Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.119
123.145.450
 
Đọc và fê-bình tư-tưởng của Heidegger về hiện-tượng luận liên-quan đến trực-jác và cách ziễn-tả quanh vấn-đề lịch-sử và con-người
Nguyễn Quỳnh USA

 

(Phänomenologie der Anschauung und des Ausdrucks;

Theorie der Philosophischen Begrifffbildung)

 

Vài gi-nhận của Tác-jả:

Chuyên-luận này zịch từ nguyên-tác Anh-ngữ: Critique of Heidegger’s Phenomenology of Intuition and Expression: On the Problem of History and Man đã được gửi cho tờ Ngiên-cứu Triết-học Frontiers of Philosophy in China tại Bắc-kinh, zo lời mời của Giáo-sư Sun Haifang (Ph.D.), chủ-biên Tập-san này. Bởi vậy, bản Anh-ngữ sẽ được gửi tới độc-jả nay mai, với vài chi-tiết hợp với mỗi bản-văn. Tác-jả có vài jòng gi-nhận sau đây:

 

Ngôn-ngữ nắm vai-trò chủ-động trong suốt hành-trình Triết-học của Heidegger. Mặc zù đề-tài chính trong Phänomenologie của ông bàn về Kiến-thức Hiển-nhiên (Trực-jác) và Cách Ziễn-tả, thực ra qua đó Heidegger đã trình-bày những khó-khăn của Khoa Lịch-sử vì có rất nhiều câu hỏi về “chữ-ngĩa” mà các nhà Sừ-học lỗi-lạc đều biết nếu thiếu căn-bản vững-vàng trong Triết-học họ không thể thành-công. Độc-jả sẽ thấy trong bài viết của tôi có những nhận-định liên-quan tới Sein und Zeit, Logik als die Frage nach dem Wessen der Sprache, và Einfürhung in die Metaphysik. Đây là những cuốn-sách làm sáng-tỏ tư-zuy của Heidegger về Khoa-sử. Vì Heidegger zùng Triết-học để trưng ra vấn-để nhận-thức và ziễn-tả thuần lí-thuyết cho nên đoạn cuối của chuyên-luận này tác-jả trình-bày nhận-thức có tình thực-tiễn (Pragmatism) của Peirce trích từ bài-jảng của tác-jả tại Towson University.  NQ

 

Í-THỨC VÀ HIỂU-BIẾT.

 

Trong cuốn Đạo-đức Học Spinoza đã nhận-định rằng Í-niệm Uyên-nguyên hay Idea (viết hoa) có ngĩa là cum suo idento, tự-nhiên có mặt khỏi cần suy-ngĩ, ví zụ VÔ-BIÊN, HẠN-CHẾ, IÊU-THƯƠNG, hay NGUỒN-SỐNG (SEIN)…, Í-niệm Uyên-nguyên (Idea) chính là iếu-tính,  ví zụ: Đạo-đức có những đẳng-tính như: Nguyên-nhân, vô-biên, tự-tại, tri-túc, hấp-lực, và là í của Con-tạo (Thượng-đế) để cho Đaọ-đức có tính vĩnh-cửu và vô-biên. Như vậy, Spinoza xác-định là trong thiên-nhiên hay trong lẽ tự-nhiên chỉ có một iếu-tính mà thôi. Nếu iếu-tính là sự-thật hay chân-lí thì cài jì không vĩnh-cửu không hoàn-toàn là sự-thật. Người nào fán-đoán không rõ ràng về sự-kiện người ấy không hiểu sự-kiện và những điểm nêu trên vế Đạo-đức. Có fải đây là điểm liên-quan tới Lịch-sử?

 

Lịch-sử fải thấy rõ cái jì vô-biên, cái jì hữu-hạn, fải gi rõ cái jì có mặt và lí-zo vì sao cái đó có mặt. Chúng-ta không noi theo Spinoza, đem lẽ tuyệt-đối của Thượng-đế hay Í Trời ra bàn về Tính-sử vì e có sự hiểu-lầm và ngịch-lí. Tuy nhiên chúng-ta có thể theo Spinoza luận về cái hay (tuyệt-hảo) và cái zở (không tuyệt-hảo) trong Khoa-sử. Chúng ta bàn đến cả “cái xấu” và “cái tốt” trong Sử và trong tư-cách cũng như khả-năng của nguời viết Sử. Theo Spinoza, Cái tốt hướng chúng ta tiến về khuôn mẫu lí-tưởng của con-người. Ngược lại cái xấu ngịch với khuôn-mẫu lí-tưởng hay đạo-làm-người. 1

 

Chỉ có í-thức đúng mới júp chúng-ta thấy được já-trị hiểu-biết. Cho nên, luận-cương của Heidegger về Hiện-tượng Luận trong Kiến-thức hiển-nhiên (Trực-jác) và trong những cách Ziễn-tả cốt để trình-bày mọi fương-fáp căn-bản rồi đặt lại vấn-đề về nền-tảng đích-thực của Triết-học để đưa nền-tảng này ra ánh-sáng. Ngiên-cứu Triết-học là cách khai-mở và fê-bình mãi mãi những hiện-tượng của bất cứ sự-vật hay đề-tài nào có mặt.

 

1)     I-niệm là jì?

 

Từ-ngữ Í-niệm Nguyên-thủy (Eido), ví-zụ “cái bàn”. Zù “cái-bàn là hình thức hai chiều hay ba chiều, chúng-ta nên nhớ, để cho Í-niệm về “cái-bàn” là một vật được quan-sát từ mọi khía cạnh, “cái bàn” ấy fải có chân, hay fải là là một khối, rỗng hay đặc. Để cho đúng ngĩa ứng-zụng, “cái bàn”. Nó fải cao tới khoảng khỷu-tay để chúng-ta zựa vào hay để một vật nào lên đó. Câu hỏi về hình-záng cấu-tạo của í-niệm về một vật là câu hỏi về chức-năng căn-bản của vật ấy. Cho nên câu hỏi ấy như thế này: “Nội-zung của í-niệm về vật này gồm có những cái jì?” Cũng vậy, câu hỏi zành cho Khoa-sử, đúng với tinh-thần Khoa-học fải là: “Nội-zung của Í-niệm về Sử-học gồm có những jì?”  Trong cuốn Luận-lí là những Câu-hỏi về Iếu-tính của Ngôn-ngữ (Logik als die Frage nach dem Wessen der Sprache), 2 Heidegger trình bày í-niệm Lịch-sử như sau:

 

Luận-lí

Thảo-luận, Í-niệm sáng-tạo (Logos) 3

Ngôn-ngữ

Con-người

Chúng-ta là ai?

Cộng-đồng

Lòng cương-quyết

Í-chí có Mục-đích rõ-ràng

 

Như vậy, tám điểm trên liên-hện tới con-người. SỬ chính là CON-NGƯỜi, cho nên Khoa Sử không thể không bàn tới những điểm trên.

 

Câu hỏi vể í-niệm thuộc fần hình-záng và cấu-tạo của Cái-biết Hiển-nhiên (Trực-jác) và Cách Ziễn-tả có  liên-quan tới í-thức của chúng-ta, Í-thức này cho thấy những điều fức-tạp và cũng là sự cần-thiết để thiết-lập lại í-niệm của Triết-học (Neugestaltung). Khi những điều fức-tạp zính záng tới í-niệm của chúng-ta thì chúng-ta không thể làm ngơ, đặc-biệt khi cảm nhận riêng ấy đến từ Thẩm-mĩ và Ngệ-thuật. Vì có những fiền-toái ấy, nên trong cuốn Phänomenologie der Anschauung und des Ausducks Heidegger khuyên chúng-ta nên tìm hiểu vấn-đề theo khoa Hiện-tượng Luận, júp cho Cái-biết Tự-nhiên và cách Ziễn-tả được rõ-ràng. Triết-học sẽ ra sao nếu không thấy được điều này, tức là điều-kiện tiên-quyết để Triết-học là một Khoa-học, ngay từ nguyên-thủy.  

 

Mục-đích chính của Triết-học liên-quan tới lí-thuyết và fê-bình tư-tưởng hay nói một cách khác, Triết-học đi tìm những những điều-kiện theo lẽ tự-nhiên (a-priori) về những jì có thể có ở một cấp cao-hơn. 4 Triết-học không fải là một khoa-học chính-xác nhưng Triết-học luôn luôn sẵn-sàng tìm hiểu hậu-qủa đã được kiểm-chứng rõ ràng bằng Khoa-học.

 

Nếu chúng-ta hiểu Í-niệm Uyên-nguên (Eido/Primordial Idea) là Mô-hình Tuyệt-hảo như Spinoza bàn trong cuốn Đạo-đức Học, thì chúng-ta vẫn fải hỏi: “Cái jì gọi là Mô-hình Tuyệt-hảo?” Hoặc là chúng-ta nên hỏi: “Cái jì nằm trong Mô-hình Tuyệt-hảo ấy?” Trên thực-tế nếu coi Í-niệm Uyên-nguyên (Eido) là quan-niệm thì chúng-ta không chỉ đi vào ngịch-lí mà còn đập tan iếu-tính uyên-nguyên của Eido. Điều chúng-ta gọi là Hoàn-hảo theo mô-thức tư-zuy của con-người không fải là Í-niệm Uyên-nguyên. Chúng chỉ là những í được con-người khai triển từ Í-niệm Uyên-nguyên để júp chúng-ta tiến về cứu-cánh, tránh xa cái xấu cũng như cái jì chưa hoàn-hảo mà thôi.

