Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.113
123.144.715
 
Đọc và fê – bình Jacques Derrida jới – thiệu Cội – nguồn hình – học của Edmund Husserl (phần 3)
Nguyễn Quỳnh USA

 

3

(Tiếp theo Fần Hai/4/3/13)

 

Tặng Em

 

B) Nhưng nếu chúng-ta trở về với một điểm theo như quan-niệm của Galileo, thì chúng-ta sẽ đặt vấn-đề có fải câu-hỏi lúc này liên-quan tới những jì đã đạt được zành cho Galileo chăng? Chuyện ấy có nhưng không nên nêu ra nữa. Câu hỏi về cỗi-nguồn không fải là “vấn-đề đi tìm kiếm lịch-sử thuần-túy về ngôn-ngữ” 55 trong việc truy-tầm “những vấn-đề chuyên-biệt” mà các nhà Hình-học ban đầu đã nhìn rõ hoặc đã nêu lên thành công-thức. Thế là, chỉ còn vấn-đề về lịch-sử Khoa-học xét theo í-nghĩa xưa để thấy rõ những nội-zung hiểu-biết về Hình-học đã có sẵn. Có sẵn như thế nào? Như trong những jả-thiết , những định-lí và những hệ-luận tức là những vấn-đề cần fải được khai-thác và được biết rõ đúng i như những tài-liệu khảo cổ vậy. 56 Zù không bị fản-đối, fương-fáp ngiên-cứu này vẫn không cho chúng-ta biết jì về í-ngĩa Hình-học nơi những chứng-liệu Hình-học ban đầu. Fương-fáp ngiên-cứu này cũng không thể biết rõ và fân-tích được những chứng-liệu ngoại trừ jả-thiết rằng í-ngĩa ban-sơ của Hình-học là điều qúa hiển-nhiên.

 

C) Cuối cùng, nếu chúng-ta fải trở lại với í-ngĩa căn-bản về những thành-qủa ban-đầu, thì đó không fải là một câu-hỏi để biết rõ thực-sự cái jì là những thành-qủa hay những khám-fá ban đầu. Đúng ra, các nhà Hình-học đầu tiên đã có trách-nhiệm khai fá ra môn Hình-học, ngay cả nếu đúng thì họ cũng júp chúng-ta tò-mò về lịch-sử hay nói theo Husserl gọi là gây cho chúng-ta một trào-lưu “say mê khám fá” 57, để làm cho kiến-thức kinh-ngiệm của chúng-ta thêm fong-fú, rõ ràng bằng tên gọi, và bằng ngày tháng vân vân. Nhưng ngay cả trong jới-hạn của kiến-thức này, câu hỏi để biết rõ sự-thực vẫn bao gồm những khám-fá trong lịch-sử làm nòng-cốt cho chúng-ta đi tìm nền-tảng của sự-thật. Cho nên kiến-thức ấy cũng chẳng júp chúng-ta hiểu biết í-ngĩa của nền-tảng Hình-học. Í-ngĩa này rất cần-thiết khi chúng-ta so sánh nó với những hiểu biết của việc-làm vô-cùng quan-trong. 

 

Kiến-thức zựa trên kinh-ngiệm như đã bàn ở trên đúng là kinh-ngiệm Lịch-sử về những jì liên-quan tới Hình-học nhưng vẫn chỉ là jả-zụ rằng có nột sự sáng-sủa về í-ngĩa gọi là Khoa-học về môn Hình-học. Ở đây sự sáng-sủa kia liên-quan tới cỗi-nguồn Hình-học. Cho nên, tính ưu-việt hợp lí của câu-hỏi về cỗi-nguồn trong tinh-thần Hiện-tượng Luận hoàn-toàn tuyệt-đối.

