Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.114
123.145.114
 
Triết học Xã hội , Chính trị và Tôn giáo
Võ Công Liêm

 

 

           ‘no Man and no God above me’  (F. Nietzsche)

 

     Đây là lần đầu tiên Socrates nhìn triết học như lời khẩn thiết vang vọng từ trời; lấy từ quần chúng mà ra là bước đầu giới thiệu một nền triết học được coi là ngọn nguồn tinh thần của nhân loại và cũng là một đòi hỏi để thăm dò về cuộc đời, luân lý đạo đức và những gì gọi là tốt và xấu. Quả vậy; như đã một lần triết gia La Mã Marcus Tullius Cicero đã nói đến giá trị của triết học là biện chứng sống thực. Thiết tưởng ở đây là một yêu cầu gợi ý, một bày tỏ về luân lý và những gì thuộc về chính trị triết học nhưng không cùng một mô thức lý luận triết học. Nhưng; nếu ở đây là một sự kiện đưa ra cái gọi là lý thuyết ‘Socratics’ một cách hờ hửng, lệch lạc về những gì thuộc về nhân loại thì hẳn là điều vô bổ cho mục đích hướng tới chính trị mà nó hoàn toàn không có liên quan hay dính dáng đến vấn đề lưu tâm như những triết gia đã nghĩ tới. Mà phải nghĩ rằng đây là sự khởi đầu có liên can tới nguồn gốc triết học với tư cách tự hành (self-governing) tự kiểm những gì mà con người hiểu biết đường lối chính trị. Ngữ ngôn đó được thể hiện qua từ ‘kosmos’ và chính cái đồng nghĩa của nó đã được xử dụng một cách đích thực thuộc chính trị mà trước đó họ cho là một chiếm cứ thích đáng bởi những triết gia –it is revealing that the word ‘kosmos’ and its cognates were used in the political realm well before they were appropriated by the philosophers. Và; đó là dạng thức của những gì hòa hợp giữa con người và vũ trụ ‘kosmos’ là hiện hữu vũ trụ mà con người đối diện như sự thật, một tương quan thế giới có thiên kiến tự do –kosmopolit (Gk.) hàm ý cái quyền làm người (polites); lý thuyết về tạo dựng vũ trụ và sinh thành -a theory of the creation of the universe and its inhabitants  ‘gignesthai / to be born’như căn bản của con người.Đơn giản của ngữ ngôn lấy từ cổ Hy Lạp đã dùng ‘polis /city’ là thành phố, nơi đông cư dân lưu trú; từ đó ngày nay trở nên thông thường là cái gì đứng riêng (configured) như kosmos vậy; trước đây những triết gia đã tiếp nhận một cách thích nghi và dùng vào đó như một khẳng định rằng: thế giới như nhiên là gần giống một sự cảm thông chung và một qui cách chung giữa vũ trụ và con người. Đó là mục đích tìm kiếm của triết học để minh định con người đối diện với vũ trụ (kosmos) là thực thể.

 

Đây là một bày tỏ ngẫu hợp, bởi đó là mục đích đem lại và phản ảnh  một vài điều có tính chất cơ bản. Giả thiết trường hợp của Gottfried Wilhelm Leibniz đưa ra gần như mơ hồ của tác phẩm ‘Lý do Chính để Hội đủ /Principle of Sufficient Reason’ thời đó chỉ là cái gì vừa đủ để thích hợp giữa lý do và vũ trụ; về sau này có thể tiếp nhận được qua thể thức trình bày. –chủ yếu thuộc về chính trị trước khi nó trở nên lý thuyết của triết học. Chủ nghĩa cộng hoà của cổ Hy Lạp là xác quyết về giả tưởng đó là cái lý nói ra cho có tình lý, có thủy chung chớ thật ra đó chỉ là nhản hiệu hay còn gọi là ‘logos /ký hiệu’ cho một câu văn đúng nghĩa cho một phạm trù chữ nghiã, là một tương xứng dành cho những gì thuộc chính trị; cái sự lý đó chỉ là nền móng cho một quả quyết vững chắc có nghĩa rằng một cân nhắc chung qua cái tư duy của con người có thể được coi là có văn hóa và đem lại một lãnh hội rõ ràng hơn; đó là những gì bắt nguồn trong vai trò, chức năng vấn đề thuộc chính trị. Trong tiến trình đó họ muốn có một liên kết tổng thể và tạo nên một minh chứng cụ thể của những gì hợp nhất như ngầm hiểu những gì đã mô phỏng. Họ khẳng định rằng:’không một gì đến từ ngẫu nhiên nhưng tất cả đặc vào nơi phù hợp với ngữ ngôn ‘logos/ký hiệu’ và bằng một sự thiết yếu –no thing comes into being at random but all takes place in accord with ‘logos’ and by necessity’.

