Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
964
123.137.191
 
Ghi Chép December-2013
Nguyễn Hồng Nhung

                       

 

 

Tháng Chạp, tháng cuối cùng của năm Quý Tỵ-2013 - dịch xong một trong những tiểu luận triết học mang tính”người” nhất của Hamvas Béla: „MỘT GIỌT TỪ SỰ ĐỌA ĐẦY”-

Đọc những bài như tiểu luận này, ngắm một trong những bức ảnh Hamvas Béla  mình thích nhất và trầm ngâm suy nghĩ: khi nào con người biết hoàn thành TÁC PHẨM duy nhất của đời nó :  CHUYỂN HÓA?

 

 

Không có sự chuyển hóa, chẳng ý nghĩa gì những năm tháng sống trên đời trong hình hài một con người. Hamvas Béla chứng minh sự chuyển hóa này một cách dản dị nhất,”người „nhất, khi chấp nhận một vai trò thời đại hết sức bình thường trong đời sống vật chất, nhưng  đời sống tinh thần của bác lại chính là sự tượng trưng cái vô tận của tinh thần vũ trụ -người.

Hãy nhìn bức ảnh người thủ kho trong một khu Công nghiệp Nặng của Hungary cộng sản đầu những năm 50 của thế kỷ trước. Lúc đó ai quan tâm đến nhà triết học vĩ đại khoác bộ quần áo công nhân bị ”đi đày” từ thủ đô Budapest đến một khu Công nghiệp ngoại ô đang xây dựng  để „ cải tạo” lao động này?

Giờ đây, đọc các tập nhật ký hoặc thư từ  của bác, người ta mới biết bác thường tranh thủ viết vào những phút vội vã sáng tinh mơ trước khi vào giờ làm, hoặc trong những khoảng thời gian ngắn ngủi trước lúc thả cơ thể mệt nhoài vào giấc ngủ sau một ngày làm việc nặng nhọc.  Từ lúc bị đưa vào danh sách các trí thức bị cấm toàn bộ mọi hoạt động tinh thần công khai „cần theo rõi nghiêm ngặt” đến tận lúc mất, bác viết, viết liên tục, như một thực hành joga, thiền.

Một đời sống tinh thần tuyệt vời như thế: thể hiện tất cả những gì linh hồn hiểu và thực hiện, dù thể xác tồn tại trong bất cứ môi trường sống như thế nào.

Bởi vì sự chuyển hóa chỉ có thể đến từ bên trong, khi con người đi đến tận cùng nỗi đau phải Sống của nó, một đời sống đau đến nỗi như Chết rồi trước khi bắt buộc phải chuyển hóa. Không có con đường khác.

 NHN vô cùng hiểu điều này, ngày càng hiểu hơn, khi chính bản thân nó đã từng: sống như thể đã chết, và chết té ra cũng như là đang sống.

 

Thế đấy,  tháng Chạp – December bắt đầu bằng  những suy tư của Hamvas Béla trong tác phẩm số 17.  Thực ra ngày nào nó cũng đọc một cái gì đấy của ông, tuy không biết trước sẽ là cái gì. Lật những cuốn sách của ông trên giá, dừng lại ở một cuốn nào đó, và lật giở vài trang. Đọc.  Nhưng thật kỳ lạ: văn bản đó bao giờ cũng rất phù hợp với tâm trạng lúc đó của nó.

Dần dần nó hiểu ra sự trùng hợp kỳ lạ này: đấy là một tiếng nói tâm trạng luôn  khao khát cất lên từ mỗi con người, dù từ  Hamvas Béla hay từ nó đi chăng nữa. Tâm trạng này lúc đầu có thể mới chỉ thuần túy là…tâm trạng, nghĩa là chỉ những ý nghĩ vơ vẩn thoảng qua, một ấn tượng nặng nề hoặc mông lung gim giữ trong người, nhưng  rất có thể đã dàn trải thành chữ, cất dấu đâu đấy trên thế gian, để một ngày …người tình cờ bắt gặp người…. Vì con người đọc sách để giải quyết tâm trạng.

Chừng nào chưa hiểu ra, con người càng có nhu cầu muốn hiểu thật rõ, thật chính xác cái khao khát vô hình này của mình. Đây không phải nỗi khát liên minh, với nhau, giữa và bằng các quan hệ. Người nào lầm tưởng lập ra các liên minh sẽ hết khát, người đó sẽ càng ngày càng buồn trong nỗi gặm nhấm của chính những thứ mình lập ra..

