Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.888 tác phẩm
2.761 tác giả
969
123.366.979
 
Anais Nin* Nhà văn của Sắc Dục
Võ Công Liêm

 

              riêng cho: Mai Ninh

 

LTG: Anais Nin nhà văn sáng giá của văn chương Mỹ ở những năm cuối thế kỷ XX. Một nhà văn nữ chuyên viết về những chuyện tình luyến ái thuộc giới tính nam và nữ. Tuy nổi danh nhưng không phổ quát rộng lớn vào quần chúng cho nên tên tuổi bà xa lạ với độc giả ở phương xa. Để rộng đường tư tưởng cho một nhà văn một thời gây chấn động qua những tác phẩm mang nặng chất tình dục (erotic stories). Một thể loại tiểu thuyết ‘nhật ký’ tiên phong (avant-garde) mới, thuộc trường phái siêu thực (surrealistic) Pháp. Hiện nay được nhiều độc giả khắp nơi trên thế giới yêu chuộng phương ngữ của bà và một trong những tác phẩm được dựng thành phim và trên sân khấu kịch nghệ…

 

                                                                                              *

 

Sau khi hoàn tất phần 4 của tập nhật ký mang tựa đề: ‘Nhật ký Có trước của Anais Nin’ (The Early Diary of Anais Nin) và cũng là lần cuối viếng thăm New York (1927), cả hai dữ kiện nêu trên là động lực khơi dậy trong con người, trong cuộc đời của Nin; và đó cũng là một khám phá, truy lùng những cái mới trong truyện và được coi là dấu ấn chọn lựa qua cách sống (style-life) đồng thời tạo một văn phong khác biệt hơn. Những năm sống ở Paris, Anais đã thay đổi nhiều nơi ở, trong hành động đổi thay cuộc sống ấy là con đường lùng kiếm một nơi chốn đích thực để phơi mở tâm hồn, giao cấu giữa cuộc đời hiện thực và truyền thống cố cựu của từng cá nhân, gia đình, xã hội, luân lý đạo đức những thứ đó đối với Nin là rào cản. Con người của Anais Nin là con người khám phá thứ tình cảm sâu lắng, ngấm ngầm, vùi dập trong một nội cung thâm hậu . Cuối cùng đã dọn về ngoại ô Louveciennes không xa Paris. Tưởng nơi đây sẽ là nơi lắng đọng tâm tư, nhưng không; nơi đây là một đụng chạm khốc liệt của Anais Nin với Henry Miller. Hai kẻ giang hồ đã gặp nhau! Và; cũng từ đó cả hai nãy sinh ra những tác phẩm mang nặng chất ‘dục’ hơn chất ‘tình’. Họ chịu ảnh hưởng đôi phần con người Proustian (Marcel Proust (1871-1922) từ đó Nin đã viết lên tác phẩm ‘Thời Phiêu lãng’ (Waste of Timelessness) rồi lại quay về với nhà văn D.H. Lawrence.

