Những nhà thơ được nhắc đến hôm nay như ghi lại một quá trình được coi là thời hiện đại ’modern times/le temps moderne’ trong cùng một cảm thức tìm thấy với những trước tác lừng lẫy, nổi tiếng và có một tầm ảnh hưởng lớn lao qua từng thế hệ trước đây và mới đây; kể cả những thi văn trong thời tiền chiến và hậu chiến. Dòng thi ca đó được ghi nhận như thẩm định thời tính và phong cách hiện đại –a note on chronology and the modern temper của cả một trào lưu thi ca hiện đại -modern poetry-(*). Một số thi nhân đã qua đời và một số sống còn giữa thời đại nầy; nhờ những bước tiên phong của phong trào ’thơ mới’(1932) như một cuộc cách mạng tư duy về thơ, một phát động phù hợp mọi lứa tuổi, đặc biệt giới thanh niên, phù hợp cho một hoàn cảnh đất nước: cả một thời bị trị, hoặc cuộc chiến thuộc điạ hoặc chiến tranh ý thức hệ, do đó; họ đứng lên đồng khởi cho một cao trào thi ca hiện đại vừa mang tính chất đương đại, vừa hiện thực của thi ca. Ở đây chúng ta chỉ đơn cử một số thi nhân trước và sau cuộc chiến, tượng trưng những câu thơ, bài thơ để lại mang một phong cách hiện thực của từng thời kỳ biến thiên lịch sử; lời thơ thường xây dựng qua hai bề mặt, có thể ở trạng huống tâm linh xuất thần, biến thể trừu tượng hay ẩn dụ; cái đó là siêu lý, là cõi phi của thi ca, đôi khi vượt thoát ra khỏi phạm trù của văn chương, một thứ văn chương phi văn chương (nonliterary); thế giới đó người ta gọi là thế giới của thi ca.Thật quả như thế, bởi; nó trở thành thời thượng không những hôm nay mà mãi mãi về sau, thơ không thể phai nhạt với thời gian, một ’di tích’ lịch sử không những ở một nơi mà nó thâm quầng (deep thoughts) vào thế giới thi ca trên lãnh vực nghệ thuật thế giới, diễn trình được nối tiếp theo thời gian –from time to time /de temps en temps; cái đó gọi là tiếng thời gian, một thứ vô hình nhưng hiện hữu. Ngay đầu thế kỷ 20 cho tới đầu thế kỷ 21 thi ca là một trải nghiệm liên tục và đáng kể, cả hai cùng một vấn đề và cùng một phong thái –even; in first the twentieth to twentieth-one his poetry underwent a considerable alteration, both in matter and manner mà hầu như những nhà thơ đều có một cảm thức như nhau, chính cảm thức đó là nguồn phát khởi từ tiềm thức, vị thơ ẩn núp trong một vị trí cách riêng sống động để rồi phát động trước hiện thực, tuôn trào và từ đó vượt biên ra khỏi không gian và thời gian đi vào bất tử...
Đứng trước một tư duy về thi ca hiện đại, ngữ ngôn của thi ca tự thân đã nói lên phong cách hiện đại, bởi; xung quanh lời và ý hoàn toàn không dính dấp gì đến văn chương, không chịu một ảnh hưởng hình thể, vóc dáng nào khác hơn, thi ca trình diễn trước diễn đàn là vai trò chủ thể, độc giả là khách thể, cả hai là đối tượng chủ lực của vai trò thi ca;lời và ý thơ được coi như người dự cuộc lắng nghe để nhận thấy và bản chất nó trở nên lừng lẫy và tăm tiếng. Đành rằng thơ là cá biệt, một phạm trù bất khả tư nghị, nó bộc phát từ cảm thức xuất thần, vốn đã ẩn tàng, điều nầy có thể là cấp độ không dự phóng, để tâm tới sự phát hiện những hiện tượng lạ thuộc tâm thần bởi tự suy mà hình thành –to a probably unprecedented degree, interested in the mental phenomena revealed by introspection. Tác động thi ca lớn dần theo thời gian là một uy tín cố hữu thuộc về tâm lý tự có như một chủ đề thẩm định song hành với văn chương văn xuôi như Quách Thoại, Trần Dần và Thanh Tâm Tuyền thơ của họ như bày ra một ’chuyện kể’; nhưng vẫn là thơ, bởi nguồn thơ đi từ mạch thở của tiềm thức mà phát sinh ra thơ, ở mỗi nhà thơ họ tạo được một công trình kiến-trúc-con-chữ (verbal fabrics) một cái gì to lớn vượt ra khỏi tư duy phát tiết và tạo được lịch sử của một cảm thức đơn độc –history of single sensibility. Quay lại vấn đề thi ca thì; ở thế kỷ thứ 19 có những điểm hay, mới được tìm thấy trong trường phái lãng mạn, song le; không thoát khỏi những biến động của trạng thái phức tạp về trí tuệ như đối tượng qua từng vấn đề đã luận bàn nhiều lần về thi ca đương đại. So ra thế kỷ thứ 20 đã tạo được thế đứng và cũng là cơ hội bộc phát trào lưu thi văn mới (Âu châu) phát triển hơn là suy giảm; nhất là thơ mới, thơ tự do, thơ không vần và thơ vô nghiã, dần dà chuyển đổi thể loại qua từng trường phái khác nhau trong một chiều hướng canh tân hơn. Cuối thế kỷ 20 sinh thêm những dòng thơ siêu thực, dã thú, đa đa, thơ lắp đặc (the poetry installation), thơ trình diễn nghệ thuật (the poetry art-performance), thơ cụ thể (concret poetry) thơ lập thể (cubist poetry) kể cả thơ rờ, thơ tạc (tangible poems) tất cả đều hướng tới hiện đại hóa cho thi ca...