Đưa vấn đề chính trị ra đây là thừa nhận một mệnh hệ chung tùy vào hoàn cảnh hay đây chỉ là lời lẽ trấn an, thỏa hiệp với những gì thuộc tổ tiên ông bà để lại; có thể đây là lý lẽ bảo vệ niềm tin của con người, vậy thì; những gì phê nhận về niềm tin tôn giáo của triết gia được coi như vô căn cớ của một luân lý nhân chủng học (irrational and ethnocentric) thì quả là không có một xác định cụ thể nhưng thấy được cái bất kính và điều đó gần giống như là trêu ghẹo để cho đấng thần linh thêm phẩn nộ. Nhà thơ nữ Pindar xứ Theban đã thốt lên rằng: ‘nhặt cái tinh hoa của trái xanh tươi / plucking wisdom’s fruit unripe’.Những nhà thơ khác thì họ cho là đã thóa mạ lên triết học của nàng: ’đồ chó đẻ sủa inh ỏi cắn xé cái thấu đáo của nàng / bitch! yelping and baying at her master’ để rồi kết tội nàng với lời lẽ không đẹp: ‘cái gì lớn lao vĩ đại nằm trong cái ngữ ngôn ngu xuẩn trống rỗng / being great in the empty speech of fools’ Và; đó là những gì đánh mất cái tế nhị của  con người biết suy tư trên lãnh điạ triết học còn bằng không nếu sự thật được nói : - quả là quá nghèo nàn /very poor indeed với một suy tư nông cạn . Đúng vậy!

 

Khuynh hướng hủy hoại có tính cách lưu truyền mẫu mực là hoàn toàn không mang lại một thành quả nào hơn mà ở đây cung cấp những gì có chứng cớ cho những người có ảnh hưởng đôi chút cái tài ngụy biện và của những gì biệt lập,đó là những gì họ đưa ra giữa tự-nhiên (phusis) và qui ước, hoặc là luật-tắc (nomos)

 

Hiện thực chủ nghĩa cho rằng vô thần / Athenians là tôn giáo tự nhiên (native of Athens (trong huyên thoại cổ Hy Lạp) là một cái gì vững chắc của đấng thờ phượng được bày ra trong khi họ nhận rõ cái mối dây liên hệ giữa một niềm tin công chính và tự hữu hoặc cần thiết  là vị trí, lãnh điạ trong một biện chứng chắc chắn mà con người sinh ra bởi tính dục tự nhiên (nature-erotic) và ‘Eros’ cũng từ huyền thoại Hy Lạp như một xác quyết cần có của con người. Hiện tượng ‘eros’ trở thành thần thánh hóa từ vô thần giáo, cũng là một thỏa mãn trọn vẹn đầy thích ứng của con người, truy tầm để tìm thấy cái tự-mãn (self-interest) và trong cái dục vọng vô cùng tận đó thì luật tắc (nomos) có thể không bao giờ cầm giữ lâu hơn luật tự-nhiên (phusis). Chung qui của thay đổi do từ qui ước tục lệ, phong cách tập quán và luật tắc là trái ngược với luật tự nhiên mà những thứ đó thúc đẩy bởi tính dục gọi chung là tự-thoả-lòng (self-indulgence), hẳn nhiên điều đó không thể chịu đựng để chống trả cái yêu cầu đòi hỏi của phép tự nhiên, và; cái sự cớ đó chỉ là một sự gạ gẫm hoặc suy nhược yếu đuối thì có thể thích nghi cho một cuộc đời đang sống, phù hợp với ‘nomos’ đưa tới một liên kết thỏa mãn với ‘phusis’ tức không còn trói buộc. Thì may ra dung hòa với hoàn cảnh xã hội hoặc ngược lại; bởi trong thiên kiến đó là động lực đẩy tới một tư duy chính trị cá thể và tôn giáo.

