Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.181
123.147.851
 
Trung thành
Phạm Văn

ADEWALE MAJA-PEARCE

 

 

Sinh năm 1953 tại Nigeria, lớn lên tại London. Truyện của ông không mang màu sắc chính trị phe phái và gạt bỏ những tin tưởng của các thế hệ trước ông về chiến tranh chống thực dân giành độc lập, mà tập trung vào những vấn đề thời hậu chiến của một đất nước đang tái thiết nhanh nhờ dầu hỏa nhưng đạo đức và chính trị suy đồi.

Loyalties (Trung Thành) trích trong tuyển tập Global Cultures do Elisabeth Young-Bruehl tuyển chọn; Wesleyan University Press, New Hampshire, xuất bản năm 1994.

 

 

Trung thành

 

Hồi đó tôi mười hai tuổi. Một bữa chiều cha tôi chạy vội về nhà sớm hơn thường lệ. Ông quát với mẹ tôi đang nấu ăn sau nhà:

- Mình, mình nghe tin gì chưa?

Ông kích động tới nỗi chạy xuyên qua nhà. Tôi chạy theo ông. Mẹ tôi nói:

- Ông không biết ngượng, lớn đầu như ông mà chạy khắp nhà như đứa con nít? Chuyện gì vậy?

Ông mỉm cười:

- Ojukwu tuyên bố thành lập một quốc gia Biafra mới.  Mình hết là dân Nigeria rồi, bà nghe chửa? Bây giờ mình là dân Biafra.

Mẹ tôi hỏi:

- Thì sao?

- Đúng là đàn bà, nói mà không biết mình nói gì? Bà không thấy đây là một ngày trọng đại, một cơ hội lịch sử hay sao?

Mẹ tôi đứng lên, tay chống nạnh. Mặt bà bừng ánh lửa. Bà bảo:

- Nigeria hay Biafra thì mình cũng gần hết củi rồi.

Cha tôi giơ tay lên trời. Ông bỏ đi mà nói:

- Biến cố chấn động thế giới mà bà nói chuyện củi với tôi. Chuyện đàn bà.

Chiều hôm đó thầy hiệu trưởng, bác thợ cạo và ông sếp Bưu điện tới nhà tôi. Thầy hiệu trưởng gọi:

- Nhóc con, lại đây.

Cha tôi ra lịnh:

- Lại nghe thầy giáo bảo.

- Bẩy lần chín?

Tôi đáp:

- Sáu mươi ba.

Ông hỏi:

- Giỏi. Nào, nếu hai chục lính Nigeria vô làng mình, năm bà xách xoong chảo ra tấn công thì ai sẽ thắng?

Bác thợ cạo cười lăn cười lộn ra sàn nhà. Mẹ kéo tay tôi ra khỏi phòng. Nhưng tôi rón rén trở lại đứng bên cửa.

Cha tôi đang nói:

- Bữa trước tôi nói với các bác rồi phải không? Ojukwu đáng mặt anh hùng, đúng là loại lãnh tụ mình cần có để hành động.  Tôi nói cho các bác biết, tụi Nigeria dơ dáy đó sẽ nếm mùi chua cay nếu chúng định tấn công mình.

Thầy hiệu trưởng nói:

- Đúng. Cứ để tụi nó thử cái coi. Biafra sẽ chứng tỏ  hơn người.

Ông bưu điện nói:

- Tin tức nói có năm nước đã công nhận mình.

Mẹ gọi tôi:

- Con đâu? Sao con cứ phải rình nghe mấy ông ngốc nói chuyện vậy? Biafra hay Nigeria thì có khác gì đâu? Bộ  thình lình mình mọc ra hai cái đầu chắc?

Và bà nói thêm:

- Rốt cuộc bây giờ con dê là con dê Biafra vì vậy mình phải chăm sóc nó kỹ hơn.

Mọi người bàn tán suốt mấy tuần sau. Nhưng như mẹ tôi nói, khác biệt duy nhất chỉ là giá thực phẩm tăng lên.

Rồi có tin đồn quân Liên bang đang tiến về phía chúng tôi. Sáng hôm sau lính Biafra xuất hiện. Trông họ  bảnh bao trong bộ quân phục mới và súng ống sáng choang.  Họ lái xe jeep chạy lên chạy xuống làm bụi tung khắp nơi.  Bạn bè tôi đứa nào cũng ngưỡng mộ họ hết.

