Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.114
123.144.774
 
Chút tình còn lại
Võ Công Liêm

 

 

               

                 * ’cố quốc sơn hà khan lạc nhật

                Tha hương thân thế thác phù vân’  ND.

1.    

        Huấn ngồi lừ đừ ở quán rượu Sài Gòn Bar. Dáng buồn của con người tuyệt vọng. Trả tiền và rời khỏi quán lúc ấy gần tới nửa đêm, thành phố vơi đi ồn ào, khí trời mát dịu, những cao ốc chưa chịu ngủ, nhả tiếng nhạc xuống lòng phố, một vài phu quét đường lom khom trên con lộ lớn, hiền lành cúi đầu quét, lê theo chiếc xe ba gác no bụng rác. Bên kia đường Huấn nghe tiếng giày cao gót gõ đều trên viả hè, gió quạt ngang làm lạc đường ngôi. Huấn đưa tay vuốt lại tóc, cúi đầu bước mặc những lời mời gọi; lầm lủi đi theo đêm.

 

Huấn trở về quê là một quyết định tối hậu. Bởi ra đi khi còn nhỏ tuổi, du thân vào vùng đất lạ, bốn bề tứ cố vô thân, sống chung đụng trong một cộng đồng đủ loại thành phần, một số lở ông lở thằng, sanh ra nhiều tánh khí khác nhau, đôi khi đưa tới mâu thuẩn, tranh cải mà chẳng đi tới đâu, Huấn suy tư cạn cợt cứ sợ chết đột ngột thì lấy ai nuôi mẹ ở quê nhà. Cha Huấn chết trong thời giao tranh nội chiến, mẹ Huấn can đảm sống giữa thời buổi nhiễu nhương vô trật tự, đầy chông gai, cạm bẫy, phỉnh phờ biến xã hội thành những kẻ vô luân. Mẹ Huấn sợ cho tương lai con mình; Huấn lúc ấy mới 10 tuổi còn non dại là cả một thử thách vào đời. Tơ mẹ Huấn đấu tranh dưới mọi tình huống, thề một lòng thờ chồng nuôi con, nhất là đứa con trai độc, một tương lai cho nàng và cho con, một danh dự và vinh quang cho dòng họ Lê. Tơ cho đây là nghĩa cử cao đẹp đồng thời đáp cái tình của người nằm xuống. Khi cha Huấn qua đời mẹ Huấn 30 tuổi, vài năm sau bà con nội ngoại gợi ý cho Tơ bước thêm một bước để nuôi con, nhưng Tơ cười cho được lòng người. Trong cảnh đời lúc đó Nghệ xã viên lăm le muốn gài cái bẩy sập con chồn Tơ. Nàng có một con nhưng sắc diện mặn mà, tuổi ngoài ba mươi mà tợ như gái hai mươi, ăn nói có duyên, đạo hạnh, giàu tình cảm cho nên ít mất lòng ai trong thôn, trong làng. Nhưng tất cả dưới mắt Tơ chỉ có Huấn là niềm tin yêu. Cơ duyên đâu đẩy tới -thím nên tìm đường tương lai cho thằng Huấn thì may ra đở khổ. Chú Thể (em chồng) nói.Tơ chưa hiểu hết ý chú Thể muốn nói điều gì; ’tìm đường’ đường gì mà tìm giữa lúc mẹ con bên nhau từ xưa đến giờ có khi nào rời nhau một bước, chẳng mấy khi mẹ con lời qua tiếng lại; e rằng chú có ý gì đây. Tơ đôi lần nhìn con mà nhớ đến chồng. Tuệ chồng Tơ một lòng vì nước vì nhà khi nào cũng xem trọng thì không một lý do gì làm cho Tơ quên được. Nói thế nhưng Tơ vẫn sợ cuộc đời muôn ngàn, vạn thứ biến chuyển. Tơ thầm nguyện xin hai chữ bình an. Rồi một ngày nào đó việc gì đến sẽ đến khó mà lường. Làm người ai cũng có cái mệnh, mệnh xấu hay tốt đều có từ muôn đời nay...

 

Huấn suy nghĩ mông lung về hình ảnh người mẹ thuở xưa đưa tiễn Huấn ra đi giờ có gì thay đổi hơn không, chú Thể giờ chắc già lắm, bao nhiêu chuyện cũ trở về, lòng Huấn phập phồng lo sợ. Đi một mình trong đêm, tìm men rượu để xua đuổi hiện tại quá khứ và tương lai. Huấn lưu lại Sài Gòn ít hôm và đợi chuyến bay đưa về tỉnh nhà.

 

 

2.

