Mấy hôm nay, kể từ khi được xem bức ảnh Trung Nguyên chụp một đứa trẻ thơ lấm lem bụi đất ở Bảo Lâm, Cao Bằng – Triệu Lam Châu tôi cứ bị ám ảnh mãi, nhất là ánh sáng phát từ đôi mắt của em.
Giây phút đầu tiên, khi hồn mình chạm vào từ trường của bức ảnh này, tôi cũng đã rùng mình theo tác giả Trung Nguyên rồi đó.
Và tôi đã có một kinh nghiệm nhỏ bé của mình, trong quá trình thưởng thức tác phẩm nghệ thuật là: Sau phút choáng ngợp ban đầu khi tiếp xúc với cái mới lạ hay xúc cảm lạ lẫm do tác phẩm đưa lại – ta cũng cần
phải bình tâm lắng lại mà suy ngẫm theo cảm quan riêng của mình. Rồi sau đấy nữa tâm hồn ta sẽ mách bảo điều gì đó cần phải giãi bày thổ lộ, thì mới cầm bút viết (Thời bây giờ là viết bằng cách gõ phím máyvi tính). Và như thế, những điều ta viết ra sẽ có cơ hội đúng với cáichất của lòng mình vậy?
Trong tiềm thức và cảm quan của người lớn chúng ta khi nghĩ về trẻ thơ, thường thấy nổi bật lên là: Hình tượng đứa bé NON NỚT – NGÂY THƠ VỚI ĐÔI MẮT TRÒN NGƠ NGÁC…
Chẳng thế mà Bác Hồ đã từng viết “Trẻ em như búp trên cành – Biết ăn,ngủ, biết học hành là ngoan…”
Câu thơ của Bác Hồ áp dụng đúng cho tất cả mọi trẻ em trên thế gian này.Trẻ thơ cần phải được chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo cả về vật chất lẫn tinh thần. Và tôi xin mạo muội đưa ra khẩu hiệu về việc tiếp nhận giá
trị vật chất lẫn tinh thần của trẻ thơ như sau: “Tiếp nhận, tiếp nhậnvà tiếp nhận…” để rồi lớn lên thành nhữngcông dân ưu tú của đất nướcvà chúng sẽ lại thực hiện khẩu hiệu “Cống hiến, cống hiến và cống hiến…”
Ở những nước văn minh giàu có, hay ở những gia đình khá giả của ViệtNam ta… có một số bậc ông bà cha mẹ đầu tư mọi mặt cho con cháu hếtsức đặc biệt… đến mức có bậc cha mẹ gọi con mình là: Thiên thần của ta ơi… Và như vậy đứa trẻ càng non nớt ngây thơ, càng ngơ ngác bao nhiêu– thì nó lại càng là thiên thần của họ bấy nhiêu. Đó cũng là một tình cảm cần được cảm thông, khi tình yêu của ta dành cho con cái, điệp
trùng như núi non và bao la bát ngát như biển trời…
Yêu thương, nâng niu, chăm sóc trẻ thơ hết mình – đó là bản năng từ ngàn xưa của loài người (Và không hẳn chỉ ở loài người chúng ta mới có bản năng này?)
Do đó trong tiềm thức của chúng ta luôn thấy: TRẺ EM LÀ NON NỚT – NGÂY THƠ VỚI ĐÔI MẮT TRÒN NGƠ NGÁC…
Cái nhìn đó hợp với lẽ tự nhiên và quy luật khách quan của cuộc sống vậy! Cách nhìn ấy về trẻ thơ, hình như đã được mã hoá hết sức tự nhiên vào trong tâm hồn của hàng tỷ bậc cha mẹ trên thế gian này.
Vậy mà… trời ơi… cái ngày 15 tháng 3 năm 2014 (Trung Nguyên công bốbức ảnh), một cái ngày hẳn là ở Cao Bằng trời hãy còn se lạnh tiết xuân, thế nhưng lại bỏng rát từ tâm can – một cái nóng cường tráng và
lực lưỡng… như thôi miên cả lòng mình và biết bao người. Hạt nhân nguyên tử như tiềm ẩn sức nổ bùng, của cái nóng bỏng cường tráng và lực lưỡng ấy – chính là bức ảnh Em bé Bảo Lâm lấm len bụi đất, do
chính bàn tay run rẩy đến nao lòng của Trung Nguyên nghẹn ngào bấm máy.
