Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.107
123.144.261
 
Victor Hugo Danh tài của thời đại
Võ Công Liêm

 

 

 

     Lời ngợi ca nầy có ngoa không? André Gide đã phải thốt lên rằng: ‘Hugo...hélas!’. Nghe như than thở, như hoài niệm về một tài hoa nhân loại. Thiên Điạ Nhân ba vị trí tuyệt đối ở cõi đời; Hugo xứng đáng đại diện cho nhân loại ngày nay. Một thiên chức đúng nghĩa. Gide đã có lần nói: ‘Ai là tác giả lừng danh Pháp quốc ở thế kỷ thứ 19”(Who was the greatest French author of the nineteenth century) Ông trả lời ngắn gọn như miả mai: ‘Victor Hugo một con người bất hạnh’. Đủ quá đi thôi. Còn nói gì hơn cho một con người như Hugo: Một cuộc đời sáng chói, bao la rộng mở, không những với thi văn siêu việt, còn là nhà biên kịch, lý luận, phê bình mà tất cả siêu lý đó còn lưu truyền đến ngày nay. Hugo đã sống và làm việc như một đỉnh cao trí tuệ, sáng láng và thăng hoa. Một cuộc đời rộn ràng, trộn lẫn giữa đời riêng và đời chung. ‘Ego Hugo’ đó là tiếng than tận đáy lòng ông. Có phải đó là lời kiêu hãnh cho một con người tự hào như Hugo? Hay đây là lời ngạo mạn, kiêu căng, một thái độ bất tuân, bướng bỉnh, không thỏa lòng. Không!chỉ là luận điệu gán cho Hugo qua lời ta thán đó. Mà phải hiểu ở đây là lời tự trách, ghét bỏ lòng vị kỷ trong người Hugo. Victor Hugo đã khống chế văn đàn Pháp hơn sáu mươi năm. Ông đối xử sòng phẳng cả hai mặt quân dân và những gì thuộc về cách mạng; Hugo được quần chúng tôn thờ như người hùng dân tộc, dẫn đầu nền văn học Pháp và mở đường trào lưu Lãng mạn vào thời đó. Hugo với một đam mê vô tưởng, một năng lực kinh hoàng và một tính ngông pha một ít lập dị, một thảm kịch đời đã vượt xa trong ý thức của một nhà văn, đặc biệt trong những tác phẩm vĩ đại của ông để lại và còn vang vọng qua mấy thế hệ ngày nay.

 

Đi tìm đích thực con người Hugo vô hình trung chúng ta lạc vào cổ Hy Lạp của Odyssey, một bản anh hùng ca huyền bí lẫn lộn, lôi cuốn vào cuộc khởi nghĩa cách mạng Pháp: máu, nước mắt và mồ hôi chảy lên người nổi dậy, bức chế để từ đó sản sinh ra nền Cộng hòa Pháp(1848-1871)và giữa cảnh ngổn ngang gò đống đó hiện ra một Victor Hugo chứng nhân của thời đại lịch sử. Dẫu rằng ở một xã hội cuồng si, chết chóc, tù đày…tất cả xẩy ra trước mặt ông, không thể cầm lòng và từ đó nhào nặng vào sáng tạo nghệ thuật, vẽ lên một bối cảnh của con người và xã hội, đi vào thi ca, hội họa và những áng văn chương bất tử như ‘Những Kẻ Khốn Cùng/Les Misérables’ và ‘Thằng Gù Thành Đức Bà/Notre-Dame-de-Paris’ với những kịch bản và nhiều bình phẩm khác. Victor Hugo một cuộc đời sôi động-a tumultuous life-từ khi chào đời cho tới khi nằm xuống. Một cuộc đời hào hùng của kẻ sĩ.