Nhận thư Huấn gởi từ Mỹ về, Tơ lúc nào cũng vui mừng được tin con. Trong thư có đoạn nói: ’con sẽ bảo lãnh cho mẹ qua đoàn tụ với con’ Tơ cảm động và rưng rưng thấy con nghĩ đến mình dù xa nghìn trùng. Nhưng Tơ không cho điều nầy là hạnh phúc như người ta thường mong đợi. Tơ còn nuôi mẹ chồng ở tuổi 80, chăm lo việc họ hàng thì đi sao đành. Chắc chắn Tơ không đuổi theo nguyện vọng nầy; cái mảnh vườn, cái ao, bụi tre, con gà con vịt, người mẹ già lầm lủi nắng mưa với đồng tiền của thằng cháu nội gởi về là cứu vãn, là hạnh phúc cho mẹ chồng nàng dâu.Tơ cho đây là trách nhiệm của người đàn bà đứng trước hoàn cảnh, chỉ mong sao con mình ở nơi xứ người làm nên đại sự cho đời hữu dụng và có một cuộc đời yên ả là hơn. Chớ đi theo con là Tơ không đi.Tơ nghĩ dại: - đi theo con chỉ tổ làm phiền con mà mất đi lời nguyền xưa. Thôi!

 

Thời gian trôi nhanh, mười năm, hai mươi năm như bóng câu, mới ngày nào mẹ con bên nhau, hủ hỷ sớm chiều, hạnh phúc biết là bao, đùng một cái cảnh đời lại chia làm đôi; xót xa biết dường nào, nước mắt tuôn thành dòng; vừa thương yêu vừa lo sợ. Tơ đau đớn mấy tháng trời, người gầy và không biết rồi đây con mình trôi lạc nơi đâu. Nỗi đau đó cứ còn tồn tại trong lòng Tơ. Nay Tơ tuổi ngoài ngũ tuần, tóc điểm sương và thời gian làm phai nhạt cái mặn mà nơi con người Tơ. Nàng sống cô độc trong căn nhà hương hỏa bên chồng, con đường sống của bà nội Huấn ra sao thì giờ đây Tơ đi lại trên dấu mòn đó như để giữ ’giang sơn’ cho nhà họ Lê. Dẫu là gì, dẫu là chia xa nhưng Tơ cứ cho đây là tràn đầy hạnh phúc đối với đời Tơ. Không có Tuệ cưới mình làm vợ thì lấy đâu có Huấn, không có bà Cửu Thời là mẹ chồng thì làm gì có ’cơ ngơi’ hương hỏa. Nhìn lại gia cảnh thuở xưa của Tơ suốt cả mấy đời lam lũ với áo cơm, lấy đâu mà ăn với học, trăm thứ qua một tay mẹ Tơ. Nàng ứa nước mắt nhìn trời mông lung. Đêm xuống âm thầm dưới căn nhà Tơ đang ở. Tiếng gió rì rào ngoài vườn, động lòng Tơ.

 

3.

  Hơn hai mươi năm sống nước ngoài, không đủ sức học phải lao vào đời để kiếm tiền nuôi mẹ. Huấn lao động cật lực, một ngày ở hảng sở là một ngày chết cho đời, lắm khi Huấn không nhận ra mình, và; tự hỏi mình là ai? đến từ đâu và về từ đâu? Giựt mình khi thấy mình biến thành nô lệ đồng tiền; trang trải đủ mọi thứ, cao tay là dư được một, hai trăm đô, nhưng dành dụm đâu có lâu dài. Chiếc xe Ford đời 90 lại đòi tiền.Thật khổ!

 

