Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
978
123.197.310
 
Nghĩ gì qua đề thi tốt nghiệp THPT Môn Văn 2013
Phạm Ngọc Hiền

 

 

 

Câu 2.(3.0 điểm)

Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau:

 

Chiều ngày 30 - 4 - 2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, Trường Trung học phổ thông Đô Lương I) nghe tiếng kêu cứu có người đuối nước dưới sông, em liền chạy đến. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi.

 

(Theo Khánh Hoan, Thanhnienonline, ngày 6 - 5 - 2013)

 

Chưa có lúc nào trong lịch sử thi tốt nghiệp THPT ở Việt Nam mà đề thi Ngữ văn gây được sự đồng cảm sâu sắc của dư luận như đề thi năm nay. Câu nghị luận xã hội đã tạo ra bước đột phá bởi bàn đến một sự kiện còn mang tính thời sự. Đó là một học sinh ở Nghệ An đã chết đuối sau khi cứu được năm học sinh khác.

 

Đề thi mang tính thời sự ở chỗ, sự kiện diễn ra chỉ cách đó một tháng, còn gây sự chú ý của dư luận. Nếu học sinh Nguyễn Văn Nam không chết đuối ngày 30 / 4 / 2013 thì có lẽ ngày 2 / 6 / 2013 vẫn còn ngồi thi tốt nghiệp. Và nếu vậy thì đề thi sẽ khác. Trong số gần một triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp năm nay, có hàng trăm thí sinh viết về người bạn cùng trường mình với lời văn xót xa, cảm phục.

 

Để có được một đề văn mang tính thời sự như vậy, những người ra đề thi đã rất quan tâm tới các tin tức báo chí. Không chỉ thế, họ còn góp phần kéo học sinh thoát ra khỏi cái tâm lý sùng cổ để hướng về cuộc sống thực tại quanh ta. Điều đó cũng có nghĩa là nâng cao tính thực tiễn của môn Văn. Với cách ra đề như vậy, môn học này sẽ bớt xơ cứng và tạo được niềm hứng thú của học sinh.

 

Đề Văn năm nay không chỉ mang tính thời sự mà còn có ý nghĩa giáo dục cao. Nó không nói đến những vấn đề đạo đức trừu tượng mà đi vào một sự kiện có thật vừa mới diễn ra nên thuyết phục được người khác. Đề Văn cũng cảnh tỉnh hiện tượng vô cảm trong xã hội hiện nay. Nó muốn nhắc nhở các bạn trẻ rằng, nếu ta không làm được những điều quá cao cả như Nguyễn Văn Nam thì ít ra cũng có thể giúp ích cho đời bằng những việc nhỏ tùy theo khả năng của mình.

 

 Một vấn đề nữa không kém phần quan trọng của một đề thi là khả năng làm bài của thí sinh. Đề thi này thiết thực và tương đối tự do nên cũng phát huy được tính sáng tạo của thí sinh. Đề Văn gây xúc động, khiến cho các thí sinh viết hay hơn và đạt điểm cao hơn. Nói như Ngô Thì Nhậm: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”.

 

Dư luận công chúng đánh giá cao đề nghị luận xã hội năm nay. Hy vọng rằng, các đề thi năm sau cũng sẽ mang tính thời sự và giáo dục cao như vậy. Không những môn Văn mà còn những môn học khác như Sử chẳng hạn cũng nên đi theo hướng này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phạm Ngọc Hiền
Số lần đọc: 2095
Ngày đăng: 07.06.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Phạm Ngọc Thái bình bài thơ "Bờ sông vẫn gió" của Trúc Thông - Phạm Ngọc Thái
“99 Khúc tặng Liên” – Tập thơ của Nguyễn Nguyên Bảy đòi hỏi người đọc phải có rất nhiều kiến văn - Phùng Thành Chủng
Có một người thi sĩ ôm bóng thời gian: Hải Phương - Trần Nhựt Tân
Liệu "Em ơi! Thành phố lại mưa" đã phải là một tuyệt tác thi ca? - Nguyễn Thị Hoàng
Đi giữa miền hoang tưởng - Đăng Thạch
Đặng Chương Ngạn và Kẻ chăn dắt – Cuộc chiến chống lại cái ác - Trần Minh Lương
Lời bàn về một tuyệt phẩm thơ :'Váy thiếu nữ bay' của Phạm Ngọc Thái - Nguyễn Đình Chúc
Siêu tuyệt thiền sư thi sĩ - Tâm Nhiên
Nghiên bút thức khuya - Đình Quân
Cảm nhân một bài thơ tình hay của Phạm Ngọc Thái - Hoàng Thị Thảo
Cùng một tác giả
Bốn bức tranh (truyện ngắn)
Bên nấm mồ thi nhân (truyện ngắn)
Thuở Ban Đầu (tạp văn)