 

Victor Hugo là bực thầy loại thơ trữ tình, một tiểu thuyết gia chuyên nghiệp, một biên kịch lão luyện, một luận thuyết giá trị với một kích thước uyên bác, một nhà cải cách xã hội sâu sắc và tinh tế. Từ đó Hugo trở nên tượng thần quốc gia trong suốt cuộc đời ông. Hugo có một cá tính đặc biệt, ông không giống người ta ở cái chỗ không lập dị cho cái bi thương lãng mạn, mà ông dựng lên một cái gì bất tận như cái phao nổi bềnh bồng; ông yêu dục tính, ăn nhậu và thú điền dã. Một con người độ lượng kẻ cả và luôn đem lòng thương đến những kẻ bất hạnh trong đời, một thể thức giải thoát và làm tốt cho đời và cho người. Victor Hugo được nhìn nhận là nhà văn chuyên nghiệp, ông luôn đứng trên lập trường tự do, bày tỏ trước quần chúng cũng như trên sân khấu, Hugo trở nên nhà hùng biện cho chính nghĩa tự do dân chủ trong thời chiến cũng như trong thời bình. Tuy nhiên; chúng ta có thể quên một đôi điều của Hugo, thẩm quan của ông có một giới hạn rõ rệt nằm trong bầu khí quyển của đấu tranh giữa biểu hiện Ánh sáng và Bóng tối, giữa Thiên đường và Điạ ngục. Sự nghiệp của ông phản ảnh được phần nào cái sa ngã của Pháp quốc đề rồi tìm kiếm một thế quân bình chính trị vào thời ấy ở thế kỷ thứ mười chín. Cái thời mà đất nước nằm trong tay chuyên chế và vô chính phủ.Vua là đấng quân chủ cầm quyền của Pháp(987-1789)một giả thuyết phải có (supposedly) như luật định bởi;‘Thượng đế đòi hỏi điều đó để canh chừng con chiên’. Con người vốn hư hỏng, vốn tội lỗi, nhưng viên chức(vua) phải thuộc về thần thánh để điều hành. Déclaration des droits de l’homme et du citoyen (1789) Đệ nhứt Cộng hòa khởi từ vua Louis XVI nối tiếp cho đến Đệ nhị Cộng hòa (1848) mở ra một thể chế tự do dân chủ ở Pháp và Âu châu.

 

                                                    Những Vần Thơ Đầu Đời.

 

Sự nghiệp khởi đầu của Hugo được bao che bởi một thời phong kiến; cha mẹ ông bất đồng về điều này. Ông bắt đầu in ấn và phổ biến thơ dưới thời kỳ phục hưng chỉ ít năm sau Napoleon lưu đày. Ở tuổi 15 giọng thơ phát tiết tài năng và từ đó ông sáng tạo không ngừng. Thơ trữ tình Hugo chiếm trọn cảm tình của giới yêu thơ, đặc biệt phụ nữ từ cung cấm đến thành thị. Hugo sanh ra đã phản phất một dáng dấp lãng mạn, trong đôi mắt, nụ cười, trong tánh khí ngang bướng và trào phúng. Từ tuổi mới lớn, tâm hồn Hugo đã chứa nhiều giấc mơ trong tâm não, ông đã làm thơ 12 vần có niêm luật theo thể 2 nhịp (alexandrine) những vần thơ duyên dáng dị thường và gợi hình quyến rũ, hầu hết phát ra từ những giấc mơ. Trong vòng ít năm sau thơ ông đã chứng tỏ một trình độ nghệ thuật cao, một lối diễn tả cách riêng của thơ và  một thể thơ có thể là đối thủ với những nhà thơ Âu châu mà thơ chỉ có Shelly và Goethe chớ không còn ai hơn.Hugo ở trong hàng ngũ đó. Thơ ông đã tràn khắp nước Pháp và lan dần khắp mọi nơi. Ngày nay thơ văn của Hugo không còn xa lạ đối với quần chúng trên thế giới. Nói đến Victor Hugo là nói đến Pháp quốc.

