Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.109
123.142.145
 
HENRY MILLER Nhà văn dung tục
Võ Công Liêm

 

                  

    “Le laid peut etre beau,le joli jamais”(1)

        (P.Gauguin)

 

      Giữa thế kỷ XX xuất hiện một tác giả khác đời, người đã gây ảnh hưởng không ít trong văn học thời bấy giờ, thay đổi cục diện văn chương Mỹ cũng như khắp nơi trên thế giới. Một thứ văn chương đồi trụy, dâm dục, phi đạo đức làm thương tổn đến những nhà đạo đức học, luân lý học…

 

Đó là nhà văn Henry Miller(*). Đời lên án ông gắt gao, cho ông là con người đảo khuynh; điều mà xưa nay người ta tránh nói tới thì nay ông mạnh dạn phanh phui, huỵch toẹt không ngại ngùng.’why not’! tại sao không!Từ đó sinh ra hiện tượng Miller. Một hiện tượng phủ nhận mọi tác quyền cũng như những ấn phẩm của ông. Hoa Kỳ và Anh quốc đồng loạt bôi bác, trù dập thứ văn chương dung tục như thế.Vậy nguồn cơn nào đẩy ông vào con đường viết lách một cách bạo miệng bạo mồm như thế?

 

Henry Miller mang trong người giòng máu lai căng, gốc Đức, chứa đựng một tinh thần phóng đãng vagabond/bohemien thích một lối sống cá nhân, biệt lập và một tâm hồn đầy dục tính.

 

Henry Miller quan niệm rằng: “con người thoát thai từ những khoái lạc xác thịt, điều mà được Thượng đế ban ơn sủng, bù đắp vào sự khổ hạnh mà con người phải gánh chịu…” Không có một sinh vật nào ngẫu nhiên tự có mà không qua khỏi cái chu kỳ nầy, ngoài nhiệm vụ sanh nở bên cạnh đó là những động lực khoái cảm âm dương; đó là nguồn khoái cảm bất tận của con người. Henry nhận thức được điều ấy với tấm lòng chân, ông lấy từ cái ‘giấu giếm’ để nói lên cái ‘thực đẹp’ của bản chất con người.Những tác phẩm của ông đều mang tính dục (sexuality) và tính dục xác thịt (sensuality) một cách tuyệt đối, ông mô tả trắng trợn và thẳng thắng kể cả thư viết cho bạn bè hay người yêu. Miller không ấp úng, không ngượng ngùng xấu hổ và hàm hồ như thế trong văn từ của ông.Vì đó là một thực tế sống thực hơn là một thứ đạo-đức-giả hiệu.

 

Tiếng nói của Henry Miller trở nên vắng bóng giữa thế gian nầy, ông ngậm ngùi chia sẽ nỗi niềm. Ngọn bút của ông cũng âm thầm vắng lặng không còn đơn giản, diệu vợi giữa người với người. Nhưng không phải vì thế mà lặng câm, con người vô tình lặng câm để chối từ ông “Mais son appel initial n’en est pas devenu muet pour cela,il se tait seulement.L’homme a vraidire n’accorde a ce silence aucune attention” Oái oăm thay! Miller con dân của Mỹ mà đành phải bỏ xứ ra đi tha phương cầu thực vì nước Mỹ chối bỏ ông, ông bỏ luôn cả việc làm, bỏ vợ để đi tìm chân lý tự có của nó. Miller nhận ra được sự hiện hữu của con người, ông lột tả, thoát xác để tìm cho kỳ được chân lý tối thượng ấy, mà con người được quyền thụ hưởng dưới mọi hình thức, thế nhưng đời vẫn khăng khăng cho rằng điều ấy là bỉ ổi, phải che đậy, điều mà không nên nói ra.Vậy nó có từ đâu? Và có ai đã từ chối mỗi khi đụng chạm? Henry Miller cho đó là ‘thân xác hữu thể / body subject / corp sujet’ một chủ thể hữu ngã bằng cách mô tả con người như một chủ thể tại thể, xuất hiện qua thân thể.Tuy nhiên khó giải thích được chủ thể mà con người đang làm chủ chính nó; trong Tropic Of Cancer (Kinh Tuyến Bắc Giải) Miller không những nói lên chân lý chủ thể mà nói lên tính dục tại thể giữa vợ chồng và người yêu cũng như giữa bạn bè với bạn bè (homosexual). Henry vẫn cho rằng ý thức đó là ý thức hữu giác (perceptive) giữa người với người.

