Cả hai vai trò này có một tác động của chủ thể và khách thể trong đời sống tinh thần của con người; tính chất đó dựa vào tình và lý để lý giải ngọn nguồn xuất hiện ở xã hội, luân lý đạo đức và nghệ thuật, bởi những dữ kiện trong đời đều nêu lên cái đẹp tức thẩm mỹ học, trọng tâm cái đẹp là tạo được sắc thái, âm thanh và tiêu chuẩn; ngay cả tôn giáo đưa dẫn con người đến gần cái đẹp, cái đẹp ở đây không có nghĩa là cái lý nhất quán của tôn giáo; một đòi hỏi có tính cách qui định và vô hiệu hóa, phi tôn giáo. Mặc nào cũng thế đều chứa một hiện tình đời sống tinh thần; tuy nhiên mặc thực xã hội và nghệ thuật đúng nghĩa là một đòi hỏi, một yêu cầu nhận thức, dù cho mỗi thứ có một chuẩn mực khác nhau nhưng tất cả là thực chất mà con người hiện diện như một thực thể. Triết học và hư cấu là bình diện ý thức làm nên chủ thể lý luận, một tri thức nhập thế là nhập cuộc có ý thức; nhưng trong trạng huống này con người trở thành vong thân bản thể, vô hình chung xa lìa nhân thế để còn lại bản thể độc nhất giữa đời này. Thời tư duy của mình sẽ biến dạng vào một vị trí chủ thể của vấn đề mà đánh mất vai trò khách thể của tương quan. Giấc mơ đó sẽ thành mây khói. Thế nhưng có người cho rằng ‘tôi hành động tức tôi hiện hữu’ câu nói này tương tợ của R. Descartes: ‘tôi tư duy tất tôi hiện hữu’ Cả hai không khác gì mấy, bởi cả hai tư duy đó là thời kỳ quá độ để tiến tới một cái gì đích thực và thực dụng tâm linh con người, nếu đứng trên một khiá cạnh khác thời đó là một lý thuyết võ đoán cách biệt với tính chất khoa học ngày nay. Dẫu là gì cả hai phương diện trên phải nói lên thực trạng của con người thời đó là thực chất tác động tư tưởng ‘homo sapiens’ khác với tư tưởng tác động của con người. Triết học khởi từ tư duy Hy Lạp, chữ ‘triết học’ lấy từ cái đẹp vũ trụ để định nghĩa; từ khi ra đời triết học là cả một đụng chạm tư tưởng bởi ngay trong hư cấu vẫn có chứa đựng lý lẽ của triết học, không nhất thiết triết học cho triết học. Triết học không phải là tri thức của con người, triết học là một hiện diện thực thể có tính khoa học nhân văn. Triết học và hư cấu đều nằm trong phạm vi tri thức chớ không phải lý thuyết để làm nên triết học. Thái độ tri thức là vai trò khách thể và vai trò khách thể trở nên vai trò chủ thể đó là hai tác động mạnh nhất giữa người và vật thể. Do những yếu tính đó con người luôn luôn là một tư tưởng dự phóng (project) để tìm thấy một ý nghĩa cao đẹp hơn, nhưng phải là cái đẹp hiện hữu trong toàn thể, con người là một hữu thể hiện hữu do đó phải phù hợp với cộng đồng mới thành hình, hư cấu cũng ở trong lãnh điạ đó dù là ‘hư cấu’ là đặc chất hướng tới cộng đồng tức một cái chung trong cái riêng hư cấu; nếu không thì hư cấu chỉ là hiện hữu độc tôn, trở nên vô nghĩa, vì mất đi cái hiện hữu tại thế thì cái bản thể tự tại kia cũng không thể đạt được; mà ở đó chỉ còn lại một ngã mạn trầm thống. Hy Lạp lấy hình tượng để thần thánh hóa trong cái siêu hình để tạo được sắc thái triết học. Hư cấu cũng xây dựng hình tượng như nhiên, biến khách thể thành sự kiện. Cho nên chi người ta tìm thấy cái hạn hẹp của phạm vi chủ thể nhưng tương quan đồng thể giữa vật và người để rồi biến dạng như một hiện tượng. Ở khâu này cho ta ý niệm đi từ vô thức trở nên hữu thức của cái vô nghĩa, chính trong cái vô-nghĩa-lý của nó lại trở thành ngôn từ (âm nhạc hay hội họa) Và; cho đó là hiện tượng để huyền thoại hóa vấn đề mà là phát sinh từ dự cảm. Chớ chẳng phải là gì như đã tưởng trước đây(!) Lạ thay; giữa triết học và hư cấu không chịu dừng cái đa mang phức tạp đó bởi cả hai muốn vượt ra khỏi tri thức cảm giác; cảm giác chủ thể không còn là cảm giác hồn nhiên, không còn tri thức cho khách thể mà tri thức chủ thể . Trong triết học từ ‘espitemology’ là triết lý của thư thức tự khởi, bởi; chính nó được đánh giá như trí tuệ còn hư cấu là triết lý của dự cảm do từ cảm giác tạo nên. Cần nhấn mạnh ở điểm nầy mới thành hình đâu là triết học và đâu là hư cấu. Chủ thể sự việc và khách thể nhập cuộc là mảng liên trình hiện hữu.