Lý do khác của thi ca hiện đại là tính cách, vóc dáng của nó đã làm nên dòng thơ hiện đại, rõ nét thơ hiện đại là chức năng sáng tạo từ tâm thức hơn là lo âu, nóng lòng, khao khát và nỗi lo sợ bấp bênh mà cần vững lòng và quả quyết. Trong cảm thức vật lý thì đây là một phẩm lượng không còn nghi ngờ cho một khả năng thu hút đưa tới cao điểm và được xem là cơn đại hồng thủy của xã hội trong những năm đầu thế kỷ 20. Thi ca Việt nam trở mình từ đó, đánh bạt ra khỏi từ chương tích cú, dẫm chân lên niêm luật, ước lệ, khuôn phép để đi vào tân hiện đại của thi ca; phát động mạnh vào thập niên 1930, mãi tới đầu thập niên 1932 mới ’tuyên ngôn’ dòng thơ mới. Ở những năm của ’Trăm Hoa Đua Nở’ những năm của ’Nhân Văn Giai Phẩm’, những năm của kháng chiến chống ngoại xâm, của những năm bảo vệ ý thức chủ nghĩa và những năm sau đó (1975) tất cả là hủ hóa đưa lên giàn hỏa thiêu; để rồi lần mò như kẻ mù lạc đường ’hiện đại’. Với một tinh thần đổi mới tư duy không những thơ, ngay cả văn cũng phát động phong trào phát huy tư tưởng để tìm thấy đích thực nguồn thi văn phát ra từ một tâm thức yêu chuộng tự do ngôn ngữ, dù ở hoàn cảnh nào; nhà thơ luôn ở thế bị động của ’bắt buộc’ hoặc làm theo đơn đặc hàng của những thời kỳ bất an bởi làn sóng tuyên truyền phản lại đường lối của tất cả mọi thể loại, bộ môn thuộc văn học nghệ thuật, do đó đưa tới những phản kháng nội tại, những gì không còn là cơ bản trong đời sống xã hội. Có thể từ đấy lan rộng những cuộc đối thoại và tách khỏi những giáo điều (tôn giáo và chính trị) dành chỗ cho những người dẫn đường đi vào một nền văn chương hiện đại. Lý do thứ hai là thời kỳ trải rộng điạ bàn thuộc gốc rễ của hoài nghi (radical doubts) về tự do làm người và giá trị làm người. Chẳng qua cũng vì lý tưởng chủ nghĩa, vì hoàn cảnh đất nước, vì hoàn cảnh chiến tranh mà làm cho dòng tư tưởng thi ca hiện đại ’nằm vùng’ trong một bầu khí quyển ngột thở, chờ đợi một vượt thoát tư duy. Cuối cùng họ chỉ còn lại sự ấp ủ trong sự thiết lập hoặc đặc niềm tin trong một ý nghĩa thiết tha và xử dụng một cách đơn phương riêng biệt dựa qua cái khung văn hóa để làm nền tảng, nhưng trong khung cảnh đó là cơ may dành dụm một ý thức dự phóng, ngoài ra không còn nghĩa lý nào hơn và cũng chẳng có một chủ thể giá trị nào hơn. Ở thời điểm đó; đọc lại bài thơ mới có niêm luật chỉnh đốn nhưng được coi là thơ mới, cũng dựa vào khung ’framwork’ bằng trắc mà thể hiện được tư duy về tình yêu lãng mạn vào thời ấy:
’Duyên trăm năm đứt đoạn
Tình muôn thuở còn hương
Hương thời gian thanh thanh
Màu thời gian tím ngắt’
(Thơ: Đoàn Phú Tứ (?-?)