Socrates chọn ‘phusis’ trong nhiệm vụ phòng ngự ‘nomos’ là phản ảnh vào những gì cứng nhắc nay được phơi bày bởi những dữ kiện hiện hữu của nhân loại, một chứng cớ hoàn toàn tự nhiên khác từ con vật này đến con vật khác mà trong đó được đúc kết những dữ kiện bằng sự khác biệt nghiêm trọng hơn, đáng kể ở đây là sự hiện hữu của con người như nhận biết ở cái chỗ hổ thẹn và chiếm cứ, một cảm thức của những gì thích hợp, cái đó cũng do từ con người áp đặt vào tập quán cung cách và những qui ước khác; phản ảnh này là biện chứng qua từng cơ phận; đó là cuộc đời đang sống chẳng phải gì hơn là tự-thỏa-lòng điều ấy không còn bỉ ổi hay hèn hạ, nhưng; cuối cùng rồi đẩy lùi tất cả như ước mong vậy.

 

Triết học tôn giáo: Là một tính chất đặc biệt thuộc bộ môn triết học, gần như có một tương quan gần gũi vừa mới tìm thấy. Có lẽ điều này được ghi nhận trong vòng thế kỷ thứ 18. Coi đây là một khám phá có thể nằm trong khoa thẩm mỹ (aesthetics), cũng có thể là một suy tư như một nét biệt lập thuộc về triết học. Việc này không hẳn các triết gia câm lặng trước vấn đề về nghệ thuật và cái đẹp hoặc về những gì thần thánh hóa Thượng đế. Hoàn toàn là nghịch lý và đối kháng; thật khó lòng cho triết gia đứng trước vấn đề giữa Thượng đế và Con người; cho dù không thể có một tư duy về điều đó mà nhìn ở đây như chuyên nghiệp cho một triết lý tôn giáo. Trong những tham luận của Plato. Ông nói: ‘giống như không có thẩm mỹ quan ở đây / similarly there is no aesthetics, say; in Plato.’ Dù rằng ông đã để tâm một cách sâu đậm về hình ảnh và nghệ thuật và những gì có tính cách thẩm mỹ; tất thảy là ánh sáng của sư phạm học, tâm lý học, siêu hình học, chính trị học đều liên can đến nghệ thuật. có một vài điều nổi bậc về khám phá sáng tạo của triết học, của tôn giáo như một tính chất đặc thù và cũng chính ở đây là việc xẩy ra quanh thời kỳ của tôn giáo, chính nó cũng không phải đứng trên mọi lãnh vực để phản công những người tiên phong trí thức Tây phương. Triết học tôn giáo sanh ra giữa những nhà trí thức. Con người sụp đổ tình yêu bởi thánh linh (thượng đế) và người ta đã mất mát những gì được tái sinh như thời kỳ về những gì mà con người đã mất, có lẽ; điều đó không thể xẩy ra như bước ban đầu giữa Thượng đế với Con người. Dẫu rằng vấn đề này gần như tương quan giữa những gì thuộc triết học. Triết học  có thể là dây chùm từng mảng, cũng trong cùng lý thuyết nhưng thay đổi tùy nghi và cũng chẳng còn  điều gì để tìm kiếm theo đuổi mà ở đây tìm đến một diễn đàn qua tất cả tâm thức của chúng ta., cảm thức triết học bày tỏ một hội nhập với một vài điều tương tợ để đến gần tôn giáo như đã sống trong một hiện hữu sẳn có. Thời có thể cho triết học tôn giáo là đặc biệt cần có? Triết học tôn giáo có hai lãnh vực trong đó ‘philia’ và ‘sophia’. Sao lại đưa hai phái tính nầy vào đây?(cổ Hy Lạp cho Philia là tình yêu nam tính và Sophia là khéo léo, khôn ngoan của nữ tính) Nếu minh định tư duy thuộc về triết học tôn giáo, thời có thể xem đó là một triết học tôn giáo đặc biệt không? –can it be the specialty philosophy of religion? Theo lý thuyết hiện đại là một trung hòa giữa hai điều đó. Người tình là một cảm thức rung động trong cái sự tìm thấy và tỏ lộ; những lý thuyết gia hoàn toàn vô tư và điềm nhiên trước vấn đề ái tình. Những người tình yêu nhau thường là khác thường và bày tỏ những gì ở chính họ; những lý thuyết gia thì có cái nhìn bao quát hơn và quên mình để nhận thức. Giữa những người tình cảm có thể liệt kê một số như: Plato, Augustine, Pascal. Kierkegăard, Nietzsche. Giữa những lý thuyết gia như: Aristotle, Descartes, Kant và Hegel. Dĩ nhiên đây là một sự phân biệt rõ rệt luôn luôn cần có một thẩm định hạn chế về tính chất. Tư tưởng gia không tình yêu là không sinh sôi làm mất khả năng sinh sản (sterilization) là triệt bỏ, chối từ; còn người tình yêu thời không quan tâm để ý tới (mindless). Cho nên chi cho thấy Plato một tư tưởng gia, triết gia thường dựa vào (eros) của tính dục để lý luận, Hegel là nhà tư tưởng lừng danh thì đưa ra lý do về hệ thống hóa (systemization) đã là không; chắc chắn là trống không về việc tôn thờ –was not devoid of a certain reverence. Và; thiết tưởng có một vài điều giống như phân biệt là phản ảnh được con đường đến với triết học tôn giáo. Trong khi đó triết học để tâm đến một thứ tôn giáo không thờ phượng Thượng đế; mà ở đây chỉ nói về tình yêu chớ không nói gì là kính mến (beloved).