Theo A. Camus; đây là một sự trổi dậy, gần như phản kháng, một tạo dựng vô lý trong triết học và hư cấu (absurd creation of philosophy and fiction) tất cả những gì bảo vệ trong đời sống làm loãng đi bầu khí quyển của cái sự cớ vu vơ, ngu xuẩn, vô lý có thể do từ kiên tâm, trì chí vào cái uyên thâm tư tưởng và chịu đựng để khắc phục để rồi pha vào đó một cái gì trực chỉ thuộc hệ thống triết học và hư cấu. Ngay như ở đây; điều đó có thể xa lạ với thực tế mà đây là tạo được cảm giác lạ và trung thực vấn đề. Ý thức của con người như đã thấy là hoàn tất chức năng của nó giữa hầu hết ngu xuẩn của chiến tranh mà không xét đến sự cớ trong cái tương nghịch tự chính nó mà ra. –conscious men have been seen to fukfil theire task amidst the most stupid of wars without considering themselves in contradiction. Bởi; đây là yếu tố cần thiết để tránh né cái điều không cần tránh né. Thời như vậy có một cái gì thuộc về danh dự siêu hình trong cái dai dẳng ngu ngơ của thế giới con người. Cái gì vu vơ, ngu xuẩn, vô lý, vô tích sự là phản kháng (absurd revolt), cái phản kháng cống hiến những gì con người phải trả bằng một lý luận tự tại của triết học và hư cấu, hai dạng thức này là tiềm ẩn một cái gì thuộc chân lý. Đó là vấn đề hiếm có của hiện hữu, lòng tin đó như luật tắc của cuộc chiến –it is merely a matter of being faithful to the rule of the battle.
Từ đó phát sinh một triết lý phản kháng, Nietzsche bước vào con đường phản kháng bằng một đối kháng chối bỏ. Tại sao Nietzsche phải chạy về Trung thổ để tìm cho ra một Zarathustra? Là cả một hành trình triết học và hư cấu, chớ không đích thực là triết học hay hư cấu. Chúng ta cần có một nhận định trong vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mỗi thứ mà lâu nay chúng ta nhìn bằng một lăng kính khác nhau làm lệch hướng tư tưởng nhất là tư tưởng triết học. Do đó học thuyết Nietzsche, Kant, Heidegger, Holderlin đều quay cuồn trong ngọn lửa để rồi sau đó gào thét đâm đầu vào vực thẳm của giòng tử sanh –c’est aimer dans la flame et le cri pour s’abimer ensuite. Và; từ hư cấu của Homère hay từ hư cấu Hy Lạp, kể cả Le Mythe de Sisyphe của Camus cũng có thể thành triết thuyết tư duy hay thành nhân vật truyện. Rứa cho nên chi triết học hay hư cấu đều dồi mài để đi vào hư vô chủ nghĩa, mỗi khi dấn thân vào hư vô thời mọi thứ chủ nghĩa trở nên vu vơ, ngu xuẩn tất cả không còn giá trị hiện hữu mà làm thương tổn giá trị tồn lưu muôn thuở. Nói như rứa thì đòi hỏi gì đây? Một cái gì của Néant / Nothingness thì mới tồn lưu tư tưởng.