 

Loại thơ trữ tình (odes) của Hugo được diễn tả qua nhiều cách thức khác nhau và trong cái khác biệt đó vẫn tập trung trong ba điều kiện: Thơ trữ tình ngợi ca tình yêu theo dạng cổ thế kỷ thứ 6 (Anacreontic) thường tìm lạc thú tình yêu để phổ vào thơ. Thơ đối thoại gần giống như ‘ghi’ chép lại thành thơ gởi cho bạn bè (the Horatian conversational poems, rather like a letter to a friend) Và; một loại thơ ‘gia huấn ca’ (moral exhortation) trong đó phát nguồn từ tôn giáo, ẩn chứa tinh thần yêu nước, phản ảnh định mệnh của con người qua các đời phong kiến và các triều đại, thể đó gọi là (Pindaric). Ngoài ra Hugo thường pha giọng thơ mai mỉa, châm biếm hài hước nhưng nồng nàn. Một bầu khí quyển trong sáng, kỳ diệu phát hiện về một viễn ảnh tôn thờ thượng đế và thần linh. Thế kỷ thứ mười tám sáng chế ra ‘thể thơ luân lý/moral ode’; có nhiều thi sĩ trình bày năng lực về hình ảnh ảo giác bởi nhân cách hóa vật thể có tính nhân hạnh đó cũng là một phần bất tử trong thơ ngày ấy. Hugo bám vào điều kiện đó trong một dạng thức có sớm trước đây trong thi ca của ông ‘Ode à l’Amitié’ ở những năm 1816, ông bày tỏ tình hữu nghị giữa các nữ thần. Thông thường  thể thơ luân lý thể hiện tính yếu của con người qua từng tiết điệu của thi ca, cho nên thi nhân thường khi tỏ rõ và có phần tiên đoán trong cảm hứng. Hugo đã xử dụng thể thơ có tính giáo huấn xuyên qua các triều đại trong thể Pindar để làm sao thích nghi, phù hợp vào lối thi ca trữ tình hoặc những nhà thơ đương đại tìm thấy ở nơi mình là nguồn sáng tạo qua từng lời, từng chữ  cho bài thơ, câu thơ trở nên bất diệt và tăm tiếng. Thực như thế ở vào tuổi 54 (1856) thi, văn của Hugo đã lừng danh, đặc biệt những bài thơ trở nên nổi tiếng và tạo ưu thế trên văn đàn: ‘Les Contemplations/ Trầm mặc’ là được nhắc nhở nhiều nhất. Thành công của Hugo nhờ vào sự điều hòa qua một cảm giác nửa thương nửa ghét đối với giới thượng lưu quan liêu một dấu ngoặc mở ra: bảo vệ những kỳ quan kiến trúc và đỉnh cao văn hóa của một thời đã qua. Đây là một đầu óc táo bạo phản ảnh qua bài thơ tăm tiếng ‘La Bande noire/Hắc đảng’ (1822-1823). Đó là một cố gắng say sưa đầy xúc cảm xây dựng bằng một kiến trúc để bảo tồn ngôi vị; có thể điều đó cho thấy rằng ở đây là cả một sự phòng ngự cho vương triều Pháp quốc, một vương triều được phục chế để xuyên qua những gì có tính hoà giải bất bạo động. Đọc một đoạn thơ ngắn trong thể thơ trữ tình (OP) của Hugo để thấy được tình yêu đất nước và con người ở trong ông:

                                            O francais! Respection ces restes!

                                                  Le ciel bénit les fils pieux

                                           Qui gardent, dans les jours funestes,

                                                   L’héritage de leurs aieux,

                                                 Comme une gloire dérobée,

                                             Comptons chaque pierre tombée ;

                                                Que le temps suspende sa loi ;

                                              Rendons les Gaules(1) à la France,

                                                  Les souvenirs à l’espérance,

                                                 Les vieux palais au jeune roi !

                                                                                                                            (Odes 2,3)

                                        Nhân dân Pháp ! hãy tôn kính dấu tích nầy !

                                         Trời ban ơn lành đến con chiên ngoan đạo

                                    Người che chở cho ta, trong những lúc gian nguy,

                                                  Tránh xa thừa kế của họ để lại

                                              Đừng vì bả vinh hoa mà vồ chụp lấy

                                                     Xem như đây là tảng đá rơi;

                                      Để cho thời gian ngừng lại mà xa đi chướng ngại;

                                    Hãy cho chúng ta phục hồi một thời xa xưa Pháp quốc

                                                             Hoài niệm của niềm tin

                                                   Lâu đài xưa cổ dành cho vì vua trẻ!