 

Nhưng câu-hỏi trên zù chỉ có thể được nêu ra về sau và ở vào điểm cuối cùng của một công-trình ngiên-cứu lại là một điểm đúng và có fương-fáp. 58 Thực ra tất cả thắc-mắc mà chúng ta vừa tóm-tắt đều nằm trong cơ-cấu của bộ-môn Hình-học rất căn-bản, Mục-tiêu của những thắc-mắc kia còn là lí-thuyết hoặc chưa rõ ràng vì những kết-qủa của môn Hình-học mà chúng-ta đã thấy. Những kết-qủa này nên được cô-đọng lại để júp chúng-ta biết rõ cỗi-nguồn của Hình-học ở ngay trước mặt chúng-ta. Sự hiểu biết này chính là í-thức tự-nhiên về cỗi-nguồn của Hình-học. 59 

 

Nói một cách khác, zù nội-zung của í-thức này là iếu-tính rất lí-tưởng, môn Hình-học đã có mặt ở đây với vai trò rõ-rệt vẫn nhưng fải trưng ra tính cụ-thể của nó 60 thì chúng-ta mới hiểu được í-ngĩa của nó. Thật thế, trong trường-hợp này, zữ-kiện (fact) có í-ngĩa về sự có mặt ở ngay đây của Hình-học đã bị bỏ quên. Nhưng fương-fáp tìm về zữ-kiện chính là điểm truy-cứu ban-đầu để cho chúng-ta thấy rõ kết-qủa chắc-chắn và độc-lập của zữ-kiện 61 Luôn luôn fải có zữ-kiện hay điểm có thật của lịch-sử Hình-học thì chúng-ta mới có thể tìm ra zữ-kiện lioch-sử. Tôi fải luôn luôn biết mình hiểu rất lờ-mờ về Hình-học, và biết mình không thể bắt đầu với cỗi-nguồn Hình-học.

 

Ở đây chúng-ta bàn đến sự cần-thiết hợp-lí vượt lên trên zữ-kiện lịch-sử. Mặc zù có những hiện-tượng bên-ngoài, những Triết-ja thiên-về fương-fáp học có lẽ hiểu Tính-sử rõ-ràng và sâu-sắc nhất.  Hình-như họ tránh không đụng vào con-đường ngiên-cứu Sử-học 62.

 

Cả hai, sự cần-thiết ngiên-cứu khởi đi từ zữ-kiện của Khoa-học có cơ-cấu rõ-ràng và fương-fáp tìm về cổi-nguồn không zựa vào kinh-ngiệm đều có nững điều-kiện có thể đúng. Ví-zụ, chúng-ta ai cũng biết điều-kiện ắt có và đủ cho bất kể ngành Triết-học mới nào cũng đều đối-ziện với vấn-đề như Lịch-sử của Toán-học 63. Zẫu sao vẫn có sự khác-nhau rất rõ rệt jữa fương-fáp của Kant và của Husserl. Fương-fáp nào zễ thấy hơn vẫn là fương-fáp chúng-ta có thể nhận ngay ra được.

 

Trong lối nhìn quay trở về tìm-hiểu cỗi-nguồn, Kant không để í đến sự thay đổi bất ngờ hay chuyển-thể (Umänderung) của vấn-đề. Sự thay đổi bất-ngờ cũng còn gọi là “cách-mạng” đã sinh-ra Toán-học đến từ kinh-ngiệm có tính “lần-mò” trong truyền-thống văn-hóa Ai-cập (Xin đọc fần zẫn-nhập vào cuốn Fê-bình Lí-trí Thuần-lí/ Kritik der reinen Vernunft của Kant).

 

Theo Kant, “Lịch-sử của cuộc cách-mạng này liên quan tới tư-zuy hạnh-fúc của một người khi người đó đắm mình vào thử-thách để thấy rằng có một con đường không nên sao-lãng. Từ con đường này fương-fáp chắc-chắn nhất của Khoa-học đã mở ra ở mọi thời-đại và không ngừng fát-triển. Con đường ấy chắc-chắn hơn cả những khám-fá zựa vào kinh-ngiệm.” 64

 

Cũng jống như Husserl, Kant đế í đến khía-cạnh Lịch-sử về những lẽ đúng tự-nhiên và về cỗi-nguồn sinh ra bất cứ một sự-thật nào đó. Tức là sự fát-sinh cho thấy rõ tính thời-jan vô-tận (omnitemporality) ở khắp mọi nơi; không fải là vấn-đề cho thấy cái jì có thật, mà còn cho thấy ở mỗi jai-đoạn fát-triển và trưởng-thành của sự fát-sinh.

 

Cũng lại như Husserl, Kant tách zữ-kiện trong “lịch-sử cách-mạng riêng ra theo cách suy-tư”. Thực ra, “cách-mạng” ấy có fần-nào quan-trọng đối với Kant vì lịch-sử của cuộc cách-mạng ấy vẫn chưa xảy ra cho chúng-ta.  Chúng-ta không thể biết rõ í-ngĩa ban đầu cũng như không biết rõ ai là nhà Hình-học ban đầu zù chúng-ta muốn gọi người đó là Thales hay bất cứ cái tên nào khác.