 

Vậy thì ở đây chúng ta tìm kiếm một cái gì sáng tỏ để chống lại cái gì mơ hồ, tối nghĩa, nhưng; chính cái sự đi tìm sáng tỏ là tự nó đã rơi vào tối nghĩa; thì ra vấn đề kéo dài lê thê, tràng giang đại hải để làm chủ cái thiếu vắng trong sáng với chính nó, thiếu vắng trong sáng về tự nó –we search for clarity against ambiguity, but the search for clarity is itself ambiguous, so it drags its own lack of clarity with itself, lack of clarity about itself. Nhưng nói chọn ngay có phải chúng ta có cái nhìn nghi ngờ và sai lầm về Thượng đế? Cái tình của chúng ta hay cái vô tình (loveless), bởi; chúng ta không đặc vào đó niềm tin yêu Thượng đế? Bởi vì chúng ta vồ vập, hàm hồ hoặc đi lạc vấn đề, một cái gì quá chất chứa cho một hiện hữu sống còn?

 

Trước đó Augustine mô tả ông làm chủ hành trình của ông đến với Thượng đế là thời kỳ của trào lưu hoài nghi giữa Thượng đế và Con người : ‘ab exterioribus ad interiora, ab inferioribus ad superiore’. Đó là linh hồn chuyển dịch  từ trạng thái ngoại tại đưa tới trạng thái nội tại; rồi từ đó chuyển từ đạp đổ đến thờ phượng. Chúng ta cần phải thẩm định điều này. Chúng ta đã chuyển dịch từ Không sang Có đi từ cõi ngoài để mất đi một chứng cớ trong cái thế giới ở cõi ngoài của chúng ta. Trở về chính chúng ta hoặc trong đáy sâu của tâm linh hẳn nhiên khơi lại nguồn gốc của tôn giáo nằm trong đó. Tín ngưỡng cho rằng: trong cái mật thất sâu thẳm của tâm linh; tâm linh đã tìm thấy ở chính nó với một căn bản cấp thiết khác là: chỉ có Thượng đế! Và; cho Thượng đế là tối thượng. Đó là trở về cái năng lực chủ động mà như một cảm nhận thúc đẩy, ray rứt với tất cả những gì nhận biết thuộc về đấng tối thượng. Chúng ta đòi hỏi cả hai mặt tự quyết vấn đề và siêu nhiên vấn đề. Nietzsche nói: ’Không Con người và không Thượng đế cao hơn trong tôi / No Man and no God above me’. Nietzsche về đâu? Về với vũ trụ và như-nhiên đấng hằng có vô cùng.