Sau một thời chịu đựng sống trong khuôn phép gia đình ở Paris. Anais nghiền ngẫm vào trào lưu văn chương đương đại Pháp, thật vậy; chỉ có con người Anais Nin chịu khó ‘nhai’ và tiêu hóa đống sách tân cựu đó. Dầm mình qua những tác phẩm lớn của Pháp và nhờ đó Nin đã khám phá để rồi tháo gở tất cả những gì giáo lý nghiêm khắc đã chận đứng con đường đam mê và tiến thân. Với suy nghĩ của Anais Nin thì đó là một cuộc cách mạng tư tưởng, văn chương của Nin. Cho nên chi Anais Nin cần phải hiện hữu ở chính mình, cần phải kinh qua những kinh nghiệm sống để hiện thực cuộc đời đang sống, mầm mống do từ gia đình mộ đạo và hệ lụy đó như kẻ nô lệ tinh thần, khám phá như tự mở trói những gì đã tàn tích, che giấu dưới một dạng thức sâu lắng của vô thức –begun to explore the hidden depths of the unconscious. Cũng nhờ lòng kiên trì học hỏi, thu tập nền văn chương nước Pháp mà khai phóng đời Nin, những gì bà tiếp cận được là cảm thức của bầu khí quyển văn học đưa Nin lên đường khám phá những kỳ bí của con người mà định hệ đã sắp đặt và đền bù. Trái lại; Nin không bao giờ thoái hóa hay dễ có một lôi cuốn để trở thành nhà văn Pháp. Pháp là ngôn ngữ chính nơi bà sanh ra và lớn lên ở đó; đất thiêng đã du nhập vào hồn bà. Tuy nhiên ảnh hưởng tương quan giữa Pháp ngữ và Anh ngữ không còn là trở ngại đối với Anais Nin. Song le; văn chương Mỹ là mô hình đưa vào một sự nghiệp văn chương khác cho Nin, bà đã học và thấm nhuần Anh ngữ ở ‘lycée’, gần gũi những nhân vật nói tiếng Anh trong gia đình cũng như ngoài đời. Học thêm về phân tâm học của Freud và Jung đồng thời đam mê những nhà văn, thơ Mỹ trong đó nhà văn John Erskine là nhà văn hàng đầu đối với bà, hình như Anais Nin ám ảnh một cái gì lãng mạn về sắc dục; khởi từ đó. Chính câu văn:’ nỗi đau sáng ngời’ (painful lucidity) mà bà cho là câu văn chứa cái gì lãng mạn tính dục nhất. Đúng! bởi có những cái đau chờ đợi và mong được đau; đó là những gì thường được đưa vào nhiều lần trong tác phẩm của Nin như ấp ủ, như nâng niu để thực hiện cái chìm đắm trong con người. Lối hành văn của Nin về dục tính thường lý luận theo phương pháp tâm sinh lý như chứng cớ của sự kiện xẩy ra. Nin nói: ’đây là điều kinh khủng và một tri thức vô tận và một sinh lý thèm khát…’ this horrible and endless intellectual and physical starvation… Thực vậy; trong tác phẩm Nhật Ký đời tôi như thử là lời xưng tội, những gì của bà ngày nay người ta chỉ tin vào một hạn chế nào đó. Nguồn cơn ấy trong văn chương đã có như thoái bộ và chỉ còn ở đó một chứng cớ hiển nhiên vì Nin viết hết, viết trọn cái ý nghĩa đích thực. Anais Nin thực hiện những gì xẩy ra như giòng đời của bà xẩy ra, rao báo như chứng cớ với thế giới; dù bà có rơi vào tuyệt vọng đơn côi, đặc biệt hay khác biệt. Nin viết:’ không một người đàn bà nào dẫu mỗi khi nhìn xuống cũng chính họ như có nhiều lời phê lạnh lùng, không một người đàn bà nào dẫu mỗi khi phân tích ý kiến của họ và nhiều hành động thận trọng, không những thế mà còn nhiều nghi ngờ cho chính họ, tự đánh giá thấp, nhiều sợ hải của thứ đạo đức giả, nhiều phỉnh phờ lường gạt, nhiều khao khát cho sự thật, hơn cả bản thân tôi, bạn, báo Thời sự của tôi. Cô đơn, biết nói làm sao đây. –no woman ever looked down into herself with as much cold criticism, no woman ever analysed her ideas and actions more carefully, none was ever more doubtful of herself, more self-depreciating, more fearful of hypocrisy, more terrified of lies, more eager for truth, than I. You, my Jourrnal, alone, know this. Chính Anais Nin đã gắn đời mình trong văn tự như tự thú chính mình; sự cớ đó tợ như nói với bức vách, như hút thuốc trong bóng tối –like talking to a wall, like smoking in the dark. Cái bộc phát âm thầm của nhà văn là chịu đựng sự phê nhận, dù phê nhận ngoài ý muốn; nhưng thể hiện được là hoài vọng. Annais Nin mạnh dạng hơn, phóng túng hơn để lột tả toàn phần tâm lý mà con người che giấu như một thối thác trốn chạy ra khỏi Điạ Đàng, nơi đã một lần sống thực, sống như nhiên, Nin vin vào cớ sự đó để nói lên cái sự thật không thể tránh khỏi, không một ai trong sạch và thánh thiện mà đó là một ‘temptation’; chỉ có Anais Nin dám nói, dám làm và chính ở Nin đặt ra vấn đề để tiếp tục theo đuổi một cách hăng say trong từng mảng của cuộc đời đang sống, không còn là mẫu mực của một người đàn bà dịu dàng, nết na. Hành động đó cho thấy Anais Nin muốn vượt thoát để tìm thấy tự do, một thứ tự do bị vùi chôn trong âm thầm, tất cả ý chí đó được coi Nin là con người muôn mặt, lồng vào hầu hết trong bộ nhật ký khi bà khởi sự viết bằng những hình ảnh táo bạo của tính dục. Đây cũng là một đối kháng có ít nhiều phản ảnh đủ để Nin cảm nhận một cái gì đau buồn gần gũi với người thân. Anais Nin nhắc đi nhở lại nhiều lần và trích dẫn lời lẽ của Mélisande trong truyện Pélleas và Mélisande : ‘je ne sui pas heureuse ici’. Tiếng khóc khô là nỗi đau sáng ngời (painful lucidity) của Anais, có lẽ còn nhiều nỗi đau hơn thế nữa, nhưng khó khăn hơn khi  cùng đến một lúc giữa hai người đàn bà (đó là ý niệm một đồng tình luyến ái giữa Nin và June (vợ của Henry Miller). Bên cạnh đó nhiều lúc nỗi đau không đến với Nin. Tại sao phải có một nỗi đau sáng ngời? Nin cho đây là một cảm giác thích thú để hứng cái đau tân hôn hay cái đau ngạc nhiên của mối tình đầu; đó là lý lẽ của sắc dục giới tính, thậm chí nụ hôn đầu đời là nỗi sợ hãi của đụng chạm để lại một cái gì sáng ngời! Trong tập Nhật Ký đầy đặc những hình ảnh tâm sinh lý gây ra, một động tác tự nhiên như muôn loài sinh vật khác và không cho chúng ta một ngạc nhiên nào hơn. Một nỗ lực khác để bày tỏ cái đánh thức sinh lý của bà và cái dục vọng ham muốn bừng dậy trong người bà là một kỳ bí soi rọi chung (to shine in public) và; từ những quan niệm xa gần Nin dấn thân vào đời trên những bước đường phiêu lưu tình ái, luyến ái, thậm chí cả loạn tình; trong mọi hoàn cảnh hay trong lãnh vực văn nghệ khác, cái nhìn của Nin là cái nhìn sắc dục. Dù là rung động trước đối tượng, dù là một dã tâm lợi dụng đi nữa với bà là cả một năng động lớn lao và sắp xếp cho một thứ kỹ thuật hạn hữu với một ngất ngư nồng cháy để tăng cường độ của lạc thú. –in spite of her frailness, she enjoy with enormous vitality and made up for technical limitations with fiery intensity…mặc dù có nhiều yêu sách xã hội và chưa hội đủ chức năng để gặt hái thành quả, do đó bà cần phải học hỏi, thu tập, cần có một thể lực mạnh và một hội chứng lớn lao. Sau những giảo nghiệm bà đạt kết quả; yêu viết, yêu đời đờn ca nhảy múa đem lại cho Nin nhiều phấn chấn trong cuộc sống. Như ở đây là một phát triển vượt mức, một nhiệt tình của một thời đã qua.