                                           (1) Gaules: được xem như loại thơ cổ của Pháp ở thời Trung Đại gọi là thể thơ ‘La Gaule-poétique’.

                                                                                   (Vcl phỏng dịch nguyên bản Pháp ngữ)

 

                                        Những Áng Văn Đầu Đời và Kiệt Tác Để Đời

 

Mãi cuối năm 1820; Hugo nhận ra hai điều khác biệt giữa thơ và văn đối với người viết. Trong cái say mê cuồng nhiệt nhất là tiểu thuyết của Hugo đã diễn tả một cái gì tàn ác, đẫm máu và phản kháng. Ở ‘Hàn người Băng Đảo/Han d’Islande’ và Bug-Jargal’ ám chỉ nói lên cái gì mời mọc, một ý thức về chính trị một thứ chính trị cưỡng bức dành cho Cộng Hòa tương lai, một sự lơ đãng có dụng ý cho một nơi xa tầm nhìn. Điều chắc chắn những tác phẩm  mà Hugo thực hiện là trọn vẹn và đầy đủ, mà lâu nay đã nhốt kín bởi một đòi hỏi cho sự chịu đựng nghiêm trọng đều nằm trong thơ văn trữ tình của Hugo.

 

Một dự mưu lãng nhách trong tác phẩm ‘Hàn Băng Đảo hay còn gọi là Giống Quỉ/Han of Iceland or The Demon Dwarf ‘ (1821) được xây dựng trong lịch sử Na-Uy(Norway) vào thế kỷ thứ mười bảy; ở đây phát hiện ra tính hiếu kỳ của Hugo cho một lối khiêu khích châm biếm và cũng tự châm biếm mình. Đưa ra những nhân vật tên tuổi như thể nói lên mặt trái xã hội, nơi họ dung thân để thực hiện những ý đồ vô tưởng một bài trí có tính cách chống đối hoàng triều. Một dấu hiệu ẩn tàng tư duy của Hugo, bởi; thân sinh ông vốn đã thừa hưởng ‘ơn mưa móc’ của Hoàng đế Napoléon I. Ở tác phẩm đầu đời Hugo đã chứng minh được lòng trong trắng của mình qua hành động cũng như tinh thần đối xử với nhà vuamột hành trạng qua từng nhân vật như đại diện cho chính mình: tình yêu và đấu tranh được tìm thấy qua những người và vật hiện thân trong cái lốt quỉ sứ và như một đối đầu với thực trạng xã hội thời ấy (Ordener finds the dwarfish monster and confronts him…)

 

Một chủ đề nói lên sự mất mát cảm tình của những gia đình, những đứa trẻ sống bất hợp pháp và những người con bức tức không còn tự nhiên trước mặt cha mẹ, tất cả đã phản ảnh một xã hội chính trị rối loạn của một đòi hỏi cách mạng hóa cho kỷ nguyên nầy. Trong lần tái bản thứ hai về Han d’Islande, Hugo bày tỏ ngay thật là không một dụng ý hay điều động một cuộc Cách mạng :’Quan tâm đến một xã hội trong sáng để thế chỗ cho những tàng tích bởi điều đó chất chứa sâu xa một cách mù quáng man rợ; ấy là điều không thể thừa nhận để đi tới cái chết. Thật ra thì đó là một phản kháng mò mẫm [một tranh biện chống đối chính trị bè phái] vội vã đó đưa đến tranh giựt của con người và tàn suy cho cả một đội quân sẽ xẩy ra sau đó’ –Enlightened social concern was superseded by that profound bestial blindness that cannot recognize approaching death. Indeed, the rebellion of the limbs[ the strife of opposing political factions] quickly leads to the rending of the body,and the decay of the corpse ensues. Hàn Băng Đảo/Han d’Islande chỉ xuất hiện như nhân vật phạm tội để rồi buộc vào cái thế bung phá là một thứ văn chương đương đại vào thời đó. Han d’Islande là một tác phẩm thành công của Victor Hugo khởi từ năm 1825 và sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng ở thế kỷ thứ mười chín.