 

Henry Miller rời Mỹ, định cư ở Pháp(Paris) năm 1930 là một quyết định, thúc đẩy của vợ ông và cũng là điều mơ ước trở nên một nhà văn tên tuổi ở Pháp, ông đã gắng bó giòng sinh mệnh ấy được 10 năm thì trở vế cố quốc 1940.Thời kỳ sống ở Pháp là thời kỳ đen tối, ông phải sống nhờ vợ và bằng hữu, sống kiếp lây lất, lầm than, đó là giai đoạn đầu được mô tả là sự hiện thân của con người. Hiện thân ở đời tức là có một hiện hữu tại thế và tại thể. Người ta nhìn Miller lầm than như nhìn một khủng khoảng nội tại, người ta không thấy sự hiện thân đó nơi thân thể của Miller mà ông đang sống trong ba thế giới. Thế giới sự vật: xứ lạ, quê người, sống trợ cấp của vợ, khốn khổ.Thế giới nhân loại: con người với con người, bôi bác, tước đoạt, lên án. xáo trộn tâm linh giữa gia đình và bạn bè, Miller chứng kiến cảnh bội phản của vợ và tình nhân, họ yêu nhau (lesbian/bisexual) cho Miller thấy nỗi đau của nội tại.Thế giới bên kia: giữa quê nhà và lưu đày(Paris) Henry Miller sống thực tế với ba thế giới nói trên.Thiếu những giá trị tối thiểu đó thì làm sao nói lên được tính dục giữa người với người mà tất cả mọi dự mưu đều đem đến ý nghĩa cho tất cả những gì có liên quan đến con người, con người ở mọi nơi, mọi lúc đều cùng một tình trạng như nhau. Cái tầm quan trọng đó mà Miller ý thức được, đưa ông tới sự dung tục trong văn chương; vì thế mà người ta chối bỏ ông. Henry Miller luôn luôn hồi tưởng đời mình,tha thiết với quê nhà, chứng kiến sự đổ vỡ, chứng kiến sự thối thác, Miller đau khổ trong mọi hoàn cảnh đó là nguyên nhân nói lên cái cơ cấu lý sự của nó.

Ông viết nhiều thư gởi bạn, gởi tình nhân, đối thoại đầy ý nghĩa với vật giới, nhân giới và vũ trụ giới. Ông đem tâm tình đó như một giải tỏa nội tại. Miller không chờ đợi sự phản tỉnh. Sự hồi tưởng,sự phản tỉnh của lý trí về cuộc đời dấn thân của Miller là một thành phần của đời người. Ông có một hoài bão là trở thành một nhà văn chân chính, mà chính ông đã bộc bạch: “who was I to say; I am a writer” Miller phát họa đời mình qua những trang tiểu thuyết, tiểu luận, truyện ngắn, thư gởi… chất chứa toàn bộ tính dục ở đó: Tropic Of Cancer(Kinh Tuyến Bắc Giải), Tropic Of Capricorn (Kinh Tuyến Dương Nam),The Rosy Crucifixion (Đóng Đinh Thập Tự Giá Hồng).Tất cả những tác phẩm trên đều nói lên sự phản động, dung tục của con người, một cuộc cách mệnh văn chương của Miller nhất là ở Hoa Kỳ và Pháp.