Vấn đề luận bàn –A philosophic problem : thi ca hiện đại là gì? bắt nguồn từ đâu để xác dịnh một cách triết lý dành cho thi ca? -Thi ca hiện đại là một tổng thể qui nạp vốn đã tăm tiếng lưu truyền và được coi như một lý thuyết hay trường phái; có ý rằng: thơ là một vận hành phát tiết khởi từ trong sâu lắng của tiềm thức, thầm kín của tâm hồn và một cái gì ẩn giấu bên trong (esoteric) một cái gì không sáng tỏ, mơ hồ huyền ảo đôi khi không thực ở giữa đời đang sống (obscure). Cái đó người ta gọi là ý thơ hay nôm na gọi là hồn thơ(!). Nhưng vấn đề của con người là làm sao cảm nhận trọn vẹn đầy đủ một tâm hồn chất chứa không biết bao nhiêu ý tứ siêu việt của lời thơ; đó là trạng thái bày tỏ trong một tư duy bao la, rộng mở có tính phổ quát, đây là vấn đề có thể nói là một so sánh, đối chiếu hoặc đối kháng hoặc chênh lệch giữ tâm hồn thi nhân và tâm hồn bình thường, đó là đòi hỏi một cảm nhận có thể đo lường được qua kinh nghiệm hoặc có thể miêu tả được trong một từ ngữ của khoa học vật lý, cái đó chính là cái không thể đo lường hay phân định một cách rõ ràng cho nên chi thơ nó nằm trong vị trí bất khả phân không thể lý giải, cái sâu lắng, bí mật đó là cõi thơ. Nói như vậy thơ nó thuộc cái thể gì? –nó nằm trong cái gọi là thấm thấu (permeates) qua kinh nghiệm tâm hồn để hình thành một giá trị tuyệt đối. Đối với con người hiện đại thì sao? Đây là vấn đề cần thiết cho một cảm nhận nhạy bén. Những dữ kiện đó sinh ra từ chiến tranh, chính trị hoặc từ xã hội hoặc từ luân lý đạo đức hoặc ngay cả những gì thuộc trừu tượng siêu hình và chính những nhu cầu đó không dễ cho chúng ta nắm bắt kịp thời để lãnh hội thấu đáo. Vì vậy; thơ chỉ đến cùng lúc với sự đồng cảm để trở nên siêu lý, nó đòi hỏi một sự thích nghi tương xứng đó là điều để định nghĩa cho một thể thơ hiện đại; phải hợp lý, thơ mới trở thành hiện đại , bởi thi ca luôn luôn là một thế giới bí ẩn và khó hiểu, thơ nằm ở cõi phi nhưng phải khởi đi từ cõi thực mới gọi là hiện đại. Thế gian vô số nhà thơ nhưng lại rất ít thơ. Thơ không đến với nhà thơ, thơ đến khắp nơi, khắp mọi nhà và ai cũng có hồn thơ nhưng liệu hồn thơ có nhập hay không mới là hiện đại. Tại sao? Như đã nói ở trên thơ có 2 vị trí xác định ‘esoteric’ và ‘obscure’ vì; thơ là vô-biên, vô-ảnh dù dưới một dạng thức nào.
Phạm Hầu (1920-1944) sống ngắn nhưng tư duy thâm hậu, có tài thi họa. Ông nói:’theo tư tưởng tự do trong sáng tạo nhất là thơ là hướng tới vô biên đừng đem vào nghệ thuật cái đức tính ‘nhẫn’ để mô phỏng cảnh vật từng ly, từng tý’. Đọc một vài câu thơ của Phạm Hầu trong tập ‘Mùa Tượng Trưng’ để thấy được thi ca hiện đại là miên viễn:
‘Nàng khóc bằng tay trên phím ngà
Những ngón tay dài như lệ sa’ (Dạ Nhạc)
Hay :
‘Đưa tay ra vẫy ngoài vô tận
Chẳng biết xa lòng có những ai? (Vọng Hải Đài)
Phạm Hầu với 12 tuổi cho tới 24 tuổi mà tượng trưng một vài câu thơ như thế thì có xứng là thi ca hiện đại không? Hay phải đợi chờ bao lâu nữa? Thật ngu xuẩn! (absurd) để đánh giá.