 

Mọi nỗ-lực truy-tầm ra sự-thực theo Fương-fáp Hiện-tượng Luận cốt chỉ để trưng ra cơ-cấu Í-niệm Trực-jác và những Cách Miêu-tả. Những nỗ-lực này chỉ thành-công nếu chúng-ta thực sự hiểu được (hay có được) sự sâu-sắc của con-người, tức là hiểu được í-thức và khả-năng ziễn-tả của con-người. Như vậy, í-thức của con-người chính là i-thức về Lịch-sử. Đây cũng chính là tham-vọng hiểu con-người trong Khoa Tâm-lí Học ngày nay. Heidegger gọi í-thức này là “Khoa-học về Con-người”, một điều không có trong Triết-học của Kant. Theo Heidegger, nền-tảng hiểu-biết  “Khoa-học về Con-người” bắt đầu với Khoa-học về Lịch-sử nhưng chỉ có Triết-ja sâu sắc nhất mới hiểu nổi thứ Khoa-hoc này. Tại sao? Tại vì mục-đích của Khoa Triết-học không zựa trên lẽ bất-ngờ và những jì mà fương-fáp Fê-bình Cơ-cấu (Deconstruction) đã trưng ra. Mục-đích của Triết-học là vượt ra ngoài những biên-cương truyền-thống để tìm ra những thiếu-sót xét theo căn-bản và uyên-nguyên. Truy-tầm Lịch-sử là nêu lên những câu-hỏi về cái jì có thật trong Lịch-sử, chẳng hạn tôi có những câu hỏi về chiến-thuật và thành-công của tướng Võ Nguyên Giáp trong hai cuộc chiến ở Việtnam. Cái jì gọi là “Quân-đội Nhân-zân”? Kết-qủa truy-tầm Lịch-sử không nhằm làm jảm binh-ngiệp của tướng Giáp, mà thực sự là xét lại já-trị để chúng ta thấy rõ Tốt/Xấu cũng như Chân/Jả, ngĩa là thấy rõ xem hi-sinh của zân-tộc có đúng theo công-lí nhân-bản hay không? Nói một cách khác, người zân có thể đặt ra những câu hỏi như: “Chúng ta đã hi-sinh cứu Nước hay hi-sinh cứu Đảng?” “Có thật đây là một cuộc Cách-mạng hay không?” “Tại sao cứu nước mà chúng ta fải tôn-thờ những nhân-vật ngoại bang không có công-lao jì với đất nuớc và zân-tộc?” Và còn rất nhiều những câu hỏi khác về huyền-thoại lãnh-đạo của cá-nhân.

 

Trong Nguồn-sống và Thời-jan cũng như trong cuốn Nhập-môn Siêu-hình Học, Heidegger đã nói rõ là trong Truyền-thống của Lịch-sử Đã-qua cái gọi là Nguồn-sống (Sein) và cái từa-tựa như nguồn-sồng (Schein) – tức là chân và jả - lập lờ lẫn lộn với nhau  5 bởi vì chúng-ta đâu thấy cái gọi là sự-sống có mặt ngay kia (Dasein) để chúng ta tìm-hiểu. Heidegger có lí khi ông nói, “Quá-khứ của Lịch-sử mang toàn tính-chất trí-thức đã trở thành đối-tượng hiểu-biết hấp-zẫn” ngĩa là “cái xưa mơ-hồ thành cái hiện-tại trong đời-sống của chúng-ta, ví-zụ Trận Bạch-đằng xưa kia được kể rất linh-động zù có điều không đúng, nhưng rất sống-động trong thời hiện-đại. Zo lẽ đó, í-ngĩa Lịch-sử mang tính-chất thuần trí-thức thực ra là một lối nhìn trong cuộc sống ở thời hiện-tại để chúng-ta zễ-hiểu chứ đâu fải là kinh-ngiệm sống-thực. Bởi vậy, câu-hỏi về Qúa-khứ của Lịch-sử là một câu-hỏi chính-đáng. Để trả lời cho những câu-hỏi chính-đáng này chúng-ta cần nhiều nỗ-lực đi-tìm ẩn-số (Deconstruction), hay lột trần hiện-tượng của Qúa-khứ trong Lịch-sử. Đây là điểm ján-tiếp bàn đến í-thức về Cái-biết Trực-ngiệm và Fương-fáp Ziễn-tả trong luận-cương Phänomenologie của Heidegger.

 

Theo tôi, nhan-đề cuốn Sein und Zeit có thề nên viết là Sein und Zeit: Phänomenologie und Wesen, theo đúng nội-zung của tác-fẩm. Thật vậy, mấy zòng mở đầu trong cuốn Sein und Zeit đã gi thế này: “Câu hỏi về Nguồn-sống (tức Lịch-sử) fải được truy-tầm kĩ-lưỡng.” (… als thematische Frage wirklicher Untersuchung. ) 6 vì thế, theo Heidegger, Lịch-sử chính là thời-jan. Chúhg-ta thấy rõ điểm này vì thiếu iếu-tính thời-jan cgúng-ta không thể đạt tới hiểu biết cao hơn, 7 bời vì con-người fải có mặt sờ sờ trong thế-jan ở ngay-kia (Dasein). 8

 

 

2)     Hiện-tượng Luận là Khoa-học Căn-bản của Triết-học.

 

Zụng-ngữ “Fá” Heidegger zùng để chỉ vấn-đề fê-bình có tính-cách Hiện-tượng Luận  thoạt tiên nhắm fê-fán sự hiểu sai thông-thường cho rằng Fương-Fáp Hiện-tượng Luận là fương-fáp trở về với chính vấn-đề gọi là hiện-tượng. 9 Thực ra Hiện-tượng-luận là hoạt-động của Triết-học nhằm fê-bình những í-niệm lẻ loi và fê-bình í-ngĩa của từ-ngữ. Bởi vậy Heidegger nói rõ rằng Hiện-tượng Luận nhằm tiêu-ziệt những vấn-đề không minh-bạch, những sự-kiện xung-khắc, hoang-mang và những í-ngĩa tối-tăm. Đây là một số vấn-đề tiêu-biểu đã gây ra những tranh-luận về í-niệm.

 

Là một Khoa-học căn-bản của Triết-học, và zựa trên những vấn-đề vừa kể, Hiện-tượng Luận cần fải được sáng-tỏ về những jới-hạn theo tiến-trình của Triết-học trong khi ấy Hiện-tượng Luận không thể quên những vấn-đề hiển-nhiên trong Triết-học, ví-zụ Luận-lí, Đạo-đức và Thẩm-mĩ, nếu thực-sự Hiện-tượng Luận có thể được coi là một bộ-môn mới mẻ, có tính Khoa-học, theo nhận-định của Heidegger, và Hiện-tượng Luận được jả-thiết như là một ngành của Tâm-lí Học, fân-tích vấn-đề zựa vào khảo-sát theo thể-loại. như Husserl đã gi trong Logical Investigantions/Logische Unterschuchungen. 10

 

Fương-fáp Hiện-tượng Luận sẽ có thể là một vấn-đề tai-hại nếu fương-fáp ấy thu hẹp lại thành những đường lối chỉ-đạo đầy thiên-kiến, như trường-hợp Hiện-tượng Luận bị hiểu lầm lầm là một cách jác-ngộ trong tinh-thần tôn-jáo. Hiện-tượng Luận là một lối fê-fán để hủy đi những vấn-đề lầm-lẫn không thể cắt ngĩa bằng lời. Hiện-tượng Luận cần một đường-lối rõ-ràng như sau: hủy bỏ í-ngĩa và tái-tạo í-ngĩa để tìm ra ẩn-ngĩa (Abbau) Để hiểu fương-fáp “hủy í-ngĩa” của Heidegger, chúng-ta fải coi hành động “hủy” chỉ là “tiên-kiến hay jả-thiết” nhằm truy-tầm í-ngĩa của chữ. Tóm lại, chúng-ta “không chấp” vào những í-ngĩa của chữ zo qui-ước đã đặt ra.

 

Có người sẽ luận rằng “ziễn-jải từ-ngữ và tìm hiểu sâu xa vào í-ngĩa” trong những fạm-vi vững-chắc sẽ cho chúng-ta nền-tảng của í-thức. Điều này không ổn ngay cả trong suy-tư thuần-lí. Trên thực-tế, điều này sẽ bị fê-bình vì chữ-ngĩa đâu có bao jờ cố-định trong mọi hoàn-cảnh khác nhau, nếu không nói là hoàn-cảnh ảnh-hưởng đến chữ-ngĩa.

 

Tới đây chúng-ta biết rõ rằng Triết-học fải là đời-sống có kinh-ngiệm thấy rõ bằng zữ-kiện bởi vậy fương-fáp fê-bình bằng cách xóa bỏ sai-lầm theo Hiện-tượng Luận là cần thiết. Fương-fáp này cho chúng-ta thấy rõ kết-qủa của í-thức sau khi đã hoàn-tất những công-trình fê-fán. Heidegger nhấn-mạnh thêm rằng chúng-ta cần xóa bỏ những  ảo-tưởng nặng-nề nhất và trưng ra thực-trạng với nhiều zữ-kiện của Lịch-sử. Vì Lịch-sử như chúng-ta thấy mang nặng zấu-ấn trí-thực cho nên chúng-ta fải xét lại Lịch-sử để so sánh Lịch-sử với kinh-ngiệm cụ-thể trong cuộc-sống. Thế là, Heidegger đã jới-thiệu với chúng-ta một vần-đề mới gọi là í-thức thấy được sự-thật khi đi tìm Lịch-sử.