 

Trong bước đầu văn nghiệp Hugo thừa nhận rằng chủ nghĩa lãng mạn có hai phuơng thức xử dụng. Không giống những gì là chính yếu trong trào lưu văn chương của thế kỷ thứ mười tám, ông giải thích:’Cả hai được hiểu là có cái gì châm biếm, ngạo nghễ về vấn đề giải thoát mà triết học có lần đã từ chối về: cái bất tận của Thượng đế, một linh hồn bất diệt, một chân lý cơ bản và một bộc lộ sự thật’. Both acknowledge what a mocking (enlightenment) philosophy had denied: God’s eternity, the immortal soul, fundamental verities and revealed truths. Nhưng chủ nghĩa lãng mạn đầu tiên theo Chateaubriand phải hiểu rằng sự thật ở đây là nằm trong qui định của tôn giáo, nghĩa là thờ phượng đấng tuyệt đối với Byron qui định đó chỉ là lời nguyền rủa chớ chẳng phải gì hơn.

 

Trong cuốn tiểu thuyết thứ hai, Hugo viết lên ở đây như một lời tường thuật, một lối tiểu thuyết diễn dịch hơn là mô tả trong cuốn Bug-Jargal. Ở lần xuất bản đầu tiên 1820 nhưng tới 1826 lối truyện tường thuật, diễn dịch đó quá sức khuếch trương và  sau đó được cải thiện hoàn toàn vào năm 1826 là một tư duy thông thường và gần như hoàn tất cho hai tác phẩm đầu đời đã nêu.

 

Tiểu thuyết của Hugo  thường ghi lại kịch tính thuộc chính trị (the political drama) nghĩa là xuất hiện cuốn Notre-Dame de Paris (1842) là một tựa đề quá đầy đủ nói lên được nội dung bên trong câu chuyện: một hình ảnh sống mãi với thời gian, một đụng chạm bất ổn đối với lịch sử (mà lịch sử đôi khi phải dấu kín sự thật) Cái chói chang vô tận đó và cái thay đổi nổi bật đó là cả một kết hợp hấp dẫn giữa nhân tính và giáo điều, giữa dân và quan chức, đột phá qua mỗi tư duy làm người là lối tiến hóa trong cái gì có tương quan chính trị và tôn giáo, hai lãnh vực quan trọng, mà thời nào cũng có dính dấp vào nhau như lên án quanh dữ kiện 1831, Hugo đã nhìn thấy thực trạng dù bất cứ khi nào hay nơi nào. Một tiểu thuyết mang nặng tinh thần chính trị của giữa yêu và ghét; tuy nhiên vẫn hòa hợp về sau Và; ghi nhận một thời gian hào phóng (1830-1832). Cuốn Les Misérables(1862) là một lối đối xử về chiến thắng quân sự của nền Cộng Hòa, một chủ nghĩa lý tưởng được khơi mào bằng một cuộc tổng khởi nghĩa mồng 6 tháng 6 năm 1832. Trong hai tác phẩm vĩ đại nầy đã đưa Hugo vào bất tử qua mọi thời đại, một kỷ nguyên được mở ra để nhận biết đâu là chân lý, đâu là sự thật của con người; tuy đã trải qua nhưng vẫn còn hiện thực.

 