Trở lại Paris với người con bà dì Eduardo Sánchez là một người đồng hành thông minh sáng láng, bà mong đợi từ lâu và bà có thể cho đó là khám phá giá trị, cái mới lạ ở Sánchez đó cũng có thể thay đổi cuộc đời Anais Nin. Chung quanh những biến cố nội tại hầu như quan trọng để rồi Nin tìm học qua Freud và Jung như một lý giải thoát tục, Nin cho trường hợp này là cưỡng bách bởi tính dục, xét lại hành vi như phạm tội tất cả hành tung được ghi vào nhật ký đời của Anais Nin một cách chân thực. Cái sự cớ đầu tiên xẩy ra cho bà là đến từ tâm lý học. Lãnh vực học tập đó đến nay Nin đã phớt lờ để lãng quên mà cho đó là thiên bẩm, chấp nhận như một đề tài đưa ra của Freudian. Nin quan hệ tình cảm với người thân gia đình Eduardo cũng ảnh hưởng phần nào của D. H. Lawrence. Chính những điều xẩy ra đã thấy ở Nin ảnh hưởng nhiều qua tác phẩm của D.H. Lawrence trong những truyện ngắn trước đây của Anais Nin; bà coi như đây là thế thủ, một chấp thuận bất khả kháng với cái không chung đụng được (uncommon) để yêu thương. Anais coi Lawrence là anh hùng của văn chương. Trong Nhật Ký Nin viết: ’Ông biết và chính ông không biết. Tệ nổi ông không còn biết những gì ông làm với cái gì ông biết’(He knows and he doesn’t know. At least he doesn’t know what to do with what he knows). Say mê D.H. Lawrence đến nỗi dâng hết vào luận văn với tựa đề: ‘D.H. Lawrence: An Unprofessional Study’(1932)