Một hôm tôi thức dậy nghe có tiếng súng từ xa. Trên đầu có tiếng máy bay. Cha tôi la:

- Lẹ lên, lẹ lên, mình bị tấn công.

Mẹ tôi hỏi:

- Mình đi đâu?

Cha tôi nói:

- Bà có mù không, bà không thấy người ta chạy ra rừng hay sao?

Tôi hỏi:

- Nhưng lính mình đâu?

- Lính tráng gì? Tối hôm qua tụi nó dông mất tiêu rồi.

Mẹ tôi chạy vội vào phòng ngủ rồi lôi quần áo bỏ  lên giường. Cha tôi nói:

- Không kịp đâu.

Khi ra đến ngoài tôi thấy đúng. Cả làng chạy ra rừng, thầy hiệu trưởng dẫn đầu.

Chúng tôi sống trong bụi rậm hai ngày đêm. Mẹ tôi nói:

- Thì ra đây là Biafra vĩ đại của ông. Ojukwu đâu, tôi không thấy ổng?

Cha tôi nói:

- Im đi, đồ đàn bà.

Đến ngày thứ ba, cha tôi bảo tôi:

- Con đi xem lính tráng có còn đó không.

Mẹ giữ tôi lại:

- Ông muốn thằng bé chết hả?

Cha tôi nói:

- Để nó đi, người ta không hại đứa con nít.

Và ông bảo tôi:

- Ba bảo con đừng có lộ diện, nghe chưa?

Tôi bò tới bìa rừng. Làng mạc vắng tanh ngoại trừ vài chị gà mái. Rồi tôi thấy con dê của mình đang ăn trước bưu điện. Tôi biết ông sếp bưu điện sẽ giận lắm. Tôi quên lời cảnh cáo của cha và bắt đầu chạy. Ba ông lính Nigeria võ trang bước ra khỏi tiệm cắt tóc, súng trường trong tay đợi tôi. Một ông hỏi:

- Dân mày đâu?

Tôi chỉ.

- Bộ họ sợ tụi tao hả?

Tôi gật.

- Đi bảo với họ là tụi tao không hại ai đâu.

Ngay khi tôi về lại khu rừng thưa, mọi người tranh nhau nói. Tôi kể chuyện xảy ra. Lại nhốn nháo. Kẻ muốn ở  người muốn đi, nhưng chúng tôi đều đói meo và hết thực phẩm. Muỗi mòng nên chẳng ai ngủ ngon.

Thế là chúng tôi đi.

Lính tráng giữ lời. Hôm sau mọi chuyện trở lại bình thường. Đến cuối tuần lính rút.

Một bữa chiều bác thợ cạo, thầy hiệu trưởng và ông sếp Bưu điện tới nhà tôi. Cha sai tôi đi mua chai bia. Khi tôi trở lại cha đang nói:

- Tụi Biafra dơ dáy đó, tôi đã nói với các bác rồi phải không? Cũng chỉ toàn là nói suông như mọi lần. Nói thì đứa nào chẳng nói được.

Thầy hiệu trưởng gọi tôi:

- Nhóc con, nếu lính Biafra chạy hai chục dặm một ngày thì chừng nào tụi nó tới Cameroons?

Bác thợ cạo ôm bụng rên. Cha tôi bảo:

- Dẹp mấy ổng đi.

Mẹ từ phía sau nhà réo tôi:

- Đi kiếm con dê.

 

 

Phạm Văn
Số lần đọc: 1736
Ngày đăng: 30.05.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hoàng Sa - Ngọc Châu
Tiền dâm hậu thú - Nguyễn Trung Dũng
Tâm nguyện - Ngọc Châu
Hạt mầm trót vay ! - Trạch An – Trần Hữu Hội.
Bóng thiền

replica breitling replica watches replica watches Christian louboutin outlet

- Nguyễn Anh Tuấn
Tạm biệt Mimosa - Nguyễn An Bình
Chút tình còn lại - Võ Công Liêm
Nguồn cội - Nguyễn An Bình
Người tình của mẹ và con - Nguyễn Trung Dũng
Người đánh máy chữ - Nguyễn Đức Tùng
Cùng một tác giả
Trung thành (truyện ngắn)
Gã bịp (truyện ngắn)