Nỗi khát vô hình này dường như không bao giờ chấm dứt, thậm chí, kẻ sở hữu nó càng ngày càng thấy nó cao hơn bất cứ dạng nhu cầu nào của mình, để sau rốt, như Hamvas Béla  viết: „tôi chỉ tìm thấy ở các nhà thần học”

Phải chăng: đấy chính là khía cạnh tôn giáo BẨM SINH của sự vật, sự việc trong sự sống, cũng chínhlà thế giới tinh thần, thế giới nội tâm của con người?

Chỉ có thể hiểu hết ý nghĩa của khoa học, văn học, nghệ thuật, của văn hóa loài người nếu hiểu một cách sâu sắc khía cạnh tôn giáo bẩm sinh này. Còn nếu không: bầu trời vẫn chỉ là bầu trời, mặt đất vẫn chỉ là mặt đất, con người ngơ ngác nằm giữa, không tìm thấy mối liên hệ nào giữa mình và đất trời sinh ra nó.

Có thể: đấy cũng là lý do tại sao sức hút của thần học ngày mỗi mãnh liệt hơn đối với nó, từ lúc vô thức cứ đi tìm thể loại này mà đọc, đến tận lúc ngày mỗi nắm chắc hơn về những gì đang đọc Và…nghiền….nghiền ….chưa bao giờ chán, Chúa ơi!

……………………

Dịch ra đây một kiến thức tuyệt vời về con người:

 

CÁC LUÂN XA TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI

 

Trong cơ thể con người có 7 luân xa chính, nhưng cạnh đó còn 21 luân xa phụ gắn với hệ thống năng lượng của từng bộ phận khác nhau,  và có các tế bào luân xa, những luân xa ở tất cả các tế bào, những luân xa này liên kết với một hạt tinh thần điều khiển.

Ý nghĩa gốc của từ luân xa: BÁNH XE ÁNH SÁNG. Nhiều thày thuốc cho rằng nếu đặt một tinh thể  màu lên một luân xa cùng màu, tinh thể này có sức mạnh chữa bệnh. Bảy luân xa chính trong cơ thể ở: đỉnh đầu, trán, họng, tim, trung tâm thần kinh bụng, dạ dày/bụng, xương cụt,  là nền tảng của cột sống.

Luân xa-đỉnh đầu là cửa vào của năng lượng, là thứ sau này ”rễ”-sẽ ra đi từ đó, luân xa này có màu trắng bạc. Luân xa-trán là trung tâm tinh thần, là trung tâm của vô thức trong não, có màu chàm. Luân xa-họng là trung tâm thông tin, có màu xanh. Trong luân xa-tim có trung tâm của năng lượng, tại đây cảm giác điều khiển, màu của luân xa này là màu xanh non. Luân xa của trung tâm thần kinh bụng tác động để con người tập trung năng lượng của họ cho lẫn nhau,  luân xa này có màu vàng. Trong luân xa dạ dày/bụng là trung tâm của các bản năng, có màu da cam. Luân xa”rễ” có thể bắt gặp ở nốt tận cùng cột sống, đây là trung tâm sức sống vật lý, có màu đỏ rực.

Các luân xa là các điểm nhạy cảm, và đặc thù của chúng là bảy màu của bảy luân xa trùng với bảy màu của cầu vồng. Lực sống, sức sống thông qua các luân xa chảy vào con người. 

……………………………………………

Giữa tháng Chạp, đột nhiên „gặp gỡ” với Charon Wiktor-nhà huyền thuật cuối cùng của Hungary – như người ta nói.

Không có gì ngẫu nhiên, chỉ có các mức độ, Hamvas Béla đã viết. Không có gì ngẫu nhiên trên đời, nhưng  các yếu tố tạo nên duyên hội ngộ như thế nào đấy phải được tập hợp đầy đủ, phải chăng đấy là những tháng năm miệt mài đọc, hiểu và dịch Hamvas Béla?

