myth of Sisyphus’ Appendix:’The Artist and His Time’ by Albert Camus.(Reprinted in Penguin Classics 2000).Chuyển dịch: võcôngliêm.

 

TRANH VẼ: ‘Cơn Lốc / Cyclone’ Khổ: 12’X16’ trên giấy cứng. Acrylics+Enamel paint. Vcl 2012

 

 

 

 

vcl# 1122012

                                                                    CƠN LỐC / CYCLONE               

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 4361
Ngày đăng: 21.04.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bảy nhà thông thái - Nguyễn Hồng Nhung
Cái nhìn khác lạ thâm thúy của một nam nhà văn về thế giới đàn bà. - Phương Đông
Merleau-Ponty với Chủ nghĩa nhân bản và tự do - Võ Công Liêm
Gabriel Marcel Con người tự do là gì ? - Võ Công Liêm
Sống - Nguyễn Hồng Nhung
Bình luận về lời đối thoại trên núi thiêng - Nguyễn Hồng Nhung
“Đỉnh Gió Hú” của Emily Bronte, sách đọc thêm cho chương trình học văn lớp 9 xưa - Trần Văn Nam
Friedrich Niezsche Der Wille Zur Macht Chí Hùng-Vĩ (Í-Chí vươn tới quyền-lực)( tiếp theo) - Nguyễn Quỳnh USA
Cái gương - Nguyễn Hồng Nhung
Sisiphus tự vẫn - Trịnh Ngọc Thìn
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)