Vậy thì phải đánh giá trung thực của ngữ ngôn hiện đại một cách chân chính; không cần phê bình, bình giải nầy nọ mà làm thương tổn câu thơ hiện sinh, siêu thực của thi sĩ trẻ tài hoa. Lấy ra 4 câu thơ sau đây trong ‘Mãi Dâng Trọn Hồn Vui’ của Phạm Hầu mới thấy chất lượng hiện đại của nó:
‘Trên đêm thúy hoa nô liều áp má
Đôi bạn đời tay dính nhựa a-giao
Nếu tôi đau, trời đẹp! Nếu tôi đau
Mà muôn đời mưa nắng hiểu lòng nhau’
Thi ca là một giải thoát mỗi khi hòa nhập vào thơ để cảm nhận hồn thơ mà có lần triết gia J. P. Sartre nói: ‘Tôi không còn nghe ở chính tôi / I cannot hear myself’ sau khi đọc một bài thơ, bởi; thơ là một thứ văn chương tàn tích:’văn chương tàn tức nhược như y’ (Nguyễn Du).
Dựa vào nhận định nêu trên thì thi ca không có một phương pháp nào cả -méthode! méthode; que me veux tu? Và cũng chẳng căn bản nào để lý luận, vì; cái nhìn của chúng ta là cái nhìn nội giới mà chỉ phóng vào đó một hiện tượng để thấy bản thể của ý thơ. Sự gặp gỡ chính ở thơ là ý thức cảm nhận để thức tỉnh ý thức trước những hiện hữu của thi ca, ấy là những gì mà nhà thơ đã gào, đã thốt để thực hiện trọn vẹn hồn thơ, đó là hình ảnh của thi ca nói chung và ca dao, tục ngữ nói riêng là tiếng vọng của tâm hồn thức tỉnh con người trước cuộc đời. Cái nhìn của nhà thơ là phóng vào một tầm nhìn bằng đôi mắt mơ mộng để kết thành vũ trụ thơ, một vũ trụ thực hữu để đạt tới vũ trụ ước mơ. Theo tâm lý học thì trạng thái xuất thần không phải là trạng thái thức tỉnh mà chính cái thi vị của thi ca là mơ về để sáng tạo thành thơ, thức tỉnh là vai trò của thi nhân, tâm thức là vai trò của thi ca cho nên giữa hai ý thức nầy thường đối lập nhau.Thi ca hiện đại độc lập để trở nên bất tử có nghĩa là ‘không-hóa’ trước vấn đề, nói rộng ra là vô-ngôn để thi ca đi vào hiện đại, dù miêu tả mộc mạc chăng nữa vẫn thể hiện cái mới mẻ của ngôn từ, đấy cũng không phải là lối thoát ức chế như phân tâm học quan niệm mà ở đây thi ca hiện đại Việt Nam thoát ra từ một tâm thức của thể tính thi ca để đạt tới mức độ diễn đạt trọn nghĩa và lý; cái đó chính là mức độ chuẩn mực cho một dòng thơ đương đại và hiện đại. Nhớ cho: Thời gian ngoại tại là ghi lại sự chuyển vần. Thời gian nội tại là ghi lại giòng tâm lý và phối hợp giữa hai vũ trụ nội, ngoại giới để đúc kết thành thơ vào một vũ trụ thi ca hiện đại. Vậy thi ca hiện đại là một tổng thể kết hợp ý và lời.
Đây là vấn đề đối chiếu, bởi; thành quả và uy tín tăng trưởng của những gì thuộc kỷ thuật văn chương là khởi từ ‘kỷ nghệ cách mạng’ (industrial revolution): có nghĩa là vận dụng trí tuệ, chăm chút trong sáng tạo mà sinh ra những vần thơ bất tử và ngày nay được coi như là hình ảnh vật lý (physical picture) của một vũ trụ chứng thực/real-one. Thi ca là một ngữ ngôn riêng biệt gần như ảo hóa hoặc một cái gì đơn thuần nhưng tương quan làm một/relative-one. Thi ca hiện đại là tìm kiếm cái gì làm ra nó để đối chiếu giữa cái có thể đo lường được và cái không thể đo lường được qua bề mặt nhỏ của kinh nghiệm để thảm kịch hóa vấn đề. Chính nơi đây là thái độ, kiểu thức của nhà thơ hiện đại là khác biệt từ những gì của lãng mạn –here the attitude of a typical modern poet is different from that of a romantic. Siêu hình trừu tượng nhập vào hồn thi nhân qua những thi tứ độc đáo, thánh hóa trong những câu thơ để tìm thấy tự do và hạnh phúc trong cái gọi tận cùng sắp tới ’next-to-last’, nhưng; lại đứng bên cạnh cái im lặng, vắng bóng bằng cả một sự khẩn trương cần thiết mà nhà thơ làm cho chúng ta nhận thức được về nó, tạo được thế quân bình của sáng tạo thi ca mà không làm mất đi sự thiếu vắng chất thơ, ngược lại còn hóa giải quân bình nỗi đau đớn ‘torture of equilibrium’ trong lòng của thi nhân và của những gì trong thơ.