Cuộc đời của Henry Miller và June(vợ) là tất cả những gì đã đi qua đời ông đó là nền tảng chín mùi trong tiểu thuyết hư cấu của ông. Miller đau khổ với số phận, cuộc đời dàn trải như tiểu thuyết ông viết; nghĩa là ông nghĩ gì thì gặp lấy.

 

Giờ đây ông đối diện với thực tế, một thực thể phủ phàng. 1927 June ngoại tình với Jean Kronski, họ yêu nhau không phải vì tình mà do nhu cầu dục tính. Miller đối diện với khách thể, đó là lý do chính đáng mà Miller phải ý thức vai trò của mình thể hiện trong cái cơ cấu khách quan. Miller đồng ý với Merleau-Ponty và Jean Paul Sarte tìm hiểu thân thể người ta nhưng lại dùng hình thức khác để giải bày như một sinh lý học. Chỉ có một điều cho Miller nhìn nhận và hồi tưởng về chủ thể, về toàn diện đời người mới làm cho ta ý thức được cái ý nghĩa trong cuộc đời này. Lý lẽ toàn diện mà Henry Miller đã hụych toẹt cái ‘xấu xa’ chân thật, ý thức đó thúc đẩy Miller tục và hàm hồ nhiều hơn thế nữa, làm tình táo bạo, dung tục qúa cở đó là sự thật của cuộc đời. Dung tục của Miller không phải con mắt bình thường nhìn thấy, cái dung tục của Miller là mặt thật của con người ‘giấu kín’ chỉ có sự suy tưởng về chủ thể mới có thể tìm ra giải pháp cho những câu hỏi: Tôi phải làm gì? Cái gì là tục cái gì là thanh? Có phải đó là tội ác? Nghĩa lý ra sao? Sống để làm gì, ngoài cái chết chờ đợi? Chính những câu hỏi đó là giả tạo, không thực với đời sống.

 

Đôi khi những quẩn bách đó đã đưa Miller đi từ trạng thái nầy đến trạng thái khác làm cho ông điên loạn, cô đơn, phản bội tất cả những điều đó đã chi phối nội tâm ông, nhiều lúc ông không biết ông sẽ đi về đâu.Trong tập ghi chép (notes) Miller đã than thở ‘hết chịu nỗi’(without effort) có nghĩa là mặc cả giữa ông với June-vợ ông. Giữa chủ thể và khách thể, giữa giả dối và bội phản. Từ đấy Miller cảm thấy lạc lõng, Paris không còn là nơi dung thân đời ông.Tuyệt vọng và căn bệnh trầm cảm lại xẩy ra cho ông không khác những ngày đầu đời ở Brooklyn (New York-USA). Henry trở nên lặng câm với đời, đó là sự tĩnh lặng của hai bề mặt;  sự phàm tục và sự ám ảnh tâm trí ông, mặc khác là sự thánh hóa của nghệ thuật mà được coi như nguồn gốc của hai thứ: tham vọng và khát khao “ It is a meditation on both the protane and divine aspect of an art that has its source in both lust and longing”.

 

Trong tiểu thuyết của Miller. Tropic Of Cancer (Kinh Tuyến Bắc Giải) vẫn còn là một thể tài khác mặc dù có nhiều cải cách và làm thế nào để viết được cái thật của tính chất đó. Cá nhân của Henry Miller thường nảy sinh một thôi thúc dục tính hướng đến khách thể, hướng đến điều bất biến để đối trị với điều biến thành. Cả hai cuốn Tropic Of Cancer và Tropic Of Capricorn. Miller diễn tả cực độ nỗi thống khổ của hai bề mặt tri giác và hữu thể khi đối diện thực tế tại Paris cũng như trực diện với New York.