 

Trong cuốn Hành-trình vào Siêu-hình Học (Einführung in die Metaphysik) Heidegger đã lưu-í chúng-ta rằng:

 

Khoa-học của môn Sử thực ra không cho chúng-ta thấy rõ liên-hệ uyên-nguyên với Lịch-sử mà chỉ nêu lên jả-thiết về liên-hệ Lịch-sử. Bởi thế, Khoa-học về môn Sử có thể làm méo mó liên-hệ Lịch-sử và còn ziễn-jải sai hoặc biến liên-hệ Lịch-sử trở thành một môn gi-chép chuyện xưa (mà thực ra đâu có chính-xác). Liên-hệ Lịch-sử về Sự-sống cụ-thể (Dasein) có tính Lịch-sử của chúng-ta có thể trở-thành đối-tượng hiểu-biết. Như liên-hệ ấy đâu có cần đến hiểu-biết này. Hơn nữa, đâu có fải mọi liên-hệ Lịch-sử đều được trình-bày trong tinh-thần Khoa-học và trở thành Khoa-học đâu. Khoa Sử-học chỉ cốt làm sang-tỏ liên-hệ Lịch-sử khi liên-hệ ấy đã rõ-ràng và có đầy đủ thông-tin. Đây là điều cần-thiết để biết rõ đời-sống cu-thể (Dasein) về con-người trong xã-hội được gi-chép rõ ràng. Thế thi Khoa-Sử  chẳng fải là bộ-môn ưu-việt hay không ưu-việt. Chỉ có trong Triết-học chúng-ta mới thấy liên-hệ với con-người luôn luôn rõ-ràng mà thôi. Vậy thì, chúng-ta đặt câu-hỏi là liên-hệ lịch-sử tìm về cỗi-nguồn có-thể và bắt buộc fải là vấn-đề của chúng-ta ngày nay không?” 11

 

Í của Heidegger thật rõ ràng là để lôi ra được liên-hệ Lịch-sử, sử-ja fải thông Triết-học.

  

Heidegger đề ngị hai fương-fáp chính còn được gọi là hai câu-hỏi chính júp chúng-ta tiếp-cận vấn-đề và “hủy bỏ lỗi lầm”, (a) Câu-hỏi theo lí-tính (hay thuần-lí) hướng về lẽ fải hiển-nhiên júp chúng ta thấy được nội-zung hay kinh-ngiệm. (b) Câu-hỏi trong fạm-vi lí-thuyết xét cuộc-đời theo hệ-thống của í-niệm, tức theo những mô-hình. Heidegger tin rằng cả hai fương-fáp hay hai câu-hỏi trên có khả-năng quyết-định júp chúng-ta thấy hiện-tượng căn-bản của cuộc-đời là có thật hay không có thật. Tuy-nhiên, chúng-ta chớ vội đóng cửa vấn-đề ở đây,  vì mai kia chúng-ta có thể fải đem vấn-đề ấy ra bàn lại.

 

Bàn về “fương-fáp thuần-lí”. Chúng-ta không thể quên Fương-fáp Luận của Descartes. Triết-ja lỗi lạc nhất nước Fáp này không chỉ tiếp-cận vấn-đề theo kinh-ngiệm mà còn fân-tích cặn kẽ đến độ đặt nhiều câu hỏi về sự hiểu-biết của Cái Tôi, đồng thời khuyên chúng-ta chớ có noi theo fương-fáp của người khác, cho zù fương-fäp ấy tuyệt vời theo lí-trí. 12

 

 

3)     Triết-học có tinh-thần Khoa-học và Triết-học Ngoài-đời: Thử bàn-vể Khoa-sử (Khoa-học của môn Sử.)

 

Để júp cho môn Sử trở thành Khoa-học, Heidegger thấy cần fải fân-biệt Triết-học có tính Khoa-học và Triết-học theo suy-ngĩ của mọi-người ở Thế-jan. Sự fân-biệt này rất cần thiết trước khi chúng-ta zùng fương-fáp Hiện-tượng Luận tìm hiểu vai trò của Trực-jác và Fương-fáp ziễn-tả sự hiểu-biết của mình. Trước hết chúng-ta nên hiểu cả hai thứ Triết-học kể trên đều liên-quan tới í-thức của con-người. Tôi cho rằng, hiểu-biết đích-thực của con-người về trực-jác và cách ziễn-tả đều là kết-qủa đến từ vô-vàn hoạt-động và khả-năng của con-người. Nhưng, chúng-ta nên khéo léo lựa chọn một vài lãnh-vực gọi là tiêu-biểu. Ở đây, chúng-ta lựa chọn Triết-học có tinh-thần Khoa-học, và Triết-học theo suy-ngĩ thông-fàm ở thế-jan.

 

Thực ra không fải mọi nền văn-hóa đều fát-triển một khoa-học về Lịch-sử zo những í-niệm khác nhau trong đời-sống, đặc biệt là những cái-nhìn fức-tạp có vấn-đề của Lịch-sử. Chữ “Lịch-sừ” được viết hoa trong bài này để chỉ một môn-học khác với chữ “lịch-sử” không viết hoa thường được hiểu rất đại-lược ở thế-jan. Một sự-thực nữa là trong những nền văn-hóa sơ-khai, ví-zụ văn-hóa bộ-lạc, í-niệm Lịch-sử không có bởi vì “cái gọi là lịch-sử” trong quan-niệm của họ không gắn liền với qúa-khừ và tương-lai. Đối với họ chỉ có hoạt-động hằng ngày là đáng kể.

 

Lịch-sử là một khoa-học không fát-triển trong nhiều nền văn-hóa, trong đó có Việtnam. Trường-hợp Việtnam rất đáng lưu-í. Sau một ngàn năm bị Tầu cai-trị, Việtnam đã trở thành fiên-thuộc của Tầu trong tư-tưởng và học-thuật. Trong những thời-đại cũ- có lẽ ngoại-trừ trường-hợp nhà Tây-Sơn, Việtnam fải triều cống Tầu và fải nhận tước-vị của Tầu, mặc zù Việtnam đã nhiều lần oanh liệt thắng Tầu và đã trở thành tự-trị. Nhưng tình-trạng tự-tri này chỉ có ngĩa thoát-khỏi sự có mặt của Tầu trên đất Việt, nói thẳng ra là một sự tự-trị trên “trên jấy-tờ” hay trên hình-thức tạm gọi là ‘jả-trá/proxy”. Trong khi ấy đời-sống Chính-trị và Văn-hóa người Việt lệ-thuộc Tầu nặng hơn jai-đoạn bị bắc-fương đô-hộ. Thành ra, người Việt mở được cửa tù zo ngoại-nhân khóa lại, nhưng lại làm cho nhà tù ấy rộng hơn theo đúng í-thức-hệ văn-hóa của kẻ thù. Người Việt trở thành nô-lệ nhưng không biết mình là nô-lệ, vì chính họ khinh-thường sách-sử của họ. Có lẽ đây là một lí-zo khiến Việtnam tiếp-tục thất-bại trong thời bình và không tạo được bản-sắc vững-vàng về văn-hóa và ngôn-ngữ. Người Việt thờ-fụng tư-tưởng Tầu qúa đáng đến độ rất thông sử Tầu nhưng lờ-mờ sử Việt. Họ coi sử Việt như không có jì quan-trọng, tầm-thường đến độ đồng ngĩa với man-zi. Mặc cảm iếu-hèn trong văn-hóa và chữ-ngĩa của người Việt có thể nói là đã trở thành căn-bệnh tâm-thần, không thuốc nào trị được.

 

Heidegger đã để ra rất nhiều thời-jờ viết xuống những chữ và những cách ziễn-tả đúng nhằm nêu rõ “kiểu-tính” của Lịch-sử. Đồng thời ông cũng lưu-í chúng-ta về “vấn-đề cần jải-quyết nằm trong Lịch-sử” đến từ những thành-kiến mà chính sử-ja không cưỡng lại được. Thế thì, trước khi trở thành khoa-học, Lịch-sử fải được tôi-luyện trong tinh-thần Triết-học, ngĩa là nó fải có khả-năng trình-bày, xiễn-tả và fê-bình zữ-kiện. Zường như Lịch-sử cũng như Khảo-cồ có những điểm gần gũi về tính-chất đặc-biệt của bộ-môn và về những việc-làm có căn-bản để thấy rõ í-ngĩa vê cỗi-nguồn, nếu không Lịch-sử không có já-trị vững-vàng. 13

 

Môn Sử thường được biết đến qua những sử-ja zanh-tiếng như Heredotus (c. 400 BCE) của Hi-lạp và Tư-Mã Thiên (136-85 BCE) ở Tầu, cuối đời Tây Hán. Đây là những cố-gắng đáng kể về Khoa Sử trước kỉ-nguyên Khoa-học, nhưng vẫn chưa fải là một bộ-môn học-thuật công-fu. Mặc zù sử Tầu đã có nền-tảng đáng kể. Điều sử Tầu còn thiếu-sót là lúc ấy người Tầu chưa fát-triển tinh-thần zuy-lí và luận-lí. Nếu Tầu nhìn thấy rõ những ngang-bướng trong lịch-sử, ngĩa là thấy rõ vấn-đề nòng-cốt. Ví zụ trường-hợp đối với Việtnam. Tầu đâu cần fải xâm-lăng Việtnam. Tầu chỉ cân đón Việtnam vào một tổ-chức jống như “Khối Thịnh-vượng Chung”. Zân Việt không có tinh-thần sáng-tạo lại luôn luôn zựa vào suy-tư của Tầu và coi Tầu là “Thánh-tổ”, kể từ thời Sĩ-nhiếp, thì trước sau Viêtnam sẽ trở thành Tầu, chứ không còn là fiên-thuộc.