Hugo một trí tưởng siêu lý (Hugo’s transcendent vision) ông cố tránh những gì rùng rợn  dù là giản đơn trong một thị giác của ông, bởi; ở đây ông không để xen lẫn vào cái thẩm quyền của người giám mục trong truyện của ông, một sự khống chế lạm quyền vào vai trò của người viết văn hoặc một sự tiên đoán có thể là lãnh hội một cách đầy đủ cho mọi dữ kiện. Hoàn toàn không có dự tưởng, tiên đoán và cũng không có chuyện của một con người lão luyện khôn ngoan (wise-old-man) trong tác phẩm Notre-Dame de Paris mà thực ra đề cao quyền cao chức trọng của những vì vua được xem là quyền tối thượng như Thượng đế và rồi điều đó đưa tới vô hiệu hóa, một dục vọng ham muốn với một gái nhảy (Gypsy) La Esmeralda. Cái bơ vơ, không ai giúp đở lôi cuốn vào một xã hội bỏ rơi, lăng nhục đã khơi động trong tim Hugo. Vua không thể thấy những gì xẩy ra trong bốn bức tường của ‘pháo đài’ Bastille. Hugo đã chứng thực một viễn ảnh ở đây như nối tiếp và sau cùng chỉ còn thừa nhận God/Dieu. Một tinh thần cơ bản ý thức có thể có một cuộc đời mới cho chúng ta mà thôi. Ở đây Hugo không cố sức mô tả: mà chỉ là nói lên cá tính con người có thể là cảm nhận bén nhạy nhưng không tóm gọn một sự thật cao vọng nào hơn. Hình ảnh phi thường thấy được trong Hugo là có hai chiều: ấn tượng xúc cảm và một ý thức biến đổi đều qua lăng kính của thị giác. Trong khi đó vai trò vũ nữ La Esmeralda là một nhất thể là chủ động, là rạch mở của tiểu thuyết, còn Quasimodo là một hợp thể trong luận đề của tiểu thuyết. Một ý nghĩa đầy đủ của Hugo, bao bọc bởi tinh thần và thẩm mỹ là một ưu điểm dành cho một góc độ của bi kịch đời; điều đó chắc chắn là đảm bảo và dính liền với nhau trong tác phẩm của ông. Hugo thường khi đi tới đỉnh cao, một cái gì trong sáng vĩ đại là trong tinh thần đánh thức, hướng về của tiếng chuông đổ, âm thanh đó nổi lên từ trời cho một tập quán cầu nguyện của tín đồ. Không có Quasimodo ngày nay. Hugo nói: ‘Nhà thờ Đức Bà gần như chưa hoàn toàn và không có sự sống tợ như cái sọ khô’(Notre Dame seems incomplete and lifeless as an empty skull.(3.3.177 NdP). Một kết thúc là một tái hợp lần nữa trong khi sườn bài của Quasimodo là được tìm thấy sự vượt thoát, mắc phải với La Esmeralda. Rõ ràng, Quasimodo chết mòn  trong đôi tay của người vũ nữ, một tử thi đáng thương. Thằng Gù rơi dần và cát bụi (his fall into dust). Nói một cách khác Quasimodo đã lià xa thế giới này, tuyệt vọng bởi cái méo mó, xấu xí. Trong cái ngữ ngôn thẩm tích của tội lỗi và dâng hiến, có một cái gì kỳ cục  bao phủ tất cả, một cái gì thiêng liêng ‘concordia discors’ và một cái gì khắc khẩu, nghịch lý không thể hòa hợp được. Quasimodo nhận sự đau đớn ấy. Cụ thể; sự cứu rỗi đó có cả chúng ta trong đó.

 