 

Cho dù Henry Miller mô tả về tính dục trong hầu hết truyện của ông viết, đều dựa trên những nguyên tố chính đáng, bởi; mỗi khi ông hạ bút xuống viết thì chắc chắn đã có loại người đó nghĩ đến dục tính như ông. Ý sâu xa của Miller: ”người ta có thể đéo bất cứ nơi đâu nhưng làm thì phải có nơi chốn đàng hoàng” (one can fuck almost anywhere but one must have a place to work!) Đúng vậy; cái khoái cảm tự tại chính là cái khoái cảm khách thể. Miller nói:”cho dù một cuốn tiểu thuyết dở cũng đòi hỏi một cái ghế để ngồi và một chút riêng tư của nó” (Even a bad novel requires a chair to sit on an bit of privaly) Rõ ràng Miller không giới hạn tình dục và tạo ra sinh lực ở cùng một lúc.Trong Tropic Of Cancer; Miller lột tả sự phối hợp giữa hai phái cực kỳ khoái cảm, thời gian Anais Nin ngoại tình với Miller là cả hai làm tình táo bạo, không thiếu một khe hở nào trên da thịt của hai người, Nin đã rành rọt về tính dục khi nàng ở tuổi mới lớn.Vậy thì sự bạo dâm giữa hai người không có gì lạ cả. Henry Miller thấy được vợ mình June đồng tình luyến ái (lesbian) với Anais Nin. Miller, June và Nin là ba biểu tượng họ truyền đạt bằng ngôn từ cảm xúc giữa tình yêu thuộc về thần trí và hữu thể thuộc về bản ngã. Điều đó không những làm sáng tỏ dục tính tay ba mà nó trở nên chân thật, nếu không có sự kiện như thế thì sẽ không có biểu tượng và cũng chẳng ra gì hết…

Sau khi June trở về Mỹ thì Henry và Nin phục hồi tình yêu, họ vẫn truy hoang và hưởng trọn vẹn của tình yêu. Miller thức tỉnh ý thức xác thịt. Nhờ tình yêu bộc phát với Nin, ông say sưa viết, viết ào ạt những tâm sinh lý trong Tropic Of Cancer. Họ sống chung với nhau ở Villa Seurat, Nin có thai với Miller rồi phá thai, cả hai sống sa đọa, trụy lạc, dung tục, đàn điếm, ảnh hưởng con người của Miller; Nin loạn luân với người trong họ Eduardo Sanchez và hai kẻ vô thừa nhận khác, riêng Miller thì ăn ở với gái điếm. Rõ ràng Henry Miller rơi vào hố thẳm của dục vọng xác thịt, cuộc đời ông từ đó chao đảo, bôn ba và trải qua 5 đời vợ trong đời. Cuối cùng chết trong tay người giúp việc. Có phải đó là sứ mệnh mà ông phải thực thi cả tinh thần lẫn thể xác? Henry Miller không tin, tiếp tục vẽ những gì còn tồn tại trong tư tưởng của ông cho tới ngày tàn hơi.

 

Trong cuốn The Wisdom Of The Heart (Sự Khôn Ngoan Của Con Tim) xuất bản năm 1941 sau khi từ Pháp trở về định cư ở California (Big Sur) trong cuốn đó có một bài tiểu luận viết về âm hộ của phụ nữ The Enormous Womb (Tử Cung Vĩ Đại/Thâm Cung Đại Môn). Henry Miller lý luận: Chính Thâm Cung Đại Môn là nơi phát nguồn của sự sống và không một sinh vật nào không đi ra từ cõi ấy; đó là tử cung, nơi bắt nguồn của người mẹ, đó là vật thể mà chúng ta cần phải nhận biết, tử cung là nguyên nhân lớn lao đưa tới sự khốn khổ. Tuy nhiên những ý tưởng về tử cung vẫn được gói ghém và có lẽ sẽ không bao giờ mất đi bởi hai tình trạng bất tri thức ấy, nghĩa là con người thoát ra khỏi sự đau đớn và đấu tranh. Đó là ân phúc Thượng đế ban phát. Có phải đó là sự vô thức?. Henry Miller cho rằng sự vô thức ít hơn là ý thức. Con người sống trong một trạng thái thức tỉnh mãnh liệt hơn và không còn nỗi sợ hãi vây quanh và từ đó nẫy sinh ra vấn đề sinh tồn hơn là dục thể.