 

Để làm sáng tỏ tư duy của Descartes, người được coi là cha đẻ của triết học hiện đại và nổi danh qua cụm từ

‘cogito ego sum’ (tôi suy nghĩ do đó tôi hiện hữu).Cũng từ câu nói nầy đã đưa tới nhiều tranh luận. Augustine đã chứng tỏ qua một lý luận khác’dubito ego sum’ (tôi hoài nghi do đó tôi hiện hữu). Cùng bậc thang đó Descartes nhìn Augustine tương tợ chẳng khác gì hơn, vì thêm vào chỉ chứng tỏ cái ngã tự tại trong việc tranh cải về cái cogito/self, lời phát biểu của Descartes là nói lên một chứng thực tồn lưu của Thượng đế. Đây không phải là một chuyển dịch đi từ hạ thấp giá trị  đến nâng cao tối thượng? để rồi dựa trên cơ bản thực sự hoặc coi đây là một tối hậu giữa Ta và Thượng đế? Giữa những nghi vấn như thế ít nhiều đưa tới một tinh thần hoài nghi; trong khi Descartes hình như dùng Thượng đế như có nghĩa chứng thực những gì thuộc về thư-thức-tự-khởi là nhận biết (epistemological) vững tin trong khoa toán học khoa học mới của những gì thuộc tự nhiên ở bên ngoài. Trong lúc đó Augustines đặc vấn đề những gì ông đã tìm thấy và hiểu biết. Ông nói: ‘Thượng đế và linh hồn / God and the soul’ là một. Mang một ý nghĩ khác ‘Nihilne plus/Hư-vô’ chẳng thêm hơn. Trả lời rằng: ‘Nihil omnino / hoàn toàn Hư-vô’. Mặc khác; phải hiểu rằng Thượng đế là cõi ngoài không còn cõi nào hơn -ne plus utral- Với Descartes; dường như cho chúng ta tìm thấy Thượng đế ở về phiá của những con người sùng bái hơn là ý niệm nhận biết giữa Con người và Thượng đế; như vậy tạo nên một biểu hiện trong chính chúng ta (vô số con người) ‘sở hữu và chủ hữu tự nhiên / masters and possessors of nature’. Ngày nay nhân loại được ban thưởng những phúc lợi với những thành quả như mơ. Thế nhưng thiên hạ vẫn còn thắc mắc ‘có thể chăng Thượng đế xử dụng như vậy? / can God be used thus?’. Thượng đế không coi như đấng tối thượng, nhưng chính ở con người tạo cho con người một ngôi thứ siêu việt để thờ phượng là đấng hiện hữu (superior being). ‘Voilà’ đó là điều ta nhận ra –le voilà qui vient / there be comes. Và; hiện ra một thứ loại khác để cho ta nhận biết! Con chiên ngoan đạo Descartes và con chiên lạc bầy Nietzsche là xuất hiện trong cùng một dòng máu anh em là con cái của Thượng đế nhưng có cái nhìn cách riêng trong đó ‘Ubermensch / Voilà / Behold’ tức nhận và chối từ trong nghĩa cử khác nhau của nó. Để rồi đưa tới kết quả gì không? Thời có phải đó là vũ trụ trống rỗng mà những điều ấy chúng ta đã cấu trúc bằng một lâu đài thủy tinh; như một tư duy gợi ý của Fyodor Dostoyevsky? Vũ trụ trống rỗng của chúng ta nằm trong cái hư-vô không cùng của Nietzsche bắn vào cái chết của Thượng đế đời đời vang vọng, mãi cho tới khi chỉ còn là tiếng thốt loãng, tiếng thì thầm trong bối cảnh phiếm đàm của thời hậu hiện đại của chúng ta mà thôi –our hollow earth, in whose hollowness Nietzsche’s shout about the death of God echoes and reechoes, until it becomes mere white noise, humming in the background of our postmordern chatter.