Tuy nhiên, sự zửng-zưng của Kant về cổi-nguồn đòi hỏi zữ-kiện có lí hơn là thái-độ zửng-zưng của Husserl. Bởi lẽ sự thay đổi ban đầu khiến Kant lưu-í là để cho Hình-học nắm vai trò chủ-động, chứ không fải là chuyện sáng-tạo ra môn Hình-học 65. Sự thay đổi ban-đầu ấy cho thấy một điều đúng là fải có Lịch-sử thì Hình-học mới truyền đến chúng-ta. Ở jai-đoạn đầu tiên, vấn-đề gọi là “cách-mạng” chỉ là một sự “hiện ra” đối với nhà Hình-học ban đầu mà thôi, chứ nhà Hình-học không sáng-tạo ra môn Hình-học. 66.

Chúng-ta nên hiểu rằng trong í-ngĩa ján-tiếp, và trong việc-làm của nhà Hình-học thì cái “vĩnh-fúc” ấy xảy ra chỉ là kinh-ngiệm cho thấy một sự hiểu-biết sâu xa của con-người mà thôi. Thông-thường chúng-ta zùng chữ “hiện-ra” hay “mở tuệ” để ám-chỉ “một thứ ánh-sáng loé lên” hay “ánh-sáng bình-minh” (Dem ersten …dem ging ein Licht auf). 67.

Không còn hồ ngi jì cả, việc làm của Husserl bao gồm cả nền-tảng í-thức trực-tiếp rất tự-nhiên trong khả-năng thâu-nhận. Tuy nhiên, vấn-đề ở đây lại chính là í-thức trực-tiếp rất tư-nhiên ấy bởi vì nó zính-záng tới những đề-tài rất lí-tưởng 68 trong Toán-học, vừa quan-trọng lại vừa sáng-tạo. Ngĩa là những đề-tài hay những đối-tượng  mà í-thức trưng ra không hề có mặt trước í-thức ấy. Ở đây chúng-ta thấy chính sự có mặt trước của đối-tượng lí-tưởng đậm nét hơn là sự có mặt trước khi zữ-kiện lịch-sử ra đời. Nói một cách khác sự có mặt này ở vào thời Tiền-sử rất xa-xôi.

 

Trái lại, theo hiểu-biết zựa vào tư-tưởng của Kant, thì nhà Hình-học đầu tiên chỉ í-thức ra “sự có mặt trước-tiên” [về Hình-học] đi kèm với hoạt-động Toán-học và nằm trong í-niệm sẵn có của nó. Bởi vậy hạn-từ “cấu-tạo ra Hình-học” mà Kant zùng chỉ là để ông tự jải-thích về một í-niệm đã có sẵn mà Kant bất chợt nhận ra. Hiển nhiên cách trình-bày này cũng là lối jải-thích của Husserl cho rằng mọi hoạt-động của Hình-học đều không có tính sáng-tạo. Nói một cách khác, Hình-học là một bộ-môn có sẵn ở khắp mọi nơi trước mặt chúng-ta chứ không fải zo í-thức tự-nhiên của chúng-ta. Bởi thế, Kant đã nói là ông nhận ra rằng ông không thể bước theo zấu vết ông đã thấy theo hình-vẽ trong Hình-học thay trong í-niệm thô-sơ của những hình-vẽ ấy.

 

Cũng theo Kant, ông ngĩ rằng tốt nhất là ông fải tạo ra một í-niệm được hỗ-trợ bằng bất cứ cái jì ông cần fải thêm vào cùng với lẽ tự-nhiên sẵn có trong í-niệm.  Để biết cái jì gọi là tự-nhiên thật rõ ràng, Kant không đặt tên cho sự-vật, mà chỉ zựa theo những jì ông đã biết cho fù-hợp với í-niệm của ông.

 

Thì ra, một khi í-niệm Hình-học đã để lộ tính tự-zo của nó xét theo kiến-thức zựa trên kinh-ngiệm thì sự hiểu-biết toàn-vẹn về cấu-trúc của Hình-học trở nên rõ rệt. Có như thế mới đúng là lịch-sử. Nhưng đó cũng chỉ là lịch-sử về vận-hành hay ứng-zụng của Hình-học, chứ không fải là nền-tảng ban-đầu của Hình-học. Sự hiểu-biết về cấu-trúc ấy cho thấy những jì có thể jải-thích được trong không-jan là hoàn-toàn có thật trước mắt nhà Hình-học.