 

Đó là sự khôn ngoan của lương tâm là lối thoát khả dĩ duy nhất, thoát ra từ tử cung và dĩ nhiên là lý do tại sao quan niệm về Thượng đế ăn sâu trong ý thức nhân loại.Trong tập The Wisdom Of The Heart. Miller lý luận rằng; giữa Thượng đế, các thánh thần xưa nay và con người  quay quanh một tại thể tự tại giữa sinh tồn sống và chết. Đó là cái nhìn khách quan của Henry Miller; chỉ cho thấy sự vật chứ không cho thấy con người. Cái nhìn duy tâm, lối về của chủ thể hữu ngã mà phải vượt qua hai cái nhìn đó là ‘sự sinh’ và ‘tái sinh’, chính là quan niệm thân xác chủ thể (body subject).

 

Còn hai cuốn Kinh Tuyến Bắc Giải và Kinh Tuyến Dương Nam là sự gắn bó một dục tính nguyên sơ từ trong đó, từ chủ thể đến khách thể. Henry Miller mượn nhân vật để nói lên mình, nói lên hoàn cảnh thực tại mà con người phải đương đầu để sống với ý thức tự có của nó.

 

Cuốn  Under The Roofs Of Paris/Sous Le Toits De Paris (Dưới Những Mái Nhà Ba Lê) Được xuất bản ở Mỹ 1941. Đây là một tập truyện gồm có 6 truyện ngắn. Hầu hết được tác giả viết như một tiểu thuyết khiêu dâm (erotic novel) kể lại những tháng ngày sống ở Pháp, lời văn giản dị, có vẻ đơn sơ nhưng hàm chứa vô cùng, có tính ẩn dụ (metaphorical) tuy mô tả sự kích dục nhưng vẫn chứa đựng một thứ tiểu-thuyết-triết-học.Trong 6 truyện Miller viết ở đây nói hụych toẹt cái lối chơi bời của người Pháp cũng như cá nhân ông, lối sống đó đôi phần thích hợp với tâm hồn ông. Miller không thể quên những xáo trộn vô cùng khi đến Paris, tưởng là nơi để Miller hoàn thành chức  năng của mình nào ngờ Paris lôi ông vào vực thẳm của khốn cùng, nhiều lúc Miller muốn bỏ cuộc chơi để trở về nhưng những tư tưởng lớn ở Paris thời ấy níu chân ông lại hay dục vọng níu ông lại ? Tuy nhiên; suốt những tháng ngày buông thả có một cái gì âm thầm vắng lặng trong tâm hồn ông, Miller đứng dậy đuổi theo ảo vọng, yêu điên cuồng bởi một sự tự do qúa trớn đến với Henry rồi lang thang lùng kiếm cái mảnh tròn trăng của người tình hay những gái làng chơi. Miller chối bỏ cái thẩm mỹ ở phụ nữ, bất cứ dưới dạng thức nào có thể trao đổi được, ông cần thứ hạnh phúc thịt da và ân cần dính liền với nhau như sự kiều diễm của Anais Nin, chịu phụng sự cho nhau dù giữa cuộc đời khốn nạn như Henry Miller đã gặp, chỉ đòi hỏi một tinh thần cao cả vị tha, như ông đã vị tha với tình nhân, bạn bè. Đó là thời kỳ khô cạn, thời kỳ chết dập, thời kỳ của bội phản. Muốn ‘tái sinh’ linh hồn lẫn thể xác, Miller đi tìm ơn sủng, sống quên mình, quên luôn cả tổ quốc lơ lửng. Đó là sự vi nhiễu nơi cực tính của Henry Miller, ông không còn thiên kiến trong tha thể hay chủ thể. Hiện hữu kết hợp sự hỗn thể đó.Tâm tư giao động Miller quên luôn bản ngã của mình, trà trộn vào cõi vô minh…

 