Huấn sống trong một căn hộ chật hẹp thuộc một thành phố nhỏ, phần đông người tứ phương đổ về đây kiếm sống, đủ loại màu da tới định cư ; mỗi tháng lượng nhập cư gia tăng, sanh ra thói hư, tật xấu, kể cả trẻ con cũng lấy câu chưởi thề ’lót lòng’, cảnh sống giữa người và vật trở nên xa lạ, ít khi có lời chào hỏi một cách chân tình mà nhìn nhau thường ái ngại, chả hiểu ngại cái gì hay mặc cảm thua sút mà thờ ơ, lãnh đạm? Huấn đành thỏa hiệp vào hoàn cảnh và tinh thần để sống. Rất nhiều cơ hội để Huấn có đối tượng tình cảm, ác thay; người cùng xứ sở với Huấn nói năng, kiểu cách ra dáng ’văn minh’ mất đi thực chất và thân phận tằm gởi trên đất nước không phải của mình, quên luôn ngọn nguồn, hùa nhau dự cuộc mà chẳng hiểu tê mô sự việc. Huấn có một thời gian nhập hội, nhưng hội không có lãnh đạo đúng chủ trương, đường lối của người yêu nước, hội sống thoi thỏm không lâu thì ’sập tiệm’. Huấn buồn lắm. Luôn nghĩ về người cha đã hy sinh xương máu trên quê hương yêu dấu một thời. Mẹ Huấn thường lấy cái gương của chồng mà dạy con và mong sao cha nào con nấy. Mỗi lần nghĩ Huấn rùng mình tợ như phản bội lời hứa, co rút thân phận nhược tiểu. Huấn muốn lập gia đình để cậy trông. Nhưng kiếm một đối tượng tình yêu ở đây đâu phải dễ; nhiều lắm! nhưng hoạt cảnh xã hội xẩy ra thường ngày, trắng đen bất ngờ, mai có mốt không kể cả thân tình giới thiệu cũng không dám nghĩ, nhất là Huấn tứ cố vô thân, tin ai và nhờ ai. Huấn ngoan ngoãn đi làm, đấu tranh với đời sống quên mình, thời gian đi và đến lòng lọng mà Huấn đâu hay; tính sổ thì nay Huấn 40 tuổi đời. Huấn thấy mình già trong gương. Lời mẹ khuyên Huấn phải lấy vợ là đúng, nhưng mẹ đâu có ở đây mà biết hoàn cảnh. Tơ mơ con mình có vợ sớm để có mệnh hệ gì thì cũng an tâm, nhưng khổ thay ở tuồi này Huấn chưa tìm ra ý trung nhân để kết nghĩa tơ duyên. Với cái chức phận thợ hàn trong hảng sắt thời này ít ai ngó tới. Thôi! ở thế cho yên phận con nhà lành. Rước về gánh thêm cục khổ không khéo kéo nhau ra hầu tòa. Huấn ớn cảnh đời.

 

4.

Sau lần đi chu du đất nước từ Bắc vô Nam, trên con tàu Thống Nhất, là dịp để cho Huấn thấy đất nước sanh ra mình ; cảnh vật đẹp, khí hậu đẹp, tình người đẹp đó chỉ là hình ảnh quyến rũ nhưng trong đôi mắt nhân hậu của người dân hình như có chứa một cái gì u hoài, đôi mắt họ là cửa ngõ đã mở, sắc diện họ đã lộ thần lời nói, Huấn không cần phải hỏi vì sao và vì sao. - anh đi hơn hai mươi năm, bao cuộc đổi thay làm sao anh biết cho hết.Tay xe ôm nói. Huấn nuốt từng giọt lệ từ bên kia cho đến bên này. Kiếm một người lương thiện, thương dân khó giữa đời này. - Chọn lựa nào cũng đau khổ cả! Huấn nghĩ.

 

Mẹ Huấn nay đã 60 ngoài, già hẳn ra và thường hay ốm đau, Huấn đau nhói con tim nhìn thấy mẹ âu sầu và đơn chiếc, tuy không nghe mẹ Huấn đưa ra một yêu cầu nào. Tơ nhìn con mà hai hàng lệ chảy. Huấn đã từng sống trong một xã hội lấy tiền làm quyết định và vật chất khống chế con người. Không thể bỏ mẹ mà quay trở lại chốn ’phồn vinh’; mà ở đó không làm nên nổi với khả năng cũng như trình độ như Huấn, đời thật tàn nhẫn đẩy Huấn vào ngõ cụt, tất cả mơ ước rơi dần vào vực thẳm. Cố gắng nhiều lần nhưng không đạt ý nguyện. Huấn cân nhắc kỹ và đi tới quyết định. Mẹ Huấn mỉm nụ cười đắc chí; hình như trong đôi mắt yếu đuối của Tơ là cả một trời hạnh phúc chưa bao giờ có. Mẹ Huấn có một suy tư bình dân của người miền Trung: ’mẹ với con như cơm với cá’ Huấn ôm mẹ vào lòng.

Trên đường đến công ty Huấn bắt gặp một tai nạn giao thông ở ngả tư đường, thiếu nữ nằm sóng sỏi trên lộ đầy máu nơi vết thương, bất tỉnh, Huấn lao vào cấp cứu, đón xe đưa nạn nhân vào viện. Huấn giao nàng cho bệnh viện và trở lại nhiệm sở. Chiều lại đến thăm thì nàng đã hồi sức, tuy bạc nhược nhưng đôi mắt nàng trong sáng.

-   Anh phải là người đưa tôi vào đây? Thiếu nữ nói.

-   Cô khoẻ chứ? Tôi lo ngại về sức khoẻ của cô. Huấn nói.