 

Tuy nhiên; ở đây là lý do vượt quá khả năng và tầm nhìn, như chúng ta tìm thấy lý lẽ của Hegel đã nói đến và có vẻ bày ra một hình luật khác biệt, từ đó đưa tới đường lối của Kierkeggard với một hình thức khác biệt về chủ nghĩa hậu hiện đại. Trong tương nghịch của hai tư tưởng gia Hegel và Kierkeggard thời chúng ta  một lần nữa đặc vấn đề về triết thuyết và tình yêu một cách trọn vẹn nghĩa lý của nó. Helgel sẽ xác nhận một cách khoa học về sự hiện hữu (ontological) và một tổng thể của sự kiện bởi những gì nói lên, nghĩ tới và những gì đã phân tích. Kierkeggard  phản đối điều này và gần như liên quan mật thiết đối với Thượng đế: coi Thượng đế và tôn giáo là thuộc về triết lý đấy là điều hoàn toàn không thể có và không thể xem giống nhau. Tôn giáo là yêu cầu lớn hơn tư duy, nó yêu cầu trong cái phi thường như một tính chất khác thường (singularity) là một cái gì cần khám phá và chỉ đưa chúng ta đến một giới hạn dành cho tư duy. Và; đúng thế nó đứng ở cõi ngoài, như nhân vật được nói đến là Thượng đế đòi hỏi nhận thức và đo lường của nhân loại. Đôi khi đòi hỏi đó chưa hẳn là thích ứng cho những người còn hoài nghi hiện hữu của Con người và Thượng đế. Trong khi đó chúng ta đang tìm kiếm một lý giải chống lại những con người duy tâm nhưng tôn giáo đối với Kierkeggard là trừng phạt; chúng ta đi tìm lý giải cái khước từ Thượng đế, kể cả chống lại tôn giáo trong con người của Nietzsche. Cho nên chi duy tâm chủ nghĩa hay duy vật biện chứng đều đưa tới cái gì ngoài tầm nhìn của tư duy mà trong cái chuyển hướng đó chính là đi tới nhiều thứ lập ngôn phi luân lý đem lại cái độc tôn giáo điều, luật sắc, hiến chương; hiện hữu vũ trụ là của Thượng đế. Nếu Nietzsche hiện ra đây của một hậu hiện đại tự có; thì Chúa cũ có thể nói là chết rồi nhưng ngược lại Chúa mới thì  đang nhảy múa trước cái ‘ngôi’ rỗng tuếch hoặc trong dáng đứng uể oải nặng nề…

Nói rút lại con người ở hoàn cảnh nào, thời nào đều nằm trong vòng xoáy của xã hội, chính trị và tôn giáo muốn vượt thoát để tìm thấy chân lý tuyệt đối mà đây là một chuyển động từ ngoại giới đến nội giới, từ cõi người đến cõi ngoài kia; tất cả là phản ảnh trong một bản chất cố hữu làm bằng chứng cho một Thượng đế tồn lưu. Giữa Con người và Thượng đế đều là mệnh hệ như quy định (fatalistic). Không thể vượt xa hơn ./.

 

 (ca.ab. Xmas 2013)

SÁCH ĐỌC: - Hegel, Georg Wihelm Friedrich. From :Lectures on the Philosophy of Religion . London: Kegan Paul. 1985.

               -  Kierkeggard, Soren. From: Fear and Trembling by Princeton University Press 1983.

               -  Aristotle. From Metaphysics by Princeton University Press 1984.

TÌM ĐỌC THÊM: ‘Heidegger I, Heidegger II, Heidegger và Nietzsche. Trên: vanchuongviet.org / newvietart.com hoặc trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email về: lvocong@hotmail.com

                             TRANH VẼ: ‘NGUYỆN / PRAY FOR’ Trên giấy cứng. Acrylics+Mixed Media. Vcl#29122013   

    

                                              

                                                                                 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3417
Ngày đăng: 05.01.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Việt Ngữ Tương Giao Văn Học Và Triết Học Viết Từ Năm 1950 Của G.S. Trần Đức Thảo - Trần Văn Nam
Một giọt từ sự đọa đầy - Nguyễn Hồng Nhung
Tu tập thời @ (5) Te của Lao Tzu. - Cư sĩ Minh Đạt
Lửa của Pascal (Pascal's Fire) - Phạm Việt Hưng
Sự tha hóa trong những cuộc đi tìm bản thể - Nguyễn Anh Tuấn
Tình yêu – sự kết nối linh hồn - Nguyễn Hồng Nhung
Đích thực của sự thật - Võ Công Liêm
Tâm tình Lê Đình Bích - Tâm Nhiên
Lý lẽ của trái tim (LA Raison du Coeur) - Phạm Việt Hưng
Tâm-sự của một họa-sĩ tầm-thường - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)