 

Trong tập Luận-cương Kinh-tế, Marx có lí khi ông nêu lên vấn-đề cố-hữu trong những liên-hệ Lịch-sử ở vai-trò sản-xuất, 14 nhưng ông không làm sáng-tỏ những liên-hệ Lịch-sử đó. Ông rất có lí khi fê-bình chủ-ngĩa cá-nhân trong thế-kỉ 18, và hơn thế nữa ông đã nhìn thấy vai-trò sản-xuất là điểm khởi-đầu của Lịch-sử, chứ không fải từ Lịch-sử mà ra. Í của ông muốn nói là vai-trò sản-xuất được quyết-định bởi bản-năng tự-nhiên. Tuy nhiên, trong tiến-trình sản-xuất thì vai-trò của Lịch-sử zù không jải quyết được vấn-đề sản-xuất nhưng lại mặc-nhiên trưng ra những vấn-đề trong sản-xuất và đòi hỏi những vấn-đề đó fải được lưu-í ngay. Đây chính là điểm liên-quan tới Tính-sử (Geschtlichtkeit) trong Triết-học của Heidegger.

 

Tuy nhiên, câu hỏi “Thế nào là tính-chất liên-hệ của Lịch-sử trong vấn-đề sản-xuất” chưa được hiểu cặn-kẽ theo đúng tinh-thần Khoa-học. Chúng-ta hãy nhìn vào cỗi-nguồn và sự fát-triển của vấn-đề sản-xuất. Trước hết, chúng-ta không thắc-mắc về lí tự-nhiên trong đời-sống của vai-trò sản-xuất bởi vì sản-xuất là iếu-tố tự-nhiên cho nhu-cầu cần-thiết của con-người, hay nói một cách khác vai trò sản-xuất có mặt vì những đòi-hỏi của xã-hội và vì lợi-tức cho nên vai-trò sản-xuất có í-ngĩa của nó trong đời-sống kinh-tế. Trong Luận-cương Kinh-tế, Marx nêu rõ liên hệ của bốn điểm trong kinh-tế là: sản-xuất, fân-fối hàng sản-xuất, hoán-đổi hàng sản-xuất, và tiêu-thụ hàng sản-xuất. Trong bốn iếu-tố này iếu-tố “Tiêu-thụ” hóa ra quan-trọng. Thoạt tiên, khả-năng tiêu-thụ nhìn nhận já-trị hàng sản-xuất nhưng rồi chính vấn-đề “tiêu-thụ” khiến cho mọi chuyện đổi-thay. Trong định-luật kinh-tế “khả-năng tiêu-thụ” quyết định đời-sống của sản-xuất. Tức là nếu “tiêu-thụ” iếu thì hàng-hóa “đi đoong!”  Con người Cộng-sản trong cái gọi là sau Cách-mạng Máx-xít không nhìn ra điểm éo-le này. Bởi vậy, vấn-đề của họ không fải chỉ là vấn-đề không biết jì về cách-mạng xã-hội, mà là mù-tịt về vấn-đề kinh-tế. Con người Cộng-sản là một thứ “trí-thức” nửa mùa, miệng bô bô về những từ rỗng-tuyếch như “khoa-học” và những iếu-tố kinh-tế trong “tổng-thể” rồi cứ cho là đã hiểu biết và đã  “thành-công”.

 

Marx thấy rõ “bốn điểm quan-trọng trong tổng-thể của định-luật kinh-tế” kể trên ziễn ra rất đúng thêo tinh-thần luận-lí (Tam-đọan Luận), ngĩa là rất hiển-nhiên và rất vững-vàng. Để hiểu rõ bốn điểm trên chúng-ta lại cần fải đặt ra nhiều câu hỏi. Vậy thì chúng-ta trở về với cách đặt câu hỏi của Heidegger truy-tầm sự vững-vàng của Khoa Sử-học. Heidegger đã thấy Khoa Sử-học có thể trình-bày sai “liên-hệ lịch-sử”. Chúng-ta hãy lấy nhìn vào âm-mưu ám-sát Loncoln và Kennedy. Hai vụ-án này cần fải được mở ra mãi mãi để chúng-ta đi tìm sự-thật. Nếu zụng mưu là hành-động cá-nhân thì hai vụ-án trên có thể khép lại. Nếu chuyện ám-sát Lincoln và Kennedy là í-đồ của cơ-cấu chính-trị zẫn-đạo quốc-ja thì những hiểu-biết rõ ràng gom lại của Khoa Sử-học fải có khả-năng trưng ra ánh-sáng mưu-đồ í-thức hệ , không chỉ là chuyện liên-quan đến đời-sống chính-trị riêng của Lincoln và Kennedy, mà mà liên quawn đến kế-họach của kẻ cầm đầu muốn chống lại một chướng-ngại vật nguy-hiểm. Nếu đúng vậy, hai zự-mưu trên cho chúng-ta thấy “tội-ác chống lại nhân-quyền”, ngĩa là chống lại một cộng-đồng bị coi là chướng-ngại mà cơ-cấu chính-trị đã một lần zùng sức-mạnh ngự-trị nên không thể buông ra , đặc biệt khi đem ra bàn zưới chiêu-bài bình-đẳng trong khi ấy thực ra liên-hệ chủ-nhân và nô-lệ fải chuyển từ “hình-thức ngự-trị” sang “hình-thức tài-sản riêng”. Đặt chủ và nô-lệ ngang nhau không fải chỉ là vấn-đề ngịch-lí mà ngịch với đường-lối độc-tôn chủng-tộc. Xét theo cách nói thi Lincoln và Kennedy là hai anh-hùng zân-tộc, nhưng trong cái-nhìn chính-trị cả hai bị coi là bội-fản. Liệu chúng-ta có đủ chứng-liệu lịch-sử hay không?

 

Chúng-ta không mất thì jờ cãi vã về sự-thực là nếu không có những biến-cố sẽ không có những í-niệm hay cái-nhìn lịch-sử. Thế thì, chúng ta thấy một điều cần-thiết là fải làm cho kiến-thức Khoa-sử thêm fong-fú. Để làm jì? Để biết rõ sự-thực đã một lần coi là đúng hoặc sai mà vẫn lờ mờ. Chúng-ta tiếp-tục đặt vấn-đề về já-trị hiểu-biết và câu hỏi đặt ra fải rõ ràng và có đường-hướng nhằm tìm ra ẩn-số trong Lịch-sừ. Ẩn-số này là những hiện-tượng fản chiếu suy-tư và hành-động của con-người. Đây đúng là í của Heidegger về sự-kiện trong Tính-sử.     

 

Nói chung, con-người Cộng-sản không hiểu í-ngĩa đích-thực của Khoa-học, Lịch-sử và Khoa Kinh-tế. Ngay cả những người Marxist có học cũng hiểu sai văn-bản của Marx. Chính văn-bản của Marx cũng thiếu-sót. Marx nhận-định rằng thế-jới lí-tưởng của con người đơn-đọc Ronbinson là jấc-mộng hão-huyền của thế-kỉ 18. Thực ra, thế-jới của Robinson là một biểu-tượng cho thế-jới độc-tôn, hay jấc-mơ thống-trị thế-jan của người Tây-fương. Thế-jới ấy cần đổi thay để thích-ứng với đời-sống kinh-tế và chính-trị. Marx không hiểu rằng trong con-người là một con vật ở thế-jan và trong suốt lịch-sử. Thành ra Marx mới là con người mơ-mộng.

 

Nếu Lịch-sử cho nó có já-tri vững-vàng thì Lịch-sử không thể chấp-nhận lối trình-bày kinh-ngiệm và  zữ-kiện hời-hợt và tùy-tiện. Chúng-ta thắc-mắc là chúng-ta có thấy kiến-thức tinh-ròng trong Lịch-sử hay không, ngĩa là trong Lịch-sử chỗ nào là có ja-trị hiển-nhiên và chỗ nào có já-trị tổng-quát. Nếu chúng-ta đi thằng vào “fần VI” trong luận-cương của Heidegger chúng ta sẽ hiểu những định-ngĩa của ông về Lịch-sử. Tôi sẽ không zùng thuật-ngữ của ông mà chỉ cố-gắng ziễn-tả tư-tưởng của ông, zù có một vài điểm có thễ ngịch với quan-niệm của ông. 15 Những chữ in ngiêng là nguyên-tác của Heidegger.

 

a)     Lịch-sử trưng ra vấn-đề khó-hiểu thuộc fạm-vi tâm-lí trong cái nhìn qua lí-thuyết, đồng thời Lịch-sử lại là một ngành có tính lí-luận vững chắc vì nó có chủ-đề rõ rệt.

 

b)     Lịch-sử thuộc về qúa-khứ đã xảy ra toàn-vẹn như một nguồn-sống vươn lên. Í-ngĩa vươn lên của nguồn-sống là í-ngĩa hẹp trong lịch-sử. Ví zụ Lịch-sử bao gồm những con-người được coi như đơn-vị, và con-người trong cộng-đồng có cơ-cấu hoạt-động rõ-ràng tiến tới mục-đích và vẫn còn tiến tới.