Tôi đồ rằng: Giây phút đầu tiên Trung Nguyên bắt gặp đứa trẻ lạ lẫm này ở miền Bảo Lâm heo hút ấy, hẳn anh không tin vào mắt mình nữa, cứ chớp mắt hoài ít ra hàng chục lần, mà anh vẫn chưa hết bàng hoàng, tim
đập thình thình mạnh mẽ và rùng mình đến nỗi chiếc máy ảnh như sắp rơi khỏi lòng tay!
Ánh mắt của em, như thôi miên Trung Nguyên và tất cả chúng ta, thôi miên đến cái độ kiệt cùng mà tạo hoá đã ban cho chăng?
Khi viết những dòng này, thì cái cảm giác bàng hoàng lại bao trùm và quấn chặt lấy tâm hồn Triệu Lam Châu tôi rồi đấy, bạn bè ơi!
Vì sao Trung Nguyên, Triệu Lam Châu và nhiều bạn bàng hoàng và rùng mình khi xem bức ảnh này?
Bởi vì theo Triệu Lam Châu, thì có những lý do sau đây:
Một là: Ta cảm thấy đột ngột bất ngờ khi xem bức ảnh này. Em bé trong ảnh như thể lạc từ một hành tinh xa xăm nào đó tới trái đất chúng ta?
Lúc đầu nhìn thoáng qua, về mặt hình hài bên ngoài – thì đúng là một đứa bé lấm lem bụi đất. Lòng ta trào lên một tình thương em, không thể nói thành lời…
Hai là: Sau phút ban đầu choáng ngợp về hình hài đứa trẻ, ta nhìn vàomắt em sâu hơn nữa – thì thấy nỗi choáng ngợp ấy lại nở bùng lên, không gì ngăn nổi!
Thì đây… ánh mắt của em và cả vẻ mặt của em nữa… nào có thấy một chútgì là NON NỚT như chúng ta vẫn tưởng như xưa nay đâu cơ chứ? Trời ơi, là trời… Chính điều ấy đã đánh đổ cái nhìn về trẻ thơ đã được mã hoá vào lòng ta từ bấy nhiêu năm nay?
Em không non nớt, nhưng cũng không thể nói là em từng trải – mà chỉ có thể nói “Em quen đối mặt với cuộc sống khắc khổ của mình ở nơi heo hút nhất của của nước nhà”. Có lẽ chính vì vậy chăng, mà em BÌNH TÂM, như thể LÀM CHỦ ĐƯỢC MÌNH, và coi sự đối mặt với cuộc sống lầm lụi khắc nghiệt ấy là MỘT LẼ ĐƯƠNG NHIÊN. Đương nhiên và tự nhiên như bấy lâu nay ông bà, bố mẹ em ngày ngày lên nương rẫy lo cái ăn cái mặc đến gầy rạc cả người, mà lúc nào cũng túng quẫn, chẳng có lúc nào thảnh thơi…
Và em đã tự chăm sóc mình từ tấm bé, tự chơi với đất đá, với thiên nhiên… Còn nhà mẫu giáo với vườn trẻ… đối với em là chuyện viễn tưởng trên cung trăng vậy?
Em chơi với đất đá thiên nhiên bụi đất lấm lem, ngay cả cái cây que nhỏ để chơi trò nghịch lửa, hình như em cũng tự kiếm lấy… Đương nhiên với bụi đất, đương nhiên với điều kiện sống khắc nghiệt của bố mẹ và
của mình – và chính sự bình tâm và coi là đương nhiên trong hoàn cảnh ấy (toát ra từ ánh mắt em) – cho ta thấy nét trong sáng của tâm hồn em vậy!
Đúng thế đấy. Và chính ý nghĩ này lại càng làm cho ta thêm bàng hoàng và xúc động vô cùng… Em ơi, em bé miền rừng yêu dấu của ta ơi. Em cũng là một kiếp người….