Với Les Misérables; tác phẩm nầy Hugo bắt đầu ngay trong thời gian Cách mạng bùng nỗ vào năm 1848. Hugo nhìn cuộc đời trong và ngoài cách mạng, ông đã mặc tư, không vội vã, bồn chồn trước một giao tranh ý thức hệ, sau đó ông quyết tâm đặc ngọn bút vào tác phẩm cho ‘Những Kẻ Khốn Cùng’. Bày tỏ một tâm tư tự đáy lòng, ông tin vào sự thành quả của mình là một sáng tác đương đại có thể làm phai nhạt những tàn tích cổ lỗ. Hugo tin ở Les Misérables có một cái nhìn trung thực cho một hoàn cảnh xã hội, nơi đã chứa chấp những cuồng si, đe dọa, đàn áp và tù đày…một tác phẩm không đặc sai chỗ. Tạo nên một tri nhận vô danh trong lịch sử văn chương Pháp quốc. Khởi từ đó cho tới về sau Les Misérables trở thành một tác phẩm vĩ đại, đắc giá cả phẩm và lượng và rồi được dàn dựng trên sân khấu kịch nghệ ở khắp mọi nơi và thực hiện nhiều lần qua phim ảnh. Ngần ấy cũng đủ thấy giá trị tuyệt đối của nó. Vậy thì Les Misérables có những gì ẩn chứa bên trong tác phẩm? Bởi; nó không thông thường như những tiểu thuyết khác mà được gọi là tiểu thuyết hiện thực (a realistic novel). Nói lên cả cuộc đời rộng lớn vây quanh của con người. Một thể thức tột bực của chủ nghĩa hiện thực; ngoài ra ghi lại một thời kỳ nhiễu nhương, phức tạp qua từng giai cấp trong xã hội, một tiểu thuyết lịch sử hơn là một cuốn tiểu thuyết tình cảm xã hội. Đó là tác phẩm khác biệt của Hugo. Chắc chắn một điều đây là một tiểu thuyết xuất sắc và tình tiết đã được nhiều nhà phê bình văn học nhận xét là một trong ba tác phẩm vĩ đại mà Victor Hugo đã viết lên. Les Misérables trước đã có tên Les Misères/The Mercy/Đoái Thương và dần dà theo thói quen mà thông thường hóa cho tới bây giờ. Les Misérables một tác phẩm mà Hugo đã bỏ công sức và trí tuệ vào đó ròng rã gần hai mươi năm. Misères được chỉnh sửa nhiều lần trong vòng hơn ba năm. Khởi từ 1845 đến 1862 thì Les Misérables mới hoàn tất.Nhưng theo ý Hugo cuốn  misérables không có nghĩa là thương xót, tội nghiệp (the poor) và bất hạnh mà ở đây nói lên những kẻ vô gia cư, vô thừa nhận, kẻ hạ lưu bị chà đạp (underdogs) họ đứng lên phản đối xã hội và chống trả xã hội bằng một cuộc cách mạng từ những kẻ khốn cùng. Ở đây chúng ta cũng không quên vai trò nhân vật trong truyện - Jean Valjean, the Thénardiers, Fantine, Javert và tất cả những nhân vật phụ kể cả những đứa đứng đường (street-urchin) như Gavroche; với tất cả nhân vật sống thực trong truyện là có một chân dung tuổi trẻ của Hugo rải rác trong đó. Nhưng phải biết cho rằng truyện của Hugo là một chứng thực có thật là một cái gì gắn liền với thời chiến , một dàn trải khác trong thi ca của Hugo. Hình ảnh hiện thực, sống động  là một gợi hình và là một vấn đề khác (như là ẩn dụ metaphorical) vì rằng; trong Les Misérables có một thẩm quan sâu xa là đặc trong vị trí xử thế nghĩa là phản ảnh hoàn toàn sự thật; sự thật phô diễn trạng thái thầm kín của viên chức điều tra đã thầm yêu cô gái điếm vô gia cư, vai trò nói lên hai giai cấp xã hội rõ rệt của yêu và ghét. Một chất liệu vừa tượng trưng vừa tượng hình để đưa tới một số trữ tình trong thơ, văn; vận chuyển đến thương mong –its moments of lyrical quality and of moving compassion. Một tập truyện dài như tháp ngà, cấu trúc dưới dạng kỳ quan của nhân loại, một tác phẩm vĩ đại của văn học Tây phương, một bi kịch đời xẩy ra thường khi trong mọi thế kỷ của loài người và cũng được coi là nền luân lý, đạo đức và một tài liệu dành cho mặt thực xã hội, ôm đầm cả một lãnh vực rộng lớn hơn những tiểu thuyết khác, ngay cả tác phẩm ‘Chiến Tranh và Hòa Bình’ của L. Tolstoi. Les Misérables gần như chứng tích lịch sử hơn là mặt thực xã hội.

 