Bước sang năm thứ năm đọc và dịch Hamvas Béla, giờ đây nó đã „đủ sức” đọc thêm một trong những nhà „tiên tri” lớn nhất của thời đại ? Chắc vẫn chưa đủ. Bởi nó đang choáng ngợp, lúc đầu hết sức kinh ngạc, rồi sau khi”rơi tòm” vào giữa các phép thuật Atlantic của C. Wiktor, nó  mê mải đọc, quên hết mọi sự trên đời, càng đọc càng…tỉnh dần…

Không, nói đúng hơn, dường như nó bước sang một không gian tinh thần mới, làm xáo trộn toàn bộ „sự ngăn nắp” tư duy cũ, nghĩa là rất lâu, trong nhiều ngày, nó không hiểu gì cả. Một cảm giác ấm áp mơ hồ bao phủ, ở giữa là một con đường thẳng, rất thẳng đi lên. Như là bay, như khói tỏa. Nghĩa là thể xác vẫn đấy, nhưng tinh thần đã lơ lửng bay lên trên.

Giờ đây nó chợt hiểu tại sao nó nhiều lần đã viết:”Không hiểu mình ngủ hay nghĩ ? mình đang nghĩ hay ngủ nhỉ?”, bởi trạng thái vừa tỉnh vừa mơ  này rất nhiều lần đến với nó. Bước lên những chiều kích cao hơn của tinh thần, giới hạn của sự thức tỉnh và giấc mộng bị xóa- C.Wiktor đã viết.

Giờ đây nó mới hiểu tại sao mình rất rất nhiều lần có cảm giác mò mẫm trong đường hầm hẹp tối om, chỉ mơ hồ một vệt sáng trước mặt. Bởi vậy mới cho ra đời  những  truyện ngắn tìm kiếm, quờ quạng, lần mò buồn bã, day dứt làm sao…

Để rồi một ngày đột ngột đến với joga, với thiền, với khí công, luyện hơi thở…

Một ngày vứt bỏ hết những „thưởng thức” người đời không thể thiếu,  đã từ lâu, hàng năm trời nay nó không : xem tivi, nghe radio, xem phim, đọc báo, thậm chí từ bỏ luôn cả nhạc-dù đã giới hạn chỉ nghe mỗi Bethoven- và dần dần thôi đọc luôn cả văn chương hiện đại. Nó đã từng trao đổi với một người quen làm khoa học: Sống ở thời đại này, muốn làm một người trí thức đích thực cần phải có kiến thức về khoa học, triết học và thần học.

Ra khỏi thời lịch sử”- để làm đúng như những gì đã thấm từ Hamvas Béla.

 

Cả Hamvas Béla lẫn C. Wiktor đều nhấn mạnh đến những yếu tố để đời sống tinh thần con người bứt phá: thanh tẩy thân xác vật chất bằng joga, bằng thiền định, bằng các quy tắc phép thuật của khổ hạnh, của đạo đức và kỷ luật, và năng lực tập trung hơi thở…

Tóm lại: đời người là một sự bắt buộc của chuyển hóa. Không có cách khác. Hãy đọc, hãy hiểu, hãy dịch, ta ơi!

Thẫm đẫm ân sủng của Thượng đế cho mi biết tiếng Hung để đọc các tác giả này!

Tháng Chạp, tháng cuối cùng của năm Quý Tỵ- Năm Tuổi, sẽ không bao giờ mày sáu mươi nữa đâu, đợi sang kiếp khác nhé, ta ơi!!!!!!!!!!!!!!!

 

                                                        2013.12

 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2706
Ngày đăng: 02.02.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ghi chép November - 2013 - Nguyễn Hồng Nhung
- Nguyễn Hồng Nhung
Ở đó sông có một mùa buồn - Ngọc Vinh
Đại-hội Triết-học Thế-jới kì 23 tại Đại-học Athens, Greece từ 4 tới 10 tháng 8 - Nguyễn Quỳnh USA
Cách mạng tháng Tám ở quê tôi - Lâm Bích Thủy
Buổi ra mắt sách Đại nguyện của đá & tác giả tác phẩm Người đồng hành quanh tôi - Minh Nguyễn
Ký Ức Vĩnh Cửu - Nguyễn Hàng Tình
Về An Giang thăm núi - Diệp Hồng Phương
Tháng sáu ký ức về NGƯỜI NGHỆ SĨ ĐIÊN - Đặng Hà My
Gió bụi từ núi xa về - Nguyễn Hàng Tình
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)