 

c)     Lịch-sử cũng là Lịch-sử của cá nhân liên-quan tới sự zuy-trì và fát-triển theo truyền-thống.

 

d)    Lịch-sử là chuyện đã qua không zính-záng tới cá-nhân. Tuy nhiên, Lịch-sử lại hiện ra rõ ràng bởi những khuynh-hướng có trong Cuộc-sống sờ trước mặt (Dasein). Đây là cảnh-tượng thông-thường của thế-jan

 

e)     Lịch-sử là qúa-khứ thuộc về chính nó và có liên-quan tới nó được sinh ra bởi những khuynh-hướng cho chính thế-tình (trần-jan) điều-khiển.

 

f)      Lịch-sử là zữ-kiện xảy ra có đời sống rõ ràng ngay trong Thế-jan cụ-thể và ở thế-jới chung-quanh. 16

 

Lối trình-bày về Lịch-sử của Heidegger cho thấy trong những trường-hợp “c,d,e” Lịch-sử cần liên-hệ. Chúng-ta lại thấy, chính trường-hợp “f” cũng cần liên-hệ với chứng-liệu rõ-ràng. Thực ra, không có sự-kiện hay thái-độ nào trong Lịch-sử có thể đứng riêng biệt, ngay trong trường-hợp của Robinson Crusoe. Heidegger đã rõ ràng về điều-kiện cách và những hiện-tượng tâm-lí khó-hiểu trong Lịch-sử ở đoạn văn sau:

 

Tính-chất liên-hệ trong lịch-sử luôn luôn có mặt khi Lịch-sử được trình-bày rõ ràng. Liên-hệ này muốn biết rõ cái jì cụ-thể nhưng vẫn còn bị hiện-tượng che mờ. Đây chính là những í-ngĩa bất-thường khiến chúng-ta thắc-mắc mà chỉ có Lịch-sử mới lôi ra được  bằng cách trình-bày thật rõ ràng những í-ngĩa này, tức là trưng ra được tính-chất hiện-tượng của cỗi-nguồn. Bằng cách nào? Bằng cách trình bày mọi đường-hướng của í-ngĩa trong những jì chúng-ta thấy rất bất-thường.” 17

 

Trong đọan-văn trên có những chữ khiến chúng-ta để í là “cách ziễn-tả” và “làm cho rõ ràng.” Nếu chúng-ta thực-hiện được ngĩa của chúng thì chúng-ta có thể đem lịch-sử trở về với đời-sống cụ-thể, hiển-hiện ngay ra trước mắt chúng-ta i như Heidegger đã bàn đến trong cuốn Nguồn-sống và Thời-jan.

 

Ít nhất í-ngĩa của liên-hệ còn cho chúng-ta thấy một số vấn-đề trong Lịch-sử liên-quan tới “vô-số zữ-kiện”.  Thông-thường chúng-ta chấp-nhận zữ-kiện nhưng chúng-ta không đặt vấn-đề í-ngĩa và sự hiểu-biết đúng khi zữ-kiện trình-bày. Ví-zụ khi chúng-ta bàn đến trường-hợp tự-vệ. Tự-vệ đâu có cho chúng-ta biết các iếu-tố chính tạo nên nên “lịch-sử” hoặc gây ra biến-cố. Thế thì làm sao chúng-ta biết rõ được sự-thật. Ngay cả trường-hợp sát-nhân, chúng ta vẫn thắc mắc về iếu-tố trong đầu kẻ sát-nhân.

 

Nói chung, chúng-ta thấy rằng tư-tưởng của Heidegger rất lôi-cuốn, nhưng vì đôi khi sự lôi-cuốn của tư-tưởng biến thành fù-hoa ngôn-ngữ, tuy có sức kích-thích nhưng lại lập-lờ đến độ ngôn-ngữ bị tắc ngẹn thành thử người đọc khó hiểu tư-tưởng của ông.   

.

Nếu Lịch-sử có já-trị tuyệt-đối thì Lịch-sử không thể chấp-nhận lối trình-bày tùy-tiện hay tương-đối của kinh-ngiệm và của zữ-kiện đích-thực. Chúng-ta thử hỏi làm sao chúng-ta có thể thấy sự hiểu-biết tinh ròng trong Lịch-sử, ngĩa là thấy được cái-nhìn bao-quát và đúng cũng như thấy được hiểu-biết có já-trị cho tất cả mọi-người? Chúng-ta nên đi thẳng vào “fần VI” trong luận-cương của Heidegger để xem những lối fân-tích của ông về Lịch-sử. Tôi cố gắng viết lại jản-zị tư-tưởng của ông ở sáu đọan trên như sau: 18

 

a)     Lịch-sử là một bộ môn về lí-thuyết liên quan tới lí-tính và tính-người fức-tạp

b)    Lịch-sử bàn đến những jì thuộc về qúa-khứ trong ngĩa hẹp liên-quan tới í-ngĩ của cá-nhân và đoàn-thể

c)     Lịch-sử là qúa-khứ của một người có thể có it nhiều liên-quan tới truyền-thống

d)    Lịch-sử  không zính-záng jì tới qúa-khứ của cá-nhân vì nó tiến theo vận-mệnh của nó

e)     Lịch-sử có qúa-khứ của chính nó, tức là nó có lí-zo riêng, và

f)     Lịch-sử chằng qua là những sự-kiện xảy ra bởi ảnh-hưởng của cuộc-sống và thế-jan.

 

 

4)     Fương-fáp Truy-tầm Í-thức: Zọi-fóng Chủ-thể và Zọi-fóng Khách-thể. Vai-trò của Tâm-lí Học trong sự Quán-triệt Trực-jác và Cách Ziễn-tả.

 

Fương-fáp khai-quật vấn-đề để đạt được hiểu-biết tinh-ròng của Heidegger bao gồm những jai-đọan theo thứ-tự sau đây:

(a)   Nhận-chân đối-tượng muốn biết

(b)   Tò mò về zữ-kiện liên-quan tới đối-tượng

(c)   Sắp-xếp zữ-kiện và nhận chân cơ-cấu quan-trọng của fạm-vi  hiểu-biết bằng cách tìm-hiểu cho đúng những jì có thề có và những jì còn lỏng-lẻo thường thấy ở những điều fức-tạp trong cuộc-sống kinh-ngiệm của chúng-ta

(d)   Thấy rõ sự đối-lập jữa fương-fáp và kinh-ngiệm-sống

(e)   Fê-bình những vấn-đề mà fương-fáp đã đặt ra.19

 

Thế thì, jai-đoạn “e” hay còn gọi là fê-bình fương-fáp tìm tòi hiểu-biết chính nó cho thấy nó có vấn-đề. Chúng-ta bắt buộc fải hiểu cặn-kẽ vấn-đề này. Trong khi jai-đoạn “a” nhằm nhận-chân đối-tượng từ fương-ziện chủ-quan, thì jai-đoạn “b” và “c” khai triển đối-tượng có cơ-sở kiểm-chứng rõ ràng, tức là trình-bày chúng như chúng đang có mặt trước mắt chúng-ta. Tâm-lí Học sử-zụng được fương-fáp này sẽ trở thành một ngành Tâm-lí Học sâu-sắc hơn là Tâm-lí Học cựu-truyền.

 

Heidegger lưu-í chúng-ta rằng, thứ Tâm-lí Học cao này có thể vẫn không ồn ở chổ làm sao vai-trò của chủ-thể và vai-trò của khách-thể có thể thích-ứng với nhau bởi vì chúng có nguyên-lí riêng. Sự thích-ứng jữa chủ-thể và khách-thể chì có thề được bàn đến trong lãnh-vực luận-lí, ví-zụ fương-fáp tổng-hợp í-thức của Kant, chứ trong đời sống kinh-ngiệm của chúng-ta làm jì có liên-hệ chủ-quan và khách-quan.  20

 

Theo Heidegger, chúng-ta có thể có một í-niệm  júp cho í-thức chủ-quan và í-thức khách quan trở thành một í-thức tinh-ròng. Nhưng trước tiên, í-niệm này fải là í-niệm tuyệt-hảo và chúng-ta đừng quên rằng trong kinh-ngiệm sống ờ thế-jan luôn luôn có hai thực-tại fức-tạp, đó là tình đồng-nhất (unity) và tính đa-ziện (manifoldness). Bởi vậy, chúng-ta thử hỏi làm sao để cho í-thức đến từ chủ-quan và í-thức đến từ khách-quan trở thành “cái biết tinh-ròng”. Muốn thế, những kiến-thức còn lỏng-lẻo và không nhất-quán của chủ-quan và khách-quan fải hoàn-toàn biến mất. Băng cách nào là một câu hỏi lớn cho Heidegger.   (a ˅ b) và (a ˄ b).

 

Fichte cho rằng lí-thuyết và thực-hành chưa đủ để tạo-nên nền-tảng hiểu-biết bởi vì já-trị của Luận-lí hay sự hiểu-biết tinh-ròng fải là điều-kiện mang í-ngĩa khách-quan. Natorp quan-niệm rằng lí-thuyết không fải là kim chỉ-nam cố-định hay là vấn-đề của í-chí. Trong khi ấy, theo Kant, hiểu-biết đích-thực fải zựa trên fán-đoán, mà fán-đoán chính là việc-làm của í-chí.