Phạm trù xã hội, con người và tiêu chuẩn trở thành một tập thể, liên đới để đi tới đồng nhất của giá trị riêng đi tới giá trị chung, chớ không thể nói triết học là triết hợc, hư cấu là hư cấu, nhất thể ở đây là ‘một’ gần như không có ‘hai’ mà một đồng tính của tâm linh, của tiêu chuẩn mà tất thảy nằm trong hiện hữu tại thế của vai trò chủ thể và khách thể để từ đó phát sinh sáng tạo tư duy để đi vào thực thể tồn lưu tư tưởng (pensée de l’Être). Tư duy triết học hay tư duy hư cấu đòi hỏi : chủ thể, tự do, siêu nhiên, xã hội, tôn giáo và con người những thứ đó quyện vào nhau, quần thể bằng một hiện hữu của hiện sinh. Tất cả hai mặt triết học và hư cấu không còn nghịch lý mỗi thứ có một tương quan, cái tương quan của tự do nội tại (liberté intérieure). Nhưng trọng tâm cái bên trong là TÂM phải trong sáng và THỰC thời mới nói lên được thực tướng tâm lý bởi ‘vô nhập nhi bất tự đắc yên’. Cho nên tự do nội tại là một vấn đề triết học có từ xưa đến nay, tự do bên trong của triết và hư là tất yếu của con người chớ không phải đi từ xã hội. Đưa vấn đề này là minh định vai trò chủ thể tại thế (subject incarne) vai trò triết học (subject phylosophy) và vai trò hư cấu (subject fiction). Vậy thì hiện thân tại thể tức đi qua thân xác (corp/body) không thân xác tức không có cơ năng trí tuệ và nhờ đó mới khai sinh ra ngữ ngôn. Có ngữ ngôn triết học mới diễn đạt thấu đáo tư duy, mới đưa con người vào một dự phóng không tưởng của hư cấu. Nhưng; những gì của Thân và Tâm đòi hỏi trí năng. Vì thế triết học là đứng trước cái chưa có hoặc đã có nhưng còn vu vơ, ngu xuẩn chưa chịu chuyển mình; triết học khai phóng để tìm thấy thực chất, hư cấu lần mò vào cõi mộng để tìm thấy từ hư đến thực; đó là ý niệm của hai bộ môn đều muốn vượt ra khỏi một hiện tại vu vơ. Triết học nằm trong dự phóng, hư cấu nằm trong viễn ảnh đều hướng về một thực thể nhân sinh. Tất cả thể hiện qua ngữ ngôn để bước tới tương lai. Ngữ ngôn được xử dụng nhờ vận chuyển qua trí năng, chớ ngữ ngôn không tạo ra trí năng. Ngữ ngôn của triết học và hư cấu là đi từ chủ thể đến khách thể một loại đưa tin để thông đạt tư tưởng, một tri giác phản ảnh qua cảm giác ngữ ngôn. Hư cấu có cái nhìn khác hơn nghĩa là xây dựng trong tạo tác từ trí năng như thực, mặc dù thực cũng trở thành hư. Nói tóm lại triết học hay hư cấu đều thiết lập bằng ngữ ngôn lý thuyết để nói lên thực và hư, hư và thực đấy là triết lý của như nhiên ‘sắc sắc không không’ (nhà Phật) là thế đó. Mỗi khi tri thức nhận biết thì vai trò chủ thể và khách thể biến mất để còn lại một hiện hữu hiện sinh bất diệt và đồng tình một cách như nhiên giữa vũ trụ con người. Nói cho ngay triết học và hư cấu là hai mảng tư duy có hệ thống, chủ yếu là nói lên ‘cái tôi suy tư’ (cogito); tác động đó là cơn dấy động đòi hỏi chia sẻ những gì là kỳ ảo, huyền nhiệm như một thực thể hiện tại để đạt tới nhân tâm. Trong lãnh vực văn học nghệ thuật triết học hay hư cấu đòi hỏi sáng tạo là một trình diễn trào lộng lớn lao hơn cả. Bởi vai trò hí lộng của con người ngu xuẩn không còn là vấn đề lý giải và giải quyết; nhưng mà là thuộc kinh nghiệm và mô tả. Mọi thứ được bắt đầu với một tư duy trong sáng vô tư –creation is the great mime for the absurd man it is not a matter of explaining and solving, but of experiencing and describing. Everything begins with lucid indiffence. Mô tả ở đây là một nhu cầu đòi hỏi cuối cùng của một tư duy vu vơ. Khoa học xã hội cũng thế đều đi tới chặng đường cuối của tương nghịch giữa lý và tình. Lý giải không còn tác động mà trở nên vô dụng nhưng được cái là cảm thức lưu lại, lôi cuốn và hòa nhập vào một vũ trụ vô tận trong một định lượng lâu dài và bền bỉ. Triết học và hư cấu không còn là văn tự lý thuyết mà là nơi của những tác phẩm để lại và được nghệ thuật nhận thức và đánh giá cao một cách thực thể.