Ba là: Hình tượng đứa trẻ thơ với đôi mắt nhìn ngơ ngác… Hoàn toànvắng bóng ở em bé trong bức ảnh này. Dẫu lúc gặp Trung Nguyên là một người lạ và việc anh chụp ảnh em cũng là một việc lạ - song trong ánh
mắt em, ta không thấy một sự ngạc nghiên ngơ ngác nào cả. Và như vậy, chúng ta lại thêm một lần nữa bàng hoàng và rùng mình. Nỗi bàng hoàng và rùng mình lúc này trong lòng ta hình như sâu hơn và đau hơn gấp
bội. Vì sao? Bởi vì theo quan niệm thông thường của chúng ta: Khi đứa trẻ còn biết ngạc nghiên với cái lạ lùng, có nghĩa là nó còn có ham muốn tò mò, muốn khám phá cái mới của cuộc sống. Khám phá cái mới,chính là tố chất để con người phát triển tới đỉnh cao!
Chính cái ý nghĩ em bé này không có cái ngơ ngác tò mò khám phá – làm cho chúng ta đau! Chẳng lẽ….
Thôi thì, ta đành tự trấn an mình bằng một ý nghĩ khác vậy. Và ý nghĩ mới này không hẳn là không có lý.
Sự đối mặt với thiên nhiên và cuộc sống khắc nghiệt ở miền cao đã đến với em biết bao tháng ngày. Em đã từng đối mặt với chúng, và em đã thành công. Em đã nắm được quy luật của những sự khắc nghiệt ấy với
gia đình và với em. Chính vì vậy, trong mắt em mới ánh lên một sự tự tin như thế - một sự tự tin mọc lên từ niềm an bình của tâm hồn. Ánh mắt và vẻ mặt em mách bảo cho chúng ta điều đó.
Vậy thì em đang “cấp bách” lo giành thời gian cho sự đối mặt luôn thường trực kia đã, không được một chút lơ là nào cả… Rõ ràng nhất là khi anh Trung Nguyên xin chụp ảnh em – thì em ngoảnh lại như là một
chút ban phát thời gian quý báu của mình cho nhà nhiếp ảnh vậy? Chứ tâm thế và tay em kia kìa, em đang chế ngự lửa đấy. Nếu em không lo đối mặt với sự tiềm tàng bùng phát của lửa – nhỡ nó cháy bùng lên, thì
sẽ nguy hiểm đến chừng nào?
Theo mạch suy nghĩ này, thì ta có thể gọi em là Một vị thần của núi ngàn đó. Nói vậy có ngoa không nhỉ?
Bốn là: Một bức ảnh tưởng chừng như bình dị, mà lại như thể đánh đổ cả những cách nhìn về trẻ thơ của chúng ta bấy lâu nay (trong đó có cách nhìn nhận của hàng tỷ bậc cha mẹ của toàn nhân loại) – thì theo tôi,
Triệu Lam Châu (Nhà thơ, Dịch giả, Nhạc sĩ – Hội viên Hội nhà văn Việt Nam) BỨC ẢNH CỦA TRUNG NGUYÊN ĐÃ ĐẠT TỚI NỘI DUNG MANG TẦM QUỐC TẾ (Chí ít là đối với toàn bộ các nước đang phát triển của các châu lục Á – Phi – Mỹ la tinh).
Tầm vóc quốc tế của bức ảnh MẦM CỦA ĐÁ ( Triệu Lam Châu xin đặt tên như vậy) này thể hiện ở chỗ: Nó như thể đưa ra một thông điệp kêu gọi mọi người hãy làm tất cả, để đưa cuộc sống và những đứa trẻ về với đời thường như chúng ta hằng mong ước bây lâu nay!
Tôi viết bài này từ lúc một giờ 42 phút – đến lúc này là năm giờ 24 phút sáng 17 tháng 3 năm 2014 rồi. Thôi …
xin phép mọi người đi ngủ thôi….
Cầu mong cho tất cả những em bé có hoàn cảnh như trong tấm ảnh Mầm của đá này sớm được trở lại với đời thường của thế giới văn minh.
Tuy Hoà, lúc năm giờ 24’ sáng 17/3/2014
Mầm của đá - Ảnh chụp ở huyện Bảo Lâm - Cao Bằng.jpg