Từ đó cả hai không còn là người xa lạ. Họ trở nên thân quen qua những lần trao đổi. Trong mỗi người đều chôn giấu một uẩn khúc thầm kín; ở buổi sơ ngộ cho đến nay chẳng ai phải nói lên nỗi riêng của mình. Cuộc đời có những điều lạ; những khi cần thì không đến, những khi trốn chạy thì lại bắt chụp, mọi sự đều là mệnh hệ, không thể cho đó là ngẫu nhiên bởi trong ngẫu nhiên là một sắp xếp vô hình. Đố ai ngờ được, ngay cả việc nhỏ.

Huấn dìu thiếu nữ đến khu ăn uống trong bệnh viện để mời nước và báo cho nàng hay những gì đã xẩy ra và biết khi nhập, khi xuất viện. Nàng an tâm bên cạnh Huấn và ngay cả chàng cảm thấy gần gũi như đã gặp nơi nào; cả hai đồng cảm bên nhau.

-   Ôi chết! giấy tờ của tôi chắc mất hết. Lấy gì để trang trải bệnh phí? Thiếu nữ nói.

-  Cô bình tâm, mọi việc tôi đã thu xếp, kể cả áo quần, xách tay đều có cả. Huấn nói.

 

Sau 6 tháng quen nhau Huấn đưa Thanh về gặp mẹ. Trên đường đi Thanh lo lắng mọi bề, sợ mẹ Huấn không mấy vui khi gặp nàng hoặc không bằng lòng mẫu người như Thanh, sợ phải chất vấn hay điều tra. Thanh trở nên lạnh lùng với Huấn. Nhìn Thanh với nụ cười âu yếm nhưng gương mặt Thanh không tỏ ra tự nhiên. Huấn vỗ về trấn an. Huấn đã kể từng chi tiết cho mẹ về Thanh. Tơ vui mừng khi biết con mình ở tuổi nầy mà có người thương là hạnh phúc vô vàn, dẫu có gì chăng nữa cũng không phải là điều quan ngại và ảnh hưởng đến gia phong.Tơ nghĩ với đời này tập quán cố hữu đó không còn nữa. Lấy cái đức mà đong.  

 

-   Con đưa Thanh về đây cho mẹ gặp. Mẹ chấp thuận những gì con muốn. Người mẹ nói.

 Có lẽ đây là giây phút quan trọng cho cả ba bên. Với lòng tự tin Huấn nghĩ tất cả sẽ vượt qua và tốt đẹp; không một mảy may nào làm đảo lộn cuộc tình giữa lúc nầy. Huấn tin vào lòng nhân từ, đạo đức ở người sanh thành, tin vào người yêu chân thật, biết trọng nhân nghĩa thì chắc chắn không phải là điều ngăn cách. Với Huấn thực hiện một nghĩa cử cao đẹp, hàn gắn nỗi đau, tôn kính tình cha, nghĩa mẹ của một con người cao thượng và vị tha.  

-  Với con em thì sao hởi anh? Thanh nói.

-   Mẹ anh yêu trẻ con. Anh đã nói và anh đã hiểu những gì nơi mẹ anh. Huấn nói.

Vài tháng sau thì Huấn cưới Thanh.Tuấn 5 tuổi con riêng của Thanh, giờ là con chung. Không còn bận tâm nào khác hơn. Bà Tơ mẹ Huấn không còn mang gương mặt sầu muộn của ngày nào; Tơ đẹp đúng tuổi đời. Họ sống bên nhau trong căn nhà từ đường dòng họ Lê.

 

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.1/4/2013)

 

*     Thơ: ’Thu Phân Nhật Ký Hứng’của Nguyễn Du. (nghĩa: Quê mẹ chính là cố quốc sơn hà/Thân nầy nơi tha hương ký thác mây trôi)        

** Truyện xây dựng dựa trên chuyện có thực.Tên nhân vật được thay đổi, nội dung, khung cảnh, điạ thế là hư cấu. Trùng hợp ngoài ý tác giả. Vcl.

 

TRANH VẼ: ’Trâu Và Chim/ Buffalo & Bird’. Khổ 12’X16 trên giấy cứng. Acrylics+Mixed. Vcl 2013.

 

                                                                    TRÂU Và CHIM / BUFFALO And BIRD   

 

   

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3536
Ngày đăng: 05.05.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nguồn cội - Nguyễn An Bình
Người tình của mẹ và con - Nguyễn Trung Dũng
Người đánh máy chữ - Nguyễn Đức Tùng
Rủi-May ! - Trạch An – Trần Hữu Hội.
Lila, lila… - Hoàng Mai
Đêm hỏa châu - Thu Phong
Làm ly cao hổ cốt cái đã - Từ Sâm
Đời ba như quả đu đủ - Lâm Bích Thủy
Tháng chín, mùa cua lên bãi - Nam Dao
Mùa hoa khói - Hải Điểu
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)