Chúng ta nhận biết triết học cũng như hư cấu không còn là biên giới riêng tư mà đến gần trong một tương hợp, diễn tả bằng một tư duy khác nhau nhưng cùng một trọng tâm, chủ yếu phơi mở của những gì hôm nay và hôm qua; đó là tư tưởng sâu xa để đến gần quần chúng, tạo được một thế đứng cho trào lưu văn học đương đại, nghĩa là làm sống lại để trở thành như nhiên mà không làm tan loãng chiều sâu của tư duy. Ý thức đó đòi hỏi ở thế động chớ không phải một tư duy mơ hồ, thụ động. Văn thể là khai mở để đạt tới cái ‘đốn ngộ’. Chức năng của người viết là hoàn thành sứ mạng của ngữ ngôn để có chân tâm một cách siêu lý; không vu vơ, ngu xuẩn lý luận trên vai trò chủ thể làm lệch ngôi thứ, lệch luôn đối tượng khách thể. Ở dạng nào cũng thế (như đã nói ở trên) là cần sáng tạo hơn là trình diễn. Bởi; xây dựng như thế không còn chất triết học trong đời.Tại sao?Tư duy này gọi là tư duy ngoại tại làm lạc đường tư duy nội tại.
Từ khi phát động triết thuyết hiện sinh, người ta vồ chụp cái phần tiêu cực trong đời sống: buông thả, truy hoan, sa đọa, buồn nôn, chán nản, tuyệt vọng của kẻ xa lạ, chân lý mù đưa tới bịnh họan lý trí biến thành những kẻ ngốc để rồi nhập vào ngọn sóng mới của tính dục, tất cả không còn chân lý, lẽ sống biến mình như đồ thừa, một hiện hữu tha hóa (un être de trop). Cho nên chi cần có một tư duy trong sáng là ngọn đuốc đầu sông. Triết học và hư cấu dấn thân để tìm thấy cái văn hóa đại chúng bằng một tư duy đi tới nhận thức mới, bằng một cái nhìn tổng thể để thấy một vũ trụ quan trong đời sống, đời người bao trùm một chân lý Tánh-Không nghĩa là đi tới cái vô cực của Chân Tâm , vô cực giữa Vô và Hữu bởi hai yếu tố này nằm trong phạm trù bất biến ‘hữu vô tương sinh’. Triết học hay hư cấu phải nhận thức giữa hữu thể và tha thể. Đó là cái lý vận hành vũ trụ. Đó là bản thể tuyệt đối; không còn chủ thể hay khách thể. Nhà Phật cho đây là ‘như lai tạng tính’ là đi về như nhiên của cõi không. Thời triết học đưa dẫn những gì? Hư cấu đưa dẫn những gì? Nói cho ngay tất cả quy về một mối giữa ‘être’ và ‘non-être’ khi nói đến đây cho ta một liên tưởng khác của F. Nietzsche, Heidegger, Holderlin, J.P.Sartre, A. Camus không còn gì để nói kể cả hư cấu, chỉ còn con đường đi tới hư-vô-chủ-nghĩa (nihilism). Mà chỉ biết rằng; con người là hiện hữu chủ thể, triết học và hư cấu trở thành khách thể. Sao? bản chất con người là hữu-thể-trí-năng, xã hội, tôn giáo là hữu-thể-năng-động, tự do, đời sống là hữu-thể-yêu-sách . M. Heidegger nói: ‘bản chất tự thân của mỗi sự vật xuất phát từ tâm ý của nhân sinh’ tâm ý ở đây là đi đúng nhân tâm mới tồn lưu nhân thế mà là ‘l’un par l’autre’ mới là bản chất hữu hạn và lâu dài; thế nhưng vẫn chưa phải là lý tuyệt đối.