Quách Thoại (1930-1957) một trong những nhà thơ xử dụng phương pháp biểu tượng trong thi ca hiện đại –Thus Quach Thoai , in a poem whose method symbolizes much in modern poetry, presents the tension between two irreconcilable attitudes toward a situation: the metaphysical honor and the physical desire trình bày tột độ giữa hai thái độ bất hòa của hoàn cảnh thuộc về danh dự siêu hình và sinh lý ao ước. Đọc trọn bài thơ nầy để thấy con người hiện sinh Quách Thoại qua một diễn trình thi ca hiện đại:
Còn Sáng Tạo, Ta Hãy Còn Sáng Tạo
Tôi đổ lệ khóc hômnay
Nào các anh có biết
Khi tôi đọc những bài văn anh
Bài thơ anh thắm thiết
Những mối tình yêu đời bất diệt
Của hồn anh của hồn anh trinh khiết
Hiện nguyên hình trên chữ mực vừa in
Tư tưởng dòng câuchứa đựng vạn niềm tin
Bao tâm huyết đổ dồn trên ý nghĩ
Thơm tho thay những ý tình tế nhị
Nói không cùng những cảm động ẩn trong lời
Tôi biết các anh những kẻ đã khóc cười
Là những kẻ còn tin yêu vững sống
Còn sang tạo các anh còn sang tạo
Mặt trời mọc
Mặt trời mọc
Rưng rưng mùa hoa gạo
Lỡ một ngày mai tôi chết trần truồng không cơm áo
Thì hồn tôi xin phản phất chốn trăng sao
Để nhìn các anh
Như vừa gặp buỏi hôm nào
Và trong câu chuyện tôi sẽ cười nhắc bảo
Còn sáng tạo ta hãy còn sáng tạo.
Từ bài thơ trên ta thấy một thể thơ tự do siêu thực, một câu chuyện kể của thơ lồng trong một hình ảnh đều đặn mà không lạc đường thơ, trong sáng trong ngữ điệu mà chứa đựng một siêu lý hiện đại, cái đó thuộc về cảm thức, một nguồn thơ tuôn trào khó mà dừng lại, bởi; trong mỗi câu, mỗi chữ nhà thơ đã xữ dụng một mô thức trình diễn của nội giới như lời phát biểu tỏ tình; đó là ý thức của thi ca hiện đại.
Qua kinh nghiệm gần đây mà hầu hết những nhà thơ và không những nhà thơ; có thể có những chịu đựng trải qua với những gì đã nêu ra là chính xác của giá trị thẩm định được tìm thấy trong ý niệm của chủ nghĩa ái quốc, chủ nghĩa tôn thờ: tôn giáo, luân lý hoặc tình yêu. Thí dụ ở Hàn Mạc Tử, đức tin đã khai quật để biểu lộ sự thương mong (mercy) của Thánh nữ để đưa nhà thơ tới ý nghĩa suy tàn của con bệnh . Cảm thức đó có lẽ là khẩn thiết để được phấn khởi hào hứng; điều đó như đã xuống trong thơ. Hãy đọc bài thơ nầy của Hàn Mạc Tử chứa đựng cả một ảo hóa giữa người và hư vô, tạo một hình ảnh lung linh bóng nguyệt; một kiến-trúc-con-chữ của thi nhân đã vận dụng vào đó. Đọc lại bài thơ nầy:
Hàn Mạc Tử (1912-1940) với:
Ave Maria
‘Maria! Linh hồn tôi ớn lạnh!
Run như run thần tử thấy long nhan
Run như run hơi thở chạm tơ vàng…
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến
Phượng Trì, Phượng Trì, Phượng Trì, Phượng Trì
Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu
Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu
Trên triều thiên ngời chói vạn hào quang’.