 

 

Trên kia đúng là cách nhìn của Heidegger về í-thức tinh-ròng (a priori). Ông cho rằng (trong thời-đại của ông) chúng-ta chưa thực-sự zấn-thân vào vấn-đề tìm hiểu í-thức tinh-ròng. Nền-tảng quan-trọng nhất của chủ-thể và khách-thể fải được trình-bày rõ-ràng thành nhiều đơn-vị, có thế chúng-ta mới thấy những đường-hướng khác nhau về hiểu-biết rõ ràng trong fạm-vi í-thức chủ-quan và fạm-vi í-thức khách-quan. Heidegger coi công việc này là nỗ-lực ban đầu, “một fương-fáp nhìn tổng-quát không thể thiếu để thấy vấn-đề fức-tạp” hay “một suy-tư có hệ-thống”, mặc zù chưa hoàn-toàn rõ-rệt.

 

5)     Hiểu rõ Vấn-đề theo fương-fáp Luận-lí Khái-quát: Sự Quan-trọng của Í-thức riêng ( không có ngĩa Cá-nhân nhưng nêu lên câu hỏi Í-thức của Cái-Tôi?)

 

Để làm sáng-tỏ í-niệm tổng-quát về vấn-đề fức-tạp chúng-ta cần đến khả-năng thâu-tóm mọi í-ngĩa theo tiến-trình tuần-tự của luận-lí. Vạch ra tính quan-trọng của iếu-tố riêng trong í-thức. Thức-này chính là khả-năng quyết-định theo nguyên-tắc và có thứ-tự trước sau.Theo Heidegger thứ-tự này là nhịp đi của iếu-tố thấy rất rõ ràng  theo luận-lí ziễn ra trong zòng liên-tục có mặt mãi mãi trong đời sống (Dasein) ở ngay trước mặt chúng-ta và ngay trong Ngĩa-sống (Existenz). Ngĩa-sống này có tính vô-biên. Bởi thế, cái jì rõ-ràng cụ-thể cái đó chính là lẽ hiển-nhiên của luận-lí. 21

 

Khởi đi từ sự fân-tích í-niệm về Nguồn-sống (Sein) của Heraclitus và Parmedides. Heidegger nhận thấy theo Parmedides, một nhà thơ vĩ-đại có óc suy-tư thì Nguồn-sống (Sein) ở đâu nguyên đó.  Nhưng theo Hreraclitus, thì nguồn-sống (Sein) không ngừng sinh-hóa (panta rhei) như suối-nguồn linh-động (Pp.101-103) 22. Hiển-nhiên, Heidegger đồng í với quan-điểm của Heraclitus, cho nên ông miêu-tả những hiện-tượng từ Nguồn-sống (Sein) sinh ra, qua những từ-ngữ, rất rõ ràng với người hiểu Triết-học của ông, nhưng chắc chắn sẽ làm nản-lòng người đọc ở ngoài fạm-vi Triết-học chuyên-môn. Ngĩa là có bằng Tiến-sĩ về Triết chưa đủ. Sau đây là một vài ví-zụ. Xin lưu-í, chữ Nguồn-sống viết hoa (Sein) khà không viết hoa (sein) không cùng một ngĩa. Một đằng là Í-niệm của cội-nguồn (Sein), một đằng là hiện-tượng (sein) đến từ cội-nguồn.

 

Sein (zanh-từ):        Chúng ta cảm ra Nguồn-sống theo lẽ tự-nhiên. Nhưng không có ngĩa là chúng-ta biết rõ Nguồn-sống.

seiend:                   Trong nguồn-sống, ví như chúng-ta “nge” sự-sống.

Seind, das:             Hiện-tượng sống. Khi Heidegger viết “Das Seiend” cũng có ngĩa là

                              Seind, das. Í ông muốn ziễn-tả í-niệm về nguồn-sống có mặt trước tư-tưởng của Socrates.

Seiendheit:             Bản-chất của Nguồn-sống.

Seiend werden:      Trở nên Nguồn-sống.

Seinsvergegenheit: Quên mất Nguồn-sống.

Dasein:                   Sự-sống có mặt.

Da-sein:                  Sự-sống có mặt ở ngay kia.

 

Cũng xin lưu-í chữ “da” (Trạng-từ) trong tiếng Đức rất quan-trọng, ví-zụ:

da :                        Kia kìa. “He, Sie da!” ngĩa là “Ê! Ông ở kia!”

da :                        Ở đây. “da hast du das Buch” ngĩa là “Đây là cuốn-sách!”

da ::                       Rồi, thì. “Ich hatte mich gerade ins Bett gelegt, da Klingelte das Telefon!” ngĩa là: “Tôi vừa lên jường thì điện-thoại reo!”

da sein                   (Chia với động-từ “sein”) Ở đây/ ở kia. Ví-zu: “Ist Herr X da?” “ông X ở đây?/ Ông X có tiện không?

                              Xày ra: Ví-zụ: “Ein solcher Fall ist noch nie da gewessen.” “Trường-hợp đó chưa xảy ra bao jờ!”

                              Chưa hoàn-toàn. Ví-zu: “ Ich bin noch nicht ganz da!” “ Tôi chưa hoàn-tất.”

                             

Những ví-zu-trên cho thấy vài nét đặc-thù của ngôn-ngữ thuộc về một zân-tộc nên không có ngĩa là ngôn-ngữ khác không có những nét đặc-thù. Vấn-đề là mỗi zân-tộc fải khám-fá ra “ngữ-học” của mình để miêu-tả mình, tức là “làm Sử” về đất-nước của mình.

 

Chính vì vấn-đề ngôn-ngữ, Heidegger bàn tới tính-chất quan-trọng của iếu-tố riêng (không fải cá-nhân) đưa chúng-ta tới câu-hỏi về í-thức. Vấn-đề “í-thức” đã được khắc trên đền Delphi, “Hãy tìm-hiểu chính-mình” của Socrates. Câu này có ngĩa “Biết về Cái-Tôi là một nỗ-lực vô-cùng tận”. Câu-hỏi về “Cái-Tôi” của Heidegger còn có ngĩa trong câu nói của Descartes, “Tôi đang tư-zuy cho nên tôi biết tôi hiện-hữu.,” Nhưng câu của Descartes  chỉ có ngĩa thuần về cảm-tính và suy-tư, chứ không fải là hiểu-biết tinh ròng và cụ-thể để vươn tới cộng-đồng hay người khác.

 

Zựa vào điểm thảo-luận trên, chúng-ta cần nêu lên câu hỏi về “cái Tôi” trong zòng í-thức. Như vậy chúng ta cũng không sao tránh khỏi đặt vấn-đề với nhận-định nổi-tiếng của Descartes, “Cogito ergo sum/ Tôi đang suy-tư cho nên tôi biết tôi hiện-hữu”.

 

Heidegger đặt vấn-đề về “Cái-Tôi’ có í-thức chinh nó hay không?

 

Theo Heidegger, Cái-Tôi không fải là đối-tượng của hiểu-biết hay í-thức. Bởi vì chúng-ta không thể trình-bày Cái-Tôi một cách rõ ràng. Chúng-ta cảm thây Cái-Tôi chứ chúng ta không thề nào miêu-tả Cái-Tôi hoặc làm cho nó hiện ra cụ-thể. Chúng-ta có thể đặt ra câu hỏi về Cái-Tôi và cảm ra Cái-Tôi nhưng chúng-ta không thể trưng nó ra như một đối-tượng hiển-nhiên. Thế có ngĩa là chúng-ta có thể tư-zuy về Cái-Tôi, chứ chúng-ta không nắm bắt được Cái-Tôi trong í ngĩa sinh-tồn, có mặt ngay kia và có minh-chứng hẳn hoi. Để biết được những iếu-tố này chúng ta fải có khả năng tập-hợp chúng lại và ziễn tả chúng ra. Bởi thế, câu nói “Cái-Tôi có í-thức” chỉ là một jả-thiết mà thôi. Trong tiếng Việt, chữ “presupposition” có ngĩa là “ám-chỉ”

 

Câu nói: “Cái-Tôi đây!” chì là một lối nói. Trên thực-tế (factuality), “Cái-Tôi đây!” là thế nào chưa hội-đủ iếu-tố quan trong (unifying) và vận-hành (operating) của Cái-tôi để júp chúng-ta biết rõ “Cái-Tôi đây”

 

6)     Lí-thuyết về Nhận-thức theo Kí-hiệu Học (Semiotics) của Peirce 23

 

Như trên, chúng-ta thấy lí-thuyết về Trực-jác và Cách Ziễn-tả của Heidegger tuy rất sâu như không đi vào thực-zụng. Tôi xin thêm vào chuyên-luận này fương-fáp Semiotics của Peirce zựa trên Luận-lí và rất gần với Hiện-tượng Luận.