Vậy thì triết học và hư cấu là gì? Là ý thức tự nhiệm về con người và đời người, bởi tư duy của họ chỉ là vai trò khách thể. Triết học có cái lý của triết học, hư cấu có cái lý của hư cấu. Trong con người ai cũng là triết gia nhưng triết phải thiết thực lúc đó mới hoàn thành sứ mạng. Cái khiếm nhược ở chỗ là tự thân thấy mình là triết học. Tư duy nông cạn có thể đâm thủng tư duy trong sáng; đó là mớ triết lý ngổn ngang, gò đống trong triết lý hay hư cấu đều thu thập từ giáo điều, một hậu quả tác hại cho tư duy triết học . Cho nên chi cả hai bề mặt này đòi hỏi cái lý tính phản tỉnh mới đi tới nhất thể. Một hành trình lâu dài và trải nghiệm mới mong tìm thấy chân-như-tánh-không; chớ không thời rơi vào mê lộ, hỏa mù…
Tóm lại; triết học hay hư cấu là thức tỉnh trước sự kiện như một nhận thức thấu suốt, sáng tỏ trong vai trò chủ thể; nghĩa là dựa vào cơ cấu cụ thể để minh định qua kinh nghiệm sẳn có hay sẽ có hoặc chứng minh hiện thể như một xác định dẫn chứng thì may ra lý thuyết đứng vững và hợp lý hóa, thế nhưng lý thuyết chỉ là dữ kiện giữa chủ thể và khách thể, một lý lẽ phải quán triệt có tính khoa học nhân văn hơn là lý thuyết trừu tượng thần thoại, có thể dựa vào nồng cốt để vìện dẫn lý thuyết. Triết học chưa phải là đỉnh cao trí tuệ mà chỉ là tri thức nhận biết. Phản diện cổ điển của những gì triết học mà tôi nói về những điều gì thì dù cho có một ít biện chứng nào thì đây chỉ trong trường hợp đặc biệt mà thôi…‘the classical opposition of which I was speaking above is even less justified in this particular case…’(A. Camus)
Hư cấu là sản phẩm của dự cảm, qua cái riêng chủ thể nhưng lại hướng vào cái chung khách thể. Tiếng nói của hư cấu là tiếng nói gián tiếp, một phơi mở nội tại để đánh đổi sự thật bằng phản kháng, một phản kháng giữa hữu thể và vô thể, một cái gì mơ hồ, tiềm ẩn như hình thức chấp nhận giáo điều, huyền thoại, truyền thống.Vô hình chung hư cấu trở thành bản thể tự tại, biến mình vào tri thức vô tưởng, hòa nhập vào trí năng để sáng tạo, nhưng sáng tạo của hư cấu ở hoàn cảnh này đánh mất bản-thể-tính, quên đi vai trò ‘đối tác khách quan’ vì chủ thể đang đứng trước cực điểm của khách thể. Vì vậy; muốn đạt tới chân tâm chủ thể của hư cấu là nắm được kinh nghiệm đời sống, đời người, xã hội và tôn giáo là tiêu chuẩn phải có mới tạo được hư cấu, dù rằng; đã nói hư cấu là đứng ngoài kiềm tỏa của lý trí và ý thức; xử dụng như thế là lạc hướng hư cấu chủ thể. Ngoài nhiệm vụ của ‘hư cấu’ là phản ảnh cái thực của kinh nghiệm đó là tri thức khách quan và một phương pháp quy tụ để đi vào cái trong (inner) để nhận ra ý nghĩa và sự hiện diện trong mọi tình huống khách quan, mới thấy được con người ở đời, con người tại thế thì đó mới là hư cấu giữa chủ thể và khách thể, giữa hữu và vô. Còn bằng không tư duy đó là quán tưởng của hư cấu giả định (fictitious). Mặc khác; trong hư cấu là phải tỏ rõ cái thực chứng của hư cấu làm nên ./.
VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc . trăng nguyêntiêu 2/2014)
ĐỌC THÊM: - Huyền Sử và Thần Thoại.- Espitemology. - Hư Vô Nietzsche.-Triết Học Tâm Lý.- Abert Camus I, II, III. .-Thuyết Hiện Sinh I và II. - Ý Thức Mới Trong Triết Học Đương đại. - Ý Thức Thức Tỉnh. - Phản Kháng Tư tưởng. - Tư duy Triết gia hay Thẩm định Triết học.
- Từ Tâm lý đến Siêu hình… của vcl biên soạn. Trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email về võcôngliêm.
TRANH VẼ:’Nghiêng Mặt / Profile (side-face)’. Trên giấy cứng 12’ X 16’. Drawing Ink + Acrylics. Vcl 2014.
Tranh Vẽ: võcôngliêm # 1622014.