Đây là ý nghĩa của trạng thái điêu tàn, sụp đổ (the decay of meaning) bởi Hàn Mạc Tử rơi vào tuyệt vọng nhưng vẫn cầu xin trước một vũ trụ cuối cùng –end of the world hay đang đứng giữa bóng tối phủ phàng; chế ngự bởi một quyền cao không điạ giới –at a unearthly height, nhưng không phải vì bất hạnh mà tuyệt vọng. Lời thơ tự than như sau:
‘Những nét buồn buồn tơ liễu rủ
Những lời năn nỉ của hư vô’.
Đó là khát vọng trung thành phát xuất từ cảnh đời hiện thực, tất cả hiện hữu sự vật được đưa vào ngôn từ của thi ca, một bày tỏ trung thành của niềm tin trong linh hồn Hàn Mạc Tử, cho nên tạo được hiện tượng với một nội dung đúng nghĩa của điêu tàn, cái điêu tàn của bệnh lý không còn tính cách miêu tả mà trái lại ở đây là biểu dương giữa con người với hư vô; một biểu dương khát vọng. Luận điệu nầy thường thấy trong thi ca cận đại, nhưng; phải nhờ vào chất liệu đó mới thành hình cho một ngữ ngôn mới trong thi ca hiện đại; một hiện tượng bắt gặp đầy hứa hẹn –Phénoménologie de la rencontre của thi ca tư tưởng.
Những năm sau nầy từ khi có lằn biên Quốc Cộng (1954/1975) đã phát sinh những cao trào thi văn hiện đại, nở rộ dưới mọi hình thức, phát huy bằng một tiềm năng sáng tạo vốn nằm trong chăn chiếu chiến tranh; họ bung phá như được cởi trói để thoát tục, trong hoàn cảnh đó chúng ta bắt gặp những thi nhân lừng lẫy một thời, một đời trong văn học cận đại như dấu chân tiên phong của trào lưu thi ca hiện đại: hiện sinh, siêu hình và tự do… họ đã để lại cho chúng ta một thứ ngữ ngôn lạ và mới trước khi đi hoặc còn tại thế.
Đại diện trường phái siêu thực Việt Nam phải nói đến Thanh Tâm Tuyền. Bên cạnh ông; cùng thời ở những năm 1955/1958 là mùa hoa nở của cao trào thi văn gồm có Mai Thảo, Nguyên Sa và Tô Thùy Yên…, phiá Bắc chúng ta có Lê Đạt, Phùng Quán và Trần Dần… là âm vang của khát vọng mà họ muốn tìm thấy; đó là những nhà thơ thuộc trường phái Tự Do, nói theo mỹ ngữ là trường-phái-thoát-tục, chấp nhận để vượt thoát cho một nội tại phản kháng, họ kết hợp để mở rộng con đường thi ca tự do mang tính chất khát vọng của buổi giao thời, tiếng thơ của họ có một âm hưởng sâu xa của tình thế: như đả thông, như vuốt ve an ủi. Thơ tự do của Việt Nam khác thơ tự do Tây Phương ở chỗ là hòa nhập được tính dân tộc, đan kết tình nước, tình nhà để dung thông vào hoàn cảnh, biến thể qua ngôn từ là biểu tượng cho một trào lưu. Lối thơ nầy như một bung phá, đạp những hàng rào kẽm gai để đứng lên. Họ đứng lên để hiện đại hóa tư tưởng cho dòng thi ca hiện đại.