 

Trước hết khi chúng-ta đứng trước vật “A” chúng ta thấy “A” như một kí-hiệu nguyên-si của vật. Chúng-ta luôn luôn có khuynh-hường suy-ziễn ngoại-vật. Trong cách ứng-zụng Semiotics (Kí-hiệu Học) trưng ra căn-bản của í-thức bao gồm ba jai-đọan, tương-đương với Tam-đọan Luận, như sau:

 

                        JAI-ĐỌAN MỘT: NẮM BẮT SỰ-VẬT (ADBDUCTION)

 

Cứ cho “A” lả kì-hiệu của vật và gọi kí-hiệu ấy là Biểu-tượng (ICON)

Thông-thường, chúng-ta nắm bắt kí-hiệu này cho nên đây là nhận-thức tức-khắc (ABDUCTION)

 

 
   

                                                    đến:

 

 

 

 

JAI-ĐỌAN HAI: ĐI SÂU VÀO HIỂU-BIẾT CỦA SỰ-VẬT (INDUCTION)

 

Khi  “A” là kì-hiệu đúng của “A”, tức là chúng ta có nhiều kinh-ngiệm về “A”. Zo đó “A” không còn là nhận-thức ban-đầu. Đây là hiểu-biết sâu-xa về sự-vật.         (INDUCTION)

 


                                                     đến:

 

 

 

 

JAI-ĐOẠN BA: Í-THỨC ĐÚNG VỀ SỰ-VẬT (DEDUCTION)

 

Khi đã biết  “A” đúng là biểu-tượng của “A” (a symbol) ngĩa là nó là Biểu-tượng zuy-nhất (Archetype) của kí-hiệu (sign) thì cái biết về “A” là cái biết đúng và rõ ràng như lẽ tự-nhiên (a priori), một sự hiểu-biết tinh ròng hay cùng kì lí (DEDUCTION).

 

II. KẾT-LUẬN

Lịch-sử là con-người fải là một câu hỏi lớn cho một zân-tộc. Zựa trên tám điểm Heidegger nêu lên, những zân-tộc có í-thức chợt thấy rằng môn-sử không fải chỉ là những gi-chép mà fải trình-bày rõ-ràng nhận-thức của zân-tộc theo tiến-trình Lịch-sử đã thành-hình và còn đang trở-thành Lịch-sử của zân-tộc. Thấy được nhận-thức đó, zân-tộc fải thấu-triệt những vấn-đề sau:

 

a)     LUẬN-LÍ: Muốn tạo nên bộ-môn Sử, liên-quan chặt chẽ đến định-mệnh của một zân-tộc thì khả-năng suy-tư qua ngôn-ngữ fải cao để làm sáng-tỏ nhận-thức.

b)    KHẢ-NĂNG THẢO-LUẬN VÀ CHỮ-NGĨA VỚI TINH-THẦN SÁNG-TẠO (LOGOS): Luận-lí là fương-fáp Thảo-luận. Nắm vững ngôn-ngữ và khả-năng sáng-tạo để đưa hiểu-biết lên cao.

c)     NGÔN-NGỮ: Fát-triển Ngôn-ngữ tới mức tinh ròng để làm sáng-tỏ sử-liệu.

d)    CON-NGƯỜI: Ba điểm trên là iếu-tính hay năng-khiếu nhận-thức của con-người júp con người thấy được chính-mình.

e)     CHÚNG-TA LÀ AI? Đây là câu hỏi quan-trọng trước hết để biết rõ bản-ngã con-người và vị-trí con người trong thế-jan có rất nhiều chủng-tộc.

f)     CỘNG-ĐỒNG: Nhờ có í-thức rõ về chúng-ta có bản-ngã con-nguời, chúng-ta cần fải tạo-nên một cộng-đồng vững-mạnh, đồng thời chúng-ta fải chấp-nhận sự có mặt của nhiều cộng-đồng nhân-loại khác bên-cạnh cộng-đồng của chúng-ta.

g)    LÒNG CƯƠNG-QUYẾT: Lịch-sử trưng ra tiến-trình của con-người và chủng-tộc. Tiến-trình ấy là những thành-qủa cho thấy lòng cương-quyết “muốn sống” và muồn “tiến-hóa” của con-người nói chung và của chủng-tộc nói riêng.

h)     I-CHÍ CÓ MỤC-ĐÍCH RÕ-RÀNG: Với lòng cương-quyết và tất cả những iếu-tố quan-trong kể trên Lịch-sử của cá-nhân và của chủng-tộc có í-chí và có mục-đích rõ-ràng để tiếp-tục tiến lên (coming being) để thực-hiện những công-trình mới.

 

Điểm cuối-cùng (h) cho chúng-ta biết Lịch-sử không fải là một cuốn tiểu-thuyết zù có những gi chép sai-lầm. Lịch-sử vừa cho thấy sức-mạnh của con-người và của chủng-tộc, vừa để lộ rõ í-chí và mục-đích fản-ảnh tính-hạnh của con-người, tức là “tốt” hay “xấu”. Nếu đó là tính-hạnh “xấu”, như Lịch-sử của Tâu, trong qúa khứ và hiện-tại, đã không ngừng fát-triển suy-tư thiếu nhân-bản. Trong nước chính-sách kiêu-căng Hán-tộc coi khinh những sắc-tộc có mặt ở Tầu cả ngàn năm. Đối ngoại, Tầu thi-hành chính-sách bành-trướng, xâm-lăng và gây hấn các nước nhỏ chung quanh. Những tranh-chấp ở Đông-Nam Thái-bình Zương hiện-tại có thể đưa đến hậu-qủa không lường. Sự-kiện Tầu vẽ lại ranh-jới fòng-không đang bị Mĩ, Nhật, Úc  và Nam-Hàn fản-đối. 24 Chúng-ta đặt câu hỏi về sự khôn-ngoan về chiến-lược chiến-thuật của Tầu. Có fải sự “huyênh-hoang” và “vũ-fu” là bẩm-tính (attitudinal) của Tầu đã được chứng-minh trong Lịch-sử và đó chính là đường-lối suy-ngĩ của Tầu hay không? Đây có fải là lối suy-ngĩ của con-người-mang-thú-tình mà Nietzsche đã nêu lên trong chuyên-luận “Làm sao có thể Tạo-ra một Con-vật có khả-năng jữ Lời-hứa?” trong cuốn Cỗi-nguồn của Luân-lí ? 25

 

Riêng đối với Việtnam, tám điểm trên về Lịch-sử chưa bao jờ đuợc nhận-thức rõ ràng vì tinh-thần nô-lệ quá nặng. Chúng-ta nên nhớ không fải cái jì trong Lịch-sử cũng là “sự-thật” như đinh đóng cột. Lịch-sử liên-quan tới tư-tưởng, lí-luận và ngôn-ngữ. Lịch-sử bao gồm cả “huyền-thoại” có tính sáng-tạo gần gũi với í-niệm Logos zùng làm kim-chỉ nam tiến-bộ trong Lịch-sử con-người và zân-tộc.

 

Lịch-sử của người Việt nhắc đến Động-đình Hồ, nơi gặp gỡ của Lạc-long Quân và Âu-cơ. Cứ cho Lịch-sử ấy có nhiều huyền-thoại, nhưng khà-năng tạo ra huyền-thoại, ở cà ngìn năm trước, rất quan-trọng như huyền-thoại Ân Hi, bởi vì sự khôn-ngoan của Huyền-thọai là khởi đầu của tư-tưởng. Nhưng người Việt không có khả-năng khai-thác tư-tuởng qua huyền-thọại Lạc-Long, nên không thể  biến tư-tưởng thành hành-động. Người Việt cũng không nhìn ra sức-mạnh của Bách Việt, cho nên không động-viên í-niệm và thực-thể Bách Việt trong tư-zuy của mình trước sự bành trướng của Hán-tộc. Bởi thế  người Việt suy-ngược ngay trong quan-niệm sống và sáng-tạo. Qúa bạc-nhược đến độ người Việt không những chỉ quên cỗi-nguồn mà cỏn coi Nam Việt-vương Câu-tiễn và Tây-thi là ngoại-nhân, trong khi ấy “ôm” mấy “bố mẹ Tầu” là thánh-tổ.

 

Có lẽ chỉ có một người Việt là Vua Quang-trung đã nhìn ra ngôn-ngữ Việt (Nôm), cải-tổ jáo-zục, lập ra Thư-viện Sùng-chính và muốn lấy lại jải-đất Lưỡng-Quảng xa xưa lên tới Động-đình Hồ. Người Việt trong triều Nguyễn coi Vua Quang-Trung là “jặc Tây-sơn”, đem “Hànội” bên Tầu về thay thế “Thăng-long”. Người Việt không biết những việc làm của Vua Quang-trung là cách “trả lời câu hỏi” cho người Việt: “Chúng-ta là ai?” khi Vua quyết-định sửa-đổi khoa-cừ và không mua hàng của Tầu. Vua Quang-trung còn bảo Triều-đình Tầu có điều ji sai sứ đến đợi ở biên-jới, Vua sẽ cho người ra nói chuyện, chứ không được fép vào kinh-đô. 26 Người Việt ngày nay, trong cũng như ngoài nước, nên tự hỏi xem mình có tinh-thần độc-lập, cương-quyết và í-chí vững-mạnh như thê không?

 

Cuối thế-kỉ 20, khi cần fải đổi-mới, có ngĩa là Cộng-sản chỉ là một fản-ứng chính-trị mãnh-liệt có khi rất khát-máu NHƯNG Cộng-sản không có khả-năng làm cách mạng xã-hội, thì Việtnam còn ngớ-ngẩn tin rằng “Nếu Tầu thành-công thì Việt cũng thành-công”. Một lối nhận-định không đúng luận-lí và thực-tế vì hai lịch-sử và hai đầu-óc rất khác nhau. Chủ thành-công đâu có ngĩa là đầy tớ thành-công. Hoạ may đầy tớ ăn cơm thừa căn cận. Gần đây nhất Việtnam còn tuyến bố “Không có chứng cớ đa-đảng (pluralism) tốt hơn một-đảng”. Câu nói ngịch-lí (fallacy) này không những không trả lời được vấn-đề bất-lực và độc-tài của nhà-nước, mà còn tỏ ra ngoan-cố, khinh-thường zân và nước. Hơn nữa zụng-ngữ “pluralism” là một zụng-ngữ sai-lầm. Trên thực-tế chỉ có hai hoặc ba đảng chính-trị trong một nước để fê-bình và ganh-đua nhau lèo lái zân-tộc mà thôi. Như thế, một thể chế chính-trị, để tránh độc-tài, có hơn một đảng đã chứng tỏ tốt hơn một đảng. 27

 

Mở đầu của chuyên-luận bàn về tư-tưởng của Heidegger trong cuốn Phenomenology of Intuition and Expressions/ Phänomenologie der Anschauung und des Ausdrucks chúng đã lướt qua vài điểm chính về Đạo-đức của Spinoza. Chúng-ta thấy có lẽ trong tám điểm về Khoa-Sử của Heidegger nên thêm một điểm về Đạo-đức, mặc zù tám điểm của Heidegger đều bàn về lẽ-fải hay chân-lí.