 

Ở vào lúc Hình-học xuất-hiện là lúc có cái jì để bàn đến thì chính lúc đó Hình-học đã “lù lù” có mặt và được nhà Hình-học ban đầu nhận thấy. Như vậy, Xét về Cỗi-nguồn, nhà Hình-học ấy cũng chỉ mới là nhà Hình-học “đại-khái” mà thôi. 69 Tuy thế, it ra Hình-học sẽ trở thành khái-niệm ban-đầu.

Nói như trên có ngĩa là Đối-tượng hiển-nhiên của khái-niệm đụng vào bất cứ cái jì có mặt – tức là nhìn đâu cũng thấy iếu-tính 70 của Hình-học. Bởi vì Kant rất quan-tâm đến vấn-đề Hình-học trong mọi vật ở thế-jan, cho nên đây không fải là cố í thâu tóm lại, mà là một điều hợp-lí là “sự-kiện có thực hiện ra rõ-ràng”, bởi thế ví-zụ về Hình-học chứng-minh rằng tam-jác cân (isosceles) không thể chối cãi được hay “rõ rang” khỏi cần càn đến lôi-thôi.

 

Tính hiển-nhiên (a priori) của khái-niệm kể trên júp chúng-ta loại ra ngoài mọi cách truy-tầm theo lịch-sử. Khác hẳn với lối trình-bày theo fương-fáp tổng-hợp thì khái-niệm tự nó là một cơ-cấu ziễn-tả rất tự-nhiên, cho nên khái-niệm không fải là vấn-đề lịch-sử. Tại sao? Tại vì khái-niệm không fải là tác-fẩm của cái jì cụ-thể. 71 Đây chính chính là lí-zo để chúng-ta thấy rằng Lịch-sử là lãnh-vực của kinh-ngiệm.

 

Nếu theo Kant, có cỗi-nguồn hay có sự khai-sinh ra Hình-học thì í-niệm đó chỉ là một trạng-huống không được rõ ràng luôn luôn xảy ra cho í-thức zựa trên thực-chứng mà thôi. Cho nên, fương-fáp cùng kì lí xuât-hiện rất tự-nhiên nhằm đưa iếu-tính của Hình-học ra khỏi thực-tại vụ vào kinh-ngiệm – một thực-tại zựa vào nhận-thức rõ-rệt và zựa vào kinh-ngiệm đời-sống tâm-lí của nhà Hình-học luôn luôn là điều Kant cho là đúng.

 

Đúng ra, fương-fáp cùng kì lí không thể đòi hỏi bất kì một người nào cũng fải biết fương-fáp này vì việc làm này cần đến nhiều công-sức fi-thường. Vì zụ một nhà Hình-học ban-đầu hay một Triết-ja suy tư về cỗi rễ ban-đầu của Hình-học fải biết rằng điều cần-thiết và có thể hiểu được lả không-jan của Hình-học và những vật-thể có zạng Hình-học. Bỏ đi suy-tư cổ-điển của Triết-học Plato, một thứ suy-tư ít ai zám thay đổi, thì thái-độ Kant không nệ vào Lịch-sử zựa trên kinh-ngiệm chỉ hợp lí ở lúc có một thứ lịch-sử sâu sấc hơn đến độ sinh ra được những điều không cần tới kinh-ngiệm. Nhưng, Kant chưa hề thấy thứ lịch-sử này.   

 

Vậy thì có fải chúng-ta không thể nói rằng lí-thuyết về không-jan và thời-jan “lí-tưởng” vừa cần và cũng chẳng cần fải trưng ra ánh-sáng một thứ Tính-sử rất rõ-ràng và không cần tới kinh-ngiệm về Không-jan và Vận-chuyển hay không? Nếu Không-jan và Thời-jan qủa là hai thực-tại tuyệt-vời thì hai thực-tại ấy có thể trưng ra tính-cách Siêu-hình không cần Lịch-sử và đồng thời cũng trưng ra một thứ Khoa-học zựa trên kinh-ngiệm sát với Lịch-sử. Nhưng Kant luôn luôn quyết-liệt fản-đối hai thực-tại này có liên-hệ với nhau này

 

Kant bắt buộc fải zuy-trì tham-luận sâu-sắc của ông vào một thế-jan có những đối-tượng rõ ràng nhất, tức là những đối-tượng mà tính gắn-bó của chúng là đề-tài có căn-bản rõ-ràng 72. Í-niệm về Lịch-sử ở jai-đoạn sơ-khai như thế đúng là Triết-học của Kant zường như mâu-thuẫn ngay cả khi í-niệm đó được áp-zụng, cho nên đã trở thành đề-tài thảo-luận của Husserl.