Trong tác phẩm nầy những nhân vật trong truyện là một liên kết, gia nhập vào nhau trong cùng một hoàn cảnh, một trạng huống tâm tư; họ là những đại diện cho loại người ưu tú có lòng vị tha và chấp nhận, Hugo đưa họ vào một dải hành tinh bất tận. Victor Hugo đưa nhân vật đại điện tôn giáo Tổng giám mục điạ phận Myriel là vai trò của niềm tin kiên cố: con người sinh ra vốn tốt-nhân chi sơ tánh bổn thiện- Kẻ Khốn Cùng chưa hẳn là hoàn toàn xấu xa mà xã hội vốn đã loại trừ. Hugo đào sâu qua từng nhân vật để thấy được tấm lòng sắc son của họ. Nhân vật chính qua hình ảnh của Valjean được coi như giả thuyết: được đời nhìn như kẻ phạm tội, một kẻ có tội ác, nhưng nó lại là người đạt được trách nhiệm hy sinh, chịu cực hình thế cho kẻ khác. Và; viên cảnh sát điều tra Javert luôn luôn gần gũi với dân, bao che cho dân, phục vụ cho dân nhưng thật ra là dã tâm; ấy là điều Hugo tuyệt vọng. Hugo đưa văn chương dự phần như nói lên con người cần có một sáng tỏ trong tư duy, yếu tố cần thiết của con người là vì tình thương mà bao che cái phải cái trái trong chức năng, nhiệm vụ chớ không thể cứng nhắc để buộc tội như kẻ cầm quyền.

 

Tóm lại; qua thơ, văn của Victor Hugo đã cho chúng ta một cái nhìn sáng tỏ, Hugo đã dựa trên những chứng thực của con người để làm nền tảng cho chính cuộc đời của Hugo. Truyện thường lên án hệ thống xã hội, đối xử bất công với kẻ thiệt thòi, điều đó đem lại những tác phẩm của Hugo trở nên thần tượng, một huyền thoại nói lên ‘Kỷ nghệ Cách mạng/Industrial Revolution’ và cái tương quan giữa con người và Thượng đế. Đó là chân dung trọn vẹn của thế kỷ mà Victor Hugo đã sống và ông sống mãi cho tới ngày nay./.

 

                                                                 ***

 

 

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab. tháng 4/2013)

*  Victor Hugo: 1802-1885. Nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà biện luận và khám phá mới chủ nghĩa lãng mạn Pháp.. Làm thơ từ tuổi 10-15. Tác phẩm thơ: Phương Đông/Les Orientales (1829). Tiểu thuyết đáng kể nhất: Notre-Dame de Paris (1831) và Les Misérables (1862). Kịch :Hecnani (1830).Vua Ăn chơi/Le Roi s’amuse (1832) Thơ nổi tiếng :’Trừng Phạt/Les Châtiments (1853) Trầm Mặc/Les Contemplations(1856) Ngoài ra còn vô số tác phẩm thơ, văn giá trị khác để lại cho thế gian khắp năm châu.

 

SÁCH ĐỌC : Victor Hugo by Laurence M. Porter. Twayne Publishers . New York .NY USA 1999.     

PHIM ẢNH /MOTION PICTURE: -Les Misérables:(1995/French). (1998’England&USA) và (2012/USA).

-Notre-Dame de Paris/The Hunchback of Notre Dame (1957/French) Gina Lollobrigida/Anthony Quinn.

 

TRANH VẼ: ‘Chân dung Victor Hugo/ Victor Hugo’s Portrait’ Khổ 12’X16’ Acrylics+Mixed. vcl 2013.

 

 

 

 

Vcl# 1542013

                                     CHÂN DUNG VICTOR HUGO/ VICTOR HUGO’S PORTRAIT    

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 9604
Ngày đăng: 30.04.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nguyễn Vy Khanh viết về Võ Hồng - Nguyễn Vy Khanh
Phạm Công Thiện một thi sĩ kỳ tuyệt thiên tài - Tâm Nhiên
Nhà văn Nguyễn Thành Long trong ký ức tôi - Lâm Bích Thủy
Huy Phương – Nhà Thơ, và Thơ Huy Phương - Trần Trung Thuần
Chóe, nhà hí họa bút sắt số một Việt Nam - Ngô Nguyên Nghiễm
Nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm: một thời khai phá và những người đồng hành - Lương Thư Trung
Bửu Chỉ , tiếng vọng một đời người - Đinh Cường
Wilbert Rideau : KẺ TỬ TỘI THẤT HỌC TRỞ THÀNH MỘT CÂY BÚT LỪNG DANH - Phan Bá Thụy Dương
Tự Truyện Osho 12 – hết - Đỗ Tư Nghĩa
Tự Truyện Osho 11 - Đỗ Tư Nghĩa
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)