 

Chúng-ta có thể zùng fương-châm (axiom) của Spinoza bàn về “cái sai” để cho Lịch-sử được nhận-định và trình bày có tinh-thần “khoa-học” như sau:

Nói hay gi sai (nói láo) là bàn về cái jì hoàn-toàn không có. Nói hay gi sai cho thấy  một thứ hiểu-biết thiên-lệch zo những suy-ngĩ còn non-nớt sinh-ra. Nói sai hay gi sai cũng khônhg hiểu cái jì nó gọi là sai.” 28 (424)

 

Chúng ta không thể suy-tư về một cái jì không có thực trước mắt chúng-ta chỉ vì zo tưởng-tượng mà ra. Chúng ta suy-tư bằng cách zùng lí-trí biết về sự-thật trong đó sự-kiện này ảnh-hưởng tới sự-kiện khác hay loại-bỏ sự-kiện khác.” 29 (454)

 

Áp-zụng hai fương-châm trên vào việc fê-bình và viết Lịch-sử, chúng-ta sẽ thấy để viết sử về Nội-chiến Việtnam trong thế-kỉ 20, chúng ta fải fân-tích và bàn thật kĩ tất cả vấn-đề liên-hệ, ví-zụ:  

a)     Những ngoan-cố trong chính-sách thực-zân Fáp ở Việtnam

b)    Í-đồ của Mĩ trong chiến-tranh Việtnam

c)     Vụ nổi-zậy ở Quỳnh-lưu

d)    Vụ thảm-sát Mĩ-lai

e)     Vụ thảm-sát Mậu-thân ở Huế

f)     Có cái jì là THỰC trong chiêu-bài Việtnam Zân-chủ Cộng-hòa?

g)    Có cái jì là thật trong chiêu-bài Cần-lao nhân-vị?

h)     Nạn sùng bái lãnh-tụ chẳng hạn tôn-vinh lãnh-tụ “muôn-năm”, như trường-hợp Hồ chi Minh và Ngô đình Diệm.

i)      Tại sao có người Việt bỏ nước ra đi? Và

j)      Rất nhiều trường-hợp cần đặt thành câu hỏi, chẳng hạn “Tại sao lại có Những Thiên-đường Mù của Zương Thu-hương?”

(…)

 

Nguyễn Quỳnh, November 28, 2013.

 

CHÚ-THÍCH

Những gi-chú không có số trang là í-chính của toàn tác-fẩm.

Hai chấm (:) trước con số, ví-zụ :73,  là cách viết thay cho “trang 73”

 

1.     Spinoza, Benedict de,1952, Ethics (in Great Books: Descartes and Spinoza) Vol. 31: 355-359.

2.     Heidegger, Martin,2009, Logik als die Frage nach dem Wessen der Sprache, SUNY Press.

3.     Heidegger, Martin. Ibid. : 84.

4.     Chữ Logos trong Triết-học có ngĩa là Khả-năng Thảo-luận, Ngôn-từ, Khả-năng Sáng-tạo và Í-niệm Fù-trì của Vũ-trụ. Chữ Logos zùng trong Tôn-jáo, đặc biệt trong Thiên-chúa Jáo có ngĩa Ngôn-ngữ Linh-thiêng của Thượng-đế. Trong Triết-học của Heraclitus có “sấm-kí” thế này: “ Đừng nge những jì tôi nói hãy lắng nge “Linh-tự” hay “Lời nói của Trời”. Khôn thì biết rằng “Vạn-vật đồng-nhất”. (B50). Ông cũng nói rằng: “LỜI CỦA TRỜI khắc trên đền Delphi không ẩn không hiện mà chì là một KÍ-HIỆU  mà thôi.” (B93).

5.     Heidegger, Martin,         Phenomenology of Intuition and Expressions/ Phänomenologie der Anschauung und des Ausdrucks. :2. Continuum. 2010.

6.     Heidegger, Martin,2000. Einführung in dies Metaphysik: 110. Yale University Press.

7.     Heidegger, Martin, 1962.Sein und Zeit. Harpper and Row: 2

8.     Heidegger, Martin,2000. Einführung in dies Metaphysik.:40-42, 44, 65.Yale University Press.

9.     Heidegger, Martin, Ibid.  :89.

10.  Heidegger, Martin, 2010. Phenomenology of Intuition and Expressions/ Phänomenologie der Anschauung und des Ausdrucks  : 21. Continuum.

11.  Husserl, Edmund, Logische Untersuchungen. Volume 2: 23-125

12.  Heidegger, Martin, Einführung in dies Metaphysik, P. 46. Yale University Press. 2000.

13.  Descartes, René, 1952. Rules for Direction of the Mind, Great Books, Volume 31: 41-71.

14.  Kamenka, Eugene,1983. The Portable Karl Marx : 377, Viking Penguin, Inc. 1983

15.  Heidegger, Martin, Phenomenology of Intuition and Expressions/ Phänomenologie der Anschauung und des Ausdrucks

16.  Heidegger, Martin, Phenomenology of Intuition and Expressions/ Phänomenologie der Anschauung und des Ausdrucks

17.  Heidegger, Martin, Phenomenology of Intuition and Expressions/ Phänomenologie der Anschauung und des Ausdrucks

18.  Heidegger, Martin, Phenomenology of Intuition and Expressions/ Phänomenologie der Anschauung und des Ausdrucks

19.  Heidegger, Martin, Phenomenology of Intuition and Expressions/ Phänomenologie der Anschauung und des Ausdrucks

20.  Heidegger, Martin,  Phenomenology of Intuition and Expressions/ Phänomenologie der Anschauung und des Ausdrucks. Xin đọc thêm Heidegger, Martin, 2009,  Logik als die Frage nach dem Wesen der Sprache.

21.  Heidegger, Martin, Einführung in dies Metaphysik, Phänomenologie der Anschauung und des Ausdrucks.

22.  Heidegger, Martin, 2000. Einführung in dies Metaphysik :101-102. Yale University.

23.  Nguyen, Quynh, 2003, Introduction to Semiotics: A Workbook for Graduate Students, Towson University, MD.

24.  AFP, 2013, China sends jets into air zone, as Japan, South Korea defy it, November 28, 2013.

25.  Nietzsche, Friedrich,1887, 2000, On the Genealogy of Morals (ZurGenealogie der Moral, 1887)

Nguyen, Quynh, 2013, How to Create an Animal that can keep Promise?/ Làm-sao có thể Tạo ra một Con-vật có Khả-năng Jữ Lời-hứa? USA.

26.  Hoàng, Xuân-hãn, 1952, La-sơn Fu-tử Nguyễn Thiếp. Paris.

27.  Petty, Martin, (Reuters), 2013, In Vietnam, weary apparatchiks launch quiet revolution, November 28, 2013.

28.  Spinoza, Benedict de,1952, Ethics (in Great Books: Descartes and Spinoza) Vol. 31: 424.

29.   Spinoza, Benedict de,1952, Ethics (in Great Books: Descartes and Spinoza) Vol. 31: 454.

 

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 3518
Ngày đăng: 01.12.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hyperion Hungary (tiếp) - Nguyễn Hồng Nhung
Làm sao gây jống một con vật có khả-năng jữ lời-hứa: - Nguyễn Quỳnh USA
Băn-khoăn của Nietzsche về Cỗi-nguồn Luân-lí Part II - Nguyễn Quỳnh USA
Làm sao có thể đẻ ra một con-vật biết jữ lời-hứa: nỗi băn-khoăn của Nietzsche về nguồn-gốc luân-lí - Nguyễn Quỳnh USA
Quyền – Lực và Tự -zo Khai-Thác tận-cùng về thể-tính và về tính-sử trong nỗ-lực đi tìm quyền-lực và tự-zo của con-người I-niệm và thực hành :Bản mới (2013) - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và fê – bình Jacques Derrida jới – thiệu Cội – nguồn hình – học của Edmund Husserl (phần 3) - Nguyễn Quỳnh USA
Bàn về sự tự sát - Trịnh Ngọc Thìn
Đọc và fê-bình fê-bình thẩm-mĩ của Immanuel Kant Kritik Der Urteil Skraft (1790) - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và fê-bình Jacques Derrida jới-thiệu Cỗi-nguồn hình-học của Edmund Husserl Theo Deconstruction hay Fương-fáp Khai-mở và Fê-bình Cơ-cấu - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc, fê-bình và so-sánh Truy-tầm luận-lí (Logische Untersuchungen, 1900) của Edmund Husserl với Hiện-tượng luận và thuyết zuy-vật biện-chứng (Phenomenology and dialectical materialism, 1951) của Trần Đức-Thảo (kì 7) - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)