“I smack her bare ass…God! It a treat to be able to do that …I grab her bubs and lick them.Even if she has to be held while I do it.I CAN DO ANY FUCKING THING I WANT ! I strech her conillon, let my prick head in to her womb…” Tôi vỗ về nàng hôn hít lên thân nàng.Trời ơi! chiêu đãi nàng như thế chăng? Tôi vồ vập đôi trái hồng đào, nàng nâng cho tôi chắm mút trái ngọt.Vậy thì TÔI CÓ THỂ ĐÉO BẤT CỨ KIỂU GÌ TÔI MUỐN! Tôi căng nàng ra ba góc nhọn và từ từ đẩy “nó” vào động-thần-thất thế thôi!

 

Henry Miller luôn luôn tha thiết với phụ nữ từ mọi phương trời, với Miller là tình yêu và dục tính, Henry nếm đủ mùi vị của thế gian ban phát, người tình cuối cùng cũng là người vợ thứ 5 của ông là kỷ nữ Nhật Hoki Tokuda tình yêu của Henry thể hiện rộng rãi như thế đó. ”please; don’t tell me she not worth fucking” nàng không xứng để tôi chơi hay sao. Xin đừng nói thế. Cho dù dưới hình thức nào, Miller vẫn tỏ một tình người đáng kể, nó vừa bao dung vừa rộng lượng; bởi Miller thấm nhuần với lẽ sống từ vật chất đến tinh thần, giờ đây hột gạo rơi cũng là đáng qúi. Một biểu tượng rõ rệt trong văn chương của Henry Miller dù có đòi hỏi chăng nữa, cái đòi hỏi đó thuộc tri-giác-tính sau đó mới đòi hỏi lực-tính, nếu không có hai mảng đó thì chắc chắn Miller sẽ mất đi tri thức và hữu thức khi đến gần với tình yêu và chính sự hòa nhập giữa tha thể và hữu thể, Miller không cảm thấy mệt, mà vẫn còn yêu và còn ’làm tình’ cho tới khi chết trong tay phụ nữ. Henry Miller nhắm mắt trong cái thỏa mộng giang hồ đó…

 

“let it be abnormal; then I fuck her this way because I like it and she like it too. Just to make certain. I put my dong out.She look around and reachs for immediately. Please! that all she says, and it’s enough to tell me what I want to know…Please; put it back! I was lying, I like to have it done to me…”

 

Khác thường một cái chơi! Tôi đéo kiểu đó vì tôi thích như thế, thế mà nàng cũng thích như tôi (cái lạ thường hấp dẫn hơn cái cũ). Tôi rút đoản-côn ra và nàng nhìn theo, nàng đưa tay đụng thử xem nào. Nàng tha thiết lắm! Tôi nằm lên nàng, tôi thích chơi kiểu đó cho mãi khi xong…Đó là thời tột cùng của Henry Miller.

 

Đời của Henry Miller là một cuộc đời tao loạn, ông gởi gắm đời mình trong những tác phẩm đó. Miller không dối lòng, sống thực cho mình, sống thực cho đời và cam chịu số phận đã an bài. Nhờ vào đó ông viết không ngừng nghỉ, ông viết lên cái tệ đoan xã hội như ông đã sống, kể cả những sự sống của ông đều phản ảnh trong những tác phẩm như sau:

Black Spring 1936(Mùa Xuân Đen)The Cosmological Eye 1939(Con Mắt Vũ Trụ)The Clossus Of Maroussi 1941(Tượng Thần Vĩ Đại Ở Maroussi)The Time Of The Assassins 1946(Một thời Của Những Thích Khách)The Air-Condition Nightmare 1945(Đêm Ác Mộng Phòng Lạnh) Đặc biệt cuốn Rosy Crucifixxion 1949(Đóng Đinh Thập Tự Giá Hồng) đó là tập truyện được chia ra tam-đoạn-luận: Sexsus(Dâm dục) Plexus(Cơ mạch) và Nexus (Giây cảm hứng).