Thanh Tâm Tuyền (1936-2006) Với nỗi buồn tang thương, tiếng vọng tha thiết của kẻ ly hương hôm qua và hôm nay; trong đó nhà thơ đã giấu kín truyền tục của ngữ ngôn làm hình tượng tình yêu, chứa đựng một triết lý hiện sinh gần như siêu thực hay chan chứa một chất trừu tượng pha chế đủ màu sắc nhưng mỗi tảng màu là cả một dòng thơ hiện đại. Đọc xem:
‘tôi buồn khóc như buồn nôn
ngoài phố
nắng thủy tinh
tôi gọi tên tôi cho đở nhớ
thanh tâm tuyền
buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đường
tôi xin một chỗ qùy thầm kín
cho đứa nhỏ linh hồn
sợ chó dữ
con chó đói không mầu…’
(Trong:T ôi Không Còn Cô Độc)
Thơ Thanh Tâm Tuyền đưa chúng ta về một nơi trong vắt làm chỗ dựa tâm hồn như an vị với số phận, diễn tả bằng lối siêu thực ngôn ngữ chuyển sang siêu thực triết lý, từng con chữ là mỗi tiếng thở của linh hồn, bởi; cuộc đời chỉ làm bằng chứng sự đã rồi và cái gì đã rồi như là hiện hữu của u buồn, một hiện hữu cô độc là lằn biên tuyệt vọng trước mặt trời. Vì; con người có một ý thức mất mát không còn mong đợi gì hơn giữa đời này mà chỉ kêu tên mình như số phận. Chính cái tuyệt vọng bi đát đó là thân phận con người dấn thân có giới hạn cho nên khó tìm lại ước thệ của ngày xưa khi ra đi. Vì vậy cái sống của thi nhân là đi để thấy như Huệ Năng đã có lần nói: ‘sống để nhận thấy’. Con người sống giữa đời là hạn hữu –l’homme vit dans un monde de propriétés déterminés…un monde de limites (J. Wahl) Thanh Tâm Tuyền đã thấy trước cuộc đời, không than oán mà tự than mình. Cái hay của Thanh Tâm Tuyền không nói về mình mà nhìn mình như tha nhân đứng trước hiện hữu; bởi thi sĩ đặt mình trước cuộc đời như một sự ra đi, đi của Thanh Tâm Tuyền vào giờ chót là bước đi như- nhiên là một gắn bó vào vũ trụ thi ca. Con người của thi ca hiện đại thấy mình qua hình ảnh để thể hiện ngôn từ là khám phá mới của tâm hồn thi nhân. Đó mới là con người hiện sinh:
‘Tôi chờ đợi
Lớn lên cùng giông bão
Hôm nay tuổi nhỏ khóc trên vai
Tìm cánh tay nước biển
Con ngựa buồn
Lửa trốn con người
Đất nước có một lần
Tôi ghì đau đớn trong thân thể
Những đường cong , những đường cây mũi nhọn
Những biệt ly rạn nứt lòng đường…’
(Trong: Bài Ngợi Ca Tình Yêu)
Không phải đợi thơ mới ra đời mới có trường phái thơ mới, thơ tự do, thơ siêu thực… những thứ đó đã phát tiết, đã ấp ủ từ lâu trong một tâm hồn nghệ sĩ thi ca; họ là những nhà thơ vô-ngôn, giá trị của nhà thơ nằm trong phạm trù đó. Dù dưới một sức nặng nào đi nữa vẫn không đè bẹp dòng thơ hiện đại hay tư duy tự do, tuy không phá rào công khai nhưng họ thực sự phá rào, thực sự bung nỗ như ngọn lửa diệm sơn; họ đành phải chờ đợi thời gian để chứng thực, những nhà thơ như thế họ không sợ lãng quên, bởi; thơ là di tích, là chứng nhân để đi vào bất diệt. Quả thế! Chúng ta cần có một cảm thông sâu xa đối với họ, cái ân cần dâng hiến cho thi ca chính là cái mà chúng ta cần có cho hôm nay. Những nhà thơ bị đè bẹp đã âm thầm làm nên thi ca hiện đại. Mỗi khi người ta ngợi ca thì thi nhân hiện đại hóa câu thơ bằng ngợi ca khác; thâm trầm và nước mắt. Phải chăng đó là phản kháng nội tại? Đọc bài thơ dưới đây của thi sĩ miền Bắc để thấy thế nào là thâm trầm của thi ca hiện đại đời nay:
Trần Dần (1926-1997) Với một vài câu thơ hiện đại có tính cân não.Tiếng thơ như tiếng khóc, khóc trước cuộc đời đó là tiếng thời gian không thể đẩy lùi được, vì; thi ca hiện đại là chứng thực:
‘Thu không
bước lặng
tôi về cõi lặng’
…
‘Bước lặng
tôi về cõi lặng?
một trời tôi vẫn lạc quan đen
tôi bước lặng bên tôi
không một ai – mà vẫn bước đều
cho đến lúc – say nâu
tôi rẽ vào phố lặng’
…
‘Tôi khóc thu không – nhưng thu không
không khóc?
cũng không cười? không kèn?
không trống?
chỉ là lằng lặng thu không’.