 

Nhưng đề-tài thảo-luận của Husserl còn gay go hơn nữa vì tự-zo của ông khiến cho khi ông bàn về hiểu-biết zựa vào kinh-ngiệm khó có thể nào thấy rõ ngay ở lúc ban đầu. Đúng ra lúc này chúng-ta thắc-mắc về vấn-đề í-ngĩa tạo nên những quan-niệm của môn Hình-học trước kia và ngay lúc này trong trường-hợp “fát-hiện” của Kant, cũng như trước kia và ở lúc này zưạ trên nền-tảng vững-vàng của iếu-tố Không-jan và Thời-jan. Lí zo là bất kì sự-vật cụ-thể nào zo con-người làm ra cũng đều đến từ một kiển-thức rõ-ràng. Bất kì một sự-kiện rõ rệt nào cũng có lịch-sử nằm ngay trong í-thức , ngay cả khi chúng-ta không biết jì về nội-zung của sự-kiện.

 

Cho tới khi tác-fẩm Lí Uyên-nguyên I (Ideas I) của Husserl ra đời chúng-ta thấy những vấn-đề fân-tích rõ ràng và có fương-fáp vẫn còn nằm trong cơ-cấu và chưa được áp-zụng, bời vì Lịch-sử được “coi như” là minh-chứng có tinh-thần Khoa-học và có já-trị đáng-tin rất hiển-nhiên.

 

Vậy thì, Lịch-sử của Hình-học vẫn còn nằm trong bóng-tối, còn nằm trong jả-thiết đáng ngờ hoặc vẫn bị coi là chuyện tầm-thường đối với một nhà ngiên-cứu Hiện-tượng Luận hay một nhà Toán-học. Nhưng, chân-lí của Hình-học và já-trị căn-bản của nó không zính-záng jì tới Lịch-sử hết. 73 Zo đó, theo Husserl zữ-kiện Lịch-sử của Hình-học nên để ra một bên (Ausschaltung). 74 Ngay trong chuyên-luận “Triết-học là một Khoa-học rất Gam-go”, Husserl đã thẳng thắn nói rằng nếu mọi trình-độ jải-thích và mọi í-ngĩa “Lịch-sử” chưa rõ ràng thì sự mâu-thuẫn rất tai hại sẽ ảnh-hưởng đến í-ngĩa về Cỗi-nguồn của Hình-học.

 

Cho nên, Husserl đã nói tiếp trong cuốn Triết-học là một Khoa-học rất Gam-go rằng “Chắc chắn nhà Toán-học cũng không quay qua những jải-thích của Khoa-học Lịch-sử jảng về chân-lí của những lí-thuyết trong Toán-học. Nhà Toán-học cũng không màng đến sự fát-triển của những lí-thuyết đi tìm chân-lí.” 75

 

Lại nữa, ở đoạn cuối của cuốn sách trên, khi fê-bình lí-thuyết zựa vào kinh-ngiệm về Cỗi-nguồn Hình-học, Husserl đã nhận-định rằng: “Thay vì zùng fương-fáp Triết-học và Tâm-lí học để bàn về tư-zuy và trực-jác trong Hình-học zựa trên cái nhìn gọi là khách-quan, chúng ta vẫn cần fải thêm í-ngĩa sâu-sắc và vĩnh-hằng vào những hoạt-động và những fân-tích trực-tiếp kể trên.” Có thề là chúng-ta cần fải có những quyết-định zựa trên tính ja-sản truyền-kế của nhận-thức đến từ nhiều thế-hệ đã qua. Nhưng, theo Husserl, “Về câu hỏi liên-quan đến í-ngĩa và já-trị của những jì chúng-ta biết thì lịch-sử của ja-tài truyền-kế này fải có tính khách-quan  ví như một đồng jấy tiền vàng có já-trị tương-đương như vàng thật.” 76