Đó là những tác phẩm ưa ý nhất của Henry Miller và quan trọng trong loạt tác phẩm của ông để lại trong tủ sách văn chương dung tục của Mỹ. Âm thanh và tư tưởng đó vang vọng trong những trang sách ông viết.Viết thực của sự ‘giấu giếm’ đời người, tuy phi đạo đức nhưng rất phi thực. Cứ xem như tiếng nói của người kể chuyện cho mình nghe; về chuyện tình bỉ ổi, chuyện vui buồn và chuyện khôn ngoan của lòng can đảm. Nhưng với Henry Miller vẫn xem đời là một con số không to tướng, siêu lý ở chỗ đó! Miller nói: “a zero…a cipher…a nullity” một con số không…một thứ vô nghĩa …một mất mát không đáng kể.

 

1964 Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định trả lại bản quyền cho Miller, tiểu thuyết của ông viết không còn mang tính dâm đãng nữa ‘not obscene’ mà nó trở thành một triết-lý-tiểu-thuyết.Và Miller thấy được một Henry Miller hiện hữu trên cõi đời này. Dù đã qua mấy thập niên, tư tưởng và văn chương của Henry Miller vẫn còn là thời thượng của ngày hôm nay.

Cuối đời đâu còn ai, chỉ còn lại những người ái mộ trẻ, những bạn bè hiểu ông. Ông âm thầm sống trong căn phòng chật hẹp để vẽ lại đời mình trên cây cọ màu nước cho đến mãn đời ở Big-Sur,CA.USA ./.

 

( holloween bamươimốt mười 2009)

  1. “cái xấu có thể được coi là cái đẹp,cái gì đẹp không bao giờ” Paul Gauguin(1848-1903)

(*) Henry Miller; sanh 26/12/1891 ở Brooklyn,New York USA.chết 6/1980 ở Big-Sur California

USA. Hai tác phẩm đáng kể nhất của ông: Tropic Of Cancer.Tựa của Anais Nin.xb ở Mỹ 1961.

Tropic Of Capricorn.xb ở Mỹ 1961.Ngoài ra có những tác phẩm giá trị khác.

SÁCH ĐỌC:

-          Tropic Of  Cancer

-          Tropic Of Capricorn

-          Sous Les Toits de Paris (Anh ngữ và Pháp ngữ).

-          The Wisdom Of The Heart

-          Book Of Friends

MOTION PICTURE:

-          DVD Movie: Henry&June

(Đ/diễn:Philip Kaufman.Diễn viên:Fred Ward và UmaThurman.21 Century Fox USA.1979.

TRANH VẼ : ‘Henry Miller ở Big Sur’ dưới mắt vcl’ Khổ: 8’X 12’ trên giấy báo. Acylics+Pigments. vcl 2012.

 

 

                                                           ***

 

 

                     *Henry Miller những ngày cuối đời ở Big-Sur Ca. USA        

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3833
Ngày đăng: 04.06.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nghiêu Minh. Cuộc phiêu hốt tang bồng của kẻ lãng tử tài hoa - Ngô Nguyên Nghiễm
Bùi Xuân Phái, đã 25 năm - Nam Dao
Ngy Do Thái, hạt bụi trăm năm ôm đất quạnh - Ngô Nguyên Nghiễm
Vũ Hoàng Chương thấu thị lẽ vô thường - Tâm Nhiên
Hoài Ziang Duy, Biểu tượng một văn phong hiện thực đầy sáng hóa - Ngô Nguyên Nghiễm
Lâm Chương, bản tường trình của một chứng nhân - Ngô Nguyên Nghiễm
Victor Hugo Danh tài của thời đại - Võ Công Liêm
Nguyễn Vy Khanh viết về Võ Hồng - Nguyễn Vy Khanh
Phạm Công Thiện một thi sĩ kỳ tuyệt thiên tài - Tâm Nhiên
Nhà văn Nguyễn Thành Long trong ký ức tôi - Lâm Bích Thủy
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)