(Rút từ bài ‘Nhân Sinh’)
Với từng đoản khúc thi ca, chúng ta thấy một Trần Dần sống thực với hiện tại và tương lai, nói không ngoa Trần Dần là một thầy tướng giỏi, có con mắt nhìn, có lỗ tai nghe với một trí tuệ sáng suốt, những thứ đó hòa nhập vào vũ trụ tâm hồn để khám phá thực hư; đó là cái nhìn ngoại giới từ chỗ đó nội giới báo động, thức tỉnh để thành thơ, thể tính đó vốn đã ẩn tàng trong tiềm thức, không cần vận chuyển mới thành thơ. Theo triết học tâm lý thì nội giới lúc ấy là chủ thể nhưng ý thức ngoại giới thúc đẩy để nhập thể trước hiện hữu và lấy ngữ ngôn thi ca soi rọi nội tâm gây ra từ tri giác nhận biết, bởi; trong thăm thẳm của ngữ ngôn là chứng kiến sự sinh sôi. ‘Au fond de chaque mot/J’assiste à ma naissance’(A. Bosquet) Sở dĩ như thế là có sự tương quan sáng tạo với ngôn từ, biến câu thơ thành hiện đại.
Trần Dần viết:
‘Dưới sao thắp - bạt ngàn . tôi sẽ về
chiêm bao trong vĩnh cửu đất
dưới một trời ay áy náy sao bay’
…
‘Tôi chẳng muốn mang sang gì cả
nỗi buồn ga cuối vẫn còn nguyên’.
(Rút từ bài ’Uẩn Khúc Ga Cuối)
Chuyển biến đó cho chúng ta thấy rằng; con người đặc mình trước cuộc đời như một đi và về là lẽ tự nhiên. Không băn khoăn, không kêu gào, không tha hóa để thơ đi vào hồn nhiên của con người. Đó là tiếng nói vượt thời gian. Một vũ trụ thi ca hiện đại mà những nhà thơ nêu trên là những đại sứ lưu động cho thi văn hôm nay và ngày mai của văn học Việt Nam.
Qua những bài thơ của mỗi tác giả cho ta rút tiả được kinh nghiệm của thi ca, một phạm trù văn chương chữ nghĩa hiện hình qua trí-tuệ-thơ (wisdom poetry); hiện đại qua từng kiến-trúc-con-chữ để làm nên thơ, biến hình qua một trạng thái siêu lý để giải thoát tâm linh, từ ý thức ngoại giới xâm nhập vào ý thức nội giới, phóng mình vào vũ trụ thi ca. Để rồi không còn là thi ca của hiện hữu. Sao! Sao! Sao? Vì; hiện hữu chỉ là đối tượng làm thành thơ. Mà thơ là gì? như đã nói ở trên là vô-biên, vô-ảnh, vô-ngôn một tập kết đi vào chất thơ nhất là thi ca hiện đại đòi hỏi cái yêu cầu dự phóng đó; cái sự cớ như thế là liên trình biện chứng để xác quyết thi ca hiện đại là kinh nghiệm cuộc đời qua hiện hữu của thi nhân, bởi; thơ là thể tánh của nhân sinh. Chớ thơ không thể xây dựng hờ hửng, ép nài con chữ thuận ý, thuận tình, ép lên xe hoa để thành thơ thì chính cái đó đã giết chết tình-thơ. Cho nên chi đi vào dòng thơ hiện đại nó đòi hỏi một xuất thần trí-tuệ-thơ mới thành thơ…cũng không vì thế mà định nghĩa lệch lạc giữa hiện đại hóa thi ca với thi ca hiện đại là cả một đối nghịch của dòng thơ đương đại.Thông thường thơ lưu trú ở chốn ‘thâm cung bí sử’ của riêng nó. Thi ca hiện đại là ‘giác’ và ‘ngộ’ là thực nghiệm trực tiếp về sự nhận thấy (seeing) để khai mở một tâm tư viên mãn; vì vậy giác thuộc về thức, ngộ thuộc về nhận biết, cả hai thứ đó thể hiện lòng khát khao tự do để thoát tục. Nhưng; nhớ cho ngộ-thơ là bước tiên khởi chớ chưa hẳn là nhận thức toàn diện; muốn nhập vào vũ trụ thi ca hiện đại cần phải tịnh cái ý mình như đi vào hư không mới đạt tới tuyệt đích của thi ca; nhưng phải dung nhiếp vào nhau để có một dòng thi ca bất tử của cái gọi là bất khả phân, bất khả tư nghị. Đó là vũ trụ thi ca hiện đại.
VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab. trăng đầy. vulanbồn. 8/2013)
(*) Rút một ít trong: ‘Vũ Trụ Thi Ca Hiện Đại’ của vcl
.
TRANH VẼ: ‘ SEN / LOTUS’. Khổ: 12’X16’ Dầu trên giấy dầu / Oil on tarpaper. Vcl. # 1282013