 

Sự liên-tục và gắn bó chặt chẽ của những nhận-xét kể trên rất độc-đáo. Lịch-sử zựa vào chứng-liệu fải được fân-tích kĩ để trưng ra tính-cách độc-lập theo đúng tiêu-chuẩn của đối-tượng có já-trị hiển-nhiên ngay trong chính đối-tượng ấy để rồi tránh khỏi những lầm-lẫn của nhà Luận-lí và nhà Sử-học. Có vậy chúng-ta mới thấy được Tính-sử của đối-tượng. Chính đây là lí-zo vì sao mọi fân-tích cùng kì lí ban-đầu về Lịch-sử zựa trên chứng-liệu vẫn còn năm trong Cỗi-nguồn Hình-học, và ở một số trường-hợp vẫn còn rất là lỏng-lẻo. 

 

(Còn tiếp nhiều kì cho đến hết)

April 25, 2013

 

TÓM TẮT

 

Vấn-để đi tìm Cỗi-nguồn Hình-học có cơ-cấu rõ ràng có thể không fải là điều thú-vị đối với chuyên-ja về Hiện-tượng Luận và nhà Toán-học, mặc zù vấn đề Trí-thức, Lịch-sử và ngay cà Tính-sử của vấn-đề này tuy hấp-zẫn nhưng chẳng đi đến đâu cả. Hình-học đâu có hiện ra bằng lời nói, đồng thời chẳng có chứng liệu viết ra trước khi Lịch-sử bắt đầu. Fương-fáp nhận-thức căn-bản (Formalism) của Kant không cho thấy có khả năng tìm ra chứng-liệu trước khi có sử. Cho nên, fương-fáp của Kant không thể áp-zụng được. Còn í-niệm cho rằng kiến-thức là ja-sản truyền-kế từ thế-hệ này sang thế-hệ khác khi zùng để tìm hiểu Cỗi-nguồn cũng bị Husserl cẩn-thận nêu lên câu hỏi về sự trung-thực của kiến-thức “truyền-kế”.  Zường như đối với vấn-đề này thì fương-fáp cùng kì-lí cũng không bảo đảm biết về Cỗi-nguồn. Cho nên, quan-niệm zùng Lịch-sử để tìm ra Cỗi-nguồn Hình-học là một điều vô-vọng.

 

SYNOPSIS

 

The search of the constituted Origin of Geometry might not be interesting to Phenomenologist and Mathematician because intellectual and historical subject, and even historicity although fascinating lead to no ideal horizon. Since Geometry is not revealed by words, no written documents ever been available prior to the advent of History. That Kantian Formalism demands factuality in support of the knowledge of objects in focus has no potential to reach evidences before the time of history. Therefore, it is out of context in terms of application. In regard to the possibility of heritage optional to the knowledge of the Origin, Husserl cautions about the authenticity of the evidences handed down from generation to generation. It seems for this problem; even the eidetic reduction method has no ground to determine the Origin. Therefore, as a concept, the History of the Origin of Geometry remains to no avail at all.

 

CHÚ-JẢI

 

55.        Khoa-học cũng như ngê-thuật fát-hiện và được ziễn ra bằng những cơ-cấu biểu-tượng riêng, chứ không fải bằng ngôn-ngữ

56.        Điều này cho thấy không thể xảy ra trong Khoa-học, vì chứng-liệu và hoạt-động của Khoa-học và ngệ-thuật có tính biến-ảo, chứ không ù-lì như chứng-liệu trong môn Khảo-cổ.

57.        Chữ của Husserl zùng là “Romanticisn”, một fong-trào đam-mê đi tìm những jì mà một người mong-muốn. Chúng ta thường ziễn chữ Romanticism sang Việt-ngữ là “Lãng-mạn”. Tuy nhiên, hiểu theo tiếng Việt thì ngĩa “Romanticism” rất có jới-hạn và zễ bị hiểu-lầm.

58.        Zựa trên kinh-ngiệm đã được kiểm-chứng là đúng.

59.        “Í-thức tự-nhiên về iếu-tính” hay theo Derrida, có ngĩa “ Í-thức ấy là Trực-jác về cỗi-nguồn”

60.        “Tính cụ-thể” trong nguyên-bản có ngĩa “đưa về tính cụ-thể của Hình-học” (reduced in its factuality).