Nếu tưởng tượng ra đây là một phần thực có trong đời của Anais Nin thời Eduardo tạo cho bà một nhận thức rằng sự việc đó nằm trong dạng vô thức của một yếu tố khác để hành lạc, nhưng trong khi ấy chính Eduardo đã làm tan chảy những chi tiết lý thuyết nhà trường. Anais bắt đầu bay vút ra khỏi qủy đạo, vượt cả ánh sáng. Anais không thể nắm bắt được ảo giác đó, không thể chiếm cứ được hoặc bất cứ tình huống nào. Nin ưa dùng chữ ’insaisissable / trượt’ có nghĩa là một cái gì hụt hẫng. Đường tình của Anais Nin không phải là đường thẳng, một cái gì khủng khoảng, một cái gì phiêu lưu mạo hiểm. Bà quay ề với Hugo, một nhân sự vững lòng tin cho tất cả mọi điều, và nếu; Nin đã hoàn thành cái sở nguyện như đã muốn thì đó là điều bà mong muốn bấy lâu nay, đó là cái điều đúng đắn mà Hugo không đặc vấn đề trước một niềm tin của tình yêu. Tuổi mới lớn của Nin đã biết ve vãn, đã biết quyến rũ nhưng giờ đây Hugo là người đáng được yêu, đáng được làm chồng, và; có thể Nin trở nên đứng đắn hơn nếu không có chuyển đổi khác.

Còn có vô số những khám phá khác trong đời của một nhà văn sắc dục Anais Nin. Như thế đã hoàn tất chân dung của Nin? Anais Nin đã viết lên hằng trăm gương mặt phụ nữ và mỗi khuôn mặt đã lột được mỗi nhân tính khác nhau. Nhân vật phụ nữ đã viết ra trong đó có một Anais Nin sống thực giữa đời ./.

 

 (ca.ab. yyc. mùa tình yêu 3/2014)

 

*  ANAIS NIN : Sanh 21 tháng 2 năm 1903 ở Neuilly-sur-Seine. France. Chết 14 tháng 1 năm 1977 ở Los Angles.CA. USA.

 Tên khai sanh: Angela Anais Juana Antolina Rosa Eldelmira Nin Y Culmell. Bút danh: Anais Nin. Gốc Spain+Cuba (tổ tiên Pháp+Danish).

Anais Nin có hai cuộc tình hôn nhân và nhiều cuộc tình vụn trong đó có Henry Miller (nhà văn Mỹ).

Tác phẩm để lại: Tiểu thuyết, Truyện ngắn, phê bình, một số tiểu luận. Nổi danh tập Nhật Ký. Trong Nhật Ký chia ra 12 chương. Hai chương viết về tính dục. Khởi viết từ 1914 đến 1927 và hoàn tất trọn bộ 1930. Ngoài ra có :

-  Delta of Venus (xb 1977).

-  Henry and June (xb 1986 đã dựng thành phim)

-  Little Birds (xb 1979)

-  Tập thơ xuôi House of Incest (xb 1936).

-  Spy in The House of Love (xb 1954 đã dựng thành phim).

 

SÁCH ĐỌC: ‘The Early Diary of Anais Nin (volume four 1927/1931) by H.B.J. San Diego. Ca.USA 1985.

Xem thêm hình ảnh Anais Nin ở Google. Và tìm đọc : ‘Henry Miller Nhà văn Dung tục’ của vcl. Trên một số báo mạng và giấy hoặc email.

TRANH VẼ: “ Cành Quê / Countryside” Trên giấy cứng. Khổ 12’ X 16’ Acrylics+Mixed media. Vcl # 922014

   

   CẢNH QUÊ / COUNTRYSIDE  

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 5463
Ngày đăng: 16.02.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nguyễn Việt Nam, Tấm lòng một cõi đi - về - Ngô Nguyên Nghiễm
Bùi Giáng trong cái nhìn của các nhà phê bình văn học ở miền Nam trước 1975 - Trần Hoài Anh
Nguyễn Trãi - Tài hoa những thi tứ, vời vợi nỗi lo đời - Mai Bá Ấn
Nguyễn Văn Nho suối nhạc nguồn thơ bát ngát - Tâm Nhiên
Trong màu xanh vàm cỏ - Hào Vũ
Nhà thơ kiệt xuất Nguyễn Đức Sơn - Tâm Nhiên
Alice Munro, nhà văn Canada đoạt Nobel Văn học 2013 - Hiếu Tân
Hai nhân tài Việt Nam ở thế kỷ XX. - Phan Huy Đường
Luân Hoán nhà thơ đương đại - Võ Công Liêm
CHARLOTTE BRONTË : Đường vào huyền thoại - Đỗ Nguyễn
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)