61.        Tính-chất trung-lập hay “riêng rẽ” hoặc “độc-lập” của zữ-kiện trong môn Hình-học.

62.        Sử-học chép các sự-kiện xảy ra theo ngày tháng mà thôi.

63.        Trong hai cuốn Formal and Transcndental LogicCartesian Meditations, Husserl gi nhận thế này: “Chúng-ta jả-zụ rằng Khoa-học cũng như Luận-lí zựa trên nền-tảng kinh-ngiệm sẵn có. Nếu vậy việc làm của chúng-ta sẽ không có jì độc-đáo bởi í-ngĩa đích-thữc của Khoa-học nằm ngay trong vấn-đề đặt ra. Song le, zù Khoa-học và Luận-lí là chân-thực hay jả-trá chúng-ta vẫn có kinh-ngiệm về hai bộ-môn này qua sự trình-bày của văn-hóa và ở ngay í-ngĩa của chúng.” (FTL pp. 13-14) và CM. Đoạn 3., pp. 8-9)

64.        Câu này có ngĩa “rõ ràng ở khắp mọi nơi.”

65.        Hình-học tự nó xuất-hiện chứ không fải zo con-người sáng-tạo ra.

66.        Tức là Hình-học xuất-hiện bất-ngờ như một đổi thay trong lịch-sử. Nó xuất-hîện trước mắt nhà Hình-học, chứ nhà Hình-học không sáng-tạo ra môn Hình-học. Cho nên Plato mới có câu: “Thượng-đế thực sự tạo ra Hình-học./ God ever geometrizes”

67.        Zựa trên bản Fáp-ngữ Critique de la raison pure (Paris: Presses Universitaries de Fance, 1950. P. 17). Trích theo bản Anh-ngữ của John P. Leavey, Jr., 1989.

68.        Trong các chuyên-luận của Husserl, chữ “Ideal” thường xuất-hiện. Nó không luôn luôn có ngĩa là “lí-tưởng” mà nên zịch là “tinh-ròng” hay “rất quan-trọng”, “thiết-iếu”.

69.        Urstiftende. Bản Anh-ngữ gi là “”The primary instituting geometer”.

70.        Nguyên tác tiếng Fáp là “lumière”. Bản Anh-ngữ đọc là “insight” rất đúng í của Derrida.

71.        Đây chính là điểm Husserl không đồng í với Kant vì Kant quan-niệm rằng

72.        Kant’s Formalism.

73.        Lịch-sử gi sự-kiện. Trong khi đó sự-kiện xảy ra ở những thời điểm mà Lịch-sử chưa có mặt.

74.        Chữ “Ausschaltung” đến từ động-từ “ausschalten” có ngĩa là “bỏ đi”.

75.        Husserl, E., Philosophy is a vigorous Science, p. 126.

76.        Husserl, E. Ideas I., pp. 85-86.

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2576
Ngày đăng: 08.06.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bàn về sự tự sát - Trịnh Ngọc Thìn
Đọc và fê-bình fê-bình thẩm-mĩ của Immanuel Kant Kritik Der Urteil Skraft (1790) - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và fê-bình Jacques Derrida jới-thiệu Cỗi-nguồn hình-học của Edmund Husserl Theo Deconstruction hay Fương-fáp Khai-mở và Fê-bình Cơ-cấu - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc, fê-bình và so-sánh Truy-tầm luận-lí (Logische Untersuchungen, 1900) của Edmund Husserl với Hiện-tượng luận và thuyết zuy-vật biện-chứng (Phenomenology and dialectical materialism, 1951) của Trần Đức-Thảo (kì 7) - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và fê-bình cơn khủng hoảng của khoa-học tây-fương của Edmund Husserl (fần 4) - Nguyễn Quỳnh USA
Lập-ngôn của Zarathustra (tiếp theo kỳ trước) - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và fê - bình Jacques Derrida jới-thiệu Cội-nguồn hình học của Edmund Husserl - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và fê – bình Cơn khủng – hoảng của khoa-học Tây-fương (fần ba) - Nguyễn Quỳnh USA
ĐỌC VÀ FÊ-BÌNH CƠN KHỦNG-HOẢNG CỦA KHOA-HỌC TÂY-FƯƠNG (FẦN HAI) - Nguyễn Quỳnh USA
THUYẾT HIỆN SINH (II) QUA TƯ TƯỞNG TRIẾT GIA - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)